ĐÀo tạO: chíNH



tải về 431.29 Kb.
trang10/58
Chuyển đổi dữ liệu03.06.2023
Kích431.29 Kb.
#54793
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   58
Lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự (1)
Đề cương anh Lộc, LATS-2015 - Khởi Tố Vụ Án Theo Yêu Cầu Của Người Bị Hại Trong Tố Tụng Hình Sự Việt Nam
Đề xuất khác liên quan đến hoạt động lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự

  1. Hoàn thiện Chương VI - Chứng minh và chứng cứ trong tố tụng hình sự....

...............................................................................................................................62

      1. Ban hành quy định pháp luật về lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bằng hình thức trực tuyến 64

Kết luận 67


LỜI NÓI ĐẦU
  1. Tính cấp thiết của đề tài


Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế xã hội, làm nảy sinh các vấn đề pháp lý mới và từ đó cũng làm xuất hiện các loại tội phạm mới và chủ thể phạm tội mới. Kế thừa và phát huy những điểm tiến bộ của Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 và luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều luật của Bộ luật Hình sự. Bộ luật Hình sự 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, tại kì họp thứ 10 thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015 và được sửa đổi, bổ sung bởi luật số 12/2017/QH14, có hiệu lực pháp luật kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
Việc ban hành Bộ luật Hình sự 2015 được xem là một bước tiến quan trọng, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử Bộ luật Hình sự Việt Nam ghi nhận trách nhiệm hình sự đối với chủ thể bị buộc tội là “pháp nhân thương mại”. Đây được xem là điểm mới so với các phiên bản của các Bộ luật Hình sự trước đó làm thay đổi chính sách hình sự truyền thống, phù hợp với tình hình mới của đất nước và xu hướng chung của quốc tế. Việc áp dụng trách nhiệm hình sự với một chủ thể là tổ chức - không phải là cá nhân, lần đầu tiên trên thế giới được quốc gia Anh thực hiện năm 1842. Thông qua việc tòa án Anh đã kết án và phạt một tổ chức là doanh nghiệp về việc không thi hành một nghĩa vụ theo luật định1. Tiếp theo đó là việc kết án một công ty vận tải đường sắt về việc gây mất an toàn công cộng2. Ở Việt Nam, kể từ khi Bộ luật Hình sự 2015 ra đời quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại cho đến nay thì đã có 02 trường hợp pháp nhân thương mại bị đem ra xét xử. Đó là vụ pháp nhân thương mại - Công ty cổ phần tập đoàn Bia Sài Gòn Việt Nam xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được bảo hộ là bia SAIGON của Công ty Cổ phần bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và vụ Công ty cổ phần nhôm Việt Pháp - nhà máy nhôm Việt Pháp (Nhôm Việt Pháp) xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được bảo hộ là Nhôm Việt Pháp SHAL của Nhôm Việt Pháp SHAL - Ninh Bình.
Việc xác định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân là một chế định mới mang tính đột phá, thể hiện cách tiếp cận mới, tiến bộ về chính sách hình sự của nước ta nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn đấu tranh, xử lí những vi phạm pháp luật của pháp nhân thương mại trong thời gian qua. Nổi bật là trong các lĩnh vực như về kinh tế và môi trường. Tạo ra sức mạnh pháp lí để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể bị thiệt hại do pháp nhân gây ra, tạo ra sự công bằng giữa cá nhân và


1 Vụ Birmingham and Gloucester Railway Co (1842) 3 QB223.


2 Vụ Great North of England Railway Co (1846) 9 QB315.
pháp nhân, ai vi phạm đều sẽ bị xử lí. Góp phần ngăn ngừa tình trạng pháp nhân vi phạm pháp luật, đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
Bên cạnh sự xuất hiện của Bộ luật Hình sự 2015 tư cách là luật nội dung, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 với tư cách là luật hình thức cũng được ban hành với nhiệm vụ đảm bảo phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Đề tài “Lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại bị truy cứu trách nhiệm hình sự”, tuy không phải là đề tài quá mới mẻ ở thời điểm hiện tại nhưng nó tạo cho người viết ấn tượng mạnh mẽ. Thứ nhất, về chủ thể phạm tội không chỉ có cá nhân mới là chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự, kể từ ngày Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) có hiệu lực thì một loại chủ thể phạm tội mới xuất hiện, được gọi là “pháp nhân thương mại”. Thứ hai, do mọi hoạt động tố tụng của pháp nhân thương mại đều không thể tự mình tham gia nên các hoạt động này sẽ được thực hiện thông qua một chủ thể khác là “người đại diện theo pháp luật của pháp nhân”3. Thứ ba, cơ quan có thẩm quyền không thể áp dụng biện pháp hỏi cung đối với bị can là pháp nhân như biện pháp hỏi cung bị can đối với bị can là cá nhân. Điều này xuất phát từ việc pháp nhân không phải là một thực thể sinh học cụ thể nên không thể nào cung cấp lời khai cho các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân sẽ là người đại diện cho pháp nhân tham gia vào các hoạt động tố tụng liên quan đến pháp nhân và biện pháp điều tra được áp dụng đối với người này là biện pháp lấy lời khai.
Chính vì lẽ đó, người viết đã chọn đề tài “Lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự” làm đề tài nghiên cứu khoa học cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Dưới góc độ nghiên cứu khoa học, người viết mong muốn có thêm kiến thức trong lĩnh vực tố tụng hình sự đối với pháp nhân thương mại từ đó đưa ra các giải pháp để hoàn thiện hệ thống pháp luật. Cụ thể là hoàn thiện quy định pháp luật về hoạt động lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Dưới góc độ cá nhân, do người viết học chuyên ngành về luật thương mại nên được tiếp cận nhiều kiến thức xoay quanh các loại hình doanh nghiệp và tổ chức kinh tế. Bên cạnh đó, “doanh nghiệp và tổ chức kinh tế” lại là pháp nhân thương mại và cũng là chủ thể chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự 2015.

3 Khoản 1 Điều 373 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định mọi hoạt động tố tụng của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự được thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân


Từ những lý do trên, người viết tiến hành nghiên cứu đề tài này để hoàn thiện kiến thức của mình, nhất là phần kiến thức về hoạt động tố tụng đối với pháp nhân thương mại bị buộc tội.

  1. tải về 431.29 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   58




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương