PHỤ LỤc I danh mục các tthc công bố BỔ sung



tải về 1.45 Mb.
trang7/12
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.45 Mb.
#281
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

2. Cách thức thực hiện:

- Đối với hồ sơ do Cục Hàng không Việt Nam cấp phép:

+Trực tiếp tại Phòng Quản lý hoạt động bay,Văn phòng Cục Hàng không Việt Nam; hoặc

+ Thông qua hệ thống bưu chính; hoặc

+ Thư điện tử; Fax; SITA, AFTN (mạng thông tin liên lạc chuyên ngành).

- Đối với hồ sơ do Bộ Quốc phòng (Cục Tác chiến), Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự) cấp phép: nộp hồ sơ đến Cục Tác chiến - Bộ Quốc phòng; Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao



3. Thành phần và số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

a1. Cấp mới phép bay

- Đơn đề nghị

* Đơn đề nghị cấp phép bay trừ các chuyến bay chuyến bay hoạt động hàng không chung và đối với phương tiện bay siêu nhẹ bao gồm các nội dung sau đây:

- Tên, địa chỉ bưu điện, địa chỉ điện tín của người khai thác tàu bay, người vận chuyển;

- Kiểu loại tàu bay, số hiệu chuyến bay, số hiệu đăng ký, quốc tịch tàu bay và trọng lượng cất cánh tối đa;

- Hành trình bay;

- Đường hàng không; điểm bay vào, bay ra vùng trời Việt Nam;

- Ngày thực hiện chuyến bay; thời gian dự kiến cất cánh, hạ cánh hoặc thời gian dự kiến bay qua điểm bay vào, bay ra vùng trời Việt Nam (thời gian được tính là 24 giờ trong ngày và là giờ quốc tế UTC);

- Mục đích của chuyến bay;

- Số lượng ghế và trọng tải cung ứng.

* Đối với chuyến bay hoạt động hàng không chung, người đề nghị cấp phép bay phải nộp đơn đề nghị cấp phép bay bao gồm các nội dung:

- Tên, địa chỉ bưu điện, địa chỉ điện tín của người khai thác tàu bay, người vận chuyển;

- Kiểu loại tàu bay, số hiệu chuyến bay, số hiệu đăng ký, quốc tịch tàu bay và trọng lượng cất cánh tối đa;

- Mục đích của chuyến bay;

- Số lượng ghế và trọng tải cung ứng.

- Hành trình bay; khu vực bay phục vụ hoạt động hàng không chung; đường hàng không hoặc đường bay phục vụ hoạt động hàng không chung;

- Thời gian thực hiện phép bay.

* Đơn đề nghị cấp phép bay đối với phương tiện bay siêu nhẹ bao gồm

- Tên, địa chỉ bưu điện, địa chỉ điện tín của người khai thác tàu bay, người vận chuyển;

- Kiểu loại tàu bay, số hiệu chuyến bay, số hiệu đăng ký, quốc tịch tàu bay và trọng lượng cất cánh tối đa;

- Hành trình bay;

- Đường hàng không; điểm bay vào, bay ra vùng trời Việt Nam;

- Ngày thực hiện chuyến bay; thời gian dự kiến cất cánh, hạ cánh hoặc thời gian dự kiến bay qua điểm bay vào, bay ra vùng trời Việt Nam (thời gian được tính là hai mươi bốn (24) giờ trong ngày và là giờ quốc tế UTC);

- Mục đích của chuyến bay;

- Số lượng ghế và trọng tải cung ứng.

- Sân bay cất cánh, hạ cánh hoặc vị trí của phương tiện bay siêu nhẹ (tọa độ WGS-84);

- Thời gian hoạt động (giờ, ngày, tháng, năm);

- Độ cao tối đa, độ cao tối thiểu;

- Đường bay, hướng bay của phương tiện bay siêu nhẹ;

- Đặc điểm nhận dạng;

- Trang bị, thiết bị thông tin liên lạc;

- Những điểm lưu ý khác.

- Sơ đồ bay đối với chuyến bay hoạt động hàng không chung;

- Bản sao văn bản xác nhận của nhà chức trách hàng không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay về khả năng thực hiện chuyến bay an toàn (Special Flight Permit or Ferry Flight Permit) trong trường hợp tàu bay có Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay tạm thời bị mất hiệu lực.

a2. Cấp sửa đổi phép bay

Đơn đề nghị sửa đổi phép bay bao gồm các nội dung sau đây:

- Tên, địa chỉ bưu điện, địa chỉ điện tín của người khai thác tàu bay, người vận chuyển;

- Số phép bay đã cấp và ngày cấp phép bay;

- Chi tiết đề nghị sửa đổi phép bay đã cấp.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

Cơ quan cấp phép bay có trách nhiệm xem xét, thông báo phép bay hoặc trả lời không đồng ý cấp phép cho người nộp đơn đề nghị trong thời hạn sau đây:

a) 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị đối với các chuyến bay thường lệ.

b) 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị đối với các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 125/2015/NĐ-CP;

c) 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị đối với các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 125/2015/NĐ-CP;

d) 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị đối với các trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 16 Nghị định số 125/2015/NĐ-CP 5;

đ) 12 giờ, kể từ thời điểm nhận đơn đề nghị đối với trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 16 Nghị định số 125/2015/NĐ-CP;

Trong trường hợp đơn đề nghị cấp, sửa đổi phép bay được nộp không đúng thời hạn, cơ quan cấp phép bay xem xét các yếu tố về lý do gửi đơn chậm, tính chất, sự cần thiết của chuyến bay và các vấn đề liên quan khác để quyết định cấp hoặc từ chối cấp phép bay.



5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hàng không Việt Nam hoặc Cục Tác chiến hoặc Cục Lãnh sự;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Hàng không Việt Nam hoặc Cục Tác chiến hoặc Cục Lãnh sự;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

- Phép bay.

- Phép bay cho chuyến bay qua vùng trời Việt Nam có giá trị hiệu lực trong phạm vi thời gian từ 03 giờ trước giờ dự kiến ghi trong phép bay đến 72 giờ sau giờ dự kiến ghi trong phép bay.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị cấp phép bay quá cảnh.



10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Việc cấp phép bay cho các chuyến bay phải đáp ứng các yêu cầu về quốc phòng, an ninh, an toàn hàng không; trật tự và lợi ích công cộng; phù hợp với khả năng đáp ứng của hệ thống bảo đảm hoạt động bay, các cảng hàng không, sân bay.

Việc cấp phép bay cho các chuyến bay vận chuyển hàng không thương mại thường lệ phải đáp ứng các yêu cầu trên và căn cứ vào quyền vận chuyển hàng không được cấp.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2014;

- Nghị định số 125/2015/NĐ-CP ngày 04/12/2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động bay;

- Thông tư số 62/2011/TT-BGTVT ngày 21/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc cấp phép bay cho các chuyến bay thực hiện hoạt động hàng không dân dụng tại Việt Nam.


Mẫu: Đơn đề nghị cấp phép bay quá cảnh
Kính gửi: Cục Hàng không Việt Nam
Ngày: ………………………..

Số tham chiếu: ……………..

1. Người khai thác:

- Tên: ...............................................................................................................

- Địa chỉ liên lạc (Địa chỉ bưu điện/AFTN/Thư điện tử/Điện thoại/Fax):.........

2. Tàu bay:

- Loại tàu bay: ...................................................................................................

- Quốc tịch, số đăng ký: ....................................................................................

- Trọng tải cất cánh tối đa: .................................................................................

- Tên gọi thoại (nếu không có số hiệu chuyến bay): ............................................

3. Hành trình:

* Đối với chuyến bay thường lệ:




Số hiệu chuyến bay

……………


……………

Hiệu lực từ ngày/tháng/năm

……………


……………

Hiệu lực đến ngày/tháng/năm

……………


……………

Ngày khai thác trong tuần

…………..


…………..

Sân bay đi/giờ dự kiến cất cánh

………..


Sân bay đến/giờ dự kiến hạ cánh

………….


………….

* Đối với chuyến bay không thường lệ:




Ngày tháng

…………………..



Số hiệu chuyến bay

……………………..



Sân bay đi/giờ dự kiến cất cánh

………………….


Sân bay đến/giờ dự kiến hạ cánh

………………….

4. Đường hàng không

- Tên đường hàng không, điểm bay vào/giờ bay qua; điểm bay ra/giờ bay qua:

- Độ cao/mực bay: .............................................................................................

5. Kiểu loại phương tiện thông tin, dẫn đường, giám sát trên tàu bay: ................

6. Mục đích chuyến bay: ………. (Số lượng hành khách/trọng lượng và chủng loại hàng hóa chuyên chở):  

7. Sơ đồ bay trong vùng trời thuộc quyền quản lý điều hành của Việt Nam (chỉ yêu cầu đối với hoạt động bay ngoài đường hàng không).

8. Địa chỉ thanh toán: (nếu có khác biệt với địa chỉ của người khai thác)

- Tên: ................................................................................................................

- Địa chỉ liên lạc (địa chỉ bưu điện/AFTN/Thư điện tử/Điện thoại/Fax): .............

9. Người xin phép bay: (nếu có khác biệt với địa chỉ của người khai thác)

- Tên: ................................................................................................................

- Địa chỉ liên lạc (địa chỉ bưu điện/AFTN/Thư điện tử/Điện thoại/Fax): .............



Ghi chú:

- Thời gian được tính là hai mươi bốn (24) giờ trong ngày và là giờ quốc tế (UTC)

- Mã hiệu sân bay: Mã hiệu 4 chữ của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).

 


 

Người đề nghị cấp phép bay
(Tên, chức vụ, chữ ký)

7. Cấp phép bay đi, đến cho các chuyến bay thực hiện hoạt động

hàng không dân dụng tại Việt Nam

B-BGT-285186-TT


1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ thủ tục hành chính:

- Người khai thác tàu bay, người vận chuyển hoặc người được ủy quyền (sau đây gọi chung là người đề nghị cấp phép bay) gửi đơn đề nghị cấp phép bay đến cơ quan cấp phép bay và phải chịu trách nhiệm về các thông tin trong hồ sơ đề nghị.

+ Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự) cấp phép bay cho chuyến bay chuyên cơ nước ngoài chở khách mời của Đảng, Nhà nước và chuyến bay làm nhiệm vụ hộ tống hoặc tiền trạm cho chuyến bay chuyên cơ đó thực hiện hoạt động bay dân dụng tại Việt Nam. Chuyến bay chuyên cơ là chuyến bay được sử dụng hoàn toàn riêng biệt hoặc kết hợp vận chuyển thương mại và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc thông báo theo quy định phục vụ chuyến bay chuyên cơ;

+ Bộ Quốc phòng (Cục Tác chiến) cấp phép bay cho chuyến bay của tàu bay quân sự của Việt Nam, nước ngoài thực hiện hoạt động bay dân dụng tại Việt Nam; chuyến bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ; chuyến bay thực hiện ngoài đường hàng không;

+ Bộ Giao thông vận tải (Cục Hàng không Việt Nam) cấp phép bay cho chuyến bay thực hiện hoạt động bay dân dụng tại Việt Nam, bao gồm chuyến bay của tàu bay Việt Nam và nước ngoài nhằm mục đích dân dụng không thuộc phạm vi quy định tại điểm a và điểm b Khoản 2 Điều 81 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam được sửa đổi, bổ sung theo Khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam; chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam, chuyến bay hộ tống hoặc tiền trạm cho chuyến bay chuyên cơ đó; chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài không thuộc phạm vi quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 81 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam được sửa đổi, bổ sung theo Khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam và chuyến bay hộ tống hoặc tiền trạm cho chuyến bay chuyên cơ đó; chuyến bay của tàu bay công vụ Việt Nam và nước ngoài không thuộc phạm vi quy định tại điểm a và điểm b Khoản 2 Điều 81 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam được sửa đổi, bổ sung theo Khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.

Vào ngày nghỉ, ngày lễ, ngoài giờ hành chính hoặc trong trường hợp cấp thiết, Cục Hàng không Việt Nam ủy quyền cho Trung tâm quản lý luồng không lưu cấp, sửa đổi, hủy bỏ phép bay cho các chuyến bay sau đây:

a) Chuyến bay chuyên chở thợ máy, động cơ, trang bị, thiết bị phục vụ, sửa chữa tàu bay hỏng hóc hoặc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi của tàu bay bị hỏng hóc;

b) Chuyến bay tìm kiếm, cứu nạn, cấp cứu, y tế, cứu hộ;

c) Chuyến bay nội địa chuyển sân; chuyến bay kiểm tra kỹ thuật;

d) Chuyến bay của tàu bay công vụ Việt Nam;

đ) Sửa đổi các nội dung sau đây của phép bay: Đường hàng không, điểm bay ra, bay vào vùng trời Việt Nam; thay đổi tàu bay vì lý do phi thương mại; thay đổi tàu bay vì lý do thương mại đối với chuyến bay nội địa; thay đổi sân bay cất cánh, hạ cánh ngoài lãnh thổ Việt Nam đối với các chuyến bay qua vùng trời Việt Nam.

Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm giám sát việc thực hiện cấp phép bay theo ủy quyền. Trung tâm quản lý luồng không lưu có trách nhiệm thông báo các nội dung phép bay được cấp, sửa đổi, hủy bỏ cho Trung tâm Quản lý điều hành bay quốc gia và các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu liên quan ngay sau khi cấp, sửa đổi, hủy bỏ phép bay và trước giờ dự kiến thực hiện chuyến bay hoặc giờ vào vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý đối với các chuyến bay qua vùng trời Việt Nam.

Trường hợp cấp thiết để bảo đảm an toàn bay, kiểm soát viên không lưu đang trực tiếp điều hành chuyến bay có quyền cấp hiệu lệnh thay đổi kế hoạch bay cho tàu bay đang bay. Cơ sở trực tiếp điều hành chuyến bay có trách nhiệm thông báo ngay cho Trung tâm Quản lý điều hành bay khu vực có liên quan về việc cấp hiệu lệnh cho chuyến bay.

Địa chỉ gửi đơn đề nghị cấp, sửa đổi phép bay cho chuyến bay quá cảnh: Phòng Quản lý hoạt động bay, Cục Hàng không Việt Namsố 19 Nguyễn Sơn, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 84-4-38723600; Fax: 84-4-38274194; AFTN: VVVVYAAN; Email: and@caa.gov.vn; Thời gian làm việc: Từ thứ Hai đến thứ Sáu, sáng: từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút; chiều: từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.

- Thời hạn nộp đơn đề nghị, thời hạn cấp, sửa đổi phép bay

1. Chậm nhất 10 ngày làm việc trước ngày dự kiến thực hiện phép bay đối với các chuyến bay thường lệ.

2. Chậm nhất 07 ngày làm việc trước ngày dự kiến thực hiện phép bay đối với các trường hợp sau đây:

a) Chuyến bay thử nghiệm, biểu diễn, thao diễn, huấn luyện;

b) Chuyến bay phục vụ nghiên cứu khoa học, kinh tế quốc dân, hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch;

c) Chuyến bay của tàu bay quân sự nước ngoài thực hiện hoạt động bay dân dụng tại Việt Nam.

3. Chậm nhất 05 ngày làm việc trước ngày dự kiến thực hiện phép bay trong các trường hợp sau đây:

a) Chuyến bay chuyên cơ nước ngoài chở khách mời của Đảng, Nhà nước và chuyến bay làm nhiệm vụ hộ tống hoặc tiền trạm cho các chuyến bay chuyên cơ đó; chuyến bay chuyên cơ khác của nước ngoài và các chuyến bay hộ tống hoặc tiền trạm cho chuyến bay chuyên cơ đó;

b) Chuyến bay quốc tế thuê chuyến, tăng chuyến đến và đi từ Việt Nam;

c) Chuyến bay của tàu bay công vụ nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 125/2015/NĐ-CP.

4. Chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày dự kiến thực hiện phép bay đối với các trường hợp sau đây:

a) Chuyến bay không thường lệ qua vùng trời Việt Nam hoặc hạ cánh kỹ thuật tại Việt Nam;

b) Chuyến bay được thực hiện theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam;

c) Chuyến bay được thực hiện theo hợp đồng thuê, mua, bán tàu bay;

d) Chuyến bay chuyển sân bay quốc tế;

đ) Chuyến bay phục vụ nhu cầu riêng của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

5. Chậm nhất 24 giờ trước giờ dự kiến thực hiện phép bay đối với chuyến bay quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 14 của Nghị định số 125/2015/NĐ-CP; chuyến bay vì mục đích nhân đạo; chuyến bay hoạt động hàng không chung khác.

6. Không áp dụng thời hạn trong các trường hợp sau đây:

a) Chuyến bay trong tình thế cấp thiết;

b) Chuyến bay quy định tại các Điểm a, b, d Khoản 4 Điều 14 của Nghị định số 125/2015/NĐ-CP;

c) Sửa đổi phép bay quy định tại Điểm đ Khoản 4 Điều 14 của Nghị định số 125/2015/NĐ-CP.

b) Giải quyết thủ tục hành chính:

Cơ quan cấp phép bay có trách nhiệm xem xét, thông báo phép bay hoặc trả lời không đồng ý cấp phép cho người nộp đơn đề nghị.

Khi muốn thay đổi nội dung phép bay đã được cấp, người đề nghị cấp phép bay nộp đơn đề nghị sửa đổi phép bay đến cơ quan cấp phép bay và chỉ được thực hiện chuyến bay sau khi có được xác nhận của cơ quan cấp phép bay.

Người đề nghị cấp phép bay phải thông báo cho cơ quan cấp phép bay trước thời hạn dự kiến thực hiện chuyến bay trong trường hợp hủy chuyến bay đã được cấp phép.

Trong trường hợp đơn đề nghị cấp, sửa đổi phép bay được nộp không đúng thời hạn, cơ quan cấp phép bay xem xét các yếu tố về lý do gửi đơn chậm, tính chất, sự cần thiết của chuyến bay và các vấn đề liên quan khác để quyết định cấp hoặc từ chối cấp phép bay.

2. Cách thức thực hiện:

- Đối với hồ sơ do Cục HKVN cấp phép:

+ Trực tiếp tại Phòng Vận tải hàng không,Văn phòng Cục Hàng không Việt Nam; hoặc

+ Thông qua hệ thống bưu chính; hoặc

+ Thư điện tử; Fax; SITA, AFTN (mạng thông tin liên lạc chuyên ngành).

- Đối với hồ sơ do Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao hoặc Cục Tác chiến - Bộ Quốc phòng cấp phép: nộp hồ sơ đến Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao hoặc Cục Tác chiến - Bộ Quốc phòng.



3. Thành phần và số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

a1. Cấp mới phép bay

- Đơn đề nghị

* Đơn đề nghị cấp phép bay trừ các chuyến bay chuyến bay hoạt động hàng không chung và đối với phương tiện bay siêu nhẹ bao gồm các nội dung sau đây:

- Tên, địa chỉ bưu điện, địa chỉ điện tín của người khai thác tàu bay, người vận chuyển;

- Kiểu loại tàu bay, số hiệu chuyến bay, số hiệu đăng ký, quốc tịch tàu bay và trọng lượng cất cánh tối đa;

- Hành trình bay;

- Đường hàng không; điểm bay vào, bay ra vùng trời Việt Nam;

- Ngày thực hiện chuyến bay; thời gian dự kiến cất cánh, hạ cánh hoặc thời gian dự kiến bay qua điểm bay vào, bay ra vùng trời Việt Nam (thời gian được tính là 24 giờ trong ngày và là giờ quốc tế UTC);

- Mục đích của chuyến bay;

- Số lượng ghế và trọng tải cung ứng.

* Đối với chuyến bay hoạt động hàng không chung, người đề nghị cấp phép bay phải nộp đơn đề nghị cấp phép bay bao gồm các nội dung:

- Tên, địa chỉ bưu điện, địa chỉ điện tín của người khai thác tàu bay, người vận chuyển;

- Kiểu loại tàu bay, số hiệu chuyến bay, số hiệu đăng ký, quốc tịch tàu bay và trọng lượng cất cánh tối đa;

- Mục đích của chuyến bay;

- Số lượng ghế và trọng tải cung ứng.

- Hành trình bay; khu vực bay phục vụ hoạt động hàng không chung; đường hàng không hoặc đường bay phục vụ hoạt động hàng không chung;

- Thời gian thực hiện phép bay.

* Đơn đề nghị cấp phép bay đối với phương tiện bay siêu nhẹ bao gồm:

- Tên, địa chỉ bưu điện, địa chỉ điện tín của người khai thác tàu bay, người vận chuyển;

- Kiểu loại tàu bay, số hiệu chuyến bay, số hiệu đăng ký, quốc tịch tàu bay và trọng lượng cất cánh tối đa;

- Hành trình bay;

- Đường hàng không; điểm bay vào, bay ra vùng trời Việt Nam;

- Ngày thực hiện chuyến bay; thời gian dự kiến cất cánh, hạ cánh hoặc thời gian dự kiến bay qua điểm bay vào, bay ra vùng trời Việt Nam (thời gian được tính là 24 giờ trong ngày và là giờ quốc tế UTC);

- Mục đích của chuyến bay;

- Số lượng ghế và trọng tải cung ứng.

- Sân bay cất cánh, hạ cánh hoặc vị trí của phương tiện bay siêu nhẹ (tọa độ WGS-84);

- Thời gian hoạt động (giờ, ngày, tháng, năm);

- Độ cao tối đa, độ cao tối thiểu;

- Đường bay, hướng bay của phương tiện bay siêu nhẹ;

- Đặc điểm nhận dạng;

- Trang bị, thiết bị thông tin liên lạc;

- Những điểm lưu ý khác.

- Sơ đồ bay đối với chuyến bay hoạt động hàng không chung;

- Bản sao văn bản xác nhận của nhà chức trách hàng không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay về khả năng thực hiện chuyến bay an toàn (Special Flight Permit or Ferry Flight Permit) trong trường hợp tàu bay có Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay tạm thời bị mất hiệu lực.

a2. Cấp sửa đổi phép bay

Đơn đề nghị sửa đổi phép bay bao gồm các nội dung sau đây:

- Tên, địa chỉ bưu điện, địa chỉ điện tín của người khai thác tàu bay, người vận chuyển;

- Số phép bay đã cấp và ngày cấp phép bay;

- Chi tiết đề nghị sửa đổi phép bay đã cấp.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

Cơ quan cấp phép bay có trách nhiệm xem xét, thông báo phép bay hoặc trả lời không đồng ý cấp phép cho người nộp đơn đề nghị trong thời hạn sau đây:

a) 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị đối với các chuyến bay thường lệ.

b) 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 125/2015/NĐ-CP;

c) 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định số 125/2015/NĐ-CP;

d) 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị đối với các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định số 125/2015/NĐ-CP 5;

đ) 12 giờ, kể từ thời điểm nhận đơn đề nghị đối với trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 16 Nghị định số 125/2015/NĐ-CP;

Trong trường hợp đơn đề nghị cấp, sửa đổi phép bay được nộp không đúng thời hạn, cơ quan cấp phép bay xem xét các yếu tố về lý do gửi đơn chậm, tính chất, sự cần thiết của chuyến bay và các vấn đề liên quan khác để quyết định cấp hoặc từ chối cấp phép bay.



5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hàng không Việt Nam hoặc Cục Lãnh sự hoặc Cục Tác chiến;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Vận tải hàng không - Cục Hàng không Việt Nam hoặc Cục Lãnh sự hoặc Cục Tác chiến;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

- Phép bay.

- Phép bay cho chuyến bay cất, hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam có giá trị hiệu lực từ 12 giờ trước giờ dự kiến ghi trong phép bay đến 24 giờ sau giờ dự kiến cất, hạ cánh ghi trong phép bay.

8. Phí, lệ phí: Không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị cấp phép bay đến và đi từ lãnh thổ Việt Nam (chuyến bay thường lệ mùa hè/đông...);

- Đơn đề nghị cấp phép bay đến và đi từ lãnh thổ Việt Nam (các) chuyến bay không thường lệ.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Việc cấp phép bay cho các chuyến bay phải đáp ứng các yêu cầu về quốc phòng, an ninh, an toàn hàng không; trật tự và lợi ích công cộng; phù hợp với khả năng đáp ứng của hệ thống bảo đảm hoạt động bay, các cảng hàng không, sân bay.

Việc cấp phép bay cho các chuyến bay vận chuyển hàng không thương mại thường lệ phải đáp ứng các yêu cầu trên và căn cứ vào quyền vận chuyển hàng không được cấp.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2014;

- Nghị định số 125/2015/NĐ-CP ngày 04/12/2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động bay;

- Thông tư số 62/2011/TT-BGTVT ngày 21/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc cấp phép bay cho các chuyến bay thực hiện hoạt động hàng không dân dụng tại Việt Nam.



Mẫu:
Đơn đề nghị cấp phép bay đến và đi từ lãnh thổ Việt Nam
(Chuyến bay thường lệ mùa hè/đông …)

Kính gửi: Cục Hàng không Việt Nam
Ngày: …………………………………

Số tham chiếu: ………………………

1. Người vận chuyển/Người khai thác:

- Tên: .................................................................................................................

- Địa chỉ liên lạc (địa chỉ bưu điện và SITA/AFTN/TEL/FAX/Email): ..............

2. Lịch bay (Giờ quốc tế/địa phương):



Số hiệu chuyến bay

Hiệu lực từ

Hiệu lực đến

Ngày khai thác

Sân bay cất cánh1

Giờ dự kiến cất cánh2

Sân bay hạ cánh1

Giờ dự kiến hạ cánh2

Loại tàu bay

Số ghế (Đối với chuyến bay hành khách)/ trọng tải thương mại (tấn) (Đối với chuyến bay hàng hóa)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Đường bay không lưu:




Số hiệu chuyến bay

Loại tàu bay

Đường bay không lưu3

Điểm bay vào/thời gian dự kiến bay qua điểm bay vào4

Điểm bay ra/thời gian dự kiến bay qua điểm bay ra4

Mực bay

Loại quy tắc bay5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Đội tàu bay6


Loại tàu bay

Số hiệu đăng ký

Trọng tải cất cánh tối đa (Tấn)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Người xin phép:

- Địa chỉ liên lạc (địa chỉ bưu điện và SITA/AFTN/TEL/FAX/Email): ...............

- Tên; chữ ký; chức vụ:

Ghi chú:

1 Mã hiệu 3 chữ.

2 Chỉ rõ giờ quốc tế (UTC) hoặc địa phương.

3 Trong phạm vi các vùng thông báo bay của Việt Nam.

4 Giờ quốc tế (UTC).

5 Quy tắc bay bằng mắt (VFR) hoặc bằng thiết bị (IFR).

6 Chỉ liệt kê các tàu bay dự kiến sử dụng trong lịch bay đi/đến Việt Nam.

 


Mẫu: Đơn đề nghị cấp phép bay đến và đi từ lãnh thổ Việt Nam
(các) chuyến bay không thường lệ

Kính gửi: Cục Hàng không Việt Nam

Ngày: ………………………..

Số tham chiếu: ……………..

1. Người vận chuyển/Người khai thác:

- Tên: .................................................................................................................

- Địa chỉ liên lạc (địa chỉ bưu điện và SITA/AFTN/thư điện tử/điện thoại/Fax):................................................................................................................

2. Tàu bay:

- Loại tàu bay: .....................................................................................................

- Quốc tịch, số đăng ký: ......................................................................................

- Trọng tải cất cánh tối đa: ...................................................................................

- Số lượng ghế của tàu bay (đối với chuyến bay hành khách)/ Trọng tải thương mại của tàu bay (tấn) (đối với chuyến bay hàng hóa): .........................................

3. Hành trình:



Ngày tháng

……………..


Số hiệu chuyến bay



Sân bay đi1/Giờ dự kiến cất cánh2



Sân bay đến1/Giờ dự kiến hạ cánh2


4. Đường hàng không bao gồm điểm bay vào, bay ra vùng trời thuộc quyền quản lý điều hành của Việt Nam và giờ dự kiến bay qua điểm bay vào, bay ra3; độ cao/mực bay: ............................................................................

5. Người chỉ huy tàu bay4:

- Tên: ................................................................................................................

- Quốc tịch: ........................................................................................................

6. Mục đích chuyến bay: .....................................................................................

7. Sơ đồ bay trong vùng trời thuộc quyền quản lý điều hành của Việt Nam (đối với các chuyến bay hoạt động hàng không chung), (được gửi kèm theo).

8. Người xin phép bay:

- Địa chỉ liên lạc (địa chỉ bưu điện và SITA/AFTN/thư điện tử/số điện thoại, Fax): .... ..................................................................................................................

- Tên, chức vụ, chữ ký: ......................................................................................

Ghi chú:

1 Mã hiệu 3 chữ của sân bay.

2 Chỉ rõ giờ quốc tế (UTC) hoặc địa phương.

3 Giờ quốc tế (UTC).

4 Chỉ yêu cầu đối với chuyến bay có người khai thác tàu bay là cá nhân.

III. Nội dung TTHC trong lĩnh vực đường sắt

8. Chấp thuận chủ trương việc xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp đường ngang

B-BGT-284981-TT



1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

- Tổ chức là chủ đầu tư dự án có nhu cầu gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp đường ngang đến Bộ Giao thông vận tải.

b) Giải quyết TTHC:

- Bộ Giao thông vận tải tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Giao thông vận tải phải có thông báo bằng văn bản hướng dẫn tổ chức hoàn thiện hồ sơ.

- Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Giao thông vận tải có văn bản chấp thuận. Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do. Trong quá trình giải quyết thủ tục, Bộ Giao thông vận tải có thể lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp đường ngang (nếu cần thiết).



2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc gửi bằng hình thức phù hợpkhác.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị chấp thuận việc xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp đường ngang theo mẫu;

- Bình đồ khu vực dự kiến xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp đường ngang.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Giao thông vận tải;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Bộ Giao thông vận tải;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Văn bản chấp thuận.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Văn bản đề nghị chấp thuận việc xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp đường ngang.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Đường sắt năm 2005;

- Thông tư số 62/2015/TT-BGTVT ngày 04/11/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về đường ngang.

Mẫu: Đề nghị chấp thuận việc xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp đường ngang



(..1..)
(..2..)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


Số: …../…….
V/v ....(4)...

……(3)……, ngày tháng... năm 20...


Kính gửi: Bộ Giao thông vận tải

……………………………………..(5) …………….……….…………………..

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Đường ngang dự kiến xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp tại …..(6)…..; giao cắt với đường bộ ……(7)……, cấp ...(8)….., tại km …..+ ……. (lý trình đường bộ).

- Góc giao cắt giữa đường bộ với đường sắt …..... (9) ….....

- Đoạn đường bộ hai bên đường sắt trong phạm vi 100m mỗi bên là ....(10)...

- Hình thức tổ chức phòng vệ …..... (11) ….....

- Kinh phí đầu tư xây dựng công trình: …..... (12) ….....

- Kinh phí quản lý, bảo trì và tổ chức phòng vệ đường ngang…..... (13)……….

………….(2)…………. đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét, chấp thuận./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- ……………..;
- Lưu: VT, ....(15) …… (16)

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(14)
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

Ghi chú:

(1): Tên tổ chức hoặc cơ quan cấp trên của đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị cấp giấy phép (nếu có).

(2): Tên đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị cấp giấy phép.

(3): Địa danh.

(4): Trích yếu nội dung công văn.

(5): Nêu lý do cần xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp đường ngang.

(6): Ghi lý trình, tên tuyến đường sắt (ví dụ km 5+750, tuyến đường sắt Gia Lâm - Hải Phòng).

(7): Tên tuyến đường bộ, ví dụ: quốc lộ số …. tỉnh lộ số …. liên huyện nối huyện với....

(8): Cấp đường bộ theo quy định.

(9): Ghi góc giao cắt giữa đường bộ với đường sắt.

(10): Đường thẳng hay cong, bán kính đường cong; bằng hay dốc, độ dốc.

(11): Nêu hình thức tổ chức phòng vệ (có người gác, cảnh báo tự động - dự kiến) cho đường ngang này.

(12): Kinh phí đầu tư xây dựng công trình do Chủ đầu tư chi trả.

(13): Kinh phí quản lý, bảo trì và tổ chức phòng vệ do ai chi trả.

(14): Quyền hạn, chức vụ của người ký.

(15): Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).

(16): Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
9. Cấp giấy phép xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp đường ngang

B-BGT-284982-TT


1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

Tổ chức là chủ đầu tư dự án có nhu cầu gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp đường ngang đến:

- Cục Đường sắt Việt Nam (trường hợp đường ngang trên đường sắt quốc gia);

- Tổng cục Đường bộ Việt Nam (trường hợp đường ngang trên đường sắt chuyên dùng liên quan đến quốc lộ);

- Sở Giao thông vận tải cấp (trường hợp đường ngang trên đường sắt chuyên dùng liên quan đến đường tỉnh, huyện, xã, đường bộ đô thị và đường bộ chuyên dùng trong phạm vi quản lý).

b) Giải quyết TTHC:

- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, phải có thông báo bằng văn bản hướng dẫn tổ chức hoàn thiện hồ sơ.

- Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép có trách nhiệm gửi hồ sơ đến các cơ quan đơn vị liên quan để lấy ý kiến:

+ Doanh nghiệp quản lý, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt đối với đường ngang trên đường sắt quốc gia hoặc Chủ quản lý, sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt chuyên dùng đối với đường ngang trên đường sắt chuyên dùng;

+ Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải (nếu có liên quan).

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, các cơ quan, đơn vị có liên quan có trách nhiệm trả lời bằng văn bản. Quá thời hạn trên, nếu tổ chức được hỏi ý kiến không có văn bản trả lời thì được coi là đã chấp thuận và phải chịu trách nhiệm do việc không trả lời hoặc trả lời chậm trễ gây ra.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép. Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu;

- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật của công trình đường ngang đã được phê duyệt (kèm theo Quyết định phê duyệt);

- Phương án tổ chức thi công công trình đường ngang và biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình thi công.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.



4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định:

- Cục Đường sắt Việt Nam (trường hợp đường ngang trên đường sắt quốc gia);

- Tổng cục Đường bộ Việt Nam (trường hợp đường ngang trên đường sắt chuyên dùng liên quan đến quốc lộ);

- Sở Giao thông vận tải (trường hợp đường ngang trên đường sắt chuyên dùng liên quan đến đường tỉnh, huyện, xã, đường bộ đô thị và đường bộ chuyên dùng trong phạm vi quản lý).

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Đường sắt Việt Nam; Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Sở Giao thông vận tải.

d) Cơ quan phối hợp: Không có.



7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường ngang.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp đường ngang.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Đường sắt năm 2005;

- Thông tư số 62/2015/TT-BGTVT ngày 04/11/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về đường ngang.

Mẫu: Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp đường ngang


(..1..)
(..2..)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


Số: ……../……….

……….……, ngày tháng... năm 20...

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG, CẢI TẠO, NÂNG CẤP ĐƯỜNG NGANG

(TẠI ..3..)

Kính gửi: …………………………………….(..4..)

- Căn cứ Luật Đường sắt số 35/2005/QH11.

- Căn cứ Thông tư số ..... /2015/TT-BGTVT ngày tháng năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đường ngang.

- Căn cứ (...5..).

(…2...) đại diện bởi: ………………; chức vụ: …………………… . đề nghị được cấp giấy phép xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường ngang với các nội dung chủ yếu sau:

1. Mục đích:

2. Thời gian sử dụng: (Lâu dài hay tạm thời, nếu tạm thời ghi rõ thời hạn sử dụng là từ ngày …. tháng …. năm …. đến ngày …. tháng ….. năm …..)

3. Thuộc Dự án: (..6..)

4. Địa điểm (7): …………………………………………………………

5. Mật độ người, xe dự tính (8)

6. Cấp đường ngang …………………….

7. Các yếu tố kỹ thuật chủ yếu:

a) Đường sắt:

- Mặt bằng đường sắt (9) …………….

- Trắc dọc đường sắt (10) ……………

- Nền đường sắt (11) ………………..

b) Đường bộ:

- Cấp đường bộ (12) ………………………….

- Mặt bằng đường bộ (13) ………………….

- Trắc dọc đường bộ (14) ………………….

- Nền đường bộ (15) ……………………………

c) Góc giao cắt (16) ………………….

8. Tầm nhìn:

- Của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (lái xe) (17)....

- Của người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt (Lái tàu) (18)...

9. Khoảng cách tới đường ngang gần nhất (19) ………

- Phía gốc lý trình ……….

- Phía đối diện ………..

10. Hình thức tổ chức phòng vệ: (Có gác, cảnh báo tự động) …………….

11. Những vấn đề khác (nếu có).

(...2...) cam kết:

- Chịu toàn bộ kinh phí đầu tư xây dựng, quản lý, bảo trì, tổ chức phòng vệ (nếu có); giải phóng mặt bằng trong phạm vi hành lang an toàn giao thông tại khu vực đường ngang; đặt đầy đủ thiết bị hướng dẫn giao thông và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tại vị trí này.

- Tự dỡ bỏ (đường ngang sử dụng có thời hạn) khi hết thời hạn sử dụng.

Nếu không thực hiện đúng các cam kết trên, (...2...) chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Địa chỉ liên hệ: ………

Số điện thoại: …………….

Xin gửi kèm theo các tài liệu sau:

+ (...20...) (bản chính hoặc bản sao chụp có xác nhận của chủ đầu tư).

+ (...21...) (bản chính hoặc bản sao chụp có xác nhận của chủ đầu tư).


Nơi nhận:
- Như trên;
- …………;
- ………….;
- Lưu VT.

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)


Hướng dẫn ghi trong Đơn đề nghị

(1): Tên tổ chức hoặc cơ quan cấp trên của đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị cấp giấy phép (nếu có).

(2): Tên đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị cấp giấy phép.

(3): Ghi lý trình, tên tuyến đường sắt.

(4): Tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép.

(5): Văn bản chấp thuận việc cho phép xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường ngang của Bộ Giao thông vận tải.

(6): Ghi đầy đủ tên dự án đầu tư xây dựng công trình mà trong đó có đường ngang đề nghị cấp giấy phép.

(7): Ghi rõ lý trình, tên tuyến đường sắt, thuộc địa phận tỉnh nào.

(8): Ghi rõ mật độ người, xe dự tính qua đường ngang trong một ngày đêm sau khi xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo.

(9): Đường sắt thẳng hay cong (bán kính đường cong …, hướng rẽ theo lý trình …).

(10): Độ dốc (‰) đường sắt, hướng dốc lên hay xuống tính theo lý trình tiến.

(11): Chiều rộng nền đường sắt, đắp, đào hoặc không đào đắp, độ cao đắp hoặc đào.

(12): Cấp đường bộ theo quy định trong “Tiêu chuẩn: TCVN 4054 : 2005 về đường ôtô và 22 TCN 210-92 về đường giao thông nông thôn”.

(13): Chiều dài đoạn thẳng của đường bộ từ đường ngang ra mỗi phía? Đoạn tiếp theo?

(14): Độ dốc (%) đường bộ từ đường ngang ra mỗi phía, dốc lên hay xuống kể từ đường ngang ra.

(15): Chiều rộng nền đường bộ, mặt đường bộ, mặt lát? nền đắp hay đào? độ cao?

(16): Góc giao cắt tính đến (độ)?

(17): Tầm nhìn lái xe phụ thuộc cấp đường bộ, theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4054:2005, nêu rõ đứng ở từng bên đường ngang nhìn về hai phía đường sắt.

(18): Người lái tàu có thể nhìn thấy đường ngang từ điểm cách xa đường ngang bao nhiêu mét về phía góc lý trình và phía đối diện.

(19): Nếu có cầu, hầm, ghi, ga gần đó thì nêu khoảng cách từ đường ngang tới đó và ở về phía gốc lý trình hay đối diện.

(20): Hồ sơ thiết kế kỹ thuật của công trình đường ngang đã được phê duyệt (kèm theo Quyết định phê duyệt).

(21): Phương án tổ chức thi công công trình đường ngang và biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình thi công.



10. Gia hạn Giấy phép xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp đường ngang

B-BGT-284983-TT


1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

Tổ chức là chủ đầu tư dự án có nhu cầu gửi hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp đường ngang đến:

- Cục Đường sắt Việt Nam (trường hợp đường ngang trên đường sắt quốc gia);

- Tổng cục Đường bộ Việt Nam (trường hợp đường ngang trên đường sắt chuyên dùng liên quan đến quốc lộ);

- Sở Giao thông vận tải (trường hợp đường ngang trên đường sắt chuyên dùng liên quan đến đường tỉnh, huyện, xã, đường bộ đô thị và đường bộ chuyên dùng trong phạm vi quản lý).

b) Giải quyết TTHC:

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị gia hạn theo quy định, cơ quan cấp giấy phép phải ban hành Quyết định gia hạn giấy phép. Trường hợp không cấp thì phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.



2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị gia hạn giấy phép theo mẫu.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.



4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị gia hạn theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định:

- Cục Đường sắt Việt Nam (trường hợp đường ngang trên đường sắt quốc gia);

- Tổng cục Đường bộ Việt Nam (trường hợp đường ngang trên đường sắt chuyên dùng liên quan đến quốc lộ);

- Sở Giao thông vận tải (trường hợp đường ngang trên đường sắt chuyên dùng liên quan đến đường tỉnh, huyện, xã, đường bộ đô thị và đường bộ chuyên dùng trong phạm vi quản lý).

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Đường sắt Việt Nam; Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Sở Giao thông vận tải.

d) Cơ quan phối hợp: Không có.



7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định gia hạn Giấy phép xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường ngang.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Đơn đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp đường ngang.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Đường sắt năm 2005;

- Thông tư số 62/2015/TT-BGTVT ngày 04/11/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về đường ngang.

Mẫu: Đơn đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng, cải tạo, nâng cấp

đường ngang


(..1..)
(..2..)
-----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


Số: ……../……….

……….……, ngày tháng... năm 20...

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP XÂY DỰNG, CẢI TẠO, NÂNG CẤP ĐƯỜNG NGANG


(TẠI ..3..)

Kính gửi: ………………………………… (..4..)

Căn cứ Giấy phép xây dựng (cải tạo, nâng cấp) đường ngang tại….(3)………, số ….. ngày .... tháng ….. năm ….. của …. (4)….. cấp cho ....(2)…

(….2....) đề nghị được gia hạn giấy phép xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường ngang; (nêu rõ lý do đề nghị gia hạn).

Gửi kèm theo các tài liệu sau:

- (…5…)


(...2...) cam kết thực hiện theo đúng giấy phép được cấp, quyết định gia hạn giấy phép và quy định của pháp luật có liên quan.

Địa chỉ liên hệ: …….

Số điện thoại: ……….


Nơi nhận:
- Như trên;
- ………..;
- ………..;
- Lưu: …….

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Hướng dẫn ghi trong Đơn đề nghị

(1) Tên tổ chức hoặc cơ quan cấp trên của đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị (nếu có).

(2) Tên đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng công trình.

(3) Ghi lý trình, tên tuyến đường sắt.

(4) Tên cơ quan đã cấp giấy phép.

(5) Các văn bản, bản vẽ liên quan (nếu có)./.



IV. Nội dung TTHC trong lĩnh vực đăng kiểm

11. Cấp Giấy chứng nhận, Tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

B-BGT-284864-TT



1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

- Đối với kiểm định tại đơn vị đăng kiểm:

Tổ chức, cá nhân đưa phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi tắt là xe cơ giới) và các giấy tờ cần thiết đến bất kỳ đơn vị đăng kiểm xe cơ giới (sau đây gọi tắt là đơn vị đăng kiểm) nào trong cả nước đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Giấy chứng nhận hoạt động kiểm định xe cơ giới.

- Đối với kiểm định ngoài đơn vị đăng kiểm:



Tổ chức, cá nhân có văn bản đề nghị nêu rõ lý do, địa điểm kiểm định ngoài đơn vị đăng kiểm kèm theo danh sách xe cơ giới đề nghị kiểm định đến đơn vị đăng kiểm.

b) Giải quyết TTHC:

- Đối với kiểm định tại đơn vị đăng kiểm:

+ Đơn vị đăng kiểm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại; Nếu hồ sơ đầy đủ thì tiến hành kiểm tra, đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới.

+ Đơn vị đăng kiểm cấp Tem kiểm định, Giấy chứng nhận kiểm định cho xe cơ giới đạt tiêu chuẩn hoặc thông báo cho tổ chức, cá nhân các hạng mục khiếm khuyết, hư hỏng của xe cơ giới.

- Đối với kiểm định ngoài đơn vị đăng kiểm:

+ Đơn vị đăng kiểm kiểm tra, xem xét theo đề nghị của chủ xe, nếu đúng đối tượng và đủ điều kiện đường thử thì trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của chủ xe, đơn vị đăng kiểm có văn bản gửi Cục Đăng kiểm Việt Nam đề nghị kiểm định ngoài Đơn vị đăng kiểm kèm theo danh sách xe cơ giới, các loại thiết bị cần để kiểm tra; văn bản đề nghị có thể gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác. Trường hợp không đủ điều kiện đường thử thì có văn bản thông báo cho chủ xe và nêu rõ lý do.

+ Cục Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra, xem xét hồ sơ, trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị có văn bản trả lời gửi đơn vị đăng kiểm.

+ Chủ xe đưa xe đến địa điểm kiểm tra, đơn vị đăng kiểm tiến hành kiểm định xe cơ giới theo hồ sơ, trình tự và cách thức thực hiện theo quy định như đối với kiểm định tại đơn vị đăng kiểm. Trường hợp không có kết quả kiểm tra bằng thiết bị thì để trống trên Phiếu kiểm định. Trường hợp đạt thì cấp Giấy chứng nhận và Tem kiểm định.
2. Cách thức thực hiện:

- Đối với kiểm định tại đơn vị đăng kiểm: Nộp hồ sơ trực tiếp tại các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới.

- Đối với kiểm định ngoài đơn vị đăng kiểm: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác.



3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Lập Hồ sơ phương tiện:

Việc lập Hồ sơ phương tiện được thực hiện trước khi xe cơ giới kiểm định lần đầu để tham gia giao thông. Khi đưa xe cơ giới đến đơn vị đăng kiểm để lập Hồ sơ phương tiện, tổ chức, cá nhân cần xuất trình, nộp các giấy tờ sau:

+ Xuất trình bản chính giấy đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc một trong các giấy tờ còn hiệu lực sau: Bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của ngân hàng đang cầm giữ; Bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của tổ chức cho thuê tài chính; Giấy hẹn cấp giấy đăng ký xe.

+ Xuất trình bản chính Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.

+ Nộp giấy tờ chứng minh nguồn gốc phương tiện, gồm một trong các giấy tờ sau: Bản sao Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp trong nước; Bản sao có chứng thực quyết định tịch thu bán đấu giá của cấp có thẩm quyền đối với xe cơ giới bị tịch thu bán đấu giá; Bản sao có chứng thực quyết định thanh lý đối với xe cơ giới của lực lượng quốc phòng, công an; Bản sao có chứng thực quyết định bán xe dự trữ Quốc gia.

+ Nộp bản chính Giấy chứng nhận chất lượng ATKT và BVMT xe cơ giới cải tạo (đối với xe cơ giới mới cải tạo).

- Kiểm định tại đơn vị đăng kiểm:

Khi đưa xe cơ giới đến đơn vị đăng kiểm để kiểm định, tổ chức, cá nhân cần xuất trình, nộp các giấy tờ và cung cấp các thông tin sau:

+ Xuất trình bản chính giấy đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc một trong các giấy tờ còn hiệu lực sau: Bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của ngân hàng đang cầm giữ; Bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của tổ chức cho thuê tài chính; Giấy hẹn cấp giấy đăng ký xe.

+ Xuất trình bản chính Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.

+ Nộp bản chính Giấy chứng nhận chất lượng ATKT và BVMT xe cơ giới cải tạo (đối với xe cơ giới mới cải tạo).

+ Thông tin về tên đăng nhập, mật khẩu truy cập và địa chỉ trang WEB quản lý thiết bị giám sát hành trình đối với xe cơ giới thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình.

- Kiểm định ngoài đơn vị đăng kiểm:

+ Văn bản đề nghị nêu rõ lý do, địa điểm kiểm định ngoài đơn vị đăng kiểm kèm theo danh sách xe cơ giới đề nghị kiểm định.

Khi đưa xe cơ giới đến đơn vị đăng kiểm để kiểm định, tổ chức, cá nhân cần xuất trình, nộp các giấy tờ và cung cấp các thông tin sau:

+ Xuất trình bản chính giấy đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc một trong các giấy tờ còn hiệu lực sau: Bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của ngân hàng đang cầm giữ; Bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của tổ chức cho thuê tài chính; Giấy hẹn cấp giấy đăng ký xe.

+ Xuất trình bản chính Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.

+ Nộp bản chính Giấy chứng nhận chất lượng ATKT và BVMT xe cơ giới cải tạo (đối với xe cơ giới mới cải tạo).

+ Thông tin về tên đăng nhập, mật khẩu truy cập và địa chỉ trang WEB quản lý thiết bị giám sát hành trình đối với xe cơ giới thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.



4. Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới.

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:

- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

- Tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới.

8. Phí, lệ phí:

- Phí kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới đang lưu hành tính theo biểu phí quy định tại Thông tư số 114/2013/TT-BTC ngày 20/08/2013.

- Lệ phí: 50.000 đồng/01 Giấy chứng nhận kiểm định, riêng đối với ô tô dưới 10 chỗ ngồi (không bao gồm xe cứu thương): 100.000 đồng/01 Giấy chứng nhận kiểm định quy định tại Thông tư số 102/2008/QĐ-BTC ngày 11/11/2008.

9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không có

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

Đáp ứng yêu cầu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 70/2015/TT-BGTVT ngày 09/11/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT.



11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư số 70/2015/TT-BGTVT ngày 09/11/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

- Thông tư số 102/2008/TT- BTC ngày 11/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy chứng nhận bảo đảm chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải;

- Thông tư số 114/2013/TT-BTC ngày 20/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng linh kiện, xe cơ giới và các loại thiết bị, xe máy chuyên dùng.



tải về 1.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương