Những Chuyện Luân Hồi Hiện Đại tt. Thích Tâm Quang Dịch o0o Nguồn



tải về 0.73 Mb.
trang15/24
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2017
Kích0.73 Mb.
#33154
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   24

V. TIẾN SĨ ROBERT ALMEDER


Tiến Sĩ Robert Almeder, Giáo Sư Triết của Ðại Học Ðường Georgia, Giám Ðốc Trung Tâm Kỹ Thuật của Ðại Học này là tác giả của tác phẩm khảo luận về luân hồi "Evidence For Life After Death" "Bằng Chứng Về Ðời Sống Sau Khi Chết". Ông cũng là thành viên của Viện Khoa Học Quốc Gia, đã được thưởng hai giải thưởng xuất sắc về Giáo Dục (Outstanding Educator of America Award) năm 1984, từng viết trên 50 bài khảo luận về triết học đăng tải trên các báo như Philosophy of Science, Synthese, The American Philosophical Quarterly, Philosophia, Erkentnis và The History of Philisophy Quarterly. Ông đã xuất bản 8 tác phẩm, trong đó có tác phẩm The Philosophy of Charles Pierce, và A Critical Introduction.

Ông đã dùng những chuyện có thật đã được phối kiểm để dẫn chứng trong cuốn "Evidence for Life After Death".

Dưới đây là vài chuyện trong tác phẩm trên do nhà Xuất Bản Thomas Springsfield, Illinois phát hành năm 1987.

-ooOoo-

-23-CÔ BÉ SWARNLATA



(Tái sanh sau khi chết được 9 năm)


Tác Giả: Robert Almeder

Năm 1951 trong một cuộc du ngoạn, một người Ấn Ðộ tên Mishra, cư ngụ tại thành phố Panna, thuộc Quận Madhya Pradesh mang theo đứa con gái 3 tuổi cùng vài người khác đến thành phố Jabalpur cùng Quận, cách Panna 70 dậm về phía Nam. Trên đường trở về khi đến địa phận thành phố Katni cách Jabalpur 57 dậm về phía Bắc, Swarnlata bất ngờ đề nghị người tài xế rẽ vào một con đường mà em nói là đường về nhà em nhưng người tài xế hoàn toàn không để ý đến lời yêu cầu này. Sau đó khi mọi người ngừng lại ở Katni để dùng trò giải khát, Swarnlata nói rằng mọi người sẽ được dùng trò ngon hơn nếu ghé vào nhà em gần đấy.

Lời nói của em làm Mishra nghĩ ngợi vì ông biết là gia đình ông, kể cả ông chưa có ai từng sống ở thành phố Katni cả. Ông càng ngạc nhiên hơn khi nghe con gái thường kể với bạn bè về tiền kiếp em thuộc gia đình Pathak tại Katni.

Hai năm sau khi được 5 tuổi em thường múa các vũ điệu và hát các bản nhạc cho người mẹ xem và nghe (sau này cho nhiều người khác). Cha mẹ em đều xác nhận không có người nào dạy em vũ và hát cả.

Năm 1958 khi lên 7, tình cì em gặp một người phụ nữ từ Katni đến, em cho biết đó là người đàn bà em quen ở kiếp trước. Ðến lúc này thì Mishra mới chịu nhận là con gái ông biết nhiều dữ kiện của kiếp trước.

Tháng 3 năm 1959, Giáo Sư Tâm Lý Học Banerjee của Ðại Học Rajasthan tại Jaipur bắt đầu điều tra. Sau khi tiếp xúc với Swarnlata tại Chhatarpur, Ông đi Katni làm quen với gia đình Pathak mà Swarnlata cho rằng em là một thân nhân của gia đình này. Trước khi Giáo Sư Bernajee đi Katni, theo lời mô tả của Swarnlata ông đã ghi 9 điểm đặc biệt về nơi của gia đình Pathak. Những chi tiết này hoàn toàn đúng như Swarnlata nói trước khi tới gia đình Pathak. Chắc chắn là trước khi Giáo Sư Banerjee tới Katni, gia đình Mishra không hề biết gì về gia đình Pathak cả.

Nhận thấy những điều Swarnlata cho biết về tiền kiếp trùng hợp với người con gái của gia đình Pathak có tên là Biya, vợ của Pandley, cư ngụ tại Maihar. Biya đã chết năm 1939 - tám năm trước khi Swarnlata ra đời.

Mùa hè năm 1959 vài người trong gia đình Pathak và gia đình Pandley cùng đến Chatarpur, nơi ông bà Misshra và Swarnlata cư ngô. Trước sự chứng kiến của một số điều tra viên, tuy không được giới thiệu nhưng Swarnlata đã nhận ra từng người trong hai gia đình và gọi đúng tên họ. Em đã kể lại những sự việc xảy ra khi Biya còn sống mà theo trong gia đình những sự việc này chỉ mình Biya biết được mà thôi. Chẳng hạn như em cho biết em có một cái cái răng cửa bịt vàng. Các người chị dâu của Biya xác nhận là đúng. Lẽ tự nhiên gia đình Pathak coi Swarnlata là hiện thân của Biya mặc dầu trước đây gia đình này không hề tin tưởng là có luân hồi.

Sau chuyến viếng thăm của gia đình Pathak và Pandley, cũng trong mùa hè năm 1959, Swarnlata và gia đình đến Katni và Maihar, nơi Biya đã lập gia đình và đã chết. Khi tới Maihar em đã nhận thêm một số người và cho biết những nơi có sự thay đổi so với lúc em còn sống. Những tiết lộ này đều được phối kiểm là đúng. Về sau em còn tiếp tục đến thăm gia đình em trai của Biya và biểu lộ một sự thương yêu nồng nàn.

Tuy nhiên có vấn đề là trước đây Biya chỉ nói được tiếng Hindu trong khi những bài hát và những điệu múa mà Swarnlata trình diễn lại bằng tiếng Bangali.

Trong cuộc điều tra này, các điều tra viên nhiều lần đã có ý thử thách để làm cho em lầm lẫn nhưng cuối cùng cũng phải công nhận những điều em nói về tiền kiếp rất chính xác.

Trường hợp trên đây đã được phối kiểm với những bằng chứng hiển nhiên, không ai có thể chối cãi sự luân hồi của Biya.

-ooOoo-

-24-BÀ LYDIA JOHNSON


(Một Phụ Nữ Hoa Kỳ hiện đại, là một nông dân Thụy Ðiển ở Thế Kỷ Thứ 16)

Tác Giả: Robert Almeder

Năm 1973, Bà Lydia Johnson bằng lòng giúp chồng trong cuộc thí nghiệm thôi miên. Bà rất đắc lực vì dễ đi vào tình trạng hôn mê. Bác Sĩ Harold Johnson là một nhân vật nổi tiếng và trọng vọng tại Philadelphia. Năm 1971 ông đã dùng thuật thôi miên để chữa trị cho một số bệnh nhân.

Khi các cuộc thí nghiệm với người vợ đã tiến hành tốt đẹp, ông quyết định thôi miên vợ để tìm hiểu đời sống tiền kiếp của Bà, nhưng đang nửa chừng thì bỗng nhiên bà co giật người như bị đánh và sợ hãi hét lên. Bà ôm chặt đầu. Ông phải chấm dứt ngay cuộc thí nghiệm. Hai lần thử lại kết quả vẫn thế. Mỗi lần hồi tỉnh bà đều cho biết đã mục kích thấy cảnh tượng nhiều người già cả hình như bị bắt buộc nhảy xuống nước chết đuối. Chính Bà cũng cảm thấy như bị ai đẩy, rồi cú đánh rồi tiếng thét và cơn nhức đầu. Sau mấy lần thí nghiệm đều như trên, Bác Sĩ Harold Johnson đã mời Bác Sĩ John Brown đến thử lại cuộc thí nghiệm. Trước khi cơn đau tái diễn, B.S. John Brown nói với Bà: "Bà còn trẻ hơn họ đến 10 tuổi đấy." Và lần này không như lần trước Bà bắt đầu nói nhưng không phải những câu hay những tiếng nói vẫn dùng hàng ngày mà phần lớn là thứ ngôn ngữ lạ làm chẳng ai hiểu được. Giọng nói của Bà y hệt giọng đàn ông. Rồi chính Bà, một phụ nữ 37 tuổi, thốt ra câu: "Tôi là đàn ông". Ðược hỏi tên Bà cho biết "Jensen Jacoby".

Với ngôn ngữ ngoại quốc, xen lẫn vài tiến Anh ngặp ngừng, Bà tả lại cuộc đời tiền kiếp của Bà. Trong lần thí nghiệm này (và trong các lần sau đó), cũng với giọng đàn ông, Bà Lydia Johnson cho biết 3 thế kỷ trước Bà sống tại một làng nhỏ ở Thụy Ðiển. Những điều Bà nói trong lúc thôi miên đều được ghi âm và ghi chép kỹ lưỡng. Nhiều nhà ngôn ngữ học Thụy Ðiển được mời lại để phiên dịch lời nói của Jensen Jacoby. Trong các cuộc thí nghiệm sau, Bà Lydia Johnson hoàn toàn chỉ nói tiếng Thụy Ðiển, một ngôn ngữ mà từ trước đến nay Bà chưa từng biết tới. Khi được hỏi: "Ông làm gì để sống?". Jensen Jacoby cho biết ông là một người làm nghề nông ở thế kỷ thứ 16 tại Thụy Ðiển. Ðược hỏi: "Ông sống ở đâu?", Jacoby trả lời "Sống ở trong nhà" và khi được hỏi nhà ở đâu, Jacoby trả lời: "Ở Hansen". Tất cả đều được hỏi bằng tiếng Thụy Ðiển. Jacoby đã tả lại anh ta có cá tính đơn giản phù hợp với một người làm nghề nông . Tầm hiểu của anh chỉ hạn hẹp trong đời sống ở trong làng và một trung tâm thương mại mà anh được đến xem. Jensen Jacoby cho biết anh nuôi bà, ngựa, dở và gà. Anh thường ngày dùng bánh mờ, sóa, phó mát, cá hồi và bánh ngọt làm bằng hột cây anh túc do Latvia, vợ anh ta nấu nướng. Jacoby đã tự tay cất một căn nhà bằng đá để ở và vợ chồng anh không có con. Mẹ của Jacoby là người Na Uy và Jacoby là một trong ba người con trai của gia đình. Jacoby đã sống tự lập.

Một vài vật dụng được mang đến trong khi Bà Lydya Johnson còn đang bị thôi miên. Bà được yêu cầu mở mắt ra để lựa chọn các vật dụng này. Là hiện thân của Jensen Jacoby, Bà đã chọn một chiếc thuyền mẫu của Thụy Ðiển ở Thế Kỷ Thứ 17, một cái đấu bằng gỗ để dùng trong việc mua bán lựa mờ thời cổ, 1 cây cung và tên và những hột cây anh túc. Các dụng cụ tối tân chẳng hạn như cái kìm thì Bà từ chối vì không biết cách xử dụng.

Kết quả thí nghiệm về thôi miên trên đây đã chứng minh được Bà Lydia Johnson đã là hiện thân của Jensen Jacoby, một nông dân ở Hansen, Thụy Ðiển chết cách đây ba Thế Kỷ.

-ooOoo-


Каталог: downloads -> sach -> quoc-te
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> ĐƯỜng mây qua xứ tuyếT
quoc-te -> Tâm Lý Và Triết Học Phật Giáo Áp Dụng Trong Đời Sống Hằng Ngày Nguyên tác: "Abhidhamma in daily life"
quoc-te -> ÐẠi thừa và SỰ liên hệ VỚi tiểu thừa nguyên tác: Nalinaksha Dutt ht. Minh Châu Dịch, Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh 1999
quoc-te -> Chuyển sang ebook
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> SẮc tưỚng và thật tưỚng vấn Đề Nhị Đế Trong Tứ Đại Thuyết Phái của Phật Giáo Prof. Guy Newland, Ph. D
quoc-te -> Con đƯỜng đẾn tĩnh lặng -tuệ Giác Hằng Ngày
quoc-te -> Ba phưƠng diện chính của con đƯỜng giác ngộ

tải về 0.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương