ĐÀo tạO: chíNH


Khái niệm hoạt động lấy lời khai trong tố tụng hình sự



tải về 431.29 Kb.
trang16/58
Chuyển đổi dữ liệu03.06.2023
Kích431.29 Kb.
#54793
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   58
Lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự (1)
Đề cương anh Lộc, LATS-2015 - Khởi Tố Vụ Án Theo Yêu Cầu Của Người Bị Hại Trong Tố Tụng Hình Sự Việt Nam

Khái niệm hoạt động lấy lời khai trong tố tụng hình sự


Trong tố tụng hình sự, lời khai có thể được sử dụng để làm chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự (hiện hành), lời khai được xem là một trong các nguồn của chứng cứ8. Do đó, hoạt động lấy lời khai trong tố tụng hình sự cũng có thể được gọi là hoạt động thu thập chứng cứ. Tuy nhiên, để lời khai có giá trị về mặt pháp lý và được xem xét dùng làm chứng cứ, đòi hỏi nó phải đáp

6 Bộ Tư pháp – Viện khoa học pháp lý: Từ điển luật học, Nxb. Từ điển bách khoa – Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2006, tr.469;


7 Phạm Văn Beo ( Chủ biên): Những vấn đề chung của Luật tố tụng hình sự, Giáo trình luật hình sự Việt Nam (học phần 1), Trường Đại Học Cần Thơ, 2017, tr.102;
8 Điểm a khoản 1 Điều 86 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
ứng đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định. Theo đó, lời khai muốn được dùng làm chứng cứ trong tố tụng hình sự phải đảm bảo thỏa mãn các yếu tố khách quan, hợp pháp và có liên quan đến vụ án9.
Trong đó, tính hợp pháp của lời khai được người viết đặc biệt nhấn mạnh. Tính hợp pháp thể hiện ở việc lời khai phải được thu thập đúng theo trình tự, thủ tục mà Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định. Bất kể lời khai là những gì có thật nhưng không được thu thập theo đúng trình tự, thủ tục luật định thì không có giá trị về mặt pháp lý và cũng sẽ không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự10.
Bên cạnh đó, pháp luật quy định hoạt động này chỉ được tiến hành bởi chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Nói cách khác, chỉ những chủ thể mà Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 ghi nhận có thẩm quyền trong việc tiến hành hoạt động lấy lời khai thì mới được xác định là được phép tiến hành hoạt động này. Thông thường, hoạt động lấy lời khai diễn ra dựa trên sự tương tác qua lại của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và chủ thể bị lấy lời khai. Trong đó, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đặt ra các câu hỏi liên quan đến vấn đề cần làm sáng tỏ, đáp ứng yêu cầu điều tra và chủ thể bị lấy lời khai tương tác lại bằng cách trả lời các câu hỏi mà người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai đặt ra.
Từ những phân tích trên người viết đưa ra khái niệm về hoạt động lấy lời khai trong tố tụng hình sự như sau: “Hoạt động lấy lời khai trong tố tụng hình sự là hoạt động thu thập chứng cứ của chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo luật định. Thông qua việc chủ thể có thẩm quyền tiến hành đặt câu hỏi và ghi nhận câu trả lời đối với người bị lấy lời khai”

      1. tải về 431.29 Kb.

        Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   58




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương