Những lạc thuyết trong lịch sử giáo hội thời kỳ ĐẦU 1 Adoptianisme



tải về 15.49 Kb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu13.09.2023
Kích15.49 Kb.
#55139
  1   2
NHỮNG LẠC THUYẾT TRONG LỊCH SỬ GIÁO HỘI THỜI KỲ ĐẦU
Trong kỳ họp thứ VI này công đồng Trento về đức công chính hóa đề cập đến việc liên quan đến Nguyên Tội

NHỮNG LẠC THUYẾT TRONG LỊCH SỬ GIÁO HỘI THỜI KỲ ĐẦU


1) Adoptianisme [dưỡng tử thuyết, nghĩa tử thuyết]: đạo lý thuyết nhất chủ (xem phía dưới), được gán choPhaolô Samosata, thế kỷ II, và cho Photinus thành Sirmium, thế kỷ IV, theo đó, Đức Giêsu chỉ là một con người, được Chúa Cha nhận làm con khiNgười chịu phép rửa và được Ngôi LờiThiên Chúa cư ngụ.

2) Anoméisme [phái “dị đồng"]: chủ trương cực đoan của phái Ariô do Aexiô (†370) và Eunômiô (†395) đưa ra, theo đó Chúa Con "không giống" (anoimos) Chúa Cha: Chúa Con được sinh ra, vì thế Người được tạo thành.

3) Apollinarisme
[thuyết Apollinariô]: sai lầm của Apollinariô thành Laođicêa (thế kỷ IV), theo đó, Ngôi Lời Thiên Chúa thế chỗ lý trí nhân loại của Đức Kitô.

4) Arianisme [thuyết Ariô]: lạc giáo Ariô (250-336) không chấp nhận thiên tính toàn vẹn của Đức Kitô: Đức Giêsu chỉ là một thụ tạo của Chúa Cha. Bị kết án tại Công Đồng Nixêa I (325).

5) Docétisme [ảo thân thuyết] (do động từ dokein, tiếng Hy-lạp, nghĩa là “ra vẻ, hiện ra"): tư tưởng theo đó nhân tính của ĐứcKitô chỉ là vẻ bề ngoài; trên thập giá, Người được một ai đó khác thay thế.

6)Donatisme [thuyết Đônatô]: ly giáo Đônatô, tại Cartagô, từ chối đón nhận những người đã sa ngã trong cuộc bách hại 304-305.

7) Ébionistes [nhóm duy bần, Êbiônít]: những Kitô hữu gốc Do-thái mà đối với họ, Đức Giêsu chỉ là con của ông Giuse (một dạng thuyết dưỡng tử nhưng không theo hướng độc nhất thần vị, không tin Con có chút thần tính nào).

8)Encratisme [chế dục]: (đến từ một danh từ Hy-lạp có nghĩa là "chế dục"): khổ chế rất mực nghiêm nhặt, đặc biệt là cấm kết hôn và cấm ăn thịt.

7)Gnosticismes [các Ngộ đạo thuyết]: các hệ thống tư tưởng dị trị đề cao việc đạt đến sự cứu độ nhờ “tri thức" được giác ngộ
(Ngộ=biết), chỉ dành cho một số người. Những người theo Ngộ đạo thuyết rao truyền một thứ thuyết nhị nguyên cực đoan đối nghịch thế giới tinh thần với thế giới thân xác, và quả quyết mặc khải về những giáng xuất -xuất phát từ vị Thiên Chúa tốt lành và từ một nguyên lý xấu (nguyên lý này ít nhiều được đồng nhất hóa với vật chất)- dẫn đến thế giới hiện tại.

8 ) Homéens [phái “đồng dạng"]: những người tán thành một chủ thuyết của Ariô (được một số hoàng đế hổ trợ), theo đó, Chúa Con chỉ "giống" (homois) Chúa Cha, nhưng không ngang bằng và không đồng bản thể với Người.

9) Homéousiens [phái “tương đồng tính"]: một số đông giám mục ở thế kỷ IV, do muốn tìm thỏa hiệp với những người chủ trương dùng công thức đồng bản thể(homoousios) của Nicea (Chúa Con “chung một bản thể độc nhất với" Chúa Cha) và với những người theo phái Ariô, đã đề nghị công thức hômiousios (Chúa Con “có bản thể tương tự" Chúa Cha).

10) Iconoclasme [phong trào nghịch ảnh tượng]: phong trào đạo đức “đập phá ảnh tượng" (từ 725 đến 842), vì theo phong trào này, không thể diễn tả Thiên Chúa bằng một hình ảnh hay một ảnh tượng. Bị kết án tại Công Đồng Nixêa II (787).

11) Marcionisme [thuyết Marcion]: giáo thuyết của Mảcion (+360). Ông đối nghịch Đấng Hóa Công ưa báo thù của Cựu Ước
với Thiên Chúa tốt lành được mặc khải nơi Đức Kitô, và vì thế, thuyết này chỉ giữ lại Tin mừng thánh Luca và một vài thư của
thánh Phaolô.

12) Messaliens [thuyết Messalian, duy cầu nguyện]: các đan sĩ ly khai ở Đông phương, cuối thế kỷ IV, cho rằng chỉ đạt được ơn cứu độ qua việc cầu nguyện (Giáo Hội và bí tích Rửa tội với họ không quan trọng).

13) Modalisme [thuyết biến thái, thuyết hình thái]: lạc giáo theo đó, Cha, Con và Thánh Thần không phải là ba ngôi vị khác biệt nhau, nhưng là ba hình thái hoạt động hay hiện diện của Thiên Chúa (xem lạc thuyết Sabellianisme).


tải về 15.49 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương