PHẦn thực hành và CÂu hỏI Ôn tập lý thuyết bàI 1 : khái niệm mạng máy tíNH. Trả lời các câu hỏi dưới đây



tải về 456.1 Kb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích456.1 Kb.
#3672
1   2   3   4   5
 Đối với 1 mạng có thiết bị trung tâm là HUB, Switch thì cáp dùng để nối kết là loại nào?

  • Topoly mạng thông dụng hiện nay là gì? Vì sao các topology khác không còn được sử dụng? 

  • Thiết bị nào cần dùng để làm giảm Collistion Domain của mạng:

    1. HUB

    2. Repeater

    3. Gateway

    4. Router

    5. Switch 

    1. Dùng Brigde để kết nối 2 segmen mạng có lợi gì hơn so với kết nối trực tiếp, khi nào có thể dùng Brigde và khi nào phải dùng Router. 

    2. MAC Address là gì? Bạn có thể cấu hình MAC Address của máy bạn không? Vì sao? 

    3. Người ta làm thế nào để 2 card mạng của 2 hãng sản xuất không vô tình trùng MAC Address với nhau 

    4. Thiết bị phần cứng nào cần phải có trong máy tính để có thể truy cập Internet ?

      1. Network Adapter.

      2. Modem.

      3. Graphic Card

      4. Sound Card

      5. HDD. 

    1. Hãy cho hiết những thiết bị nào trong mạng cần thay đổi khi chuyển từ mạng 10BASE-T sang mạng 100BASE-TX. 

    2. Bạn đang quản trị 1 mạng máy tính của 1 cơ quan. Khi số lượng máy tính trong mạng nội bộ của bạn tăng lên quá nhiều, vượt quá số cổng (port) của thiết bị HUB đang sử dụng. Bạn phải xử lý như thế nào? Trình bày chi tiết. 

    3. Nếu 1 mạng dùng HUB làm thiết bị kết nối trung tâm, khi ta tăng số lượng máy tính trong mạng này, hệ quả dẫn đến là gì? Để khác phục rắc rối đó thì thiết bị đầu tiên cần thay thế mà bạn nghĩ đến là thiết bị nào?  

    BÀI 3 : GIAO THỨC. 

    1. Nói đến giao thức là nói đến phần mềm hay phần cứng trong hệ thống mạng. 

    2. Ai làm nên giao thức, nhà sản xuất hay nhà lập trình? 

    3. Giao thức cần thiết như thế nào đối với các máy tính. Hãy liên hệ khái niệm giao thức đối với máy tính giống như khái niệm gì của loài người chúng ta. 

    4. Kể tên 1 số giao thức mà bạn biết, hệ thống mạng mà bạn sử dụng đang dùng giao thức gì? 

    5. Bạn có thể xóa đi 1 giao thức hoặc cài đặt 1 giao thức khác thêm vào máy tính mình đang sử dụng được không? Trình bày trình tự các bước. 

    6. Trước khi giao thức TCP/IP được ứng dụng, các máy tình trong mạng LAN  “nhìn thấy” nhau bằng giao thức nào? Giao thức đó tìm các Computer trong mạng dựa vào yếu tố nào? Và giao thức đó hiện giờ còn tích hợp trong hệ điều hành XP không? 

    7. Trong mô hình OSI người ta chia quá trình trao đổi thông tin ra làm bao nhiêu lớp? Gói tin được điền địa chỉ nguồn và đích ở lớp nào?  

    8. Internet Explore hoạt động ở lớp nào trong giao thức TCP/IP. 

    9. Yahoo Messenger hoạt động ở lớp thứ mấy trong mô hình OSI. 

    10. Khi dữ liệu cần mã hóa và nén nhỏ dung lượng để giảm thời gian chuyển giao, lớp nào sẽ đảm trách nhiệm vụ này? 

    11. Điền tên đầy đủ cho các giao thức dưới đây và ghi rõ công dụng của nó:

      1. HTTP :

      2. FTP :

      3. SMTP :

      4. DNS :

      5. RIP :

      6. TCP :

      7. UDP :

      8. IP :

      9. ARP : 

    BÀI 4 : IP –SUBNET MASK. 

    Trên màn hình Desktop:

    Rclick (nhấn nút chuột phải) vào biểu tượng My Network Places chọn Properties

    Rclick vào biểu tượng card mạng (Local Area Connection), chọn Properties

    Xuất hiện hộp thoại “Local Area Connection Properties”: 
     
     Trong khung giữa tô sáng mục chọn Internet Protocol (click vào dòng chữ, không click vào ô check), chọn Properties.

    Trong hộp thoại Internet Protocol Properties  vừa xuất hiện 


     
     Nếu ta thấy dấu chọn đang ở dòng Obtain an IP address automatically, có nghĩa là hệ thống đang sử dụng 1 địa chỉ IP  do máy Server cấp tự động.

    Trường hợp này muốn biết địa chỉ IP thực sự của máy đang sử dụng, ta phải tìm hiểu bằng cách sau:

    Từ nút Start chọn Run…, gõ vào ô lệnh : cmd, nhấn OK

    Cửa sổ Command Promtp xuất hiện, tại dấu nhắc lệnh nhập vào : ipconfig /all, Enter 


    Hệ thống sẽ cho ta biết các thông số cấu hình IP của máy đang sử dụng.  

    1. Nếu muốn máy dùng địa chỉ IP tĩnh: thì  người sử dụng máy phải tự tay khai báo.

    Cách khai báo như sau:

    Mở lại hộp thoại Internet Protocol Properties

    Đánh dấu check vào lựa chọn “Use the following IP address”, rồi nhập vào các thông số (biết thì nhập, không biết thì thôi).  

    Giá trị các thông số này như thế nào ta sẽ học ở bài sau.

    Ghi nhớ các thao tác này, lặp lại thường xuyên ở các bài học sau. 


    1. Liên lạc giữa các máy tính.

    Để test xem giữa các máy tính đã liên thông với nhau chưa, ta sử dụng lệnh “ping

    Mở cửa sổ Command Prompt, nhập vào: pingIP máy muốn liên lạc”, hoặc: ping “tên Computer” nhấn Enter.

    Thí dụ: Ping 192.168.1.45, Enter.

    Có 3 trường hợp hệ thống sẽ trả lời như sau : 

    Trường hợp 1 ……………….
    Trường hợp 2 ………………..
    Trường hợp 3 …………………
     
     Ghi nhận lại, sẽ giải thích trong giờ lý thuyết. 

    Tìm hiểu máy mình đang sử dụng và trả lời các câu hỏi dưới đây:



      1. Tên Computer bạn đang ngồi :

      2. Địa chỉ IP của máy bạn :

      3. Subnet Mask :

      4. Defaul Gateway :

      5. DNS Server :  

    CÁC BÀI THỰC HÀNH VỀ IP & CHIA MẠNG CON  

    1. Đổi các số IP được biểu diển bằng dạng nhị phân sang thập phân, hãy đổi màu phần NetID trong các địa chỉ IP dưới đây:

      1. 11011100.01100101.11011000.00010101 =

      2. 10111000.00101011.11010100.10101111 =

      3. 01011101.11011101.11000001.00100001 =

      4. 10101010.01010101.11001100.11100010 =

    2. Đổi các địa chỉ IP dưới đây sang nhị phân :

      1. 192.168.2.1

      2. 12.142.36.15

      3. 110.101.001.110

      4. 10.124.210.32

    3. Khi 1 máy tính trên Internet nhận được 1 gói tin từ máy 172.16.2.125 nó sẽ hành xử như thế nào? Vì sao?

    4. Nhà bạn có thuê 1 đường truyền ADSL của FPT. Cho tôi biết địa chỉ Private và địa chỉ Public nằm ở vị trí nào?

    5. Địa chỉ IP nào dưới đây không thể dùng để khai báo cho một máy tính trong mạng: 

    1. 196.253.42.1

    1. 10.256.32.8

    1. 252.12.6.12

    1. 192.168.1.0

    1. 18.12.5.0

    1. 12.255.255.252

    1. 170.12.255.255

    1. 78.15.0.0

    1. 56.0.0.1

    1. Vì sao người quản trị mạng chia mạng của mình thành những mạng con.

    2. Ngoài việc chia mạng con, ta có thể dùng cách nào khác để đạt được mục đích đó nếu mạng của ta chỉ là các mạng LAN.

    3. Trong trường hợp nào thì ta bắt buộc phải chia mạng con.

    4. Bạn ngồi trên một máy tính nằm trong một hệ thống mạng, bạn nhìn vào đâu  để biết mạng đó có chia thành các mạng con hay không.

    5. Một mạng máy tính có địa chỉ là 192.168.1.0, hãy chia mạng này ra làm 6 mạng con sử dụng được.

    1. Tính Subnet Mask mới của 6 mạng con đó :

    2. Ghi ra địa chỉ mạng đầu tiên dùng được :

    3. Ghi ra địa chỉ mạng cuối cùng dùng được :

    4. Ghi ra địa chỉ broadcast của từng mạng con :  

    1. Một mạng máy tính có địa chỉ là 174.16.0.0, hãy chia mạng này ra làm 8 mạng con sử dụng được.

    1. Tính Subnet Mask mới của 8 mạng con đó :

    2. Ghi ra địa chỉ IP máy đầu tiên của 8 mạng con đó :

    3. Ghi ra địa chỉ IP máy cuối cùng 8 mạngcon đó :

    4. Ghi ra địa chỉ broadcast của từng mạng con :  

    1. Một mạng máy tính có địa chỉ là 12.0.0.0,  hãy chia mạng này ra làm 13 mạng con sử dụng được.

    1. Tính Subnet Mask mới của 13 mạng con đó :

    2. Ghi ra địa chỉ mạng của 13 mạng con đó :

    3. Ghi ra địa chỉ broadcats của từng mạng con :

    4. Ghi ra địa chỉ broadcats của mạng lớn :  

    1. Một máy tính có địa chỉ IP là 192.168.5.35/27.

    1. Cho biết Subnet mask của máy đó?

    2. Nếu máy đó có nhu cầu gởi 1 gói tin cho các máy trong mạng con đó thì nó sẽ dùng địa chỉ IP nào?

    3. Nếu máy đó có nhu cầu gởi 1 gói tin cho toàn bộ các máy trong mạng lớn đó thì nó sẽ dùng địa chỉ IP nào?

    1. Một máy tính có địa chỉ IP là 64.12.75.123/13.

    1. Cho biết Subnet mask của máy đó :

    2. Nếu máy đó có nhu cầu gởi 1 gói tin cho các máy trong mạng con đó thì nó sẽ dùng địa chỉ IP nào?

    3. Nếu máy đó có nhu cầu gởi 1 gói tin cho toàn bộ các máy trong mạng lớn đó thì nó sẽ dùng địa chỉ IP nào?

    1. Một công ty XYZ được cấp một địa chỉ IP 192.168.32.0/18. Hãy tính:

      1. Địa chỉ đường mạng

      2. Địa chỉ broadcast

      3. Số host

      4. Khoảng địa chỉ host

      5. Công ty XYZ cần chia cấu hình cho 8 phòng, mỗi phòng gồm 1000 máy. Hãy cho biết địa chỉ subnet, broadcast, khỏang địa chỉ host của từng subnet

    Nếu cần chia cho 4 tầng

    • Tầng 1 gồm 10 đường mạng, mỗi đường mạng gồm 1000 máy

    • Tầng 2 gồm 9 đường mạng, mỗi đường mạng gồm 800 máy

    • Tầng 3 gồm 5 đường mạng, mỗi đường mạng gồm 900 máy

    • Tầng 4 gồm 2 đường mạng, mỗi đường mạng gồm 100 máy

    Nếu cần chia cho 70 đường mạng, trong đó có 50 đường mạng mỗi đường mạng có 60 máy, 20 đường mạng mỗi đường mạng có 30 máy, 8 đường mạng mỗi đường mạng có 15 máy.

    1. Cho đường mạng 125.142.0.0/15. Hãy tính:

      1. Địa chỉ đường mạng

      2. Địa chỉ broadcast

      3. Số host

      4. Khỏang địa chỉ host

      5. Hãy chia subnet cho 11 lầu mỗi lầu gồm 20 phòng, mỗi phòng 20 máy

      6. Hãy chia subnet cho 6 tòa nhà, mỗi tòa nhà gồm 15 lầu, mỗi lầu gồm 20 phòng, mỗi phòng gồm 50 máy.

    1. Cho địa chỉ IP 190.23.4.12. Hãy tìm:

      1. Địa chỉ IP thuộc lớp gì?

      2. Địa chỉ đường mạng?

      3. Địa chỉ broadcast?

      4. Khoảng địa chỉ host hợp lệ

      5. Nếu lấy 17 bit làm địa chỉ đường mạng. Hãy tính:

                    1. Subnet mask là gì?

                    2. Địa chỉ đường mạng

    Địa chỉ broadcast

                    1. Khoảng địa chỉ host hợp lệ

                    2. Hãy chia đường mạng cho tòa nhà có 13 lầu, mổi lầu có 20 phòng, mỗi phòng có 70 máy.


    Bài tập trắc nghiệm 1

    1. Subnet mask nào sẽ được gán cho địa chỉ mạng 192.168.32.0 để cung cấp 254 địa chỉ host có giá trị trên một subnet?

      1. 255.255.0.0

      2. 255.255.255.0

      3. 255.255.254.0

      4. 255.255.248.0

    2. Địa chỉ broadcast address nào đại diện cho địa chỉ mạng Class C 192.168.32.0 với subnet default?

      1. 192.168.0.0

      2. 192.168.0.255

      3. 192.168.32.0

      4. 192.168.32.254

      5. 192.168.32.255

    3. Cho địa chỉ mạng 198.128.32.0, thực hiện chia subnet mỗi subnet có 35 host. Subnet mask nào dành cho mạng này?

      1. 255.255.250.0

      2. 255.255.255.64

      3. 255.255.255.192

      4. 255.255.254.0

      5. 255.255.255.0

    4. Thông số nào cho phép xác định địa chỉ lớp B?

      1. Số thập phân của byte đầu tiên có già trị từ 1 đến 127

      2. Số thập phân của byte đầu tiên có già trị từ 128 đến 192

      3. Số thập phân của byte đầu tiên có già trị từ 128 đến 191

      4. Số thập phân của byte đầu tiên có già trị từ 192 đến 223

    5. Một địa chỉ mạng lớp C với subnet default thì ta có tối đa bao nhiêu host?

      1. 254

      2. 255

      3. 256

      4. 510

      5. 511

      6. 512

    6. Cho địa chỉ IP 172.32.65.13 và subnet mask mặc định, Phần nào là địa chỉ mạng của địa chỉ này?

      1. 172.32.65.0

      2. 172.32.65.32

      3. 172.32.0.0

      4. 172.32.32.0

    7. Một công ty nhỏ có một địa chỉ mạng thuộc class C network,. người ta cần tạo 5 mạng con, mỗi mạng con có ít nhất 20 host. Vậy subnet nào dưới đây được sử dụng cho yêu cầu trên?

      1. 255.255.255.0

      2. 255.255.255.192

      3. 255.255.255.224

      4. 255.255.255.240

    8. Có bao nhiêu bit được sử dụng cho phần địa chỉ host Class B với Subnet mask default:

      1. 1

      2. 4

      3. 8

      4. 14

      5. 16

      6. 24

    9. Một cong ty XYZ sử dụng địa chỉ mạng 192.168.4.0 và sử dụng subnet mask là 255.255.255.224 để tạo mạng con. Vậy số mạng con và số địa chỉ IP host trên mỗi mạng con là bao nhiêu.

      1. 6 mạng con, 32 địa chỉ ip host

      2. 8 mạng con, 30 địa chỉ ip host

      3. 6 mạng con, 30 địa chỉ ip host

      4. 16 mạng con, 32 địa chỉ ip host

    10. Cho địa chỉ IP host 198.101.6.55/28. Địa chỉ mạng và địa chỉ broadcast được sử dụng cho địa chỉ này ? (Chọn 2 câu)

      1. 198.101.6.0

      2. 198.101.6.32

      3. 198.101.6.48

      4. 198.101.6.57

      5. 198.101.6.63

      6. 198.101.6.255

    11. Có bao nhiêu mang con lớp C nếu sử dụng subnet mask là 255.255.255.224?

      1. 1

      2. 2

      3. 3

      4. 4

      5. 5

      6. 8

    12. Có tối đa bao nhiêu mạng con nếu bạn mượn 4 bit của phần host để chia mạng con.

      1. 8

      2. 16

      3. 32

      4. 16

      5. 14

    13. Ví dụ nào sau đây là địa chỉ broadcast của một địa chỉ mạng lớp C?

      1. 190.12.253.255

      2. 190.44.255.255

      3. 221.218.253.255

      4. 129.219.145.255

    14. Số bit lớn nhất có thể mượn từ phần bit host để chia mạng con trong lớp C là bao nhiêu.?

      1. 2

      2. 4

      3. 6

      4. 8

    15. Giá trị thập phân của địa chỉ IP biểu diễn dưới dạng nhị phân 11001101.11111111.10101010.11001101 là gì?

      1. 205.255.170.205

      2. 109.255.170.109

      3. 205.127.200.205

      4. 109.127.200.109

    16. Lớp nào cho phép mượn 15 bit để chia mạng con( subnet)?

      1. Class A

      2. Class B

      3. Class C

      4. Không có lớp nào cho phép mượn 15 bit để chia mạng con.

    17. Những địa chỉ nào xuất hiện trên phần header của gói tin IP?

      1. địa chỉ nguồn

      2. địa chỉ đích

      3. địa chỉ nguồn và địa chỉ đích

      4. Không có địa chỉ nào trong phần header của gói dữ liệu IP

    18. Hai địa chỉ host nào sau đây cùng đường mạng với địa chỉ này 192.168.15.19/28? (chọn hai câu)

      1. 192.168.15.17

      2. 192.168.15.14

      3. 192.168.15.29

      4. 192.168.15.16

      5. 192.168.15.31

    1. Có bao nhiêu mạng con và bao nhiêu host trên mỗi mạng con nếu bạn áp dụng subnet /27 cho địa chỉ mạng 210.10.2.0?

    1. 30 networks and 6 hosts.

    2. 8 networks and 30 hosts.

    3. 6 networks and 32 hosts.

    4. 32 networks and 18 hosts.

    20. Địa chỉ ip host IP 201.100.5.68/28 này thuộc mạng con nào sau đây?

      1. 201.100.5.0

      2. 201.100.5.32

      3. 201.100.5.64

      4. 201.100.5.65

      5. 201.100.5.31

      6. 201.100.5.1

    21. Sử dụng subnet mask 255.255.255.224,địa chỉ IP host nào dưới đây là thuộc subnet này? (chon tất cả câu đúng)

      1. 16.23.118.63

      2. 87.45.16.159

      3. 92.11.178.93

      4. 134.178.18.56

      5. 192.168.16.87

      6. 217.168.166.192

    22. Địa chỉ mạng 201.145.32.0 được chia mạng con với subnet mask /26. có bao nhiêu mạng con và bao nhiêu host trên mỗi mạng con?

      1. 4 network và 64 host

      2. 64 network và 4 host

      3. 4 network và 62 host

      4. 62 network và 2 host

      5. 6 network và 30 host

    23. Địa chỉ nào sau đây có thể gán cho host nếu đường mạng của host này là 27.35.16.32/28? (chọn 3 câu)

      1. 27.35.16.32

      2. 27.35.16.33

      3. 27.35.16.48

      4. 27.35.16.47

      5. 27.35.16.45

      6. 27.35.16.44

    Bài tập trắc nghiệm 1


    1. Ví dụ nào dưới đây là một địa chỉ của một host?

    A.172.31.128.255./18

    B.255.255.255.255

    C.192.168.24.59/30

    D.FFFF.FFFF.FFFF

    E.224.1.5.2

    F.tất cà đều đúng

    2. cho địa chỉ host 172.16.210.0/22. Địa chỉ này thuộc subnet nào dưới đây?

    A.172.16.42.0

    B.172.16.107.0

    C.172.16.208.0

    D.172.16.252.0

    E.172.16.254.0

    F.không có câu nào đúng

    3. Subnet cho địa chỉ host 201.100.5.68/28 là gì?

    A.201.100.5.0

    B.201.100.5.32

    C.201.100.5.64

    D.201.100.5.65

    E.201.100.5.31

    F.201.100.5.1

    4. Mạng trong công ty của bạn có đại chỉ Class B 172.12.0.0. Bạn cần 459 host trên mạng con. Vậy subnet mask bạn sẽ sử dụng?

    A.255.255.0.0

    B.255.255.128.0

    C.255.255.224.0

    D.255.255.254.0

    5. Nhà cung cấp dịch vụ cấp cho bạn một địa mạng lớp B. Từ địa chỉ mạng này bạn chia ít nhất là 300 mạng con, mỗi mạng con có ít nhất là 50 host. Vậy Subnet nào sẽ được sử dụng? (chọn 2 câu)

    A.255.255.255.0

    B.255.255.255.128

    C.255.255.252.0

    D.255.255.255.224

    E.255.255.255.192

    F.255.255.248.0

    6. Cho sơ đồ trên. Địa chỉ Broadcast cho mỗi subnet trên sơ đồ là gi? (chọn 3 câu)

    A.172.16.82.255

    B.172.16.95.255

    C.172.16.64.255

    D.172.16.32.255

    E.172.16.47.255

    F.172.16.79.255



    7. Địa chỉ IP nào dưới đây là địa chỉ riệng (private IP address) ? (Chọn tất cả câu đúng)

    A.12.0.0.1

    B.168.172.19.39

    C.172.20.14.36

    D.172.33.194.30

    E.192.168.42.34



    8. Địa chỉ IP của một host là 201.100.5.68/28. Địa chỉ này thuộc địa chỉ mạng con nào?

    A.201.100.5.0

    B.201.100.5.32

    C.201.100.5.64

    D.201.100.5.65

    E.201.100.5.31

    F.201.100.5.1

    9. Nếu một port Ethernet trên router được gán với địa chỉ là 172.16.112.1/20, Số host tối đa trên subnet này là bao nhiêu?

    A.1024


    B.2046

    C.4094


    D.4096

    E.8190


    10. Nếu một host thuộc mạng có địa chỉ IP là 172.16.45.14/30. cho biết host này thuôc mạng con nào?

    A.172.16.45.0

    B.172.16.45.4

    C.172.16.45.8

    D.172.16.45.12

    E.172.16.45.18



    11. Có bao nhiêu collusion domain (miền đụng độ)?

    A. có 2 collusion domain

    B. có 5 collusion domain

    C. có 10 collusion domain

    D. có 7 collusion domain

    E. có 6 collusion domain



    12. Cho 3 địa chỉ IP biểu diễn dưới dạng nhị phân như sau:

    A. 01100100.00001010.11101011.00100111

    B. 10101100.00010010.10011110.00001111

    C. 11000000.10100111.10110010.01000101

    Những địa chỉ này thuộc lớp nào?(chọn 3 câu)

    A.Address C là 1 địa chỉ public Class C

    B.Address C là 1 địa chỉ private Class C C.Address B là 1 địa chỉ public Class B

    D.Address A là 1 địa chỉ public Class A

    E.Address B is là 1 địa chỉ private Class B

    F.Address A là 1 địa chỉ private Class A



    13. Nhà cung cấp dịch vụ gán cho bạn một địa chỉ mạng và subnet mask như sau:

    IP address:199.141.27.0

    Subnet mask: 255.255.255.240

    Địa chỉ nào dưới đây thuộc đường mạng này

    A.199.141.27.2

    B.199.141.27.175

    C.199.141.27.13

    D.199.141.27.11

    E.199.141.27.208

    F.199.141.27.112

    14. Cho địa chỉ lớp B. Subnet mask nào sẽ đường dùng để tạo 100 subnet (mạng con) với mỗi subnet lcó 500 địa chỉ Ip host?

    A.255.255.0.0

    B.255.255.224.0

    C.255.255.254.0

    D.255.255.255.0

    E.255.255.255.224



    15. Địa chỉ nào dưới đây có thể gán cho một host thuộc đường mạng 27.35.16.32/28?(chọn 3 câu)

    A.27.35.16.32

    B.27.35.16.33

    C.27.35.16.48

    D.27.35.16.47

    E.27.35.16.45

    F.27.35.16.44

    16. Số địa chỉ IP tối đa bao nhiêu có thể gán cho host, nếu subnet mask là 255.255.255.224 ?

    A.14


    B.31

    C.16


    D.17

    E.30


    17. Số thập phân của dãy số nhị 11111001 là bao nhiêu?

    A.6


    B.193

    C.225


    D.241

    E.249


    18. Subnet của địa chỉ IP 201.100.5.68/28 là bao nhiêu?

    A.201.100.5.0

    B.201.100.5.32

    C.201.100.5.64

    D.201.100.5.65

    E.201.100.5.31

    F.201.100.5.1

    19 Cho địa chỉ mạng lớp B. Subnet mask nào cho phép tạo tối thiểu 300 mạng con (subnet) mỗi mạng con có tối đa 50 host (chon 2 câu)

    A. 255.255.255.0

    B. 255.255.255.192

    C. 255.255.248.0

    D. 255.255.252.0

    E. 255.255.255.128

    F. 255.255.255.224

    20. thành phần bit nào cho phép xác định địa chỉ lớp B?

    A. 0xxxxxxx

    B. 10xxxxxx

    C. 110xxxxx

    D. 1110xxxx

    E. 11110xxx




    BÀI 5 : HỆ ĐIỀU HÀNH MẠNG. 

    1. Hệ điều hành Windows XP Pro có gì mới hơn so với Win95? 

    2. Hệ điều hành Windows XP Pro là HĐH dành cho máy trạm hay máy chủ? 

    3. Nếu người dùng mở chương trình NotePad để nhập văn bản, thì yêu cầu này sẽ do ai xử lý? 

    4. Nếu người dùng mở chương trình Internet Explore để check mail , thì yêu cầu này sẽ do ai xử lý? 

    5. Kỹ thuật MultiUser là kỹ thuật cho phép nhiều người cùng truy cập vào 1 thời điểm, theo bạn hiểu câu đó như thế nào? Win XP có được tính năng này không? Thể hiện ở tính năng nào? 

    6. Bạn có trên dưới 10 máy tính, cài đặt hệ điều hành XP. Bạn dùng HUB hoặc Switch kết nối lại với nhau. Đặt địa chỉ IP cho tất cả các máy trong mạng cùng 1 NetID để có thể truy cập lẫn nhau. Mạng đó gọi là mạng gì? 

    7. Cho biết các giao thức đã được tích hợp mặc định trong Win XP Pro. 

    8. Trong mạng máy tính có NetID 192.168.1.0/28. Ba máy có IP 192.168.1.78 , 192.168.1.94 và 192.168.1.81 .  
      Máy nào có thể liên lạc được với máy nào? Vì sao? 

    9. Trong mạng máy tính có NetID 192.168.10.0/28. Địa chỉ nào dưới đây không thể khai báo cho 1 máy tính (đổi màu số), vì sao?  
      192.168.10.32 192.168.10.09  192.168.10.18  192.168.10.242 
      192.168.10.0 192.168.10.48  192.168.10.62  192.168.10.47 
      192.168.10.239 192.168.10.56  192.168.10.95  192.168.10.90  

    1. Thay đổi chế độ đăng nhập :

    Từ Start  Control Panel  Double vào User Accounts.

    Click vào dòng Change the way Users logon or off. Có 2 tùy chọn.



    1. Use the Welcome Screen :

          Nếu chọn : cho phép màn hình logon sẽ thể hiện các đối tượng tài khoản bằng những Icon. Người dùng sẽ click vào đối tượng tài khoản và nhập Passwords để đăng nhập.       

          Bỏ chọn : Màn hình Log on sẽ được trình bày và thực hiện theo kiểu classic. Người dùng phải nhập User name và Password để đăng nhập.  



    1. User Fast user switching :

    Tùy chọn này chỉ hoạt động khi ở trên ta đã chọn chế độ Use the Welcome Screen. Ở chế độ này, ta có thể nhanh chóng chuyển đổi sang tài khoản khác mà không cần đóng các ứng dụng đang hoạt động của tài khoản hiện hành, không cần lưu lại cấu hình Profile của tài khoản trước. Nên quá trình log on, log offf diễn ra rất nhanh. 

    1. Đưa Administrative Tools ra Programs để sử dụng

    Right click vào taskbar, chọn Properties. Xuất hiện hộp thoại Taskbar and Start Menu Properties. Chọn Tab Start Menu.

    Có 2 lựa chọn cách thể hiện Start Menu : Start MenuClassic Start Menu. Nếu :



    1. Start Menu : Nhấn vào nút Customize, trong hộp thoại xuất hiện chọn tab Advanced, kéo Scrollbar xuống đến dòng System Administrative Tools, check vào ô Display on The All Programs menu xong nhấn OK và Ok.

    2. Classic Start menu : Nhấn vào nút Customize, trong khung dưới check vào ô Display Administrative Tools. Ok và Ok.

    3. Lúc này trong Start -> Programs sẽ xuất hiện thêm “Adminstrator Tools” chứa các icon cho phép gọi và sử dụng các công cụ quản trị hệ thống. 

    BÀI 6 : USER ACCOUNT. 

    Kiểm tra xem bạn đang log on vào hệ thống bằng tài khỏan nào. Có quyền Admin  hay không?

    Tạo 3 Accounts : Hv1, Hv2, Hv3. (Mặc định là User).

    Chú ý : Tạo đúng tên như bài tập, không nên tạo khác.



    Với các thiết lập :

    • Hv1 :

      • Password là : hv1

      • Full name : tùy ý

      • Description : tùy ý

      • Phải thay đổi mật khẩu trong lần đăng nhập đầu tiên.

    • Hv2 :

      • Password : hv2

      • Full name : tùy ý

      • Description : tùy ý

      • Không được phép thay đổi Password.

      • Password không giới hạn thời gian.

    • Hv3 :

      • Password : hv3

      • Full name : tùy ý

      • Description : tùy ý

      • Mặc định vô hiệu hóa. (Disable)

    • Đổi chế độ đăng nhập là Classic.  

        1. Đăng nhập vào máy bằng Accounts Hv1, xảy ra hiện tượng gì? Ghi nhận. Xem trong thư mục %SystemRoot%\Documents and Settings sẽ thấy 1 thư mục Hv1 vừa được tạo.

        2. Thay đổi môi trường làm việc (Desktop, Menu, Font hệ thống…), theo ý mình.

        1. Đăng nhập vào máy bằng Accounts Hv2, xảy ra hiện tượng gì? Ghi nhận. Xem trong thư mục %SystemRoot%\Documents and Settings sẽ thấy 1 thư mục Hv2 vừa được tạo.

        2. Thay đổi môi trường làm việc (Desktop, Menu, Font hệ thống…), theo ý mình. 

        1. Đăng nhập vào máy bằng Accounts Hv3, xảy ra hiện tượng gì? Ghi nhận.  

        1. Đăng nhập vào máy bằng Accounts có quyền admin, cho phép account Hv3 hoạt động  

        2. Đăng nhập vào máy bằng Accounts Hv3, xảy ra hiện tượng gì? Ghi nhận. Xem trong thư mục %SystemRoot%\Documents and Settings sẽ thấy 1 thư mục Hv3 vừa được tạo.

        3. Thay đổi môi trường làm việc (Desktop, Menu, Font hệ thống…), theo ý mình. 

        1. Thử vào Documents and Settings, truy cập (double click) các folder được tạo ra dành cho các User khác xem được không? Ví dụ đang đăng nhập bằng Account: Hv1 thử truy cập : %SystemRoot%\Documents and Settings\Hv2%SystemRoot%\Documents and Settings\Hv3.  Ghi nhớ.  

        1. Đăng nhập bằng account có quyền Admin, truy cập vào các thư mục của Hv1, Hv2, Hv3 được không? Ghi nhận.  

    Qua bài thực hành trên các bạn rút ra kết luận gì? Ghi nhận. 

    TẠO GROUP. 

    • Học viên tạo trên máy mình 1 Group có tên là Hocvien.

    • Đưa các tài khoản Hv1, Hv2, Hv3 vào Group này, trong quá trình tạo Group.

    • Tạo 1 Group mới, đặt tên là Giaovien.

    • Tạo mới các User : Gv1, Gv2. Đưa các tài khoản này vào Group Giaovien trong quá trình tạo User Account.  

    THAO TÁC TRÊN USER ACCOUNT VÀ GROUP. 

    • Thực hành các thao tác đối với các Tài khoản và Nhóm như:

    • Đổi tên Hv1 thành hocvien1

    • Xóa Hv2

    • Đặt lại Password cho Hv3

    • Đổi tên Hv3 thành Gv3

    • Xóa Gv3 khỏi Group hocvien, đưa Gv3 vào Group Giaovien.

    • v.v….  

    TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI DƯỚI ĐÂY 

    1. Cho biết những tài khoản nào được tạo mặc định khi cài xong HĐH Windows XP Pro, những quyền hạn hệ thống của tài khoản đó. 

    2. Khi tôi định xóa 1 tài khoản, hệ thống xuất hiện thông báo :  “ ”.  Vì sao vậy? 

    3. Tôi đăng nhập vào máy bằng tài khoản Admin, tôi đã tạo ra 1 Group lấy tên là “QuanTri”. Khi tôi Logoff ra và Log On vào bằng group “QuanTri”, hệ thống lại không cho tôi đăng nhập. Vì sao vậy? Tôi phải làm sao?

    4. Những thành viên trong group Sales chỉ được truy cập vào thư mục Sales, group Marketing chỉ được truy cập vào thư mục Marketing. Nhưng 1 user là Nam muốn được quyền truy cập cả 2 thư mục đó, là người quản trị, bạn sẽ làm như thế nào. 

    5. Khi tôi xóa 1 tài khoản, rồi vì lý do nào đó (để mở được 1 thư mục mà chỉ có tài khoản này mới được phép sử dụng…) tôi tạo lại tài khoản khác, với User name và Password giống hệt tài khoản trước. Hai tài khoản này có là 1 hay không? 

    BÀI 7 : QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN TRONG WIN 
    Giới thiệu NTFS

    So với FAT32 thì hệ thống file NTFS trên HĐH Windows 2000 trở đi hỗ trợ hiệu quả hơn trong việc quản lý dữ liệu trên partition. NTFS có các thuận lợi sau:


    Phân quyền cho các folders hoặc file để điều khiển mức độ truy cập của user đến các tài nguyên đó.
    Dùng không gian ổ cứng hiệu quả hơn bằng cách cho phép nén dữ liệu (Compression) và cấu hình disk quotas (các hạn ngạch dành cho ổ cứng).
    Cho phép mã hoá file dữ liệu trên ổ cứng vật lý dùng dịch vụ mã hoá EFS (Encrypting File System) được hỗ trợ bởi Windows nhằm bảo mật dữ liệu của người dùng.
    Chia sẻ file (Sharing) giữa các người dùng trên mạng.
    HĐH Windows 2000 trở đi chỉ cung cấp các quyền NTFS trên các partitions được format theo định dạng NTFS. Nếu không phân quyền cho các user hoặc group thì các user không thể truy cập đến tài nguyên trên máy tính hoặc thông qua mạng.

    Để chuyển từ hệ thống file FAT 32 sang NTFS dùng lệnh sau: convert /fs:ntfs Ví dụ: chuyển format của D: từ FAT 32 sang NTFS convert D: /fs:ntf Lưu ý: Nếu máy bạn không tự động hiển thị tab Security trong Properties của file / folder thì có 2 cách để hiển thị chúng:


    Cách 1: Windows Explorer Tools Folder Options Chọn tab View Click bỏ chọn tùy chọn “Use simple file sharing (Recommended)”


    Cách 2: Start Run gõ “gpedit.msc” Group Policy Security Options Network Access: Sharing and Security Model for Local Account Properties Chọn “Classic….”





    Phân quyền cho các folder hoặc file
    Để phân quyền trên file hoặc folder. Chọn file hoặc folder đó Click phải chuột, chọn Properties Chọn tab “Security

    Allow: cho phép người dùng tương ứng có các quyền Deny: cấm người dùng tương ứng các quyền


    Khi trong danh sách không có người dùng cần phân quyền trên folder hoặc file tương ứng thì chọn nút Add để thêm user hoặc group
    Khi không muốn phân quyền folder hoặc file đang chọn cho 1 user hoặc 1 nhóm nào đó thì dùng nút Remove để bỏ user hoặc group đó
    Chọn các quyền cần phân hoặc từ chối cho user hoặc nhóm tương ứng
    Lưu ý: Các folder hoặc file sẽ được thừa kế tất cả các quyền từ thư mục cha của nó. Để các folder hoặc file con không thừa kế các quyền của cha và có thể phân quyền lại cho các folder hoặc file con khác với các phân quyền của folder cha thì bỏ chọn checkbox Allow inheritable permissions from parent to propagate to this folder




    Copy và move folder hoặc file thì các quyền trên các bản copy của folder hoặc file đó như sau:


    Nội dung nút Advanced trên tab Security gồm 3 tab chính: Permissions, Auditing, Owner


    Permissions: Hiển thị cấp độ quyền thao tác trên file / thư mục đó (và các file / thư mục con của nó, nếu có) của user tương ứng

    Lưu ý 2 quyền đặc biệt:


    o Change Permissions: khi được phân quyền này thì user có thể thay đổi các quyền trên file hoặc folder đó cho các user hoặc group
    o Take ownership: Owner là người có toàn quyền trên thư mục hoặc tập tin, có thể phân quyền cho một user khác làm owner (nhưng cần cân nhắc kỹ)
    Auditing: Cho phép ghi lại nhật ký thao tác của user nào đó lên thư mục đó


    Owner: Cho phép thay đổi chiếm quyền Owner của user hiện hành trên file / thư mục đó cho nhóm người dùng Administrators


    Effective Permissions: Hiển thị danh sách các quyền cụ thể của người dùng / nhóm người dùng nào đó lên file / thư mục này



    CẤP QUYỀN TRUY CẬP (PERMISSIONS) 

    Chú ý:   Các thiết lập Effective Permissions (cho phép) của từng account đối với ổ gốc khác nhau, nên account tạo ra mặc định với quyền User không thể tạo hay ghi data trên ổ gốc. Các accounts với quyền User chỉ được phép tạo thư mục rồi tạo file trong thư mục vừa tạo hoặc tạo file trong các thư mục có sẳn.  

    • Học viên kiểm tra xem mình đang đăng nhập vào hệ thống bằng tài khỏan nào, có quyền Administrator hay không.

    • Tạo 3 accounts với user name là Admin, Hv1, Hv2 với Password tùy ý.

    • Cấp quyền cho Admin thuộc group Administrators, Hv1Hv2 chỉ thuộc về group Users.

    • Log on vào hệ thống bằng tài khoản Admin, làm những việc sau.

    • Trên ổ gốc, tạo 3 thư mục Hv1, Hv2, Share. Tạo sẵn 1 số thư mục và file trong các thư mục đó.

    • Thiết lập:

      • Thư mục Hv1: user Hv1 toàn quyền, các user khác không được phép truy cập.  Bằng cách Right click vào thư mục đó  Properties  chọn Tab Security. Click nút Advenced, tắt quyền kế thừa từ thư mục cha  (Inherit from parent…), chọn Remove để xóa hết, chọn OK. Sau đó Add tài khỏan nào ta muốn cho phép (ở đây là Hv1), và áp đặt (assign) cho tài khỏan đó toàn quyền (Full Control) đối với thư mục này.

      • Tương tự, thư mục Hv2: user Hv2 toàn quyền, các user khác không được phép truy cập kể cả bằng quyền Administrator

      • Thư mục Sharing: user Hv1Hv2 chỉ được quyền đọc, không được xóa, sửa.

    • Logon vào từng user (Hv1,Hv2, kể cả user Admin), kiểm tra các thiết lập. Ví dụ:

      • User Hv1 mở thư mục Hv1 được không? Chép, tạo, copy, xóa file và thư mục con được không?

      • User Hv1 mở thư mục Hv2 được không? Chép, tạo, copy, xóa file và thư mục con được không?

      • User Hv1 mở thư mục “Sharing” được không? Chép, tạo, copy, xóa file và thư mục con được không?

      • Kiểm tra lại quy trình trên bằng tài khoản Admin.

      • Kiểm tra lại quy trình trên bằng bằng tài khoản Hv2.

    • Tạo 1 thư mục DenyPer, thư mục này chỉ cho phép các user Hv1, Hv2 copy file từ thư mục khác rồi Paste vào đây. Sau khi paste xong, user sẽ không được phép mở file ra xem hoặc sửa xóa file đó nữa (mất tất cả quyền đối với file này). Riêng Admin thì được toàn quyền.

    • Đăng nhập vào hệ thống bằng tài khoản Admin, dùng tính năng Owner, để lấy lại quyền cho Admin đối với thư mục Hv1Hv2.

    • Kiểm tra lại quyền truy cập 2 folder này với tài khoản Hv1Hv2.  

    CẤP QUOTA CHO USER  

    Phân ngạch đĩa (Disk Quota)
    Dùng disk quota để quản lý việc tăng dần khả năng lưu trữ trên các parition trong môi trường phân tán (có nhiều user thông qua mạng).
    Disk quota cho phép cấp không gian trên đĩa cứng cho user dựa trên các file và folder mà các user sở hữu và kiểm soát dung lượng đĩa cứng dùng cho lưu trữ của các user.
    Để vào được Disk Quota, ta chọn:

    Ổ đĩa cần disk quota Click phải chuột Chọn tab Quota






    Thực hiện:



    • Học viên đang logon vào máy bằng tài khoản với quyền Administrator.

    • Tạo 2 accounts với user name là hv1, hv2 và Password tương ứng.

    • Xóa hết các thư mục con và file trong 3 thư mục hv1, hv2, Sharre.

    • Cấp quota cho từng user, cách làm: (Kiểm tra ổ đĩa phải định dạng NTFS)

      • Right click vào ổ đĩa C:\Properties, trong hộp thoại xuất hiện chọn Tab Quota.

      • Chesk vào ô: “Enable quota managerment”.

      • Chesk vào ô: “Deny disk space…..” (nếu không chesk vào ô này sẽ không kích hoạt chức năng cấm khi user vượt giới hạn dung lượng cho phép).

      • Click vào nút Quota Entries…

      • Trong cửa sổ Quota Entries for…, trên Menu Quota click chọn New Quota Entry.

      • Trong hộp thoại Select Users tìm và chọn user nào mình muốn cấp Quota.

      • Trong hộp thoại tiếp thiết lập giới hạn cho các User

      • Thí dụ hv1 được phép sử dụng 5MB, ngưỡng báo động là 3MB. hv2 sử dụng 3MB, ngưỡng báo động là 2MB

    • Logoff ra khỏi user Students, logon vào từng user hv1, hv2. Kiểm tra tính thực thi của chế độ Quota bằng cách copy 1 số file hoặc thư mục vào các thư mục mình sở hữu.  

    NÉN VÀ MÃ HÓA FOLDER HOẶC FILE 

    Nén folder hoc file Để tiết kiệm được không gian vùng nhớ, ta có thể nén một file/folder, bằng cách chọn: Properties Ấn nút “Advanced” Click chọn tùy chọn “Compress contents to save disk space” Ấn nút “OK

    Nếu chọn folder để nén, sẽ hiện một hộp thoại thông báo “Confirm Attribute Changes”





    Nếu chọn tùy chọn là mã hoá folder/file thì sẽ không chọn được tùy chọn nén folder/file


    Khi copy hoặc move một folder/file đã được nén:



    Thực hiện:

    Tạo 1 folder trên ổ C:\, copy vào đó 1 số file Word bất kỳ, dung lượng khoảng 5 hoặc 5 MB, thực hiện thao tác nén folder đó bằng tiện ích Compress của Windows XP Professional. So sánh dung luong trước và sau khi nén. Tiến hành thao tác giải nén.

    Dùng Winzip nén folder đó. So sánh hiệu qủa của 2 chương trình nén. 

    Giải nén folder đó, tiến hành thao tác mã hoá (Encrypt), copy 1 file trong folder này đem qua máy khác, đọc được hay không?  



    BÀI 8 : CHÍNH SÁCH HỆ THỐNG CỦA WINDOWS XP 

    Vì Windows XP trên các máy của phòng thực hành chạy BXP, nên 1 số thay đổi hệ thống đòi hỏi khởi động lại sẽ không có tác dụng.

    Học viên đang đăng nhập bằng tài khoản có quyền Admistrator, password rổng.

    Mở console Group Policy (Start  Run  nhập gpedit.msc  Enter), hoặc Start  Programs  Administrative Tools  Local Security Policy.



    Trong console Group Policy, khảo sát các cấu hình chính sách cho Computer theo những gì đã học trong giờ lý thuyết. Ví dụ như :

    • Không cho user dùng tài khoản có password rổng. ( thiết lập và kiểm tra).

    • Khi Logon, hộp thoại đăng nhập không hiện tên người sử dụng máy trong phiên làm việc trước. (thiết lập và kiểm tra).

    • Gởi 1 tin nhắn đến các người dùng, khi họ Logon vào máy. (thiết lập và kiểm tra).

    • Khảo sát các chính sách cho Passwod (trong Password policy) :

      • Số lần ghi nhớ để không cho phép sử dụng lại password cũ khi đổi password, (set 3 lần, logoff và logon để kiểm tra)

      • Thời hạn được sử dụng của password (vì thời hạn thực hành quá ngắn nên không thể kiểm tra được, hv có thể test bằng máy ở nhà)

      • Độ dài tối thiểu (ký tự) mà password phải có (Ví dụ set 5 ký tự, tạo 1 User mới đặt pass 4 ký tự xem hệ thống có cho phép không)

      • Độ phức tạp của password. (set anable, kiểm tra bằng cách tạo user mới)

      • Password có mã hóa hay không trong môi trường Domain. (không kiểm tra được)

    • Khảo sát chính sánh khóa tài khoản (Account Lockout Policy)

      • Số lần cho phép nhập sai User Account, thử set bằng 3 rồi kiểm tra bằng cách nhập sai.

      • Thời gian khóa hệ thống khi nhập sai User Account quá số lần quy định ở trên. Set 2 phút.

      • Thời gian Reset lại hệ thống đếm này. Set 1 phút.

    Còn rất nhiều chính sách hệ thống cho Computer và User, học viên tự tìm hiểu thêm. 

    Trả lời các câu hỏi sau:

    1. Mô tả hiện tượng xảy ra khi tôi đặt các thông số sau:

      1. Account lockout threshold : 5

      2. Account lockout duration   :  50

      3. Reset Account lockout counter after : 25

    2. Khi tạo 1 User mới, trong thao tác set password, nếu vi phạm chính sách về password (ví dụ như đặt password không đủ số ký tự quy định), hệ thống sẽ hiện thông báo lỗi gì? Ghi ra.

    3. Tôi muốn User trên máy tôi được phép thay đổi và đặt password thỏa mái không hạn chế gì cả, tôi phải làm gì?

    4. Tôi muốn không ai được phép truy cập máy tôi từ mạng nội bộ, tôi phải thiết lập ở đâu?

    5. Để các tài khỏan trong máy tôi được phép sử dụng password rổng, tôi phải thiết lập ở hai nơi, đó là những nơi nào?

    6. Tôi không muốn những tài khoản là Users được phép tắt máy tính của tôi, tôi phải làm gì?

    7. Để chắc chắn rằng mọi sự truy cập vào máy tôi từ hệ thống mạng cục bộ đều chỉ là khách với permissons hạn chế nhất (chỉ là khách), tôi phải làm gì?  


    BÀI 9 : CHIA SẺ VÀ BẢO MẬT TÀI NGUYÊN   

    Chia sfolder (Sharing Folder) Dùng để chia sẽ tài nguyên giữa các user thông qua mạng. Để vào được màn hình Sharing:
    Click phải trên folder Chọn “Sharing and Security”
    Chọn Properties của folder cần share Chọn Properties Chọn tab “Sharing”

    Các tùy chọn trong hộp thoại cấu hình Sharing:


    Do not share this folder: Không cho phép chia sẻ folder này
    Share this folder:

    Sau khi share xong, icon của thư mục sẽ thay đổi:


    Để truy xuất thư mục share, vào My Computer (hoặc vào Start Run), gõ: \\Địa chỉ IP của máy đã share folder\Tên folder được share

    Ví dụ: \\172.29.70.50\Baitap

    Trên máy hv đang sử dụng. Đang đăng nhập bằng account có quyền Admin, Password rổng. Thay đổi Password cho Account tùy ý. 

    Kiểm tra NIC 
    Tiến hành kiểm tra Card mạng của computer đang ngồi theo các bước đã học ở phần lý thuyết. 

    Chia sẽ tài nguyên

    Tạo 2 User lấy tên mình ghép với 1 và 2 (ví dụ Minh1 và Minh2).

    Học viên tạo mới 2 thư mục trên máy, lấy tên 2 tài khoản vừa tạo đặt cho 2 thư mục đó (không dấu). Tạo thêm các Subfolder và vài file trong 2 thư mục đó.

    Share 2 thư mục này cho các thành viên khác trong mạng.

    Thi hành các chế độ Permission, Security cho các thư mục này, kể cả 2 tài khoản vừa tạo (Thư mục mang tên nào thì user đó được Full Control, các user khác chỉ đọc)

    Nhờ máy người bên cạnh, log off khỏi account đang sử dụng, log on bằng tài khoản cục bộ  do người ngồi máy đó vừa tạo ra (máy chia sẽ file không có tài khoản này),  truy cập vào máy mình kiểm tra các quyền truy cập này. 

    CHÚ Ý: Nếu máy bên cạnh (máy truy cập) đang đăng nhập bằng tài khoản mà bên máy chia sẽ có trong Local User Accounts, thì khi truy cập tài nguyên mạng sẽ không xuất hiện hộp thoại đăng nhập (vì dùng chung tài khoản), muốn xuất hiện hộp thoại đăng nhập thì máy truy cập phải log on băng tài khoản khác mà máy chia sẻ không có. 

    Thi hành chế độ bảo mật truớc sự truy cập của các máy trong cùng mạng LAN


    1. Đặt chế độ truy cập của máy sang Guest Only. Cách làm :

      • Từ nút StartSettingsControl Panel.

      • Double click lên Administrative Tool, xuất hiện cửa sổ mới, double click lên Local Security Policy.

      • Trong console Local Security Policy, trong Local Policy chọn Security Option trong của sổ bên trái.

      • Cửa sổ bên phải double click lên dòng : Network acccess: Sharing and security model for local accounts.

      • Trong khung thoại hiện ra, nhấn mũi tên xổ xuống của text box, chọn Guest Only – Local user authenticate as Guest.

    Vào Computer Management, disable account Guest (mặc định).

    Từ máy khác (bên cạnh) thử truy cập máy mình. Ghi nhận : ………………………............... 


    …………………………………………………………………………………………………

    Cũng trong model Guest Only nhưng Enable và đặt Password cho tài khỏan Guest.

    Từ máy khác thử truy cập máy mình. Ghi nhận : …………………………………………… 
    ………………………………………………………………………………………………..

    Chuyển về model Classic – Local user authenticate as themselves



    Enable cho tài khỏan Guest (đã có Password)

    Từ máy khác truy cập máy mình. Nếu có yêu cầu nhập tài khỏan, khai báo tài khoản bất kỳ.

    Ghi nhận :…………………………………………………………………...............................

    Cũng chế độ Classic nhưng Disable Guest

    Từ máy khác truy cập máy mình. Ghi nhận : ……………………………........................... 
    …………………………………………………………………………………………………

    Tạo vài tài khỏan tùy ý trên máy mình và vài thư mục. Cấp các quyền truy cập khác nhau cho từng thư mục đối với từng tài khoản đó.

    Từ máy người ngồi bên cạnh, truy cập vào máy mình, thử nghiệm tính thực thi của các loại quyền truy cập đối với thư mục. Ghi lại nhận xét. 

    Ánh xạ ổ đĩa

    Mở My Network Places.

    Xem trong khung cửa sổ phải các thư mục đã được chia sẽ của các thành viên trên mạng.

    Ánh xạ 1 thư mục đã được chia sẽ của 1 máy khác về làm 1 ổ đĩa logic của máy mình.

    Chọn tên cho ổ đĩa đó, và có cho tiếp tục ánh xạ trong phiên làm việc sau hay không. 

    Cài đặt máy in

    Học viên thực hiện cài đặt 1 máy in trên máy mình, đặt tên tùy ý và chia sẽ máy in đó cho các thành viên trên mạng được phép dùng chung.

    Học viên cài thêm 1 máy in thứ 2 là máy in đã được các thành viên khác chia sẽ trên mạng. 

    Ghi chú : Để đảm bảo độ chính xác, máy khách truy xuất phải log off khỏi tài khoản đang dùng , rồi log on vào Win trở lại (vì khi truy cập lần đầu dù được hay không, hệ thống sẽ lưu vào cache và khi truy cập lần sau trong cùng phiên làm việc, hệ thống sẽ lấy thông tin từ cache ra). 
      PRINTER: CÀI ĐẶT – CẤU HÌNH – CHIA SẺ

    1. Mục tiêu

    Sau bài học này, SV có thể:

    - Cài đặt 1 máy in

    - Chia sẻ máy in

    - Cấu hình và quản lý máy in

    2. Giới thiệu

    - Máy in: có 2 loại

    o Local (cục bộ): gắn trực tiếp với máy thông qua 1 port vật lý

    o Network (mạng): là máy in được kết nối thông qua đường mạng

    - Printer Port: cổng dùng liên lạc với máy in

    - Print Server: máy dùng quản lý các máy in trên mạng. Print Server nhận

    các yêu cầu in từ các máy trạm.

    - Print Spooler: là chương trình điều phối công việc in cho các máy in trên

    Print Server. Khi nhận được 1 yêu cầu in từ 1 client, yêu cầu đó sẽ được

    xếp vào hàng đợi. Thông thường, Print Spooler sẽ thực hiện điều phối theo

    chiến lược FIFO (First In First Out).

    3. Hướng dẫn cài đặt – chia sẻ - cấu hình

    3.1. Cài đặt

    Các bước cài đặt máy in:

    - Chọn chức năng Add a printer trong mục Printers and Faxes

    - Quyết định cài máy in cục bộ hay thông qua mạng



    - Chọn PORT (nếu là local) hoặc gõ đường dẫn đến máy in cần add







    - Cài driver cho máy in (nếu cần)

    - Đặt tên cho máy in



    3.2. Chia sẻ

    Các bước chia sẻ máy in trên mạng:

    - Chọn máy in muốn chia sẻ �� chọn Properties

    - Chọn Sharing





    Trả lời các câu hỏi sau:

    1. Vì sao trong phòng thực hành, khi các bạn truy cập vào Server hoặc bất cứ máy nào khác trong phòng, trên máy bạn không xuất hiện hộp thoại yêu cầu xác mình tài khoản? 

    2. Khi truy cập vào 1 máy tính trong mạng nội bộ bằng tài khoản Guest, sự truy cập bị từ chối, hãy liệt kê tất cả các trường hợp có thể xảy ra. 

    3. Khi truy cập vào 1 máy tính trong mạng nội bộ, dù bằng Local User Account của máy đó. Truy cập vẫn bị từ chối, liệt kê tất cả các lí do dẫn đến hiện tượng này. 

    4. Tôi muốn máy tôi có thể truy cập và lấy dữ liệu đã được chia sẽ từ các máy trong mạng LAN, nhưng ngược lại không có máy nào trong mạng có thể truy cập được máy tôi, tôi phải thiết lập ở đâu? Và thiết lập như thế nào? 

    5. Khi sự truy cập bị từ chối, trình bày các bước kiểm tra của bạn để phát hiện và xử lý lỗi này.

    6. Khi giao thức “File and Printer Sharing for Microsoft Network” vì lý do nào đó bị tắt đi. Máy của bạn sẽ :

      1. Không truy cập được máy khác trong mạng cục bộ

      2. Không có chức năng chia sẻ file và folder

      3. Không truy cập được Internet

      4. Khi mở cửa sổ Network Neighborhood bạn sẽ không thấy các máy khác.  

    BÀI 11 : DHCP 

    Trên 1 dãy máy (phòng có 4 dãy), các học viên tự thỏa thuận với nhau xem máy nào cài dịch vụ DHCP, các máy còn lại sẽ là Client để xin IP động từ Server. 



    Máy cài DHCP 

    Học viên khởi động Win2k3, có thể xả file Ghost Win2k3 để lấy lại bản Win2k3 “sạch”.



    * Kiểm tra NIC : xem card mạng máy đang ngồi có hoạt động tốt hay không :

    Ping 127.0.0.1

    Đặt IP đúng theo trên Monitor, Ping về Server.

    Nếu tốt, làm tiếp các bước sau :



    • Tự đặt cho máy mình một địa chỉ IP, Subnet Mask tùy ý, có thể lớp A, B, hoặc C, nên đặt ngẩu nhiên để tránh trùng lớp mạng, khi máy con xin được IP sẽ không biết do máy nào cấp.

    • Cài dịch vụ DHCP trên máy mình.

    • Cấu hình cho dịch vụ DHCP, theo bài đã học. Kể cả các cấu hình Options kèm theo.

    • Kiểm tra lại trong các thành phần Address Pool xem đúng ý định chưa, thử xóa đi và tạo lại.

    • Kiểm tra Scope Options xem đúng chưa.

    Trên máy Client  

    Có thể chạy hđh Win XP, hay Win2k3.

    Kiểm tra NIC như trên

    Vào hộp thoại TCP/IP Properties, check vào ô “Obtain an IP Address Automatically” : chấp nhận được cấp phát 1 IP từ DHCP-Server trong mạng.

    Mở Command Frompt, nhập Ipconfig /all

    Quan sát các thông số cấu hình card mạng hiện tại của mình

    Nhập Ipconfig /release

    Quan sát các thông số cấu hình card mạng hiện tại của mình

    Nhập Ipconfig /renew

    Quan sát các thông số cấu hình card mạng hiện tại của mình xem đã có IP hay chưa

    Thử khởi động lại máy và làm lại các thao tác trên xem lần này thì do Server nào trên mạng cấp. 

    Trên máy Server DHCP 

    Mở cửa sổ DHCP

    Kiểm tra trong mục Address Leases xem đã có bao nhiêu máy con xin IP của máy mình.

    Right Click vào tên Server trong khung bên trái, chọn Properties.

    Trong hộp thoại Properties chọn tab Advanced, nhấn vào nút Bindings…

    Trong hộp thoại Bindings cho phép ta chọn NIC nào dùng để cấp IP cho máy con (nếu trên máy có nhiều NIC)  



    Trả lời các câu hỏi sau:

    1. Lợi điểm của 1 mạng máy tính dùng dịch vụ cấp phát IP động. 

    2. Trước khi cài DHCP bạn phải kiểm tra điều gì trước trên máy Server 

    3. Để loại ra 1 hay vài địa chỉ IP, bạn khai báo trong thành phần nào của dịch vụ DHCP 

    4. Nếu có 2 NIC trên Server, ví dụ 1 NIC “Int”: 192.168.2.1 và NIC “Ext” : 192.168.1.2. Bạn chỉ muốn NIC “Int” cấp phát IP động cho mạng bên trong, bạn phải cấu hình ở đâu. 

    5. Bạn muốn 1 máy tính của 1 nhân vật đặc biệt nào đó, mỗi lần khởi động luôn được cấp phát 1 địa chỉ IP cố định. Để được như vậy bạn có mấy cách làm, nêu ra (gợi ý dùng IP tỉnh hoặc IP động). Trường hợp nào không nên dùng địa chỉ IP tỉnh.  

    BÀI 14 : DNS

    Kiểm tra xem máy đang ngồi có truy cập Internet được không, bằng cách: xem địa chỉ IP máy mình (ipconfig /all),  Ping máy chủ, Ping DNS Server hoặc  truy cập 1 Website nào đó.



    • Làm việc với Host file.

    Vào đường dẫn c:\windows\system32\drivers\etc, mở file “hosts” (double click lên file rồi chọn chương trình mở là Notepad).

    Bên dưới dòng 127.0.0.1   localhost, tạo thêm 1 dòng : “địa chỉ IP máy kế bên”    “tên bất kỳ”

    Ví dụ: 192.168.0.20   hotmitluoc.com

    Trên thanh Address của IE gõ vào \\ hotmitluoc.com, xem thử có truy cập được máy 192.168.0.20 hay không?

    Tiếp tục tạo trong file host dòng tiếp theo: 64.233.189.104  timkiem.tui

    Trên thanh Address của IE gõ vào http://timkiem.com, xem thử có truy cập được trang www.google.com  hay không?  



    • Làm việc với DNS server

    Dùng lệnh “nslookup” để xem máy nào là Preferred DNS server của mình, ghi nhận. Nếu thấy báo có địa chỉ IP (địa chỉ này do ta đã khai báo trong hộp thoại Cấu hình IP), nhưng tên Server là Unknow có nghĩa là chưa tìm được DNS Server, hoặc DNS server ta cài đặt chưa thành công.

    Kiểm tra xem root có địa chỉ IP là gì? (các bạn sẽ thấy địa chỉ của  A.ROOT-SERVERS.NET)

    Gõ exit để thoát (nếu không thoát ta sẽ không phân giải đúng các tên miền cấp thấp hơn), và nhập lại :  nslookup

    Phân giải tên miền  www.vn

    Phân giải tên miền  www.edu.vn  (các tổ chức giáo dục VN)

    Phân giải tên miền  www.hcmup.edu.vn    (trường Đại học Sư Phạm TP.HCM)

    Kiểm tra xem tên miền  www.com có địa chỉ IP là gì?

    Kiểm tra xem tên miền  www.yahoo.com có địa chỉ IP là gì?

    Kiểm tra xem tên miền  www.mail.yahoo.com có địa chỉ IP là gì?

    Mở IE, gõ:  http:// “địa chỉ IP vừa tìm được”, xem có mở được trang web đó không? 



    CÀI ĐẶT VÀ CẤU HÌNH DỊCH VỤ DNS 

    Học viên khởi động Windows Server 2003.

    Kiểm tra Computer Nameđịa chỉ IP đúng với máy mình. (theo nhãn trên Monitor)

    Defaut Gateway khai báo về địa chỉ IP ser-pm1 (192.168.0.1)

    Khai báo Preferred DNS Server chính là địa chỉ IP của máy mình.

    Kiểm tra sự thông mạng. (Ping thấy Ser-pm1: 192.168.0.1) 



    Cài đặt cho máy mình thành 1 DNS Server 

    Hướng dẫn :

    StartSettingControl panel. Double click lên biểu tượng Add or Remove Programs.

    Chọn Add/Remove Windows Components, tô sáng dòng Networking Services, nhấn nút Details…

    Chọn DNS Service (Domain Name Sevice).

    Quá trình cài đặt có thể đòi chỉ nguồn để copy các file cần thiết, Browse chỉ vào thư mục I386 trên ổ C:\

    Sau ít phút, quá trình cài đặt hoàn tất.

    Mở Console DNS: Start ProgramsAdministrative ToolDNS.

    Trong Forward lookup Zone tạo New Zone và đặt tên zone của mình là: “Tên học viên”.com. (Ví dụ học viên Nguyễn Văn Thành sẽ đặt tên zone là : “nguyenthanh.com”).

    Trong zone vừa tạo xong, tạo tiếp 1 New Host (A) là “dns-ser”, điền địa chỉ IP là máy của mình.

    Tạo Reverse Lookup Zones có địa chỉ NetID là NetID của mình.

    Trong Reverse Lookup Zones vừa tạo xong, tạo tiếp 1 New Pointer, nhấn Browse để chỉ vào trang dns-ser.tenhocvien.com



    Kiểm tra :

    Runcmd, mở cửa sổ Commanline.

    Nhập vào dòng lệnh “nslookup” nhấn Enter

    Nếu thấy hiện dòng:

    Default Server : dns-ser.tenhocvien.com

    Addresss         : địa chỉ IP của máy mình là tốt 

    Thử phân giải các tên miền khác, ví dụ như www.thbk.net, www.google.com  xem được không? Vì sao?

    Đọc thêm bài “Đăng ký tên miền” kèm theo. 

    Câu hỏi :



    1. Hệ thống tên miền DNS được cài đặt nhằm để :

      1. Định danh 1 máy tính trên mạng cục bộ

      2. Để thay thế địa chỉ IP, máy tính sẽ không cần dùng địa chỉ IP nữa.

      3. Giúp DHCP cấp IP cho Client.

      4. Giúp người dùng dể nhớ địa chỉ máy tính hơn, vì ký tự dể nhớ hơn những con số.

    2. Khi dùng lệnh “ping www.google.com”, bạn không thấy Reply. Lý do là :

      1. Trong CSDL của DNS Server không có tên máy này

      2. Do bạn chưa khai báo địa chỉ Server DNS cho máy bạn

      3. Do máy có tên miền này này không cùng NetID với máy bạn

      4. Do DNS Server không cùng NetID với máy bạn   

    3. Khi dùng lệnh nslookup, bạn thấy 2 dòng Default Server : Unknow và Address : 192.168.1.100. Và máy 192.168.1.100 đã có cài dv DNS. Đó là vì :

      1. Máy 192.168.0.100 không phải là DNS Server

      2. Chưa khai báo trong phần Reverse Lookup Zone

      3. Chưa khai báo trong phần Forward Lookup Zone

      4. Cả 3 câu đều đúng

    tải về 456.1 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  • 1   2   3   4   5




    Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
    được sử dụng cho việc quản lý

        Quê hương