PHỤ LỤc số 10 BẢn tổng hợp những khó khăN, VƯỚng mắc xuất phát từ quy đỊnh của pháp luật về XỬ LÝ VI phạm hành chíNH


Những khó khăn, vướng mắc chủ yếu xuất phát từ quy định của các Nghị định quy định chi tiết Luật XLVPHC



tải về 401.89 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích401.89 Kb.
#26161
1   2   3   4
Những khó khăn, vướng mắc chủ yếu xuất phát từ quy định của các Nghị định quy định chi tiết Luật XLVPHC:

1.2.1 Những khó khăn, vướng mắc liên quan đến Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật XLVPHC:

- Về giao quyền cho cấp phó:

+ Khoản 5 Điều 5 Nghị định 81/2013/NĐ-CP quy định “người được giao nhiệm vụ đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử phạt, thì có thẩm quyền xử phạt và được giao quyền xử phạt như cấp trưởng”. Tuy nhiên chưa có quy định về thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Trong thực tế có nhiều xã, phường, thị trấn không có Chủ tịch, chỉ có Phó Chủ tịch được giao phụ trách xã nên khó khăn trong việc thực hiện biện pháp này.

- Về hệ thống biểu mẫu:

+ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP đang thiếu biểu mẫu Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả 77; mẫu biên bản xác minh; biên bản giao quyết định xử phạt; biên bản trả lại tang vật, giấy tờ, phương tiện; biên bản niêm phong/ mở niêm phong lô hàng tạm giữ, biên bản lấy mẫu lô hàng để giám định, văn bản kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính do công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã, trưởng phòng tư pháp cấp huyện…78

+ Một số mẫu biên bản kèm theo Nghị định số 81/2013/NĐ-CP không phù hợp với thể thức văn bản hành chính quy định tại Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ, dẫn đến việc mỗi địa phương áp dụng một cách khác nhau.79

+ Các biểu mẫu ban hành kèm theo Nghị định số 81/2013/NĐ-CP không thống nhất với các biểu mẫu của các Bộ, ngành Trung ương trong lĩnh vực Công an, Hải quan…nên địa phương gặp lúng túng trong việc triển khai áp dụng các biểu mẫu.80

+ Mẫu biên bản số 1 ban hành kèm theo Nghị định số 81/2013/NĐ-CP có hướng dẫn phải ghi rõ tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ nhưng theo quy trình tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Điều 125 Luật XLVPHC, trước khi tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì phải có quyết định tạm giữ của người có thẩm quyền, sau đó mới lập biên bản tạm giữ (ngoại trừ tạm giữ trong trường hợp cần phải tạm giữ ngay).. Do giữa Luật XLVPHC và biểu mẫu 01 của Nghị định 81/2013/NĐ-CP không thống nhất cho nên dẫn đến cách hiểu và áp dụng pháp luật khác nhau. Để cho thuận tiện, nhanh chóng thì các lực lượng chức năng thường chọn áp dụng biểu mẫu 01 để ghi luôn việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy tờ vi phạm hành chính thay vì phải làm theo trình tự, thủ tục là phải có quyết định tạm giữ, biên bản tạm giữ.81

+Mẫu biên bản số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 81 có nội dung “Cá nhân/Tổ chức vi phạm gửi văn bản yêu cầu giải trình đến ông/bà….. trước ngày… tháng… năm…. Để thực hiện quyền giải trình” là chưa phù hợp, vì theo quy định của Điều 61 Luật XLVPHC, người có quyền giải trình có thể thực hiện việc giải trình bằng hình thức giải trình trực tiếp hoặc giải trình bằng văn bản. Hơn nữa, trong một số trường hợp, có thể chưa xác định được người có thẩm quyền xử phạt ngay tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính.82

+ Một số biểu mẫu kèm theo Nghị định số 81/2013/NĐ-CP còn khó hiểu, chưa dễ áp dụng như mẫu quyết định số 02 về xử phạt VPHC phần nội dung áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả 6a, 6b, 10a, 10b, do đó việc ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính của một số cơ quan, đơn vị chưa tuân thủ đúng mẫu.83

+ Mẫu Biên bản số 05 ban hành kèm theo Nghị định số 81/2013/NĐ-CP có chữ ký, dấu của người ra quyết định tạm giữ. Đối với những trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm thuộc thẩm quyền tạm giữ của Chủ tịch UBND tỉnh thì việc phải có chữ ký của Chủ tịch UBND tỉnh rất khó khăn.84

+ Tại các biểu mẫu ban hành kèm theo Nghị định số 81/2013/NĐ-CP có phần ghi chú (*) yêu cầu ghi đầy đủ tên xã, tên huyện, tên tỉnh trong văn bản thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp xã; ghi đầy đủ tên tỉnh, tên huyện trong văn bản thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Tuy nhiên Ủy ban nhân dân là cấp hành chính được tổ chức theo Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004, theo đó: Uỷ ban nhân dân tỉnh không phải là cơ quan chủ quản của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp huyện không phải là cơ quan chủ quản của Uỷ ban nhân dân cấp xã, nên không thể ghi tương tự như trong trường hợp cơ quan ban hành văn bản là cơ quan trực thuộc của Uỷ ban nhân dân tỉnh được.85

- Điều 3 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP quy định“Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề đối với hành vi vi phạm hành chính phải được quy định thành khung thời gian cụ thể, khoảng cách giữa thời gian tước tối thiểu và tối đa không quá lớn”. Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản QPPL nào hướng dẫn cách xác định thời gian tước cụ thể đối với một hành vi vi phạm, dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong trường hợp quy định thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo khung thời gian.86

- Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP quy định “Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị lập biên bản và ra quyết định xử phạt một lần. Trong thực tế người có thẩm quyền áp dụng pháp luật gặp lúng túng với trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã lập biên bản với hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính, chưa ra quyết định xử phạt nhưng sau khi kiểm tra phát hiện hình thức và nội dung biên bản không phù hợp. Nếu lập biên bản lại thì không phù hợp với quy định, nếu vẫn xử phạt thì biên bản lập sai xử lý thế nào? 87

- Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP dẫn chiếu đến hình thức nộp phạt theo quy định tại điểm b, khoản 2 điều này nhưng khoản 2 Điều 10 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP không có điểm b mà hình thức nộp phạt lại được quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này.88

- Khoản 2 Điều 16 Nghị định 81/2013/NĐ-CP quy định “…khi đối tượng đã ít nhất hai lần xử phạt vi phạm hành chính trong 06 tháng…” là không phù hợp với các quy định tại khoản 4 Điều 92 và khoản 1 Điều 94 Luật XLVPHC “…người có hai lần trở lên trong 06 tháng có hành vi vi phạm hành chính theo quy định nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”.89

- Nghị định số 81/2013/NĐ-CP không quy định cụ thể cách thức, trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp cưỡng chế.90

- Nghị định số 81/2013/NĐ-CP chưa quy định rõ cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan đối với nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thi hành pháp luật về XLVPHC.91

- Quy định thời điểm báo cáo năm trong Nghị định số 81/2013/NĐ-CP từ 01/10 năm trước đến 30/09 năm nay là chưa phù hợp với thời điểm báo cáo năm kế hoạch của các cơ quan đơn vị (31/12) dẫn đến nhiều cơ quan đơn vị chưa chốt số liệu dẫn đến báo cáo chiếu lệ, số liệu không chính xác hoặc vênh nhau giữa các ngành.92

1.2.2 Những khó khăn, vướng mắc liên quan đến các Nghị định khác:

1.2.2.1 Một số vấn đề lớn liên quan đến các Nghị định của Chính phủ:

- Về tính thống nhất, đồng bộ giữa các Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính:

+ Việc quy định về áp dụng mức xử phạt đối với cá nhân, tổ chức tại các Nghị định chưa thống nhất với nhau và với Luật XLVPHC, có Nghị định quy định mức xử phạt áp dụng đối với tổ chức, có Nghị định quy định mức xử phạt áp dụng đối với cá nhân, có Nghị định lại không quy định, gây khó khăn cho người có thẩm quyền áp dụng pháp luật.93

+ Cùng là hành vi kinh doanh trò chơi điện tử ở địa điểm cách trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông dưới 200m có thể bị xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 69 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định XPVPHC trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện hoặc điểm a khoản 1 Điều 16 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định XPVPHC trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo do hai cơ quan có thẩm quyền xử phạt khác nhau là Thanh tra Sở Thông tin truyền thông và Thanh tra Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch.94

+ Các hành vi vi phạm về sản xuất, kinh doanh hàng cấm tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP trùng lặp với các hành vi quy định xử phạt vi phạm về sản xuất thuốc không có số đăng ký; kinh doanh, nhập khẩu thuộc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam tại Nghị định số 176/2013/NĐ-CP (điểm a khoản 5 Điều 39; điểm b khoản 6 Điều 40; điểm a khoản 1 Điều 41); Nghị định số 119/2013/NĐ-CP (khoản Điều 16; khoản 6 Điều 17).95

+ Hành vi “kinh doanh không có biển hiệu được quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 66 Nghị định 158/2013/NĐ-CP trùng lặp với hành vi không treo biển đại lý Internet hoặc điểm cung cấp dịch vụ truy cập Internet công cộng” được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 32 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP tuy nhiên mức xử phạt lại chênh lệch nhau rất lớn (10.000.000 – 15.000.000 đồng đối với hành vi “kinh doanh không có biển hiệu” và 2.000.000 đồng – 5.000.000 đồng đối với hành vi “không treo biển đại lý Internet hoặc điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng”).96 Tương tự như vậy, hành vikinh doanh không đúng ngành nghề, mặt hàng, địa điểm kinh doanh ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (khoản 1, Điều 6 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP) trùng lặp với hành vi “kinh doanh ngành, nghề không có trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Điều 25 Nghị định số 155/2013/NĐ-CP) tuy nhiên mức phạt tiền được áp dụng đối với các hành vi này cũng có sự chênh lệch rất lớn. (Mức phạt tiền lần lượt là 1.000.000 – 5.000.000 và 15.000.000 – 20.000.000).97

+ Lực lượng quản lý thị trường không có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi “không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 32 Nghị định 155/2013/NĐ-CP nhưng lại có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi “kinh doanh mà không treo biển hiệu” quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 66 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP.98

+ Trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu có 02 Nghị định xử phạt điều chỉnh là Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19/07/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa và Nghị định số 97/2013/NĐ-CP ngày 27/08/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và dầu khí dầu mỏ hóa lỏng.99

- Về phân định thẩm quyền xử phạt của các lực lượng chức năng:

Việc phân định thẩm quyền của các chức danh trong các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính còn chung chung, không gắn với từng hành vi vi phạm tại các điều, khoản cụ thể, đặc biệt là của lực lượng Công an nhân dân, Quản lý thị trường, Chủ tịch UBND các cấp, Thanh tra chuyên ngành…100

Hiện nay, trong tổng số 26 nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính có quy định thẩm quyền chung của các chức danh có thẩm quyền xử phạt, tính đến thời điểm hiện nay, có 07 nghị định đang được các cơ quan chủ trì soạn thảo sửa đổi, bổ sung và trình Chính phủ xem xét, quyết định ban hành (đối với các nghị định này, Bộ Tư pháp đã có ý kiến góp ý và thẩm định, trong đó có nội dung về phân định thẩm quyền xử phạt); 02 nghị định do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chủ trì soạn thảo đã được rà soát và báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án dự kiến sửa đổi, bổ sung các quy định về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; còn 17 nghị định chưa được các cơ quan chủ trì soạn thảo tiến hành rà soát và phân định cụ thể thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh có thẩm quyền xử phạt.

- Về đối tượng xử phạt:

Điều 5 Luật XLVPHC quy định việc xử phạt vi phạm hành chính chỉ áp dụng đối với cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên trên thực tế phát sinh các đối tượng vi phạm là hộ gia đình hoặc cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo… Một số Nghị định đã bổ sung các đối tượng xử phạt ngoài cá nhân và tổ chức, ví dụ như Nghị định số 102/2014/NĐ-CP (điểm a khoản 1 Điều 2) quy định bổ sung đối tượng hộ gia đình, cộng đồng dân cư và áp dụng mức xử phạt như đối với cá nhân. Trên thực tế, đối với đối tượng vi phạm là hộ gia đình, do không có hướng dẫn cụ thể nên các cơ quan có thẩm quyền gặp khó khăn trong việc xử phạt vợ hay chồng hay cả hai vợ chồng hay là cả hộ gia đình.101

- Về việc ban hành các Nghị định của Chính phủ:

+ Việc chậm ban hành các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chuyên ngành tạo ra những khoảng trống trong quá trình triển khai thi hành Luật XLVPHC. Ví dụ như Nghị định quy định về biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức 102.; Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng 103; Nghị định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng, tôn giáo104...

+ Chính phủ chưa hướng dẫn việc xây dựng cơ sở dữ liệu về XLVPHC ở địa phương, do vậy chưa có cơ chế giám sát, theo dõi, chia sẻ và cung cấp thông tin về đối tượng vi phạm hành chính nên trên thực tế khó xác định các trường hợp tái phạm, vi phạm nhiều lần đối với hành vi vi phạm pháp luật hành chính để áp dụng tình tiết tăng nặng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Luật XLVPHC105 và thực hiện nhiệm vụ gửi các văn bản, quyết định về công tác XLVPHC cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về XLVPHC của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương theo quy định tại khoản 6 Điều 17 Luật XLVPHC.106

- Về quy định thẩm quyền lập biên bản của công chức, viên chức:

Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP quy định thẩm quyền lập biên bản cho công chức, viên chức đang thi hành công vụ, nhiệm vụ. Tuy nhiên một số Nghị định không giao thẩm quyền lập biên bản cho công chức cấp xã, viên chức như Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm; Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở…do vậy không đảm bảo được yêu cầu quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực liên quan.107

Bên cạnh đó, điều khoản này cũng quy định các chức danh có thẩm quyền lập biên bản được quy định cụ thể tại các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước. Tuy nhiên, nhiều nghị định chưa quy định cụ thể các chức danh có thẩm quyền lập biên bản mà chỉ quy định chung là thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý (Nghị định số 178/2013/NĐ-CP; Nghị định số 174/2013/NĐ-CP…), vì vậy còn nhiều cách hiểu và áp dụng khác nhau, dẫn đến thực hiện không thống nhất. 108

1.2.2.2 Một số vấn đề cụ thể liên quan đến các Nghị định của Chính phủ:

- Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19/07/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa:

+ Nghị định số 80/2013/NĐ-CP quy định việc áp dụng hình thức xử phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm là buôn bán hàng đóng gói sẵn mà lượng của hàng đóng gói sẵn đó có giá trị trung bình nhỏ hơn giá trị trung bình cho phép theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân công bố hoặc do cơ quan có thẩm quyền quy định để thu lợi bất hợp pháp (khoản 2 và khoản 3 Điều 16). Tuy nhiên Nghị định chưa quy định hình thức xử lý đối với hàng hóa vi phạm.109

+ Khoản 6 Điều 26 Nghị định số 80/2013/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt bổ sung: “Tịch thu hàng hóa không đảm bảo an toàn sử dụng cho người, vật nuôi, cây trồng, ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường đối với vi phạm quy định từ khoản 1 đến khoản 5 khi không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 7 Điều này”. Trong khi đó điểm a khoản 7 điều này quy định: Buộc thu hồi hàng hóa vi phạm về nhãn đang lưu thông trên thị trường. Như vậy, đã không thu hồi được hàng hóa vi phạm về nhãn đang lưu thông trên thị trường thì việc tịch thu là không khả thi.110

+ Nghị định số 80/2013/NĐ-CP chưa quy định biện pháp xử lý về sai số phương tiện đo gây khó khăn công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng.111



- Nghị định số 93/2013/NĐ-CP ngày 20/08/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa:

+ Điều 69 Nghị định số 93/2013/NĐ-CP quy định Thanh tra giao thông có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm liên quan đến công trình giao thông, cơ sở đào tạo, đóng mới, hoán cải, cảng, bến...trừ cảng, bến thủy nội địa thuộc phạm vi trách nhiệm của Cảng vụ đường thủy nội địa. Vì vậy công tác thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Thanh tra giao thông gặp nhiều khó khăn do có sự chồng chéo về thẩm quyền.112

+ Mức xử phạt đối với hành vi không trang bị hoặc trang bị không đủ thiết bị cứu đắm (phao cứu sinh) là quá thấp (từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng), không đủ tính răn đe đối với chủ phương tiện.113

- Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

+ Khoản 1, khoản 3, khoản 4 Điều 14 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP chỉ quy định một mức xử phạt đối với hành vi vi phạm về thời giờ nghỉ ngơi, làm việc, làm thêm giờ quá giới hạn cho phép nhưng không phân chia mức xử phạt tương ứng theo quy mô, số lượng lao động làm thêm giờ là không hợp lý.114

+ Một số hành vi vi phạm của người sử dụng lao động trong Nghị định số 95/2013/NĐ-CP bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động. Tuy nhiên nếu áp dụng biện pháp này đối với doanh nghiệp có số lượng người lao động nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc làm, đời sống của người lao động nên rất khó áp dụng trong thực tế.

- Nghị định số 97/2013/NĐ-CP ngày 27/08/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khó, kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng:

+ Hành vi chiết nạp LPG trái phép được điều chỉnh bởi 02 điều khoản là khoản 2 Điều 53 và điểm đ khoản 2 Điều 57 Nghị định số 97/2013/NĐ-CP nhưng quy định hình thức xử phạt khác nhau.115

+ Các hành vi ”mua, bán, vận chuyển, trao đổi, lưu trữ các loại chai LPG và LPG chai của thương nhân kinh doanh LPG khác ngoài hợp đồng đã ký” được quy định tại điểm d khoản 2 Điều 53 của Nghị định số 97/2013/NĐ-CP đã bao hàm tất cả các hành vi được quy định tại điểm c khoản 3 Điều 49, điểm c khoản 4 Điều 50, điểm c khoản 3 Điều 51 Nghị định này nhưng khung tiền phạt lại không thống nhất.116

+ Nghị định số 97/2013/NĐ-CP chưa có chế tài xử phạt đối với các hành vi không chấp hành việc lưu mẫu xăng, không trang bị ca đong, bình đong và không xuất trình được phiếu xét nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hóa theo quy định theo yêu cầu của cơ quan chức năng.117

- Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/08/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp:

- Các quy định xử phạt trong Nghị định số 99/2013/NĐ-CP đang chưa củ thể, rõ ràng, đặc biệt là trình tự, thủ tục tiến hành xác minh, xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân vi phạm phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành.118



- Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày 10/12/2014 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai:

+ Nghị định số 102/2013/NĐ-CP chưa quy định chế tài xử phạt đối với hành vi hủy hoại đất trong khi hành vi này đã được quy định tại khoản 25 Điều 3 và điểm b khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013.119

+ Khoản 1 Điều 36 Nghị định số 102/2013/NĐ-CP quy định: ”Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm để xử lý. Trường hợp các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong Nghị định này có lợi cho đối tượng vi phạm hành chính thì áp dụng các quy định của Nghị định này để xử lý.” Tuy nhiên trên thực tế tại địa phương, đối với những trường hợp vi phạm đã xảy ra từ rất lâu, việc xác định thời điểm vi phạm cũng như việc truy lại các quy định pháp luật về XLVPHC tại thời điểm đó rất khó khăn. Điều này sẽ dẫn đến có địa phương bỏ qua không XLVPHC hoặc đối tượng vi phạm hành chính cố tình không khai báo trung thực.120

+ Nghị định số 102/2013/NĐ-CP chưa có quy định chế tài xử phạt đối với hành vi thiếu trách nhiệm để đất bị lấn chiếm (điểm đ khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013); hành vi chậm đưa đất vào sử dụng quá thời gian quy định (điểm i khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013).121

- Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12/09/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản:

+ Nghị định số 103/2013/NĐ-CP không quy định chế tài xử phạt hành vi ”Hoạt động sai nội dung ghi trong giấy phép về khai thác thủy sản”.122

+ Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cao hơn nhiều so với phương tiện, tang vật bị tạm giữ do vậy nhiều trường hợp chủ tang vật, phương tiện bỏ trốn, không chấp hành quyết định xử phạt. Các cơ quan chức năng cũng gặp khó khăn trong việc xử lý các tang vật, phương tiện này.123

+ Việc quy định thẩm quyền xử phạt của công chức được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành là quá thấp so với mức phạt của hầu hết các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thủy sản. Nhiều trường hợp các hành vi vi phạm trên biển phải chuyển hồ sơ, tang vật về đất liền để người có thẩm quyền xử lý nên tốn nhiều chi phí và thời gian.

- Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định XPVPHC trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn

+ Nghị định số 109/2013/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt đối với hành vi không niêm yết giá (khoản 1 Điều 12) là không đủ sức răn đe (phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm lần đầu hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng – 500.000 đồng đối với vi phạm từ lần thứ hai trở lên tại Điều 12 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP) 124;

+ Điều 42 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP chỉ quy định thẩm quyền xử phạt của Thanh tra viên, Chánh thanh tra Sở Tài chính mà không quy định thẩm quyền của Thanh tra viên, chánh thanh tra các sở, ngành khác và trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Sở, do vậy gây khó khăn trong công tác xử phạt trên thực tế.125

+ Nghị định chưa quy định thẩm quyền xử phạt của UBND các cấp, lực lượng Quản lý thị trường, Công an, Hải quan đối với lĩnh vực giá, hóa đơn gây khó khăn cho việc chứng minh các trường hợp hàng lậu, hành vi xoay vòng hóa đơn, sử dụng một hóa đơn cho nhiều lô hàng để trốn thuế, kinh doanh hàng lậu. Trong khi đó, cơ quan thuế không có chức năng kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường nên không thể xử lý tận gốc việc bán hàng không có hóa đơn để trốn thuế, hàng lậu.126

+ Điểm a khoản 1 Điều 25 quy định xử phạt đối với hành vi thu phí, lệ phí không đúng mức phí, lệ phí theo quy định của pháp luật có số tiền vi phạm dưới 10.000.000 đồng là quá chung chung, gây khó khăn cho việc xử phạt của các cơ quan chức năng.127

+ Nghị định số 109/2013/NĐ-CP chưa quy định chế tài xử phạt đối với một số hành vi liên quan đến hoạt động thẩm định giá; đăng ký giá, kê khai giá.128

- Nghị định số 119/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi:

+ Nghị định số 119/2013/NĐ-CP chưa quy định chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong phòng, chống dịch bệnh trên cạn, ví dụ như hành vi kinh doanh, vận chuyển động vật làm lây lan dịch bệnh.129

+ Nghị định 119/2013/NĐ-CP chưa quy định chế tài xử phạt đối với một số hành vi vi phạm như bán thịt gia cầm không có dấu kiểm soát giết mổ; đưa gia súc vào lò mỏ để giết mổ không có giấy chứng nhận tiêm phòng... 130

- Nghị định số 139/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ quy định xử lý vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão:

+ Hệ thống biểu mẫu áp dụng trong công tác XLVPHC đã ban hành không phù hợp với tính đắc thù của lĩnh vực thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai.131

+ Hiện tại chưa có hướng dẫn cụ thể về quy trình lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đê điều, thủy lợi và phòng, chống thiên tai do vậy công tác áp dụng pháp luật còn nhiều bất cập.132

+ Quy định về mức xử phạt tại một số điều, khoản trong Nghị định số 139/2013/NĐ-CP không phù hợp với thực tế địa phương và không phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.133

+ Một số hành vi vi phạm được xác định có làm ảnh hưởng đến an toàn của công trình thủy lợi, đề điều nhưng chưa được quy định chế tài xử phạt trong Nghị định số 139/2013/NĐ-CP.134

-Nghị định số 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ quy định về XPVPHC trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản:

+ Nghị định 142/2013/NĐ-CP chưa quy định cụ thể chế tài xử phạt đối với hành vi mua bán, vận chuyển khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp135; hành vi vận chuyển, tàng trữ, thu gom khoáng sản trái phép (trên thực tế, khi phát hiện những hành vi vi phạm này, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường phải chuyển hồ sơ cho cơ quan QLTT xử phạt theo Nghị định số 185/2013/NĐ-CP)136; hành vi khai thác khoáng sản không có hợp đồng thuê đất.137

+ Điều 29 Nghị định 142/2013/NĐ-CP quy định về việc phạt tiền đối với hành vi “khai thác khoáng sản vượt ra ngoài phạm vi đến 10% tổng diện tích hoặc tổng độ cao của khu vực được phép khai thác khoáng sản…”. Quy định này dẫn đến các cách hiểu khác nhau gây khó khăn cho thực tiến áp dụng.138

- Nghị định số 155/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư:

+ Điểm b, Khoản 3, Điều 10 Nghị định số 155/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định ‘‘thực hiện dự án chậm so với tiến độ quy định trong giấy chứng nhận đầu tư mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận’’ đều xử phạt mức từ 20 đến 30 triệu đồng, không phân biệt thời gian chậm cụ thể (chậm 10 ngày, chậm một năm hoặc vài năm) do đó chưa thể hiện sự công bằng.139



- Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định XPVPHC trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo:

+ Nghị định số 158/2013/NĐ-CP không quy định hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nên các cơ quan chức năng gặp khó khăn trong việc xử lý triệt để hành vi vi phạm.140

+ Hiện nay Nghị định số 158/2013/NĐ-CP chưa quy định chết tài xử phạt đối với hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh quầy bar vì nhiều quầy bar hiên nay đang hoạt động như vũ trường trá hình.141

- Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt và Nghị định số 107/2014/NĐ-CP ngày 17/11/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP:

+ Hiện nay Nghị định 171/2013/NĐ-CP chưa quy định chế tài xử phạt đối với nhà cung cấp dịch vụ thiết bị giám sát hành trình không đảm bảo chất lượng như đăng ký, lắp đặt, không thực hiện đúng hợp đồng về bảo hành, bảo trì, duy trì tình trạng hoạt động tốt nhất của thuê bao giám sát hành trình.142

+ Quy định về người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính tại Điều 73 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP chưa hợp lý vì việc kiểm tra công tác trật tự an toàn giao thông đường bộ và đường sắt là do công chức phường, xã chuyên môn hoặc viên chức đội Quản lý trật tự đô thị thực hiện nhưng lại không được lập biên bản. Bản thân Chủ tịch UBND các cấp không thể thường xuyên trực tiếp đi kiểm tra và lập biên bản vi phạm hành chính được.143

+ Mức phạt tiền đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm đối với người đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm là 100.000 - 200.000; đối với người từ 16-18 tuổi mức phạt bằng 50% tại Nghị định số 171/2013/NĐ-CP là chưa đủ sức răn đe.144

+ Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định Thanh tra giao thông có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi như chạy sai hành trình, lịch trình; dừng, đỗ, đón trả khách. Tuy nhiên theo quy định thì Thanh tra giao thông chỉ được xử lý tại các điểm giao thông tĩnh.145

- Nghị định số 171/2013/NĐ-CP và Nghị định số 107/2014/NĐ-CP quy định hành vi sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp chỉ áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu các loại giấy tờ trên mà không quy định tịch thu phương tiện nên không thể tịch thu được phương tiện xe mô tô và xe mô tô 3 bánh không có nguồn gốc hợp pháp (Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp).146



- Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định XPVPHC trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện:

+ Chưa có hướng dẫn cụ thể việc thực hiện tịch thu tài khoản có trong sim theo quy định tại khoản 8 Điều 30 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP.147

+ Chưa có hướng dẫn cụ thể việc thực hiện truy thu phí sử dụng tần số trong thời gian sử dụng tần số không có giấy phép theo quy định tại khoản 13 Điều 77 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP.148

+ Nghị định 174/2013/NĐ-CP chưa quy định chế tài xử phạt đối với hành vi không đăng ký hoạt động cơ sở in; không khai báo hoạt động cơ sở dịch vụ photocopy; hợp tác với cơ sở in khác để thực in chế bản; in, gia công sau in nhưng không có văn bản chấp thuận của tổ chức, cá nhân có sản phẩm đặt in theo quy định tại Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/06/2014 của Chính phủ.149



- Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế:

+ Nghị định số 176/2013/NĐ-CP chưa quy định chế tài xử phạt đối với hành vi không niêm yết giá thuốc của các cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc chữa bệnh theo Luật Dược (Điều 5, Điều 23, Điều 28).150

+ Quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm như bán thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ (điểm c khoản 6 Điều 40 Nghị định só 176/2013/NĐ-CP) giống nhau đối với người bán số lượng nhỏ cũng như người bán số lượng nhiều là không hợp lý.151

- Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm:

+ Chế tài xử phạt trong Nghị định số 178/2013/NĐ-CP chưa đủ sức giáo dục, răn đe cá nhân, tổ chức vi phạm; số tiền nộp phạt đối với một số hành vi vi phạm còn thấp hơn so với chi phí để thực hiện quy định về an toàn vệ sinh đúng pháp luật.152

+ Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 178/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về An toàn thực phẩm quy định: “Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng” nhưng hành vi kinh doanh thực phẩm quá hạn sử dụng lại chưa được quy định tại Nghị định này.153

+ Điều 9 Nghị định số 178/2013/NĐ-CP quy định xử phạt mức phạt tiền (05 đến 10 triệu; 10 đến 20 triệu; 20 đến 40 triệu) đối với vi phạm quy định về sử dụng vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nhưng trong thực tế mức phạt tại điều này là cao đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ.154

+ Khoản 1 Điều 11 Nghị định 178/2013/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi không thực hiện cập nhật kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định cho đối tượng thuộc diện phải cập nhật kiến thức...”. Tuy nhiên không có văn bản nào hướng dẫn hình thức cập nhật như thế nào, thời gian cập nhật trong bao lâu, nội dung cập nhật là nội dung gì...vì vậy cơ quan có thẩm quyền gặp khó khăn trong việc áp dụng pháp luật. 155

+ Điểm a, khoản 3, điều 13 Nghị định số 178/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng về hành vi “sử dụng nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật để sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm”. Tuy nhiên chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể rõ ràng thế nào là nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật.156

+ Nghị định số 178/2013/NĐ-CP quy định các mức xử phạt khác nhau đối với hành vi ” sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng” (phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng) và hành vi ”sử dụng hóa chất không có trong danh mục được phép sử dụng; hóa chất không rõ nguồn gốc để sản xuất, chế biến thực phẩm.” (phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng) nhưng lại không quy định cụ thể như thế nào là hóa chất, như thế nào là phụ gia thực phẩm khiến cơ quan chức năng gặp lúng túng trong việc xác định hành vi. Ví dụ chất Tinopan có tính năng làm trắng và tươi thực phẩm nhưng về bản chất là hóa chất.157

- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

+ Các hành vi vi phạm về chất thải nguy hại chỉ quy định chế tài đối với hành vi chôn lấp, đổ, thải chất thải nguy hại là không đúng quy định về bảo vệ môi trường.158

+ Nghị định số 179/2013/NĐ-CP chưa quy định thẩm quyền của lực lượng Công an đối với các hành vi vi phạm liên quan đến quản lý chất thải nguy hại.159

+ Đối với hành vi vi phạm vận chuyển chất thải nguy hại Nghị định số 179/2013/NĐ-CP không quy định từng mức định lượng gây khó khăn trong công tác phòng ngừa, đấu tranh xử lý. Dẫn tới các đối tượng vận chuyển thường chia nhỏ khối lượng chất thải nguy hại để vận chuyển bằng phương tiện xe máy tránh kiểm tra xử lý.160

+ Điều 8 và Điều 12 Nghị định 179/2013/NĐ-CP có quy định việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, được phân chia thành 02 nhóm đối tượng xử phạt khác nhau là nhóm đối tượng phải lập dự án đầu tư và nhóm đối tượng không phải lập dự án đầu tư. Tuy nhiên quy định này chưa được hướng dẫn cụ thể dẫn đến quá trình thực hiện còn lúng túng.161

+ Điều 15, Điều 16 Nghị định số 179/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi thải bụi, khí thải có chứa các thông số về môi trường. Tuy nhiên hành vi vi phạm các nguồn thải mà 2 điều luật trên xử phạt đa số là nguồn thải tập trung như qua ống khói, bể còn các trường hợp khí thải phân tán gây ô nhiễm môi trường như mùi ớt bột phơi khô khi trời nắng hoặc ô nhiễm bụi than từ các bãi than phân tán thì chưa có văn bản hướng dẫn gây khó khăn cho công tác xử lý.162

+ Điều 30 Nghị định số 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hoạt động sản xuất, kho tàng không thực hiện đúng quy định về khoảng cách an toàn về bảo vệ môi trường đối với khu dân cư. Tuy nhiên, chưa hướng dẫn cụ thể cách xác định khoảng cách an toàn.163

+ Điểm n, o khoản 1 Điều 54 Nghị định số 179/2013/NĐ-CP đã hạn chế thẩm quyền của lực lượng cảnh sát môi trường đối với một số hành vi vi phạm, ví dụ như hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà không có cam kết bảo vệ môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường (quy định tại Điều 12 Nghị định số 179/2013/NĐ-CP).164

+ Điều 72 Nghị định số 179/2013/NĐ-CP quy định “Các hành vi vi phạm hành chính được thực hiện hoặc phát hiện trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà chưa lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì xử phạt theo quy định của Nghị định này”. Tuy nhiên khoản 2 Điều 79 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 quy định “Không được quy định hiệu lực trở về trước” đối với các trường hợp quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn. Trong khi đó, nhiều hành vi vi phạm quy định tại Nghị định số 179/2013/NĐ-CP đều có khung hình phạt cao hơn nhiều lần so với hành vi vi phạm tương tự hoặc không có quy định tại Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường (đã được thay thế bởi Nghị định số 179/2013/NĐ-CP).165

+ Điểm d khoản 2 Điều 30 Nghị định số 179/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi “phát tán mùi ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người”. Thực tiễn cho thấy phần lớn chủ thể của hành vi này là các hộ chăn nuôi. Tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền gặp khó khăn trong việc xác định hoạt động của các hộ chăn nuôi có phải là hoạt động sản xuất không, nếu là hoạt động sản xuất thì quy mô chăn nuôi như thế nào. Vì theo Phụ lục IV, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, “chăn nuôi gia súc, gia cầm…với quy mô chuồng trại nhỏ hơn 50m2…thuộc đối tượng không phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường. Ngoài ra chưa có hướng dẫn cụ thể về khoảng cách an toàn về bảo vệ môi trường đối với khu dân cư, phương pháp xác định hành vi “phát tán mùi ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người”.166

+ Điểm n, o khoản 1, Điều 54 Nghị định số 179/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường đã hạn chế thẩm quyền của lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường. Lực lượng này sẽ không được xử lý các hành vi vi phạm như: vi phạm các quy định về thực hiện cam kết bảo vệ môi trường; vi phạm các quy định về thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường; vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại; xử lý chất thải nguy hại; nhập khẩu phế liệu; vi phạm các quy định về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên… 167

+ Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 và điểm b khoản 1 Điều 59 Nghị định số 179/2013/NĐ-CP, thẩm quyền áp dụng hình thức di dời, cấm hoạt động thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, gây khó khăn cho cấp huyện trong việc giải quyết dứt điểm các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm kéo dài.168

+ Nghị định số 179/2013/NĐ-CP chưa quy định biện pháp khắc phục hậu quả buộc thực hiện các thủ tục còn thiếu về bảo vệ môi trường.169

+ Theo quy định tại Nghị định số 179/2013/NĐ-CP, đối với nhóm hành vi vi phạm các quy định về hồ sơ, thủ tục như: Cam kết, đánh giá tác động môi trường, tư vấn dịch vụ quan trắc môi trường; các hành vi vi phạm về quản lý chất thải nguy hại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, cho, bán, tái chế chất thải nguy hiểm… thì lực lượng Cảnh sát môi trường cấp huyện không được thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, kiểm tra, xử lý. Trong thực tế, đây là các hành vi thường xuyên xảy ra, nếu không được tiến hành điều tra cơ bản thì không chủ động trong công tác phòng ngừa và đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.170



- Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định XPVPHC trong hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Chính phủ đã ban hành Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 185/2013/NĐ-CP).

+ Điểm b khoản 8 Điều 3 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định “Hàng giả chất lượng công dụng là hàng hóa có định lượng chất chính hoặc tổng các chất dinh dưỡng hoặc đặc tính cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống…”. Trên thực tế, việc quy định tổng các chất dinh dưỡng mà không quy định từng chất tạo ra kẽ hở để các đói tượng lợi dụng lách luật.171 Bên cạnh đó, việc quy định “hàng hóa có hàm lượng định lượng chất chính …” là khó thực hiện vì hiện nay chưa có văn bản nào quy định đối với từng loại hàng hóa thì chất nào là chất chính, gây khó khăn trong việc xử lý.172

Ngoài ra quy định về khái niệm thuốc giả tại điểm c khoản 8 Điều 3 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP cũng không phù hợp với khái niệm về thuốc giả trong Luật Dược 2005.173

+ Điểm b khoản 4 Điều 4 quy định về biện pháp “đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh” nhưng trên thực tế cụm từ “đình chỉ một phần hoạt động sản xuất, kinh doanh đang có cách hiểu chưa thống nhất. Cách hiểu thứ nhất là đình chỉ nhóm hàng hoặc mặt hàng vi phạm; cách hiểu thứ hai là chỉ đình chỉ hàng hóa vi phạm. Ví dụ chủ thể có hành vi kinh doanh hàng hóa là thuốc lá điếu ngoại nhập lậu có thể bị đình chỉ hoạt động kinh doanh thuốc lá ngoại hoặc chỉ bị đình chỉ kinh doanh thuốc lá ngoại nhập lậu. 174

+ Các hành vi vi phạm về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP đang bị áp dụng mức xử phạt quá cao, chưa phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội ở địa phương và khó áp dụng trong thực tiễn, đặc biệt là không khả thi để áp dụng đối với đối tượng vi phạm là các hộ, cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ.175

+ Nghị định số 185/2013/NĐ-CP chỉ quy định phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính “kinh doanh không đúng ngành nghề, mặt hàng, địa điểm kinh doanh ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” (khoản 1 Điều 6 )nhưng không quy định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả các hành vi đã vi phạm như buộc phải đăng ký lại hoặc buộc đăng ký thay đổi nội dung tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng tinh thần của Luật XLVPHC được ghi nhận tại điểm a khoản 1 Điều 3 “Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật”.176

+ Điều 17 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm, tuy nhiên khi tang vật vi phạm đã được xuất bán cho khách hàng thì không tịch thu được. Do quy định việc xác định quan hệ nhân quả giữa hành vi và tang vật vi phạm chưa cụ thể, nên dẫn đến việc xác định tang vật đã có hóa đơn bán hàng, chuyển quyền sở hữu sang người mua là đã trở thành hợp pháp, như vậy là bỏ sót nội dung xử lý vi phạm.177

+ Điểm c khoản 1 Điều 21 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ nhưng không có giải thích cụ thể như thế nào là hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.178

+ Tại các Điểm h, Điểm i, Điểm k Khoản 1, Điều 25 Nghị định 185/2013/NĐ-CP có sự trùng lặp trong quy định về số lượng thuốc lá điếu nhập lậu nhưng lại khác nhau về mức tiền phạt.179

+ Điểm b khoản 4 Điều 26: Việc quy định số lượng tang vật là thuốc lá nhập lậu 1.000kg là chưa đảm bảo tính nghiêm khắc cũng như tăng cường tính phòng ngừa của quy định. 180

+ Các hành vi vi phạm hành chính về hoạt động kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký chất lượng theo quy định; kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh mà không có giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép hết hạn; kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có điều kiện mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong Nghị định số 185/2013/NĐ-CP mới chỉ áp dụng hình thức xử phạt chính là phạt tiền, không quy định hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động kinh doanh nên không đảm bảo tính răn đe.181

+ Mức xử phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh mà không có giấy phép theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP (từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng). Tại địa phương đa số đối tượng vi phạm là hộ kinh doanh nhỏ lẻ nên mức phạt này khó áp dụng.182

+ Hành vi ”Kinh doanh sản phẩm rượu không đúng đối tượng, địa điểm, nội dung ghi trong giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu” (điểm b khoản 3 Điều 45 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP) trùng lặp với hành vi “Kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời gian, địa bàn, địa điểm, mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh được cấp” (điểm b khoản 3 Điều 7 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP) nhưng mức xử phạt lại khác nhau.183

- Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã:

+ Hiện nay Nghị định số 110/2013/NĐ-CP chưa quy định chế tài xử phạt đối với hành vi gian dối trong lĩnh vực hộ tịch trong khi thực tế, hành vi gian dối trong lĩnh vực hộ tịch diễn ra nhiều nơi và gây hậu quả pháp lý nghiêm trọng.184

+ Điểm a khoản 4 Điều 28 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định hành vi lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đích xuất cảnh, nhập cảnh, nhập quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch nước ngoài thì bị xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên trong thực tiễn người có thẩm quyền gặp khó khăn trong việc xác định và chứng minh hành vi vi phạm này.185

- Nghị định số 110/2013/NĐ-CP chưa quy định chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại.186

- Nghị định số 110/2013/NĐ-CP chưa quy định trình tự, thủ tục, phương thức thực hiện khi áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi vi phạm là sử dụng giấy tờ giả, làm giấy tờ giả trong các lĩnh vực khác nhau.187



- Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp:

+ Nghị định chưa quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường trong khi Quản lý thị trường là lực lượng chủ chốt cùng Công an, Hải quan phát hiện các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón, đặc biệt là phân bón giả và kém chất lượng.188

+ Khoản 3 Điều 22 Nghị định số 163/2013/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt bổ sung “tịch thu phân bón kinh doanh đã quá thời hạn sử dụng, phân bón đã bị đình chỉ sản xuất, đình chỉ tiêu thụ…”. Tuy nhiên chương V của Nghị định này lại không quy định thẩm quyền tịch thu phân bón theo quy định của khoản 3 Điều 22 của Nghị định số 163/2013/NĐ-CP.

+ Nghị định số 163/2013/NĐ-CP chưa quy định chế tài xử phạt đối với hành vi kinh doanh phân bón không đạt chất lượng và không có quy định xử phạt phân bón không có trong danh mục đã gây khó khăn trong quá trình xử phạt, mục đích xử phạt vi phạm hành chính không đạt hiệu quả cao.189



- Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bao lực gia đình:

+ Nghị định chưa quy định thẩm quyền xử phạt của quản lý thị trường đối với hành vi vi phạm về phòng cháy, chữa cháy trong kinh doanh hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ và kinh doanh ngành nghề có điều kiện về an ninh, trật tự. Thực tế nhiều trường hợp lực lượng quản lý thị trường phát hiện hàng hóa dễ cháy nổ như xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng…vận chuyển trên đường không có hóa đơn, không đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy nhưng vì không được giao thẩm quyền xử phạt nên không thể xử lý được.190

+ Điều 17 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định hình thức XLVPHC đối với vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại chỉ quy định hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tại khoản 1; các khoản khác đều quy định hình thức xử phạt tiền và mức phạt cao (từ 15 triệu đồng trở lên), trên thực tế rất khó thực hiện, vì mức phạt này là số tiền rất lớn đối với người bị xử phạt là người Việt Nam nên không có tính khả thi nhưng không thể xử phạt họ bằng hình thức cảnh cáo.191

+ Điểm e khoản 2 và điểm đ khoản 3, Điều 17 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định hành vi người nước ngoài không khai báo tạm trú theo quy định… nhưng Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam quy định trách nhiệm khai báo tạm trú là của chủ cơ sở, người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú.192

+ Điều 47 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi để xảy ra cháy, nổ tại hộ gia đình là khó thực hiện, vì đây là lỗi vô ý và hơn nữa, khi xảy ra cháy, tài sản của hộ gia đình đã bị thiệt hại, gặp nhiều khó khăn không có tiền nộp phạt.193

+Điểm g, khoản 2, Điều 12 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một số hành vi, trong đó có hành vi "Không nộp lại con dấu và giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu khi giải thể". Tuy nhiên, trên thực tế nhiều doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại một địa điểm nhưng lại hoạt động tại một địa điểm khác gây khó khăn cho việc thu hồi con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu của doanh nghiệp.194

+ Việc XLVPHC bằng hình thức phạt tiền đối với chủ cơ sở lưu trú cho người nước ngoài tạm trú nhưng không thực hiện khai báo tạm trú theo quy định tại điểm g, khoản 2, Điều 17 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quá thấp, không có tác dụng răn đe.195

+ Điều 69 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP đang hạn chế tối đa thẩm quyền xử phạt của lực lượng Thanh tra chuyên ngành, không phù hợp với Điều 46 Luật XLVPHC.196

+ Mức XPVPHC đối với hành vi đánh nhau có sử dụng hung khí trong Nghị định 167/2013/NĐ-CP đang còn thấp, chưa phù hợp với mức độ của hành vi vi phạm.197

- Nghị định số 97/2013/NĐ-CP ngày 27/8/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng:

Điểm khoản 6 Điều 18 quy định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “buộc nộp lại ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp thu được” đối với hành vi “kinh doanh xăng dầu khi không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu” (điểm c khoản 4 Điều 8) là không khả thi. Trên thực tế do không xác định được thời điểm vi phạm nên khó xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. 198



- Nghị định số 112/2013/NĐ-CP ngày 02/10/2013 của Chính phủ về hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất:

Nghị định số 112/2013/NĐ-CP chưa quy định biện pháp tạm giữ người đối với các hành vi chống lại người thi hành công vụ.199



- Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở:

+ Việc xác định giá trị phần xây dựng sai phép, không phép quy định tại khoản 9 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP trong thực tế còn gặp nhiều khó khăn do không có căn cứ, cơ sở để xác định số lợi bất hợp pháp theo giá trị phần xây dựng sai phép, không phép. Mặt khác, không có đơn vị nào chịu trách nhiệm xác định phần giá trị số lợi bất hợp pháp theo quy định tại Nghị định này. Thông tư số 02/2014/TT-BXD ngày 12/01/2014 của Bộ Xây dựng hướng dẫn Nghị định 121/2013/NĐ-CP không điều chỉnh các nội dung này.200

+ Nghị định số 121/2013/NĐ-CP quy định chỉ công chức mới có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, đối với các Đội trật tự quản lý đô thị ở cấp huyện thì chỉ có đội trưởng là công chức trong khi đội trưởng không thể phát hiện và xử lý tất cả các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn mình quản lý.201

+ Quy định nộp lại số lợi bất hợp pháp có được bằng 40% giá trị đối với công trình riêng lẻ và 50% giá trị đối với công trình đô thị là quá cao, khó khả thi. Hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính nên chưa rõ sẽ nộp vào tài khoản nào, cách tính giá trị công trình vi phạm ra sao, nên địa phương còn gặp lúng túng trong thực tiễn thi hành.202

+ Việc tồn tại song song 02 Nghị định quy định về xử lý các công trình xây dựng vi phạm (Nghị định số 180/2007/NĐ-CP và Nghị định số 121/2013/NĐ-CP) với các nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, gây khó khăn, trở ngại lớn trong việc XLVPHC về trật tự xây dựng. 203

+ Các biện pháp khắc phục hậu quả đươc áp dụng đối với các hành vi vi phạm về quy hoạch xây dựng, giấy phép xây dựng quy định trong Nghị định số 121/2013/NĐ-CP khó thực hiện đối với những dự án, công trình nhỏ lẻ.204

+ Khoản 8 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP quy định: “Đối với hành vi quy định tại Khoản 3, Khoản 5, Khoản 6 và Khoản 7 Điều này, sau khi có biên bản vi phạm hành chính của người có thẩm quyền mà vẫn tái phạm thì tùy theo mức độ vi phạm, quy mô công trình vi phạm bị xử phạt từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng (nếu có)”. Quy định này là chưa phù hợp với quy định của Luật XLVPHC và Nghị định số 81/2013/NĐ-CP vì theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP thì đây được xem là tình tiết tăng nặng và theo quy định tại khoản 4 Điều 23 Luật XLVPHC thì trong trường hợp này mức tiền phạt không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.205

+ Điểm a, Khoản 5, Điều 30 Nghị định 121/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định hành vi vi phạm của Nhà thầu giám sát ‘’thi công làm sai lệch kết quả giám sát’’ sẽ bị xử phạt từ 50 đến 60 triệu đồng, không phân biệt giá trị tư vấn giám sát làm sai lệch hoặc gói thầu giám sát đối với các dự án đầu tư nhỏ chưa đến 15 triệu, mà xử lý theo mức phạt trên không khả thi; việc xử phạt hành vi nghiệm thu không đúng với khối lượng thực tế đã thi công đều phạt ở mức tiền từ 30 đến 40 triệu đồng mà không phụ thuộc vào giá trị sai lệch nhiều hay ít, như vậy là chưa hợp lý.206

+ Chưa có quy định về biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi “Tự ý cơi nới, chiếm dụng diện tích, không gian hoặc làm hư hỏng tài sản thuộc phần sở hữu chung hoặc phần sử dụng chung dưới mọi hình thức; đục phá, cải tạo, tháo dỡ kết cấu của phần sở hữu chung, phần sở hữu riêng hoặc phần sử dụng riêng; thay đổi phần kết cấu chịu lực, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị sử dụng chung, kiến trúc bên ngoài của nhà chung cư” quy định tại điểm c khoản 3 Điều 55 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP.207

+ Nghị định số 121/2013/NĐ-CP chưa quy định chế tài xử phạt đối vớinhững công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng, nằm trong khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 hoặc thiết kế đô thi hoặc quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc được duyệt, do vậy không thực hiện được việc XPVPHC đối với các trường hợp này.



- Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (Nghị định số 40/2015/NĐ-CP ngày 27/04/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP):

+ Hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể để xử lý trường hợp lâm sản đã tịch thu là động vật rừng thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. 208

+ Nghị định số 157/2013/NĐ-CP và Nghị định số 40/2015/NĐ-CP không quy định giá lâm sản để áp dụng trong XLVPHC. Trên thực tế không có cơ sở áp dụng quy định về xác định giá theo Điều 60 Luật XLVPHC bởi lâm sản vi phạm hành chính không phải là loại hàng hóa thông dụng lưu thông trên thị trường và cũng không phải là loại hàng hóa do UBND tỉnh quyết định giá theo quy định của Luật Giá. Mặt khác, theo quy định tại điểm l khoản 4 Điều 8 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá, UBND cấp tỉnh có thẩm quyền “định giá hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành”.209

+ Mức phạt đối với các hành vi vi phạm tại Nghị định số 157/2013/NĐ-CP còn khá cao, do đó, việc thực hiện quyết định xử phạt gặp rất nhiều khó khăn, nhất là đối với các hộ nghèo, các hộ thuộc diện gia đình chính sách, người dân tộc thiểu số.210



- Nghị định 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:

+ Đối với quy định ”chỉ được kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền ghi trong quyết định xử phạt”: Tại thời điểm kê biên tài sản, người tiến hành kê biên tài sản không thể xác định được chính xác giá trị của tài sản mà phải thông qua Hội đồng định giá, do đó tài sản kê biên có thể có giá trị thấp hơn hoặc cao hơn số tiền ghi trong quyết định cưỡng chế. Tuy nhiên hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể vấn đề này.211

+ Nghị đinh 166/2013/NĐ-CP chỉ quy định những nội dung chính của cưỡng chế, không quy định biểu mẫu cụ thể, dẫn đến việc áp dụng pháp luật gặp khó khăn và không thống nhất.212

+ Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 166/NĐ-CP quy định: ”Đối với quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân ra quyết định cưỡng chế căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân để phân công cơ quan chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế. Việc phân công cơ quan chủ trì phải trên nguyên tắc vụ việc thuộc lĩnh vực chuyên môn của cơ quan nào thì giao cơ quan đó chủ trì; trường hợp vụ việc liên quan đến nhiều cơ quan thì căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để quyết định giao cho một cơ quan chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế”. Tuy vậy, nếu giao cho cơ quan chuyên môn thì sẽ rất khó khăn trong việc tổ chức cưỡng chế như lực lượng cưỡng chế, bảo đảm trật tự, lập kinh phí cưỡng chế…213

+ Chưa có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục bán đấu giá đối với tài sản mà chủ sở hữu không đến nhận (khoản 5 Điều 34 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP) nên địa phương còn lúng túng trong việc áp dụng pháp luật.214

+ Nghị định 166/2013/NĐ-CP quy định trong trường hợp không thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo thứ tự quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật XLVPHC hoặc đã áp dụng nhưng chưa thu đủ số tiền bị cưỡng chế theo quyết định cưỡng chế thì được áp dụng các biện pháp cưỡng chế tiếp theo. Tuy nhiên Nghị định chưa quy định rõ khi áp dụng biện pháp khấu trừ tiền từ tài khoản thì có thể khấu trừ nhiều lần được không?215




Каталог: tintuc -> Lists -> ChiDaoDieuHanh -> Attachments
Attachments -> ĐẢng bộ khối các cơ quan tw
Attachments -> BỘ TÀi chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ CÔng an số: 411/bc-bca cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Điều Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 103/2013/NĐ-cp ngày 12/9/2013 quy định về xử phạt VI phạm hành chính trong hoạt động thủy sản
Attachments -> Hội nghị toàn quốc sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2016
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 1215/btp-pbgdpl v/v tăng cường quản lý về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ TƯ pháp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> VĂn phòng số: 1470/tb-vp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> DỰ thảO ngày 16/12/2014

tải về 401.89 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương