Định nghĩa nào sau đây về gen là bản chất nhất



tải về 65.46 Kb.
trang20/25
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích65.46 Kb.
#50892
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   25
sinh cũ

Câu 8: Thể một nhiễm được hình thành từ sự thụ tinh của:

A. Giao tử n với giao tử n+1. B. Giao tử n với giao tử n-1.

C. Giao tử n+1 với giao tử n+1. D. Giao tử n-1 với giao tử n-1.

Câu 9: Thể ba nhiễm được hình thành từ sự thụ tinh của:

A. Giao tử n với giao tử n+1. B. Giao tử n với giao tử n-1.

C. Giao tử n+1 với giao tử n+1. D. Giao tử n-1 với giao tử n-1.

Câu 10: Đột biến đa bội là:

A. Những biến đổi về số lượng NST ở một cặp NST.

B. Những biến đổi về số lượng NST ở một số cặp NST.

C. Những biến đổi về số lượng NST ở một hay một số cặp NST.

D. Những biến đổi về số lượng NST ở toàn bộ NST.

Câu 11: Tự đa bội là đột biến:

A. Làm tăng nguyên lần bộ NST đơn bội của cùng 1 loài và lớn hơn 2n.

B. Làm tăng nguyên lần bộ NST lưỡng bội của cùng 1 loài và lớn hơn 2n.

C. Làm tăng nguyên lần bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau và lớn hơn 2n.

D. Làm tăng nguyên lần bộ NST lượng bội của 2 loài khác nhau và lớn hơn 2n.

Câu 12: Dị đa bội là đột biến:

A. Làm tăng nguyên lần bộ NST đơn bội của cùng 1 loài và lớn hơn 2n.

B. Làm tăng nguyên lần bộ NST lưỡng bội của cùng 1 loài và lớn hơn 2n.

C. Làm tăng nguyên lần bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau và lớn hơn 2n.

D. Làm tăng nguyên lần bộ NST lượng bội của 2 loài khác nhau và lớn hơn 2n.

Câu 13: Sự không phân li của toàn bộ bộ NST 2n trong quá trình nguyên phân sẽ làm xuất hiện dòng tế bào:A. 2n B. 3n C. 4n D. 5n

Câu 14: Sự không li toàn bộ bộ NST 2n trong quá trình giảm phân I sẽ làm xuất hiện dòng tế bào:

A. 2n B. 3n C. 4n D. 5n

Câu 15: Cơ chế tự tam bội được hình thành do:

A. Giao tử n kết hợp với giao tử n+3 B. Giao tử n+1 kết hợp với giao tử n+2

C. Giao tử n kết hợp với giao tử 2n D. Giao tử 2n kết hợp với giao tử 2n

Câu 16: Cơ chế tự tứ bội được hình thành do:

A. Giao tử n kết hợp với giao tử n+3 B. Giao tử n+1 kết hợp với giao tử n+2

C. Giao tử n kết hợp với giao tử 2n D. Giao tử 2n kết hợp với giao tử 2n

Câu 17: Ở thực vật tế bào sinh dưỡng có bộ NST 2n. Nếu rối loạn phân li NST ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử sẽ tạo thành:

A. Thể tự tam bội B. Thể tự tứ bội C. Thể tự đa bội lẻ D. Thể tự đa bội chẵn

Câu 18: Thể tự đa bội ít gặp ở động vật là do:

A. Động vật không có khả năng sinh sản sinh dưỡng

B. Động vật không tạo được giao tử có khả năng sống

C. Động vật ít bị đột biến so với thực vật

D. Động vật dễ bị chết và rối loạn cơ chế xác định giới tính

Câu 19: Đa bội lẻ ở thực vật được nhân lên nhờ:

A. Sinh sản hữu tính B. Sinh sản sinh dưỡng C. Giâm cành D. Chiết cành

Câu 20: Dạng đa bội nào sau đây không có khả năng sinh giao tử bình thường:

A. 3n B. 4n C. 5n D. 3n, 5n

Câu 21: Trường hợp bộ NST 2n bị thừa một NST được gọi là:

A. Thể ba nhiễm B. Thể một nhiễm C. Thể bốn nhiễm D. Thể không nhiễm

Câu 22: Trường hợp bộ NST 2n bị thiếu một NST được gọi là:

A. Thể ba nhiễm B. Thể một nhiễm C. Thể bốn nhiễm D. Thể không nhiễm

Câu 23: Hội chứng Down ở người xảy ra do

A. Thể 3 nhiễm của NST 21. B. Thể 3 nhiễm của NST giới tính dạng XXX.

C. Thể 3 nhiễm của NST giới tính dạng XXY. D. Thể 1 nhiễm của NST giới tính dạng XO.

Câu 24: Thể đa bội là dạng đột biến mà tế bào sinh dưỡng của cơ thể:

A. Mang bộ NST là bội số của n

B. Bộ NST bị thừa một hoặc vài NST của cùng một cặp NST tương đồng

C. Mang bộ NST là bội số của n và lớn hơn 2n D. Mang bộ NST bị thừa 1 NST

Câu 25: Thể đa bội trên thực tế thường gặp ở:

A. Động vật, thực vật bậc thấp B. Động vật C. Thực vật D. Giống cây ăn quả không hạt

Câu 26: Cơ chế hình thành thể đa bội chẵn:

A. Sự thụ tinh của giao tử lưỡng bội và đơn bội hình thành thể đa bội chẵn.

B. Sự thụ tinh của nhiều giao tử đơn bội hình thành thể đa bội chẵn.

C. Sự thụ tinh của 2 giao tử lưỡng bội hình thành thể đa bội chẵn.

D. Sự thụ tinh của 2 giao tử đơn bội hình thành thể đa bội chẵn

Câu 27: Nhiều cây ăn quả không hạt thường là:

A. Thể đa bội lẻ B. Thể đa bội chẵn C. Thể dị bội D. Thể tử bội

Câu 28: Ở cà độc dược (2n = 24), người ta đã phát hiện được các dạng thể ba ở cả 12 cặp nhiễm sắc thể. Các thể ba này

A. Có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình giống nhau

B. Có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình giống nhau

C. Có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình khác nhau

D. Có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình khác nhau

Câu 29: Thể đa bội lẻ

A. Có hàm lượng ADN nhiều gấp hai lần so với thể lưỡng bội

B. Có tế bào mang bộ nhiễm sắc thể 2n+1

C. Không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường

D. Có khả năng sinh sản hữu tính bình thường

Câu 30: Thể song nhị bội:

A. Chỉ sinh sản vô tính mà không có khả năng sinh sản hữu tính

B. Chỉ biểu hiện các đặc điểm của một trong hai loài bố mẹ

C. Có 2n nhiễm sắc thể trong tế bào

D. Có tế bào mang hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài bố mẹ


tải về 65.46 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương