Nghieân cöÙu trao ñOÅi tổng quan những đIỂm mới của luật doanh nghiệp năM 2020



tải về 3.84 Mb.
Chế độ xem pdf
trang106/114
Chuyển đổi dữ liệu08.04.2023
Kích3.84 Mb.
#54507
1   ...   102   103   104   105   106   107   108   109   ...   114
Tap chi Nghe luat so 02 2021 Chuyen de LDN 2020

Từ khóa: Doanh nghiệp nhà nước, Luật doanh nghiệp năm 2020, Luật doanh nghiệp năm 2014. 
Nhận bài: 20/01/2021; Hoàn thành biên tập: 10/02/2021; Duyệt đăng: 24/02/2021.
AbstractThe Vietnam Law on Enterprises 2020 has undergone a number of specific amendments
in respect of the definition and corporate governance of state-owned enterprises as compared to the
Law on Enterprises 2014. The Law on Enterprises 2020 dictates that state-owned enterprises shall
include wholly state-owned enterprises (100% of charter capital of which is held by the State) and
partially state-owned enterprises (over 50% of charter capital or voting shares of which is held by
the State). This modification opens up various opportunities for state-owned enterprises to engage
in commercial business with other private enterprises. This article attempts to clarify key updates
on state-owned enterprises regarding definitions and structures thereof under the Law on Enterprises
2020 based on comparisons with the Law on Enterprises 2014 and the framework for state-owned
enterprises in some Asian countries, and thereafter provides some remarks for Vietnamese
enterprises during the transition period.
KeywordsState-owned enterprises, Law on Enterprises in Vietnam 2020, Law on Enterprises
in Vietnam 2014.
Date of receipt: 20/01/2021; Date of revision: 10/02/2021; Date of Approval: 24/02/2021.
1
Thạc sỹ, Giảng viên Khoa Pháp luật Thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội.
2
Sinh viên K42 Ngành Luật Thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội.
3
Khoản 22 Điều 4 LDN năm 2005. 
PHAÙP LUAÄT THEÁ GIÔÙI


HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
84
nghiệp do Nhà nước góp vốn trên 50%, tức là Nhà
nước có thể không phải là chủ sở hữu duy nhất
của doanh nghiệp, nhưng vẫn là DNNN. 
Tỷ lệ góp vốn theo LDN năm 2020 được cụ thể
hóa kèm theo 03 loại hình doanh nghiệp tại Khoản
2 và 3 Điều 88, được chia thành 06 loại khác nhau.
Việc quy định như vậy cũng đã làm rõ mô hình
công ty được tổ chức dưới hình thức là các công ty
trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên, hai
thành viên và công ty cổ phần, trong đó công ty
TNHH một thành viên mà nhà nước nắm giữ 100%
điều lệ thì các quy định về cơ cấu tổ chức phải tuân
thủ theo Chương IV là chương riêng dành cho
DNNN, còn các loại mô hình doanh nghiệp khác là
công ty cổ phần và công ty TNHH hai thành viên
thì tuân thủ theo quy định chung của LDN năm
2020 về các mô hình doanh nghiệp này
4
. Điều này
cũng không có gì mới về mặt bản chất so với LDN
năm 2014 khi cũng chia ra hai loại là DNNN có
dưới 100% vốn điều lệ được điều chỉnh theo mô
hình công ty cổ phần và công ty TNHH hai thành
viên trở lên
5
và DNNN có 100% vốn nhà nước thì
quy định tại Chương V. Bên cạnh đó, LDN năm
2020 làm rõ về mặt câu chữ của mô hình hoạt động
DNNN có 100% vốn nhà nước là công ty TNHH
một thành viên, còn bản chất các quy định đã được
kế thừa từ LDN năm 2014. 
LDN năm 2020 chia thành 02 nhánh các loại
hình công ty là (1) Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế,
tổng công ty hoặc trong nhóm công ty mẹ - công ty
con do nhà nước nắm giữ vốn điều lệ và (2) Công
ty độc lập do nhà nước nắm giữ vốn điều lệ. Sự
khác biệt giữa hai loại hình doanh nghiệp này là phụ
thuộc vào mức độ độc lập của công ty. Các công ty
độc lập được hiểu là các công ty không phụ thuộc
vào ai, không chịu sự kiểm soát của bên ngoài, họ
được tự do kinh doanh và phát triển hoạt động của
mình theo quy định pháp luật, ngược lại công ty mẹ
là công ty sở hữu một công ty riêng biệt khác
(thường được gọi là công ty con), công ty mẹ xác
lập quyền sở hữu công ty con bằng cách nắm giữ
phần lớn cổ phần có quyền biểu quyết và kiểm soát
hoạt động và quản lý của công ty con. 
Ngoài ra, LDN năm 2020 còn bổ sung thêm quy
định về điều kiện xác định DNNN là doanh nghiệp
mà Nhà nước nắm “trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng
số cổ phần có quyền biểu quyết”. Cổ phần có quyền
biểu quyết thể hiện quyền của cổ đông tại Đại hội
đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và vốn điều lệ
thể hiện quyền của thành viên tại Hội đồng thành
viên theo hình thức công ty TNHH. Tuy nhiên, cổ
phần có quyền biểu quyết trong công ty cổ phần có
điểm phức tạp và khác biệt hơn so với vốn điều lệ
trong công ty TNHH vì công ty cổ phần có nhiều loại
cổ phần và một số loại cổ phần không có quyền biểu
quyết như cổ phần ưu đãi cổ tức hay cổ phần ưu đãi
hoàn lại. Do đó các bên cần chú ý về điểm mới này
trong LDN năm 2020 đối với yêu cầu được coi là
DNNN nếu Nhà nước nắm trên 50% “cổ phần có
quyền biểu quyết.” Trong nhiều trường hợp có thể
xảy ra, doanh nghiệp có cổ đông là nhà nước nhưng
nắm giữ trên 50% loại cổ phần không có quyền biểu
quyết thì cũng không được xem là DNNN. 
Như vậy, khái niệm DNNN trong LDN năm
2020 đã được làm rõ với quan điểm quay trở lại
theo khái niệm của LDN năm 2005 là doanh
nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp mà
nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hay cổ
phần có quyền biểu quyết là phù hợp và mở rộng
hơn so với LDN năm 2014. Quy định này cũng
phù hợp với xu thế chung của thế giới. 

tải về 3.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   102   103   104   105   106   107   108   109   ...   114




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương