Phó Tổng Biên tập ts. Nb. Trần hanh Vũ Hội đồng Biên tập Chủ tịch: ts. Lê Bích Phương



tải về 3.2 Mb.
Chế độ xem pdf
trang163/166
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2022
Kích3.2 Mb.
#52648
1   ...   158   159   160   161   162   163   164   165   166
nhan to sanh huong den hai long
CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM MỘT CÁI NHÌN TOÀN CẢNH
2. THỰC TRẠNG TÁI CƠ CẤU DNNN 
TRƯỚC NGƯỠNG CỬA TPP
Trước khi tham gia TPP, Việt Nam đã tiến 
hành quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước 
(DNNN) từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX 
và cho đến nay Việt Nam đã đạt được một số 
thành tựu nhất định trong chủ trương tái cơ cấu 
DNNN. Cụ thể:
Giai đoạn 1986 – 1990: đến cuối năm 1989, 
cả nước có khoảng trên 12.000 doanh nghiệp 
quốc doanh, với quy mô chủ yếu là vừa, nhỏ, vốn 
ít, công nghệ lạc hậu, hiệu quả hoạt động thấp.
Giai đoạn 1990 – 2000: số lượng doanh 
nghiệp quốc doanh đã giảm mạnh, từ 12.000 
đơn vị (năm 1990) xuống còn khoảng 7.000 đơn 
vị (năm 1995). Trong giai đoạn này đã có 548 
DNNN được cổ phần hóa (CPH). Tuy nhiên, tỷ 
trọng GDP của DNNN đã tăng từ 32,5% năm 
1990 lên 42,2% GDP vào năm 1995
(1)
đã thể 
hiện sự lấn át của DNNN đối với các doanh 
nghiệp của các thành phần kinh tế khác trong 
nền kinh tế ngày càng gia tăng. Nhìn chung việc 
thực hiện sắp xếp DNNN trong giai đoạn này 
còn chậm chạp và chỉ mới xử lý đối với DNNN 
có quy mô nhỏ, số lượng DNNN giải thể khá 
nhiều nhưng về vốn, lao động và giá trị tổng 
sản lượng chiếm tỷ trọng nhỏ trong toàn bộ các 
DNNN.
Giai đoạn 2000 – 2010 đã tiến hành CPH 
gần 3.300 DNNN, tăng gấp gần 6 lần so với giai 
đoạn 1990 – 2000. Do đó, tỷ trọng của khu vực 
(1)
Ṭa đàm khoa ḥc (2014), “Tổng kết một số vấn đề 
lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi ḿi”, Ban Kinh tế 
Trung ương và Trừng Đại ḥc Kinh tế TP. H̀ Ch́ 
Minh, tr.308
kinh tế nhà nước trong GDP cũng đã giảm mạnh 
so với giai đoạn trước, đến năm 2010 kinh tế nhà 
nước chỉ còn chiếm tỷ trọng 33,74% GDP so với 
42,2% GDP năm 1995.
Giai đoạn 2011 đến nay: nếu như ở giai 
đoạn hoàng kim của thị trường chứng khoán 
Việt Nam (2002-2005), số lượng doanh nghiệp 
CPH tăng mạnh và ở mức cao, nhất là thời điểm 
2004-2005, bình quân mỗi năm có tới 800 doanh 
nghiệp được CPH, thì trong giai đoạn sau đó, 
tốc độ CPH đã giảm tốc mạnh.
Đến năm 2007, số lượng doanh nghiệp CPH 
đạt con số 118 doanh nghiệp và lao dốc xuống 
chỉ còn 18,7 doanh nghiệp được CPH bình quân 
mỗi năm từ 2008-2010 trước khi nhích lên con 
số khiêm tốn 60 doanh nghiệp trong năm 2011.
Giai đoạn 2011 – 2013, do tình hình khủng 
hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu ảnh hưởng 
mạnh đến Việt Nam đã làm cho thị trường chứng 
khoán không thuận lợi và điều kiện thoái vốn khó 
khăn, số lượng doanh nghiệp được CPH đã thu 
hẹp, trong 3 năm này chỉ cổ phần hóa được 99 
DNNN (rất thấp so với mục tiêu của Chính phủ 
đề ra là đến năm 2015 sẽ CPH được 531 DNNN).
Để đẩy mạnh CPH trong 2 năm còn lại 
2014 – 2015, tính đến tháng 12-2014, cả nước 
đã CPH được 143 DNNN, là kết quả khả quan. 
Tuy vậy, đánh giá chung thì việc thực hiện 
CPH trong giai đoạn này vẫn diễn ra quá chậm. 
Trong hai năm 2014 – 2015 theo đề án tái cơ cấu 
DNNN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 
phải thực hiện CPH 432 doanh nghiệp, trong 
đó đã có 348 doanh nghiệp thành lập Ban chỉ 
đạo CPH; 247 doanh nghiệp đang xác định giá 
trị doanh nghiệp; đã công bố giá trị 123 doanh 
nghiệp, dự kiến cả năm 2014 sẽ CPH khoảng 
200 doanh nghiệp
(2)
.
(2)
ThS. Hoàng Xuân Sơn - ThS. Nguyễn Thị Thảo 
Nguyên, Quá tr̀nh tái cơ cấu DNNN th̀i kỳ đổi ḿi - 
nhận thức và thực tiễn, Tạp ch́ Nghiên cứu phát trỉn, 
số 11 (1/2015), tr.36-37


149

tải về 3.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   158   159   160   161   162   163   164   165   166




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương