ĐÀo tạO: chíNH


Khái niệm pháp nhân thương mại trong tố tụng hình sự



tải về 431.29 Kb.
trang17/58
Chuyển đổi dữ liệu03.06.2023
Kích431.29 Kb.
#54793
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   58
Lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự (1)
Đề cương anh Lộc, LATS-2015 - Khởi Tố Vụ Án Theo Yêu Cầu Của Người Bị Hại Trong Tố Tụng Hình Sự Việt Nam

Khái niệm pháp nhân thương mại trong tố tụng hình sự


Pháp nhân là một tư cách pháp lý, thường được dùng trong luật pháp nhất là trong lĩnh vực của luật kinh tế, nó được xem là một thực thể xã hội mang tính tổ chức mà không phải là thực thể sinh học như con người. Có nhiều định nghĩa khác nhau về “pháp nhân” như:
Theo hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN: “Pháp nhân có nghĩa là bất kỳ thực thể pháp lý nào được thành lập hoặc tổ chức một cách hợp pháp theo luật hiện hành, vì lợi nhuận hoặc không vì lợi nhuận, thuộc sở hữu tư nhân hay sở hữu nhà nước, bao gồm mọi công ty, tập đoàn, liên danh, liên doanh, công ty một chủ hoặc hiệp hội11.
Theo khoản 1 Điều 50 của Bộ luật Dân sự Liên bang Nga: “Các pháp nhân có thể các tổ chức, tìm kiếm lợi nhuận phái sinh với cách mục đích chính của

9 Điều 86 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.


10 Khoản 2 Điều 87 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
11 Điều 1 Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN.
tổ chức đó (tổ chức thương mại), hoặc các tổ chức mà không tìm kiếm lợi nhuận phái sinh với tư cách là mục đích chính và không phân phối lợi nhuận phái sinh giữa các thành viên của tổ chức (tổ chức phi lợi nhuận)”.
Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015 lại không đưa ra khái niệm về pháp nhân một cách cụ thể, mà chỉ nêu ra các điều kiện để được công nhận là pháp nhân. Theo đó điều kiện để được công nhận pháp nhân theo pháp luật Việt Nam bao gồm: “Một tổ chức được công nhận là một pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: Thứ nhất, được thành lập theo quy định tại Bộ luật này, luật khác có liên quan; Thứ hai, có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này; Thứ ba, có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; Thứ tư, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ dân sự một cách độc lập12.”
Dựa vào mục tiêu chính của pháp nhân mà pháp luật Việt Nam chia pháp nhân thành 02 loại như sau: pháp nhân thương mại pháp nhân phi thương mại. Trong đó: “Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên13”; “pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, nếu có lợi nhuận thì cũng không chia cho các thành viên14.
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) chỉ ghi nhận việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại, không thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân phi thương mại. Do đó, nếu muốn xét một chủ thể có phải là pháp nhân thương mại - chủ thể chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành hay không. Trước tiên, chủ thể đó phải đáp ứng các điều kiện để trở thành pháp nhân theo luật định. Sau đó, dựa vào mục tiêu chính của pháp nhân đó để kết luận pháp nhân đó là pháp nhân thương mại hay phi thương mại.
Từ những phân tích trên người viết đưa ra khái niệm về pháp nhân thương mại trong tố tụng hình sự như sau: “Pháp nhân thương mại là một tổ chức đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được công nhận là một pháp nhân theo quy định của pháp luật và có mục tiêu chính tìm kiếm lợi nhuận lợi nhuận được chia cho các thành viên.”

      1. tải về 431.29 Kb.

        Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   58




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương