Nghieân cöÙu trao ñOÅi tổng quan những đIỂm mới của luật doanh nghiệp năM 2020


Một số điểm mới cơ bản trong Luật



tải về 3.84 Mb.
Chế độ xem pdf
trang4/114
Chuyển đổi dữ liệu08.04.2023
Kích3.84 Mb.
#54507
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   114
Tap chi Nghe luat so 02 2021 Chuyen de LDN 2020

2. Một số điểm mới cơ bản trong Luật
doanh nghiệp năm 2020
2.1. Một số điểm mới trong các quy định chung
Thứ nhất, thay đổi về trình tự, thủ tục đăng
ký doanh nghiệp.

LDN năm 2014 có hiệu lực từ ngày 01/7/2015.
6
Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 3/6/2017 của Hội nghị Trung ương 5 khóa XII “Về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng
cao hiệu quả DNNN”đã chỉ rõ các quan điểm chỉ đạo: DNNN hoạt động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế
làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng với DN thuộc các thành phần kinh tế
khác theo quy định của pháp luật. Bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của DNNN. Nhiệm vụ và
giải pháp chủ yếu đó là: Đẩy mạnh cơ cấu lại DNNN, tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để DNNN thật sự vận hành
theo cơ chế thị trường, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản trị, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý
nhà nước đối với DNNN.


Soá 02/2021 - Naêm thöù möôøi saùu
5
Khoản 1 Điều 26 LDN năm 2020 đã ghi nhận
phương thức đăng ký DN thông qua mạng thông
tin điện tử là một trong ba phương thức mà người
thành lập DN hoặc người được ủy quyền lựa
chọn để thực hiện đăng ký DN với Cơ quan đăng
ký kinh doanh. Hồ sơ đăng ký DN qua mạng
thông tin điện tử có giá trị pháp lý tương đương
hồ sơ đăng ký DN bằng bản giấy. Với việc luật
hóa quy định về đăng ký DN qua mạng điện tử,
LDN năm 2020 sẽ tạo thuận lợi cho DN tiết kiệm
được thời gian, công sức, nhân lực và tài chính,
góp phần đẩy mạnh tỷ lệ đăng ký DN qua mạng
điện tử trong thời gian tới.
Thứ hai, bỏ quy định về thông báo mẫu dấu
doanh nghiệp.
Điều 43 LDN năm 2020 không còn có quy
định: “Trước khi sử dụng, DN có nghĩa vụ thông
báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh
doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin
quốc gia về đăng ký DN” như quy định tại
Khoản 2 Điều 44 LDN năm 2014. Điều này đồng
nghĩa là, trước khi sử dụng mẫu dấu, DN không
cần phải thông báo mẫu con dấu với cơ quan
đăng ký kinh doanh. LDN năm 2014 đã có cải
cách rất lớn về cơ chế quản lý con dấu DN,
chuyển từ việc cơ quan công an cấp dấu sang cơ
chế DN tự quyết định làm dấu và sử dụng con
dấu. Sự tiến bộ này của LDN năm 2014 là rất
đáng ghi nhận. Tuy nhiên, thực tế sau hơn 5 năm
thực hiện cho thấy, không còn cần thiết phải can
thiệp của cơ quan nhà nước vào việc làm dấu, sử
dụng dấu của DN. Việc sử dụng dấu nên giao cho
DN tự quyết định theo Điều lệ hoặc quy chế hoạt
động, tùy vào mục tiêu, nhu cầu sử dụng dấu. Kế
thừa và phát huy nội dung này, LDN năm 2020
đã bãi bỏ thủ tục thông báo mẫu dấu và thay đổi
phương thức quản lý dấu, trao quyền cho DN, cắt
giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, chi phí
cho DN.
Thứ ba, bổ sung đối tượng không được thành
lập doanh nghiệp.
So với nội dung quy định tại Điều 18 LDN
năm 2014 thì Điều 17 LDN năm 2020 đã có bổ
sung về đối tượng không có quyền thành lập và
quản lý DN, trong đó đáng chú ý nhất là “người
có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi”
“tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm
kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh
vực nhất định theo quy định của Bộ luật hình
sự”. Sự bổ sung này tạo tính tương thích, phù
hợp giữa LDN và quy định mới tại BLDS năm
2015, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ
sung năm 2017.
Thứ tư, thay đổi đối với thủ tục tạm ngừng
kinh doanh.
Theo quy định tại Điều 200 LDN năm 2014
thì “DN có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng
phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và
thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh
cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15
ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh
doanh”, nhưng theo quy định tại Điều 206 LDN
năm 2020 với nội dung tương tự, thời hạn này
chỉ còn là 03 ngày. Việc rút ngắn thời hạn thực
hiện nghĩa vụ thông báo của DN là thuyết phục,
và tạo điều kiện tốt hơn cho DN trong việc thực
hiện quyền tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục
kinh doanh. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 206
LDN năm 2020 bổ sung việc “phối hợp giữa Cơ
quan đăng ký kinh doanh và cơ quan nhà nước
có thẩm quyền” nhằm bảo đảm sự tương thích
với một số quy định của pháp luật về các trường
hợp về tạm đình chỉ hoặc tạm ngừng kinh doanh
đối với DN, như Luật quản lý thuế, Bộ luật hình
sự…
Thứ năm, bổ sung hồ sơ đăng ký công ty
trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
Điều 21 “về hồ sơ đăng ký công ty trách
nhiệm hữu hạn”; Điều 22 “về hồ sơ đăng ký
công ty cổ phần” LDN năm 2020 đều bổ sung
thêm yêu cầu phải có bản sao giấy tờ pháp lý
của người đại diện theo pháp luật trong khi
Điều 22 và Điều 23 LDN năm 2014 quy định
về nội dung tương tự thì không có yêu cầu này.
Trên cơ sở hoạt động thực tiễn của các DN và
các quy định của pháp luật thì người đại diện
theo pháp LDN là một vị trí, chức danh rất
quan trọng. Vì vậy, cần thiết phải bổ sung bản
sao giấy tờ pháp lý của người đại diện theo
pháp luật, tương tự như thành viên công ty
trách nhiệm hữu hạn và cổ đông sáng lập công
ty cổ phần.
Thứ sáu, bỏ quy định về báo cáo thay đổi
thông tin của người quản lý doanh nghiệp.



tải về 3.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   114




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương