PHẦN 5: BẢo vệ quyền sở HỮu trí tuệ


ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI



tải về 1.68 Mb.
trang2/17
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.68 Mb.
#23628
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Chương 1: Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả

Điều 5.C.1.1: Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả

(Điều 12, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12)

1. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

2. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

3. Ngoài các hình thức xử phạt được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;

b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;

c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;

d) Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại;

đ) Biện pháp khắc phục hậu quả khác do người có thẩm quyền quyết định áp dụng theo quy định của Chính phủ.

4. Người nước ngoài vi phạm hành chính còn có thể bị xử phạt trục xuất. Trục xuất được áp dụng là hình thức xử phạt chính hoặc xử phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.


Điều 5.C.1.2: Cảnh cáo

(Điều 13, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12)

Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.


Điều 5.C.1.3: Phạt tiền

(Điều 14, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12)

1. Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính là từ 10.000 đồng đến 500.000.000 đồng.

2. Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước được quy định như sau:

a) Phạt tiền tối đa đến 30.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: an ninh, trật tự, an toàn xã hội; quản lý và bảo vệ các công trình giao thông; khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi; lao động; đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hoá; kế toán; thống kê; tư pháp; bảo hiểm xã hội; phòng cháy, chữa cháy;

b) Phạt tiền tối đa đến 40.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: giao thông đường bộ; giao thông đường thủy nội địa; văn hoá - thông tin; du lịch; phòng, chống tệ nạn xã hội; đê điều, phòng chống lụt, bão; y tế; giá; điện lực; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; thú y; giống cây trồng; giống vật nuôi; quốc phòng; dân số và trẻ em; lao động đi làm việc ở nước ngoài; dạy nghề; biên giới quốc gia;

c) Phạt tiền tối đa đến 70.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: thương mại; phí, lệ phí; hải quan; an toàn và kiểm soát bức xạ; giao thông đường sắt; bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện; chuyển giao công nghệ; kinh doanh bảo hiểm; quản lý vật liệu nổ công nghiệp; thể dục, thể thao;

d) Phạt tiền tối đa đến 100.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: hàng hải; hàng không dân dụng; khoa học, công nghệ; đo đạc, bản đồ; giáo dục; công nghệ thông tin; tài nguyên nước; thuế;

đ) Phạt tiền tối đa đến 500.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: bảo vệ môi trường; chứng khoán; xây dựng; đất đai; ngân hàng; sở hữu trí tuệ; quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; nghiên cứu, thăm dò và khai thác nguồn lợi hải sản, dầu khí và các loại khoáng sản khác.

3. Đối với hành vi vi phạm hành chính trong những lĩnh vực quản lý nhà nước chưa được quy định tại khoản 2 Điều này thì Chính phủ quy định mức phạt tiền, nhưng tối đa không vượt quá 100.000.000 đồng.

Trong trường hợp luật quy định mức phạt tiền tối đa khác với quy định tại Điều này thì áp dụng theo quy định của luật.


Điều 5.C.1.4: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề

(Điều 16, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12)

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc không thời hạn được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng quy định sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.


Điều 5.C.1.5: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính

(Điều 17, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12)

1. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính là việc sung vào quỹ nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính.

2. Không tịch thu tang vật, phương tiện bị cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chiếm đoạt, sử dụng trái phép mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, người sử dụng hợp pháp.

Điều 5.C.1.6: Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện

(Điều 20, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12)

Hàng hoá, vật phẩm, phương tiện được đưa vào lãnh thổ Việt Nam, nhập khẩu trái với quy định của pháp luật hoặc hàng tạm nhập tái xuất nhưng không tái xuất theo đúng quy định của pháp luật thì bị buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất. Cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu mọi chi phí để thực hiện biện pháp này.


Điều 5.C.1.7: Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại

(Điều 21, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12)

Vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại là tang vật vi phạm hành chính phải bị tiêu huỷ. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện thực hiện thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu mọi chi phí cho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế.


Điều 5.C.1.8: Chi phí thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả

(Điều 21a, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12)

Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thể thực hiện được biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra quy định tại các Điều 5.C.1.6, 5.C.1.7 và Điều 5.C.1.8 Chương này hoặc bỏ trốn mà việc khắc phục hậu quả là thật cần thiết để kịp thời bảo vệ môi trường, đảm bảo giao thông và trật tự, an toàn xã hội thì cơ quan quản lý có thẩm quyền sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan mình để thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đó. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.


Chương 2: Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính

Điều 5.C.2.1: Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã

(Điều 28, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12)

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền:

1. Phạt cảnh cáo;

2. Phạt tiền đến 2.000.000. đồng;

3. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;

4. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

5. Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;

6. Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại;

7. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Điều 5.C.2.2: Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện

(Điều 29, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12)

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền:

1. Phạt cảnh cáo;

2. Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

4. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5.C.1.1 khoản (3)(a),(b) và (d) Phần này.

6. Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;

7. Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh.

Điều 5.C.2.3: Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

(Điều 30, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12)

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

1. Phạt cảnh cáo;

2. Phạt tiền đến mức tối đa đối với các lĩnh vực quy định tại Điều 5.C.1.3 khoản (2) và (3) Phần này.

3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

4. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

5. áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5.C.1.1 khoản (3) Phần này.

6. Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

7. Quyết định áp dụng biện pháp quản chế hành chính.

Điều 5.C.2.4: Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Công an nhân dân

(Điều 31, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12)

1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.

2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.

3. Trưởng Công an cấp xã được áp dụng các hình thức xử lý vi phạm hành chính quy định tại Điều 5.C.2.1 của Chương này, trừ quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

4. Trưởng Công an cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5.C.1.1 khoản (3)(a),(b) và (d) Phần này.

5. Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm vè ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ- đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát môi trường, Trưởng phòng Quản lý xuất cảnh, nhập cảnh, Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, Trưởng đồn công an, Trạm trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5.C.1.1 khoản (3)(a),(b) và (d) Phần này.

6. Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5.C.1.1 khoản (3)(a),(b) và (d) Phần này.e) Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Công an.

7. Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ-đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Cục trưởng Cục Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với các lĩnh vực thuộc quyền quản lý của mình quy định tại Điều 5.C.1.3 khoản (2)(a),(b),(c),(d) và (3) Phần này.

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5.C.1.1 khoản (3)(a),(b) và (d) Phần này.

8. Cục trưởng Cục Quản lý xuất cảnh, nhập cảnh có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 7 Điều này và có quyền quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Công an.

9. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.


Điều 5.C.2.5: Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Hải quan

(Điều 34, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12)

1. Đội trưởng Đội nghiệp vụ thuộc Chi cục Hải quan có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.

2. Đội trưởng Đội nghiệp vụ thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội nghiệp vụ thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng.

3. Chi cục trưởng Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cục Hải quan), Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

4. Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực hải quan, thuế quy định tại Điều 5.C.1.3 khoản (2)(c) và (d) Phần này.

c) Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5.C.1.1 khoản (3)(a) và (b) Phần này.


Điều 5.C.2.6: Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Quản lý thị trường

(Điều 37, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12)

1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.

2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 30.000.000 đồng;

d) Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại.

3. Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại.

4. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực thương mại quy định tại Điều 5.C.1.3 khoản (2)(c) Phần này.

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại.

Điều 5.C.2.7: Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành

(Điều 38, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12)

1. Thanh tra viên chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền :

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5.C.1.1 khoản (3)(a),(b) và (d) Phần này, trừ biện pháp buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.

2. Chánh thanh tra chuyên ngành cấp sở có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5.C.1.1 khoản (3)(a),(b) và (d) Phần này.

3. Chánh thanh tra chuyên ngành bộ, cơ quan ngang bộ, “cơ quan thuộc Chính phủ” có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực thuộc quyền quản lý của mình quy định tại Điều 5.C.1.3 khoản (3)(a),(b),(c) và (d) Phần này.

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5.C.1.1 khoản (3)(a),(b) và (d) Phần này.


Điều 5.C.2.8: Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh và Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh

(Điều 40c, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12)

Trừ trường hợp luật có quy định khác, những người sau đây có quyền:

1. Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền.

2. Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5.C.1.1 khoản (3)(a),(b) và (d) Phần này.


Điều 5.C.2.9: Uỷ quyền xử lý vi phạm hành chính

(Điều 41, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12)

Trong trường hợp những người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính quy định tại các Điều 5.C.2.1, Điều 5.C.2.2, Điều 5.C.2.3, Điều 5.C.2.4 khoản (2),(3),(4),(5),(6) và (7), Điều 5.C.2.5 khoản (2),(3) và (4), Điều 5.C.2.6 khoản (2),(3) và (4), Điều 5.C.2.7 khoản (2) và (3), Điều 5.C.2.8 của Phần này vắng mặt thì cấp phó được uỷ quyền có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Việc uỷ quyền phải được thực hiện bằng văn bản. Cấp phó được ủy quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định xử lý vi phạm hành chính của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật.


Điều 5.C.2.10: Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính

(Điều 42, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12)

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định từ Điều 5.C.2.4 đến 5.C.2.8 Chương này có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý.

Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện.

2. Thẩm quyền xử phạt của những người được quy định tại các điều từ Điều 5.C.2.1 đến 5.C.2.8 Chương này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.

3. Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau đây:

a) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt, thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;

b) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt, thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;

c) Nếu các hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.

Chương 3: Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính

Điều 5.C.3.1: Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính

(Điều 43, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12)

1. Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp sau đây theo thủ tục hành chính:

a) Tạm giữ người;

b) Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

c) Khám người;

d) Khám phương tiện vận tải, đồ vật;

đ) Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

e) Bảo lãnh hành chính;

g) Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất;

h) Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh trong trường hợp bỏ trốn.

2. Khi áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định tại các điều từ Điều 5.C.3.2 đến Điều 5.C.3.10 của Chương này nếu vi phạm thì bị xử lý theo quy định tại Điều 121 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Điều 5.C.3.2: Tạm giữ người theo thủ tục hành chính

(Điều 44, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12)

1. Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác hoặc cần thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ để quyết định xử lý vi phạm hành chính.

2. Mọi trường hợp tạm giữ người đều phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.

3. Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được quá 12 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm; trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 24 giờ.

Đối với người vi phạm quy chế biên giới hoặc vi phạm hành chính ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.

4. Theo yêu cầu của người bị tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho gia đình, tổ chức nơi làm việc hoặc học tập của họ biết. Trong trường hợp tạm giữ người chưa thành niên vi phạm hành chính vào ban đêm hoặc giữ trên 6 giờ, thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ngay cho cha mẹ hoặc người giám hộ của họ biết.

5. Nghiêm cấm việc giữ người vi phạm hành chính trong các phòng tạm giữ, phòng tạm giam hình sự hoặc những nơi không bảo đảm vệ sinh, an toàn cho người bị tạm giữ.

6. Chính phủ ban hành Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính.


Điều 5.C.3.3: Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính

(Điều 45, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12)

1. Những người sau đây có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:

a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn, Trưởng Công an phường;

b) Trưởng Công an cấp huyện;

c) Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ-đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Trưởng phòng Quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của Công an cấp tỉnh;

d) Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu;

đ) Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động;

e) Chi cục trưởng Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan;

g) Đội trưởng Đội Quản lý thị trường;

h) Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đội biên phòng, Trưởng đồn biên phòng và Thủ trưởng đơn vị bộ đội biên phòng đóng ở biên giới, hải đảo;

i) Hải đội trưởng, Hải đoàn trưởng Cảnh sát biển;

k) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời sân bay, bến cảng.

2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này có thể uỷ quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính khi vắng mặt và được uỷ quyền thực hiện các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính khác. Việc uỷ quyền phải được thực hiện bằng văn bản. Cấp phó được uỷ quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định tạm giữ người của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật.

Điều 5.C.3.4: Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

(Điều 46, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12)

1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần để xác minh tình tiết làm căn cứ quyết định xử lý hoặc ngăn chặn ngay vi phạm hành chính.

Những người được quy định tại Điều 5.C.3.3 Chương này, Chánh thanh tra chuyên ngành cấp sở và Chánh Thanh tra chuyên ngành bộ, cơ quan ngang bộ, Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa, Giám đốc Cảng vụ hàng không có quyền quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

2. Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu huỷ thì thủ trưởng trực tiếp của chiến sỹ Cảnh sát nhân dân, Bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, nhân viên Hải quan, kiểm soát viên thị trường hoặc thanh tra viên chuyên ngành được quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định, người ra quyết định phải báo cáo thủ trưởng của mình là một trong những người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều này và được sự đồng ý bằng văn bản của người đó; trong trường hợp không được sự đồng ý của họ thì người đã ra quyết định tạm giữ phải huỷ ngay quyết định tạm giữ và trả lại vật, tiền, hàng hoá, phương tiện đã bị tạm giữ.

3. Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải lập biên bản về việc tạm giữ. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm. Người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó; nếu do lỗi của người này mà tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng thì họ phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm cần được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình, đại diện tổ chức, đại diện chính quyền và người chứng kiến.

4. Đối với tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý, các chất ma tuý và những vật thuộc chế độ quản lý đặc biệt khác, thì việc bảo quản được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Đối với tang vật vi phạm hành chính là loại hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì người ra quyết định tạm giữ phải xử lý theo quy định tại Điều 5.C.4.9 khoản (3) Phần này.

5. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo những biện pháp ghi trong quyết định xử lý hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể được kéo dài đối với những vụ việc phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, phương tiện. Việc kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện phải do những người được quy định tại khoản 1 Điều này quyết định.

6. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm một bản.


Điều 5.C.3.5: Khám người theo thủ tục hành chính

(Điều 47, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12)

1. Việc khám người theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính.

2. Những người được quy định tại Điều 5.C.3.3 Chương này có quyền quyết định khám người theo thủ tục hành chính.

Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu huỷ, thì ngoài những người được quy định tại Điều 5.C.3.3 Chương này chiến sỹ Cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, chiến sỹ Bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ được khám người theo thủ tục hành chính và báo cáo ngay bằng văn bản cho thủ trưởng của mình là một trong những người được quy định tại Điều 5.C.3.3 Chương này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khám người.

3. Việc khám người phải có quyết định bằng văn bản, trừ trường hợp cần khám ngay theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 Điều này.

4. Trước khi tiến hành khám người, người khám phải thông báo quyết định cho người bị khám biết. Khi khám người, nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến.

5. Mọi trường hợp khám người đều phải lập biên bản. Quyết định khám người và biên bản khám người phải được giao cho người bị khám một bản.

Điều 5.C.3.6: Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính

(Điều 48, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12)

1.Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật đó có cất giấu tang vật vi phạm hành chính.

2. Những người được quy định tại Điều 5.C.3.3 Chương này chiến sĩ Cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, chiến sỹ Bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, nhân viên thuế vụ, kiểm soát viên thị trường, thanh tra viên chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền khám phương tiện vận tải, đồ vật trong phạm vi thẩm quyền của mình.

3. Khi tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật phải có mặt chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải và một người chứng kiến; trong trường hợp chủ phương tiện, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến.

4. Mọi trường hợp khám phương tiện vận tải, đồ vật đều phải lập biên bản và phải giao cho chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải một bản.

Điều 5.C.3.7: Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

(Điều 49, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12)

1. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng ở nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

2. Những người được quy định tại Điều 5.C.3.3 Chương này có quyền quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; trong trường hợp nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là nơi ở thì quyết định khám phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện trước khi tiến hành.

3. Khi khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có mặt người chủ nơi bị khám hoặc người thành niên trong gia đình họ và người chứng kiến. Trong trường hợp người chủ nơi bị khám, người thành niên trong gia đình họ vắng mặt mà việc khám không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai người chứng kiến.

4. Không được khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp hoặc việc khám đang được thực hiện mà chưa kết thúc nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

5. Mọi trường hợp khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản và phải lập biên bản. Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và biên bản phải được giao cho người chủ nơi bị khám một bản.


Chương 4: Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt

Điều 5.C.4.1: Đình chỉ hành vi vi phạm hành chính

(Điều 53, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12)

Khi phát hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm hành chính.


Điều 5.C.4.2: Thủ tục đơn giản

(Điều 54, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12)

Trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000 đồng đến 200.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt tại chỗ. Việc xử phạt tại chỗ không phải lập biên bản, trừ trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.

Quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Quyết định này phải được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt một bản. Trong trường hợp người chưa thành niên bị phạt cảnh cáo thì quyết định xử phạt cảnh cáo còn được gửi cho cha mẹ, người giám hộ của người đó hoặc nhà trường nơi người chưa thành niên vi phạm đang học tập.

Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt. Cá nhân, tổ chức vi phạm có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt; trong trường hợp nộp tiền phạt tại chỗ thì được nhận biên lai thu tiền phạt cho người bị xử phạt.


Điều 5.C.4.3: Lập biên bản về vi phạm hành chính

(Điều 55, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12)

1. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền xử phạt đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản. Trong trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản đó phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.

Trong trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay sau khi xác định được người có hành vi vi phạm.

Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển thì người chỉ huy tàu bay, tàu biển có trách nhiệm lập biên bản để chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt khi tàu bay, tàu biển về đến sân bay, bến cảng.

2. Trong biên bản về vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp người vi phạm hoặc tên, địa chỉ tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt (nếu có); tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có); lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ.

Trong trường hợp người vi phạm hành chính cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không có mặt tại địa điểm xảy ra vi phạm thì biên bản được lập xong phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.

3. Biên bản phải được lập thành ít nhất hai bản; phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trong trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.

4. Biên bản lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một bản; nếu vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì người đó phải gửi biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt.


Điều 5.C.4.4: Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông để phát hiện, truy tìm đối tượng vi phạm hành chính

(Điều 55a, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12)

1. Camera, máy đo tốc độ bằng hình ảnh hoặc phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ khác được sử dụng trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng để phát hiện, truy tìm đối tượng vi phạm hành chính.

2. Chứng cứ thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được thể hiện trong biên bản vi phạm hành chính.

3. Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để thu thập chứng cứ vi phạm hành chính.”


Điều 5.C.4.5: Quyết định xử phạt

(Điều 56, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12)

1. Thời hạn ra quyết định xử phạt là mười ngày, kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính; đối với vụ vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là ba mươi ngày. Trong trường hợp xét cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá ba mươi ngày. Quá thời hạn nói trên, người có thẩm quyền xử phạt không được ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp xử phạt trục xuất; trong trường hợp không ra quyết định xử phạt thì vẫn có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5.C.1.1 khoản (3) Phần này và tịch thu tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành.

Người có thẩm quyền xử phạt nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định tại Điều 121 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

2. Khi quyết định xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền chỉ ra một quyết định xử phạt trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm; nếu các hình thức xử phạt là phạt tiền thì cộng lại thành mức phạt chung.

3. Trong quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm hành chính; những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung (nếu có), các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có); thời hạn, nơi thi hành quyết định xử phạt và chữ ký của người ra quyết định xử phạt.

Trong quyết định xử phạt cũng phải ghi rõ cá nhân, tổ chức bị xử phạt nếu không tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

4. Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác.

5. Quyết định xử phạt được gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt và cơ quan thu tiền phạt trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.


Điều 5.C.4.6: Thủ tục phạt tiền

(Điều 57, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12)

1. Việc phạt tiền trên 200.000 đồng phải theo đúng quy định tại Điều 5.C.4.3 và 5.C.4.5 Chương này.

2. Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

3. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy phép lái xe hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có những giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm.

4. Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền phải nộp tiền phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt.

5. Tiền phạt thu được phải nộp vào ngân sách nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc nhà nước.

Tiền phạt có thể được nộp một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt quyết định.

6. Chính phủ quy định cụ thể trường hợp nộp tiền phạt nhiều lần, việc quản lý biên lai thu tiền phạt và tiền nộp phạt.


Điều 5.C.4.7: Nơi nộp tiền phạt

(Điều 58, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12)

1. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt tại chỗ và những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Tại những vùng xa xôi, hẻo lánh, trên sông, trên biển, những vùng mà việc đi lại gặp khó khăn hoặc ngoài giờ hành chính thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp vào Kho bạc nhà nước theo quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Tại những vùng xa xôi, hẻo lánh hoặc những vùng mà việc đi lại gặp khó khăn, thì người thu tiền phạt tại chỗ có trách nhiệm nộp tiền phạt thu được tại Kho bạc nhà nước trong thời hạn không quá bảy ngày, kể từ ngày thu tiền phạt; đối với các trường hợp khác thì thời hạn trên là không quá hai ngày. Trong trường hợp thu tiền phạt trên sông, trên biển, người thu tiền phạt phải nộp tại Kho bạc nhà nước trong thời hạn hai ngày, kể từ ngày vào đến bờ.


Điều 5.C.4.8: Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề

(Điều 59, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12)

1. Khi tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, người có thẩm quyền xử phạt thu giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề được ghi trong quyết định xử phạt và thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó biết.

2. Khi hết thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt giao lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho cá nhân, tổ chức đã bị tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó.

3. Khi phát hiện giấy phép, chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật thì người có thẩm quyền xử phạt phải tiến hành thu hồi ngay, đồng thời báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết.


Điều 5.C.4.9: Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

(Điều 60, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12)

Khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của vật, tiền, hàng hoá, phương tiện bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến.

Trong trường hợp cần niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm thì phải tiến hành ngay trước mặt người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến; nếu người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến.

Điều 5.C.4.10: Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

(Điều 61, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12)

1. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu thì người quyết định tịch thu có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện.

Trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính do người có thẩm quyền của cơ quan trung ương ra quyết định tịch thu thì giao cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh nơi xảy ra hành vi vi phạm để bán đấu giá.

Trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính do người có thẩm quyền của cơ quan cấp tỉnh ra quyết định tịch thu thì giao cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh nơi cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu đóng trụ sở để bán đấu giá.

Trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính do người có thẩm quyền của cơ quan cấp huyện trở xuống ra quyết định tịch thu thì thành lập Hội đồng bán đấu giá của cấp huyện để bán đấu giá.

Việc bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá.

Đối với tang vật, phương tiện bị tịch thu mà không bán được thì cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu thành lập hội đồng để thanh lý tài sản theo quy định của pháp luật.

Tiền thu được từ bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, sau khi trừ các chi phí theo quy định của pháp luật, phải được nộp vào ngân sách nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc nhà nước.

2. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là văn hoá phẩm độc hại, hàng giả không có giá trị sử dụng, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng bị buộc tiêu huỷ hoặc tang vật, phương tiện bị tịch thu nhưng không còn giá trị sử dụng thì người có thẩm quyền phải lập Hội đồng xử lý để tiêu huỷ. Tuỳ thuộc vào tính chất của tang vật, phương tiện, thành phần Hội đồng xử lý gồm đại diện các cơ quan nhà nước hữu quan. Việc tiêu huỷ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải được lập biên bản có chữ ký của các thành viên Hội đồng xử lý.

Đối với hàng hoá, vật phẩm, phương tiện bị buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc bị buộc tái xuất, thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn ghi trong quyết định xử phạt.

3. Đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì người có thẩm quyền tịch thu phải tiến hành lập biên bản và tổ chức bán ngay. Tiền thu được phải gửi vào tài khoản tạm gửi mở tại Kho bạc nhà nước. Nếu sau đó theo quyết định của người có thẩm quyền, tang vật đó bị tịch thu thì tiền thu được phải nộp vào ngân sách nhà nước; trong trường hợp tang vật đó không bị tịch thu thì tiền thu được phải trả cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.

4. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ tang vật, phương tiện quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này, mà không biết rõ chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp hoặc những người này không đến nhận thì người có thẩm quyền tịch thu phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tịch thu; trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thông báo được niêm yết công khai, nếu không xác định được chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp hoặc những người này không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm để xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Đối với tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thì trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.

6. Chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và các khoản chi phí khác phù hợp với quy định của pháp luật được trừ vào tiền bán tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Không thu phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản trong thời gian tang vật, phương tiện bị tạm giữ nếu chủ tang vật, phương tiện không có lỗi trong việc vi phạm hành chính hoặc không áp dụng biện pháp tịch thu đối với tang vật, phương tiện.

7. Người có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ chỉ phải trả chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm và các khoản chi phí khác theo quy định của pháp luật trong thời gian tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo thời hạn quy định tại Điều 5.C.3.4 khoản (5) Phần này.

Trong trường hợp người có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã được thông báo đến nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ mà không đến nhận đúng thời hạn thông báo thì phải trả chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm và các khoản chi phí khác cho thời gian vượt quá thời hạn thông báo, trừ trường hợp có lý do chính đáng; nếu quá thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo thông báo mà người có tang vật, phương tiện không đến nhận thì tang vật, phương tiện đó được xử lý theo quy định tại khoản 4 Điều này.

Điều 5.C.4.11: Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự

(Điều 62, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12)

1. Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.

Nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử phạt hành chính.

2. Đối với trường hợp đã ra quyết định xử phạt, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định xử phạt phải huỷ quyết định đó và trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày huỷ quyết định xử phạt, phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.


Điều 5.C.4.12: Chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính

(Điều 63, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12)

Trong trường hợp cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó lại có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính, thì trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án kèm theo hồ sơ vụ vi phạm và đề nghị xử phạt hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.


Điều 5.C.4.13: Chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

(Điều 64, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12)

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại Điều 5.C.4.6 khoản (5) Chương này hoặc trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Quá thời hạn được quy định tại khoản 1 Điều này mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành.

Điều 5.C.4.14: Hoãn chấp hành quyết định phạt tiền

(Điều 65, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12)

1. Cá nhân bị phạt tiền từ 500.000 đồng trở lên có thể được hoãn chấp hành quyết định xử phạt trong trường hợp đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận.

2. Thời hạn hoãn chấp hành quyết định phạt tiền không quá ba tháng, kể từ khi có quyết định hoãn.

3. Người đã ra quyết định phạt tiền có quyền quyết định hoãn chấp hành quyết định phạt tiền đó.

4. Người được hoãn chấp hành quyết định phạt tiền được nhận lại giấy tờ, tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ theo quy định tại Điều 5.C.4.6 khoản (3) Chương này.

Điều 5.C.4.15: Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

(Điều 66, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12)

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp sau đây:

a) Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng;

b) Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;

c) Các biện pháp cưỡng chế khác để thực hiện tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh, buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện, buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại.

2. Cá nhân, tổ chức nhận được quyết định cưỡng chế phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định cưỡng chế.

3. Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.

4. Việc cưỡng chế bằng các biện pháp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải được thông báo bằng văn bản trước khi thi hành cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện việc cưỡng chế để phối hợp thực hiện.

5. Các cơ quan chức năng của Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm thi hành quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp theo sự phân công của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.

6. Lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp hoặc quyết định cưỡng chế của các cơ quan khác của Nhà nước khi được các cơ quan đó yêu cầu.

7. Thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế do Chính phủ quy định.

Điều 5.C.4.16: Trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong việc thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

(Điều 66a, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12)

1. Khi nhận được quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức tín dụng nơi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế thi hành mở tài khoản phải giữ lại trong tài khoản của cá nhân, tổ chức đó số tiền tương đương với số tiền mà cá nhân, tổ chức đó phải nộp theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế, nếu tại thời điểm đó tài khoản tiền gửi có số dư đủ hoặc nhiều hơn so với số tiền mà cá nhân, tổ chức đó phải nộp; đồng thời trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được quyết định cưỡng chế, có trách nhiệm trích chuyển từ tài khoản tiền gửi nói trên vào ngân sách nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc nhà nước số tiền mà cá nhân, tổ chức đó phải nộp; trường hợp số dư trong tài khoản tiền gửi ít hơn số tiền mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải nộp thì tổ chức tín dụng vẫn phải giữ lại và trích chuyển số tiền đó. Trước khi trích chuyển năm ngày làm việc, tổ chức tín dụng có trách nhiệm thông báo cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế biết việc trích chuyển, nhưng việc trích chuyển không cần sự đồng ý của họ.

2. Trường hợp tổ chức tín dụng không thực hiện việc giữ lại trong tài khoản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế số tiền theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tổ chức tín dụng phải nộp thay. Cá nhân, tổ chức tổ chức bị cưỡng chế có trách nhiệm hoàn trả số tiền mà tổ chức tín dụng đã nộp cho Nhà nước. Trường hợp số dư trong tài khoản tiền gửi ít hơn số tiền phải trích chuyển thì cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế ngoài việc phải trả số tiền mà tổ chức tín dụng đã nộp thay thì còn phải nộp cho Nhà nước phần còn lại cho đủ số tiền phải nộp.

3. Trường hợp không thực hiện việc trích chuyển thì tổ chức tín dụng đó bị phạt số tiền tương ứng với số tiền không trích chuyển vào ngân sách nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc nhà nước nhưng tối đa không quá 500.000.000 đồng.


Điều 5.C.4.17: Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế

(Điều 67, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12)

Những người sau đây có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của cấp dưới:

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh;

2. Trưởng đồn Công an, Trưởng Công an cấp huyện, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ-đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Cục trưởng Cục Quản lý xuất cảnh, nhập cảnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường;

3. Trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng; Cục trưởng Cục Cảnh sát biển;

4. Cục trưởng Cục Hải quan, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan;

5. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Cục trưởng Cục Kiểm lâm;

6. Cục trưởng Cục Thuế;

7. Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường;

8. Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước; người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài;

9. Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh;

10. Chủ tịch Ủy ban chứng khoán nhà nước;

11. Chánh thanh tra chuyên ngành cấp sở, Chánh thanh tra chuyên ngành bộ, cơ quan ngang bộ;

12. Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ đường thuỷ nội địa, Giám đốc Cảng vụ hàng không;

13. Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự khu vực, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Chánh toà Tòa án nhân dân tối cao; Trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, Trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu.

Điều 5.C.4.18: Chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành

(Điều 68, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12)

Trong trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính ở một địa phương nhưng cư trú, đóng trụ sở ở địa phương khác và không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt, thì quyết định xử phạt được chuyển đến nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để chấp hành theo quy định của Chính phủ.


Điều 5.C.4.19: Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

(Điều 69, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12)

Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là một năm, kể từ ngày ra quyết định xử phạt; quá thời hạn này mà quyết định đó không được thi hành thì không thi hành quyết định xử phạt nữa nhưng vẫn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định.

Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.


Каталог: upload
upload -> -
upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014

tải về 1.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương