PHỤ LỤc số 10 BẢn tổng hợp những khó khăN, VƯỚng mắc xuất phát từ quy đỊnh của pháp luật về XỬ LÝ VI phạm hành chíNH


Một số khó khăn, vướng mắc trong các quy định pháp luật về áp dụng các biện pháp xử lý hành chính



tải về 401.89 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích401.89 Kb.
#26161
1   2   3   4
1.3. Một số khó khăn, vướng mắc trong các quy định pháp luật về áp dụng các biện pháp xử lý hành chính

- Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 ngày 20/01/2014 về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân:

+ Thời hạn để Tòa án thụ lý và xem xét, giải quyết, ra quyết định đối với các hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp XLHC được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 26 Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 là quá ngắn vì trên thực tế số lượng hồ sơ rất nhiều, đặc biệt là khi phải xác minh một vấn đề gì đó liên quan đến hồ sơ thì không đủ thời gian.216

+ Khoản 2 Điều 12 Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 quy định “Trường hợp cần thiết, Thẩm phán có thể tham vấn ý kiến của chuyên gia y tế, tâm lý, giáo dục, xã hội học và đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính cư trú để làm rõ tình trạng sức khỏe, tâm lý, điều kiện sống, học tập của họ”. Tuy nhiên “trường hợp cần thiết” trong điều khoản này đang được hiểu và áp dụng theo nhiều cách khác nhau, cần có hướng dẫn cụ thể.

+ Điểm b khoản 2 Điều 20 Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 quy định “…Trường hợp có yêu cầu thay đổi Thẩm phán thì Thẩm phán phải xem xét; nếu có căn cứ thì tạm dừng phiên họp và báo cáo Chánh án Tòa án xem xét, quyết định…”. Tuy nhiên chưa có quy định trường hợp nếu yêu cầu thay đổi không có căn cứ thì ai là người được quyền quyết định (Thẩm phán hay Chánh án Tòa án).

+ Trình tự, thủ tục tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân quy định tại Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 còn phức tạp, gây nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng.217

- Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 về quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã phường, thị trấn:

+ Một số quy định tại Nghị định số 111/2013/NĐ-CP chưa được hướng dẫn, cụ thể:



  • Theo quy định tại Điểm a, c Khoản 1 Điều 43 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP thì Bộ Tư pháp có trách nhiệm “Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản về biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Hướng dẫn áp dụng pháp luật về biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo yêu cầu của các Bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương”. 218

  • Bộ Công an chưa có văn bản quy định chi tiết hướng dẫn Công an cấp xã, công chức văn hóa – xã hội, các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp giúp UBND cấp xã trong việc thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Xây dựng tài liệu hướng dẫn áp dụng pháp luật về thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn… theo quy định tại Điểm a, c, d Khoản 2 Điều 43 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.219

  • Chưa có văn bản liên ngành của Bộ Y tế, Bộ Lao động thương binh và Xã hội, Bộ Công an quy định về thẩm quyền, thủ tục và quy trình xác định tình trạng nghiện ma túy theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP. 220

+ Việc quy định đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn tại điểm đ khoản 2 Điều 4 Nghị định 111/2013/NĐ-CP là không khả thi do quy định thời gian của 02 lần vi phạm quá ngắn, rất khó có đối tượng áp dụng biện pháp này.221

+ Chưa có thông tư quy định về quản lý, sử dụng kinh phí cho công tác quản lý đối tượng bị áp dụng BPXLHC giáo dục tại tại xã, phường, thị trấn.222

+ Theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP, người bị đề nghị áp dụng biện pháp GDTXPTT phải được mời tham dự buổi họp tư vấn, xem xét về việc áp dụng biện pháp GDTXPTT, nếu vắng mặt phải có ý kiến bằng văn bản. Tuy nhiên chưa có quy định về trường hợp nếu người bị áp dụng biện pháp GDTXPTT vắng mặt mà không gửi ý kiến đến thì giải quyết thế nào, gây khó khăn cho việc áp dụng.223

+ Các loại mẫu biểu về công tác lập hồ sơ theo Nghị định số 111/2013/NĐ-CP chưa thống nhất nên việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp GDTXPTT gặp nhiều khó khăn.224

+ Quy định về số lần vi phạm bị XPVPHC trong thời hạn quy định 06 tháng là điều kiện áp dụng biện pháp GDTXPTT, đưa vào TGD, CSGDBB có sự không thống nhất giữa Nghị định số 81/2013/NĐ-CP, Nghị định số 111/2013/NĐ-CP và Luật XLVPHC225. Các Điều 90, 92 và 94 Luật XLVPHC quy định điều kiện áp dụng biện pháp GDTXPTT, đưa vào TGD, CSGDBB là “02 lần trở lên trong 06 tháng” có hành vi vi phạm và bị XPVPHC; Khoản 1, 2 Điều 16 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP quy định: “ít nhất hai lần bị XPVPHC về các hành vi vi phạm đó trong 06 tháng”; Điểm c, đ khoản 2 Điều 4 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP quy định: “trong 06 tháng đã ít nhất hai lần bị XPVPHC về hành vi…”. Quy định tại các văn bản trên đang khiến các địa phương lúng túng, chưa có sự thống nhất cả về nhận thức và phối hợp thực hiện.

+ Thời gian quản lý tại xã, phường, thị trấn theo quy định của Nghị định 111/2013/NĐ-CP từ 3 đến 06 tháng là không đủ để theo dõi, giáo dục, cảm hóa, giúp đỡ các đối tượng sửa chữa sai lầm, khắc phục các nguyên nhân và điều kiện dẫn đến vi phạm pháp luật.226



- Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:

+ Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP: người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện thì bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Tuy nhiên trên thực tế, việc quản lý các đối tượng nghiện ma túy tại xã, phường, thị trấn là rất khó khăn, vì vậy nhiều đối tượng nghiện ma túy mặc dù đang chấp hành Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn vẫn tiếp tục có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy nhưng do chưa hết thời hạn chấp hành Quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn nên không thể lập hồ sơ để đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc dẫn tới tình trạng trộm cắp, cướp giật gây mất an ninh trật tự tại một số địa bàn.227

+ Quy định thời hiệu lập hồ sơ là 03 tháng kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi sử dụng ma túy trái phép lần cuối bị phát hiện và lập biên bản được quy định tại Điều 4 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP chưa phù hợp với thực tiễn vì có những trường hợp người nghiện sử dụng ma túy trái phép bị phát hiện và lập biên bản 2-3 lần nhưng chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Kể từ lần phát hiện cuối cùng họ mới bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 3- 6 tháng. Sau đó, họ vẫn tiếp tục tái nghiện nhưng không bị bắt quả tang và lập biên bản được, muốn lập hồ sơ đưa đối tượng này vào cơ sở cai nghiện không thực hiện được vì không đảm bảo thời hiệu.228

+ Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 221/2013/NĐ-CP: “Khi phát hiện người sử dụng ma túy trái phép, Công an cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật lập biên bản về hành vi sử dụng ma túy trái phép của người đó…Trường hợp cá nhân, tổ chức phát hiện người sử dụng ma túy trái phép thì báo cho cơ quan Công an cấp xã nơi người có hành vi vi phạm để lập biên bản”. Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định cụ thể về mẫu Biên bản theo quy định nói trên, do đó đa số các cơ quan lập hồ sơ cho rằng biên bản nói trên là biên bản bắt quả tang dẫn tới khó khăn trong việc xây dựng tài liệu lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.229

+ Điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP quy định “trường hợp người vi phạm có nơi cư trú không thuộc xã, phường, thị trấn nơi xảy ra vi phạm thì bàn giao người và biên bản vi phạm cho cơ quan công an cấp xã nơi người vi phạm cư trú để tiến hành lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp ĐVCSCNBB”. Tuy nhiên chưa có quy định nào hướng dẫn hình thức chuyển, trách nhiệm các bên trong việc chuyển, gây khó khăn cho việc thực hiện, nhất là trường hợp tỉnh, thành phố nơi người vi phạm cư trú ở khác với nơi người đó thực hiện hành vi vi phạm.230

+ Điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP quy định “trường hợp chưa xác định được nơi cư trú ổn định của người vi phạm, thì tiến hành xác định nơi cư trú ổn định của người đó. Trong thời gian 15 ngày làm việc, nếu xác định được nơi cư trú ổn định thì thực hiện theo Điểm a hoặc Điểm b Khoản 1 Điều này; nếu không xác định được nơi cư trú ổn định thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định này”. Tuy nhiên chưa có hướng dẫn cụ thể trong 15 ngày xác định nơi cư trú của đối tượng vi phạm thì tổ chức nào chịu trách nhiệm quản lý đối tượng vi phạm.231

+ Điều 9 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB đối với người nghiện có nơi cư trú ổn định có đến 8 loại giấy tờ. Đây là quy định quá khó đối với cấp xã khi tiến hành thủ tục lập hồ sơ đưa người nghiện vào CSCNBB trong khi người nghiện luôn có tâm lý né tránh việc phải đi cai nghiện bắt buộc.232

+ Việc quy định trong thành phần hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định bao gồm “biên bản về hành vi sử dụng ma túy trái phép” tại điểm c khoản 1 Điều 9 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP không phù hợp với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 103 Luật XLVPHC.233

+ Điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải có “Phiếu trả lời kết quả của người có thẩm quyền về tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc”. Tuy nhiên, theo quy định chuyên môn của ngành y tế, việc xác định tình trạng nghiện kéo dài trong thời gian 05 ngày. Đối với người nghiện lên triệu chứng cai khi không dùng thuốc từ 3 – 5 ngày thì việc giữ đối tượng nghiện trong thời gian nêu trên để xác định tình trạng nghiện (giữ ở đâu, ai giữ) hiện chưa có văn bản hướng dẫn thi hành.234

+ Điểm e khoản 1 Điều 9 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải có “giấy xác nhận hết thời gian cai nghiện ma túy tại gia đình hoặc cai nghiện ma túy tại cộng đồng…”. Trong thực tế khi lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hầu hết đều thiếu loại giấy tờ này vì số lượng người nghiện ma túy đã được cai nghiện tại gia đình hoặc cộng đồng rất ít.235

+ Khoản 2 điều 12 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP quy định “Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc…”, quy định như vậy chưa rõ ràng, khó thực hiện (05 ngày/01 hồ sơ hay 05 ngày/nhiều hồ sơ) vì trên thực tế việc thẩm định hồ sơ đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cũng như đưa vào cơ sở giáo dục số lượng hồ sơ do UBND cấp xã, cơ quan công an chuyển đến phòng Tư pháp đề nghị thẩm định với số lượng hồ sơ nhiều (5,10,15 hồ sơ/đợt), thì thời gian quy định như trên không thể thực hiện được.236

+ Điều 57 Luật XLVPHC và Điều 12 Nghị định 221/2013/NĐ-CP đều quy định việc “đánh bút lục” trong hồ sơ. Tuy nhiên hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể như thế nào là “đánh bút lục”.

+ Trình tự, thủ tục lập hồ sơ người nghiện ma túy để chuyển sang Tòa án nhân dan cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng BPXLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc còn rườm rà và có quá nhiều biểu mẫu phức tạp. Cụ thể: Muốn lập hồ sơ đưa một người nghiện ma túy đã bị xử phạt vi phạm hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cấp xã phải áp dụng cùng lúc 02 biện pháp là: biện pháp GDTXPTT và cai nghiện tự nguyện hoặc bắt buộc tại gia đình và cộng đồng; đối với người sau cai nghiện vừa trở về từ các Trung tâm bị phát tái nghiện cũng phải lập hồ sơ lại như ban đầu. Trình tự thủ tục lập hồ sơ phải qua nhiều cơ quan khác nhau nên mất nhiều thời gian, do đó nhiều trường hợp các hồ sơ nộp lên TAND không được thụ lý do quá thời hạn quy định hoặc các đối tượng lợi dụng cơ hội để bỏ trốn khỏi địa phương.237

+ Chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể trường hợp trong thời gian người cai nghiện ma túy đang bị áp dụng biện pháp GDTXPTT theo Nghị định số 111/213/NĐ-CP mà phát hiện tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy thì có bị áp dụng biện pháp ĐVCSCMBB theo Nghị định số 221/2013/NĐ-CP không?238

- Chưa có văn bản quy định cụ thể việc lưu giữ đối tượng sử dụng ma túy trong khoảng thời gian cần thiết để xác định tình trạng nghiện của họ.239



- Chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc:

+ Chưa có văn bản hướng dẫn việc quản lý, sử dụng kinh phí đưa đối tượng vào TGD, CSGDBB.240

+ Chưa có văn bản hướng dẫn trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các BPXLHC đưa vào TGD, đưa vào CSGDBB, đưa vào CSCNBB tại Tòa án nhân dân nên ít địa phương lập hồ sơ đề nghị áp dụng các BPXLHC nêu trên. Do vậy số lượng vi phạm chưa được áp dụng các biện pháp XLHC tồn đọng ngày càng nhiều.241 Bên cạnh đó các cơ quan chức năng gặp khó khăn trong việc giải quyết trường hợp hết thời hiệu áp dụng các BPXLHC đối với các đối tượng vi phạm.242

+ Chưa có quy định cụ thể việc tạm giữ hành chính đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào TGD, đưa vào CSGDBB ngay sau khi Tòa án quyết định áp dụng các biện pháp này nên các đối tượng thường bỏ trốn.243



+ Hồ sơ đưa vào TGD, đưa vào CSGDBB chưa phản ánh hết tình trạng đã từng sử dụng ma túy của đối tượng nên việc nắm bắt tình hình sức khỏe, tâm lý để có sự phân loại đối tượng ngay từ đầu nhằm quản lý, giáo dục cho phù hợp gặp nhiều khó khăn. 244





1 Bộ Quốc phòng

2 Bộ Công an, Đắk Nông, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh

3 Bộ Giao thông vận tải, Quảng Ninh

4 Đà Nẵng

5 Bộ Giao thông vận tải

6 Bộ Công an, Bộ Y tế, Tuyên Quang, Bến Tre, An Giang, Trà Vinh, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Yên Bái, Lâm Đồng, Cao Bằng, Đồng Nai, Tây Ninh, Hậu Giang, Kiên Giang, Lào Cai, Điện Biên, TP Hồ Chí Minh, Hòa Bình, Thái Nguyên, Khánh Hòa

8 Long An

9 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

10 Hà Nội, Bến Tre, Đà Nẵng, An Giang, Quảng Ngãi, Long An, Hà Tĩnh, Bình Định, Bắc Kạn, Đắk Lắk, Đồng Nai, Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Tây Ninh, Hải Phòng, Kiên Giang, Đắk Nông, Bình Dương, Khánh Hòa

11 Bộ Công an, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Đắk Lắk, Cao Bằng, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Lào Cai, Lạng Sơn

12 Lâm Đồng

13 Bình Dương, TP Hồ Chí Minh

14 Bộ Công an, Trà Vinh, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh

15 Bộ Công an

16 Tòa án nhân dân tối cao

17 Bộ Công an, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Điện Biên

18 Bắc Giang, Cần Thơ, Long An, Bình Phước, Bình Định, Phú Yên, Nghệ An, Kiên Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Điện Biên, Hòa Bình, Khánh Hòa

19 Kiên Giang

20 Lâm Đồng, Vĩnh Phúc, Khánh Hòa

21 Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch, TP Hồ Chí Minh

22 Bộ Công an, Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch, Đà Nẵng, Cần Thơ, Trà Vinh, Long An, Tiền Giang, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Hải Phòng, Lạng Sơn

23 TP Hồ Chí Minh

24 Quảng Ninh, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Kiên Giang, Điện Biên, Hòa Bình, Thái Nguyên

25 Bình Thuận

26 Bộ Công an, Đắk Nông

27 Bộ Công an, Hà Nội, Thanh Hóa, Đắk Nông, Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thái Nguyên

28 Bến Tre

29 Vĩnh Phúc

30 Bộ Công an, Bến Tre, Trà Vinh, Long An, Bắc Kạn, Quảng Bình, Kiên Giang, Đắk Nông, Hòa Bình

31 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công an, Bộ Y tế, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, An Giang, Quảng Ninh, Bình Định, Phú Yên, Tiền Giang, Thanh Hóa, Ninh Bình, Bắc Ninh, Đắk Lắk, Đồng Nai, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Quảng Bình, Hải Phòng, Đắk Nông, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Lạng Sơn, Khánh Hòa, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu

32 Quảng Ngãi, Long An, Hà Tĩnh

33 Bến Tre, Đà Nẵng, Cần Thơ, An Giang, Trà Vinh, Long An, Tiền Giang, Nghệ An, Quảng Bình, Đắk Nông, TP Hồ Chí Minh, Lạng Sơn

34 Hà Tĩnh, Bình Định, Phú Yên, Thanh Hóa, Bắc Ninh

35 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nam Định, Hà Nam, Hậu Giang

36 Bộ Y tế

37 Bộ Tài chính, Hà Nội, Cần Thơ, Long An, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng, Thanh Hóa, Bắc Ninh, Đắk Lắk, Vĩnh Phúc, Sóc Trăng, Đắk Nông, Lào Cai, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Khánh Hòa

38 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

39 Long An, Bình Định, TP Hồ Chí Minh, Lạng Sơn

40 TP Hồ Chí Minh

41 Bộ Công an, Cần Thơ, Trà Vinh, Thừa Thiên Huế, Hải Phòng

42 Bộ Công an, Vĩnh Phúc, TP Hồ Chí Minh

43 Lào Cai, Khánh Hòa

44 An Giang, Đồng Nai

45 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

46 Bộ Giao thông vận tải

47 Quảng Bình

48 Hải Phòng

49 Long An

50 Tp Hồ Chí Minh

51 Bến Tre

52 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, TP Hồ Chí Minh

53 TP Hồ Chí Minh

54 TP Hồ Chí Minh

55 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Lào Cai

57 TP Hồ Chí Minh

58 Long An, TP Hồ Chí Minh

59 Bộ Giao thông vận tải

60 Tây Ninh

61 Long An

62 Lào Cai

63 Bến Tre

64 Hà Nội

65 Thanh Hóa

66 Tòa án nhân dân tối cao

67 Lào Cai

68 Phú Yên

69 Đắk Lắk

70 Đắk Nông

71 Thừa Thiên Huế, Hòa Bình

72 TP Hồ Chí Minh

73 Bộ Công an

74 Hải Dương

75 Bộ Y tế

76 TP Hồ Chí Minh

77 Cần Thơ, An Giang, Quảng Ninh, Kiên Giang, Sóc Trăng, Điện Biên

78 Long An, Bình Định, Phú Yên, Tiền Giang, Đắk Lắk, Đồng Nai, Nghệ An, TP Hồ Chí Minh

79 Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch, Cần Thơ, An Giang, Trà Vinh, Long An, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Nghệ An, Kiên Giang, Điện Biên

80 Tây Ninh

81 Lào Cai, TP Hồ Chí Minh

82 TP Hồ Chí Minh

83 Lạng Sơn

84 Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch, Sóc Trăng, Lào Cai

85 Lào Cai

86 Bộ Giao thông vận tải

87 Bình Thuận, Phú Yên, Tiền Giang, Cà Mau

88 Tiền Giang

89 Bình Định

90 Tây Ninh

91 Hải Phòng

92 Điện Biên

93 Quảng Ninh

94 Bắc Giang

95 Bến Tre

96 Quảng Ninh

97 TP Hồ Chí Minh

98 TP Hồ Chí Minh

99 Bình Định

100 Bộ Công an, Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch, Gia Lai, Cần Thơ, Trà Vinh, Đắk Nông

101 Gia Lai, An Giang, Bình Thuận, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Đắk Lắk, Cao Bằng, Nghệ An, Khánh Hòa

102 Bộ Nội vụ; Hà Nội, Vĩnh Phúc, Điện Biên

103 Cần Thơ

104 Đắk Lắk

105 Hà Nội, Tuyên Quang, Trà Vinh, Quảng Ngãi, Bình Phước, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đồng Tháp, Khánh Hòa

106 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc, Cà Mau

107 Đồng Nai

108 Lạng Sơn

109 Sóc Trăng

110 TP Hồ Chí Minh

111 Lạng Sơn

112 Quảng Ninh

113 Quảng Ninh

114 Đồng Nai

115 Lâm Đồng

116 Bà Rịa - Vũng Tàu

117 Lạng Sơn

118 Bình Phước

119 Long An

120 Phú Yên

121 Bắc Kạn

122 Bình Thuận

123 Thừa Thiên Huế

124 Gia Lai, Bến Tre, TP Hồ Chí Minh

Каталог: tintuc -> Lists -> ChiDaoDieuHanh -> Attachments
Attachments -> ĐẢng bộ khối các cơ quan tw
Attachments -> BỘ TÀi chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ CÔng an số: 411/bc-bca cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Điều Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 103/2013/NĐ-cp ngày 12/9/2013 quy định về xử phạt VI phạm hành chính trong hoạt động thủy sản
Attachments -> Hội nghị toàn quốc sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2016
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 1215/btp-pbgdpl v/v tăng cường quản lý về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ TƯ pháp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> VĂn phòng số: 1470/tb-vp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> DỰ thảO ngày 16/12/2014

tải về 401.89 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương