Nội dung Kết luận số 62-kl/tw ngày 8/12/2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc (mttq) Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội



tải về 18.28 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích18.28 Kb.
#23986
Nội dung Kết luận số 62-KL/TW ngày 8/12/2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội

1. Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của Đảng, chính quyền đối với MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội:

- Nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng và toàn bộ hệ thống chính trị về nhiệm vụ lãnh đạo, xây dựng tổ chức MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; kịp thời tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về tổ chức, hoạt động của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, các giai tầng xã hội.

- Xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và vai trò làm chủ của nhân dân thông qua MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội.

- Các cấp ủy đảng tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác dân vận, công tác mặt trận và các đoàn thể. Đưa nội dung lãnh đạo xây dựng MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội vững mạnh thành một trong những tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức đảng các cấp.

2. Nâng cao chất lượng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân.

- Có kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động của MTTQ Việt Nam với các đoàn thể chính trị - xã hội, tránh chồng chéo, hình thức; phân công rõ trách nhiệm cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp trong việc tổ chức các hoạt động, phong trào. Xây dựng, cổ vũ, động viên kịp thời và nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến với nhiều hình thức phong phú, đa dạng.

- Chú trọng sơ kết, tổng kết các phong trào, các cuộc vận động; tham mưu, kiến nghị với Đảng, Nhà nước bổ sung chủ trương, chính sách về công tác vận động nhân dân; xây dựng và phát huy vai trò những người tiêu biểu trong cộng đồng dân cư.

3. Đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân và tập trung hướng mạnh các hoạt động về cơ sở; phát huy quyền chủ động, sáng tạo của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp trong công tác vận động nhân dân phù hợp với đặc điểm địa phương, cơ sở.

- MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị- xã hội làm nòng cốt trong việc phát huy dân chủ, năng lực trí tuệ, ý thức trách nhiệm công dân trong các tầng lớp nhân dân

- Xây dựng, củng cố, hoàn thiện các thiết chế dân chủ ở cơ sở; coi trọng và sử dụng rộng rãi hoạt động tư vấn trong công tác của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ở các cấp; chủ động tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.

4. Kiện toàn tổ chức bộ máy, đổi mới chính sách, chế độ đối với cán bộ MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương thức hoạt động trong thời kỳ mới.

- Sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ hoạt động chuyên trách của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội theo hướng tinh gọn. Coi trọng việc kết hợp, phát huy có hiệu quả đội ngũ cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách và cộng tác viên. Quan tâm quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội có phẩm chất, năng lực và kỹ năng vận động nhân dân. Chú trọng kiện toàn đội ngũ cán bộ MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở, địa bàn dân cư. 
- Xây dựng tiêu chuẩn chức danh; bổ sung chế độ, chính sách đối với cán bộ MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mới; chú trọng bồi dưỡng, sử dụng, luân chuyển cán bộ; coi trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào có đạo, vùng đặc biệt khó khăn. Nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ công tác vận động cho cán bộ MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở, thôn, ấp, làng, bản, phum, sóc, khu phố.

- Chính phủ ban hành nghị định hướng dẫn thực hiện việc sắp xếp và tổ chức các trường đào tạo cán bộ đoàn thể theo quy định của Luật Giáo dục, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ các đoàn thể trong thời kỳ mới. Củng cố, tăng cường và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Khoa Dân vận thuộc Học viện Xây dựng Đảng và Khoa Dân vận của 63 trường chính trị các tỉnh, thành phố.

5. Tăng cường công tác dân vận của chính quyền các cấp; thể chế hóa cơ chế phối hợp giữa chính quyền các cấp với MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội.

- Thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở, các quy chế phối hợp, chương trình công tác giữa UBND với Ủy ban MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp.

- Nhà nước đảm bảo kinh phí và điều kiện hoạt động của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội phù hợp với thực tiễn công tác vận động nhân dân và phong trào thi đua yêu nước hiện nay.

6. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội.

- Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, phát huy tính năng động, sáng tạo của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội.

- Các cấp ủy đảng và người đứng đầu thường xuyên tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân, lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân; xây dựng và ban hành quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị .

- Quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác sơ kết, tổng kết nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, tạo điều kiện cho MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình, định kỳ cấp ủy đảng các cấp làm việc, nghe báo cáo tình hình và định hướng hoạt động của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội.

Bộ Chính trị giao Đảng đoàn MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội xây dựng chương trình, kế hoạch đổi mới nội dung, phương thức hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đoàn thể mình, trình Ban Bí thư cho ý kiến chỉ đạo.

Các tỉnh ủy, thành ủy, các đảng ủy trực thuộc Trung ương, ban cán sự đảng, đảng đoàn có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Kết luận này.

Giao Ban Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với Văn phòng Trung ương, các ban đảng, các bộ, ngành liên quan và MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính tri - xã hội theo dõi, đôn đốc và tổ chức kiểm tra việc thực hiện Kết luận này, định kỳ báo cáo với Bộ Chính trị./. 




Каталог: HoatDongAnh
HoatDongAnh -> ĐỀ CƯƠng báo cáo kết quả ĐÓng góP Ý kiến của nhân dâN ĐỐi với dự thảo bộ luật dân sự (SỬA ĐỔI) A. NỘi dung chính của báo cáO
HoatDongAnh -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội chính phủ ĐOÀn chủ TỊch ủy ban trung ưƠNG
HoatDongAnh -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc
HoatDongAnh -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh
HoatDongAnh -> Ban thưỜng trực số: 03 /hd-mttq-btt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
HoatDongAnh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập –Tự do – Hạnh phúc
HoatDongAnh -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc
HoatDongAnh -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh
HoatDongAnh -> QuyếT ĐỊnh về việc ban hành Quy định cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, quản lý nguồn vốn đầu tư tại các xã thực hiện Chương trình
HoatDongAnh -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 18.28 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương