Nguyễn Phước Vinh Hoa



tải về 0.99 Mb.
Chế độ xem pdf
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2023
Kích0.99 Mb.
#54949
1   2   3   4   5   6
[123doc] - vai-tro-cua-mat-tran-to-quoc-viet-nam-trong-he-thong-chinh-tri-quan-7-thanh-pho-ho-chi-minh-luan-van-thac-si
Giáo trình Kinh tế nông thôn 1016450
phố Hồ Chí Minh” để làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành Chính trị học của 
mình. 
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 
Đề cập vai trò của MTTQVN trong hệ thống chính trị hiện nay đang là một vấn 
đề lớn, được đặt ra do yêu cầu của sự nghiệp cách mạng và gắn liền với quá trình hình 
thành và phát triển của địa phương quận 7. Trong những năm qua, đã có rất nhiều 
công trình, đề tài nghiên cứu có liên quan đến vai trò, tổ chức hoạt động của 


MTTQVN trong hệ thống chính trị nhằm đánh giá thực trạng, phân tích các nguyên 
nhân và đề xuất giải pháp. Việc tổng quan các công trình nghiên cứu giúp tác giả hiểu 
rõ hơn những vấn đề gì đã và đang được nghiên cứu? tác giả kế thừa, học hỏi được gì 
về nội dung và phương pháp và đề tài này sẽ lấp khoảng trống nào từ những kết quả 
nghiên cứu đó. 
2.1. Các công trình nghiên cứu về công tác tổ chức, hoạt động của Mặt trận 
Tổ quốc Việt Nam 
Cho đến nay, các công trình lớn, tiêu biểu viết về tổ chức, hoạt động của 
MTTQVN trong tình hình mới nói chung và MTTQVN trong việc tham gia xây dựng 
chính quyền nhân dân nói riêng có thể liệt kê tới những công trình sau: 
Đầu tiên là tác phẩm Lịch sử Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, quyển III 
(1975-2004) (Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007). Đây là tác phẩm có giá trị lý 
luận và thực tiễn rất lớn về lịch sử Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam. Trải qua 
85 năm với nhiều hình thức tổ chức và tên gọi khác nhau, Mặt trận Dân tộc thống nhất 
Việt Nam đều đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của mỗi thời kỳ và có những cống hiến xứng 
đáng vào sự nghiệp cách mạng nước nhà, tập hợp mọi tầng lớp xã hội trong và ngoài 
nước thành một lực lượng hùng mạnh, góp phần đánh đuổi bọn thực dân, đế quốc, 
giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc Việt Nam.
Kỷ yếu Phát huy sức mạnh Đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Mặt trận Tổ 
quốc Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc 
Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học-thực tiễn, Hà Nội, 2005) tập hợp rất nhiều bài 
viết có giá trị của các tác giả. Nội dung chính của cuốn Kỷ yếu đã làm rõ khối đại 
đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được mở rộng, củng cố và tăng cường trong bối cảnh 
đất nước có nhiều khó khăn, thách thức. MTTQVN và các đoàn thể nhân dân đã đổi 
mới cả về nội dung và phương thức hoạt động, phát huy ngày càng tốt hơn vai trò tập 
hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; cùng Đảng, Nhà nước chăm lo, bảo vệ 
quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, tham gia xây dựng Đảng, quản 
lý nhà nước, quản lý xã hội; thường xuyên tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi 
đua yêu nước góp phần vào những thành tựu chung của đất nước. 


Cùng chủ đề này, đáng chú ý có tác phẩm Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn 
kết dân tộc và Mặt trận Dân tộc thống nhất của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc 
Việt Nam (Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996). Cuốn sách đã dựa trên cơ sở phân 
tích những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc: mục 
tiêu, vai trò, động lực, cơ sở xã hội, yêu cầu, hình thức thể hiện của đại đoàn kết dân 
tộc qua các thời kỳ cách mạng, làm rõ sự vận dụng sáng tạo của Đảng ta đối với tư 
tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh thông qua đổi mới nhận thức về sự thống 
nhất giữa các loại lợi ích như là cơ sở cho đại đoàn kết dân tộc trong điều kiện mới. 
Qua đó, nội dung tác phẩm nhấn mạnh phân tích mục tiêu, yêu cầu, phương hướng và 
giải pháp củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và Mặt trận Dân tộc thống nhất 
trong sự nghiệp đổi mới của nước ta hiện nay. 
Tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn công tác Mặt trận của tác giả Vũ 
Trọng Kim (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2009) cũng là một tài liệu hữu ích cho 
tác giả khi tìm hiểu về những vấn đề lý luận về công tác Mặt trận; Nghiên cứu chủ 
trương, đường lối của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và Mặt 
trận Dân tộc thống nhất. 
Đề tài khoa học cấp bộ Những căn cứ lý luận và thực tiễn sửa đổi Luật Mặt 
trận Tổ quốc Việt Nam do Giáo sư Lưu Văn Đạt làm chủ nhiệm đề tài, Hà Nội, 7/2009 
là một công trình nghiên cứu được giới chuyên môn đánh giá cao về giá trị khoa học 
của đề tài. Những nội dung mà tác giả quan tâm nhất tập trung những quy định đã tạo 
cơ sở pháp lý để Mặt trận hoạt động trong suốt những năm qua. Tuy nhiên, có nhiều 
nội dung về Mặt trận còn chưa được thể hiện rõ và đầy đủ (như chưa bóc tách giữa 
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội gây 
hiểu lẫn lộn vị trí, chức năng của các tổ chức này; quy định gộp “Mặt trận Tổ quốc 
Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân” là 
không chuẩn xác vì chỉ có Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (nói chung) mới là cơ sở chính 
trị của chính quyền nhân dân, còn các tổ chức thành viên khác thì không phải tất cả 
đều là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; chưa quy định vai trò tham gia xây 
dựng Đảng của Mặt trận mà chỉ quy định vai trò xây dựng chính quyền nhân dân…). 
Hơn nữa, trong thời kỳ mới của đất nước Mặt trận Tổ quốc có thêm nhiều chức năng 
nhiệm vụ mới cần được quy định như vai trò“đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp 


pháp, chính đáng của Nhân dân; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng 
Đảng, Nhà nước, thực hiện hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo 
vệ Tổ quốc” [9, 46]. Trong khi đó, việc quy định về các tổ chức chính trị - xã hội 
trong Hiến pháp chỉ có quy định về Công đoàn (Điều 10); chưa có quy định riêng về 
các tổ chức xã hội khác mà chỉ được xác định “ẩn” trong quy định về Mặt trận Tổ 
quốc (các thành viên khác) và trong pháp luật về các tổ chức đó (ví như Nghị định về 
Hội là chưa phù hợp). 

tải về 0.99 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương