Ảnh hưỞng của chủ nghĩa hiệN ĐẠI ĐẾn văn học nghệ thuật trên thế giới và việt nam



tải về 2.58 Mb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu20.04.2018
Kích2.58 Mb.
#36986
1   2   3   4
Nghệ thuật tạo hình cũng là một lĩnh vực có sự đổi mới căn bản trong thế kỷ giao lưu và tiếp xúc với phương Tây. Với một truyền thống mang đậm chất kín đáo, tự nhiên và hòa quyện với thiên nhiên của nghệ thuật Á Đông, nghệ thuật tạo hình Việt Nam tìm thấy ở nghệ thuật tạo hình phương Tây một nguồn cảm hứng rất mới mẻ và chứa đầy năng lực sáng tạo của cá nhân con người. Từ đó, các nghệ sĩ Việt Nam đã chủ động tìm hiểu và tiếp nhận một nền nghệ thuật mới với những quy tắc chặt chẽ về sáng tạo nghệ thuật, đưa nền nghệ thuật tạo hình của nước ta trở thành một ngành nghệ thuật hàn lâm có quy phạm chặt chẽ.

Tính quy phạm chặt chẽ thể hiện trước hết ở việc chính quyền Pháp cho phép mở trường lớp đào tạo mỹ thuật một cách có bài bản. Đây là điều nằm trong chủ trương truyền bá văn hóa Pháp cho các thuộc địa của chính quyền thực dân. Tuy nhiên, chủ trương “nô dịch” văn hóa đó cũng có một tác động tích cực: lần đầu tiên, giới trí thức Việt Nam được tiếp xúc với các thành tựu nghệ thuật phương Tây một cách có hệ thống và bài bản. Về điều này, chúng ta phải nói đến một sự kiện quan trọng đánh dấu sự ra đời của nền nghệ thuật Việt Nam hiện đại: thành lập trường Mỹ thuật Đông Dương ngày 27-10-1924, chính thức hoạt động từ năm 1925, tồn tại đến năm 1945, do họa sĩ người Pháp Victor Tardieu làm hiệu trưởng đầu tiên. Ngay sau Cách mạng tháng Tám, ngày 8-10-1945, Bộ trưởng Giáo dục Vũ Đình Hòe của chính quyền cách mạng đã ký quyết định thành lập trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam để tiếp nối truyền thống của trường Mỹ thuật Đông Dương. Tuy nhiên, do tình hình chiến tranh, quyết định này đã không thể được thực thi. Đến ngày 28-12-1950, Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Văn Huyên ra quyết định thành lập trường Trung cấp Mỹ thuật để đào tạo các nghệ sĩ kháng chiến phục vụ cho sự nghiệp cứu nước của dân tộc. Chỉ đến khi kháng chiến thành công, đến năm 1957, trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam của nước Việt Nam độc lập mới chính thức ra đời, đến năm 1981 phát triển thành trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, và đến 2008 được gọi là trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam cho đến nay, với địa điểm được đặt tại đúng vị trí của trường Mỹ thuật Đông Dương, nay là số 42 Yếu Kiêu, Hà Nội.



Có thể nói, trường Mỹ thuật Đông Dương là cái nôi đầu tiên của nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại. Đây là nơi đào tạo các thế hệ nghệ sĩ đầu tiên của Việt Nam. Cùng với các trường đại học khác được thành lập vào đầu thế kỷ XX, trường Mỹ thuật Đông Dương đã đóng góp quan trọng cho sự hình thành hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.

T
Lê Công Thành, Mẹ Âu Cơ, 2007

Henry Moore, Hình người ngồi tựa
uy nhiên, như chúng tôi đã nói, sự truyền bá văn hóa phương Tây ngay từ đầu đã diễn ra một cách bài bản và có hệ thống. Cho nên sự tiếp thu nghệ thuật phương Tây ở Việt Nam cũng diễn ra một cách có hệ thống và quy củ chứ không tùy tiện, ngẫu hứng. Về việc này, chúng ta phải ghi nhận công lao đóng góp của viên hiệu trưởng người Pháp đầu tiên - Victor Tardieu. Chính vì thế mà mặc dù Trường được thành lập cùng thời gian với sự hình thành của các trào lưu nghệ thuật hiện đại chủ nghĩa ở phương Tây lúc bấy giờ, nhưng các chủ nghĩa đó hầu như không để lại dấu ấn gì trong nền mỹ thuật Việt Nam đầu thế kỷ XX. Thậm chí, n hiều học trò khóa đầu của trường vẫn còn ham mê giữ lại những nét truyền thống phương Đông trong sáng tác của mình, làm cho hội họa của họ mang đậm bản sắc dân tộc và vẫn còn lưu lại tính độc đáo cho đến tận ngày nay, chẳng hạn như Tô Ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánh...

Mối quan hệ tiếp xúc với phương Tây như vậy đã được thiết lập từ đầu thế kỷ XX. Nhưng, do chủ trương của các nghệ sĩ Pháp thời bấy giờ, chủ nghĩa hiện đại đã không thâm nhập ngay từ đầu vào nền nghệ thuật hiện đại non trẻ của Việt Nam. Thế rồi, trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, nghệ thuật tạo hình Việt Nam vẫn không có cơ hội và điều kiện để tiếp cận với các trào lưu nghệ thuật hiện đại thế giới. Vì thế, khi đất nước kết thúc cuộc chiến tranh, chuyển sang thực hiện công cuộc Đổi mới và mở cửa, các văn nghệ sĩ đương đại Việt Nam mới bắt đầu tìm lại những gì đã bị “bỏ sót” trong suốt một thời gian dài của thế giới. Và, trong những thứ “bỏ sót” đó, họ tìm thấy di sản của các trào lưu hiện đại chủ nghĩa.




Phạm Ngọc Minh, Sương sớm, 1994


tải về 2.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương