Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ/ Như đám mây ngũ sắc ngủ trong đầu


“Kim Lân là nahf avwn một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy”



tải về 27.38 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu10.11.2023
Kích27.38 Kb.
#55612
1   2   3
BÀ CỤ TỨ TRONG NGÀY ĐÓI

“Kim Lân là nahf avwn một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy”. Ông là mẫu nhà văn “Quý hồ tinh, bất quý hồ đa”, “viết kĩ lưỡng, viết từ gan ruột không chấp nhận sự nhạt nhẽo, giả tạo” (Đỗ Kim Hồi). Sự nghiệp sáng tác của Kim Lân không nhiều nhưng những tác phẩm ông để lại đều mang giá trị to lớn, truyện ngắn “Vợ nhặt” là một tác phẩm như thế! “Vợ nhặt” được coi là một kiệt tác trong sự nghiệp sáng tác của Kim Lân, cũng là một truyện ngắn suất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại.
Tác phẩm: Truyện ngắn “Vợ nhặt” ra đời là dựa vào cốt truyện cũ với nhan đề “Xóm ngụ cư” mà Kim Lân viết còn dang dở trước Cách mạng, nhưng bị mất bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại, nhà văn dựa vào một phần cốt truyện cũ để hoàn thành, Truyện in trong tập “Con chó xấu xí”, năm 1962.
Lời dẫn: Truyện ngắn “Vợ nhặt” được xây dựng trên bối cảnh nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu - cái năm mà người ta vẫn nhắc đến như một tai nạn thảm khốc, khiến hơn “hai triệu đồng bào ta bị chết đói từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ”. Đến với “mảnh đất hiện thực” đã được cày xới kĩ càng dưới những trang văn của Nam Cao, Ngô Tất Tố... thì cái tên Kim Lân - nhà văn được xem là con đẻ của đồng ruộng, vẫn có một mùa bội thu với “Vợ nhặt”. “Vợ nhặt” lúc bấy giờ như một tia chớp lóe lên giữa màn đêm tối của đói nghèo, khổ đau. Kim Lân đã không chỉ tái hiện bức tranh hiện thực đời sống khách quan mà qua lăng kính chủ quan của mình, bức tranh ấy có những nét khám phá, cái nhìn mới lạ đầy hấp dẫn. Viết về cái đói nhà văn muốn gửi đến một thông điệp khác ý nghĩa hơn, nhân bản hơn chứ không chú trọng việc phản ánh hiện thực: Khi đói người ta thường không nghĩ ngay đến cái chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống. Dù trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên là cái chết vẫn khát khao hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và hi vọng vào tương lai, vẫn muốn sống, sống cho ra người.
Mỗi tác phẩm nghệ thuật phải là một phát minh về hình thức, một khám phá về nội dung” (Lênônít Lêônốp). Kim Lân đã khám phá, phát hiện và miêu tả nhân vật nhẹ nhàng như không, ông luồn lách ngòi bút vào đến tận nơi sâu thẳm của tâm hồn, bắt người đọc phải cùng cười, cùng khóc với nhân vật của mình. Đối với văn chương, đặc biệt là truyện ngắn, bao giờ cũng có những chỉ tiết đắt “làm nên hạt bụi vàng” cho cả tác phẩm. Chi tiết ấy, được kết đọng ở tầng sâu trong tư tưởng, chiều rộng đến độ bỏng sôi mãnh liệt của thứ tình cảm xuất phát từ đáy lòng nhà văn. Và chi tiết bữa cơm ngày đói cũng được dựng xây từ thứ ngôn từ ngọc ngà, chân phương mà Kim Lân có, nó quy tụ về làm bừng sáng cho trang văn như
tải về 27.38 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương