Nghi thกc tกng niกm tủ SÁch đẠo phật ngày nay



tải về 2.04 Mb.
Chế độ xem pdf
trang9/164
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2022
Kích2.04 Mb.
#52940
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   164
k15 - nghi thuc tung niem an tong co bia

xii
 



xiii
LỜI NÓI ĐẦU
Như tên gọi của tác phẩm, Nghi thức tụng niệm này là 
tuyển tập gồm 14 nghi thức phổ thông được sử dụng trong các 
chùa Phật giáo Bắc tông. Nền tảng của nghi thức này gồm các 
khóa lễ Công phu khuya, Cúng ngọ, Công phu chiều và Khóa 
kinh Tịnh độ buổi tối (thường là kinh Phổ Môn hoặc kinh A 
Di Đà) đã được biên soạn từ 1994. Vào thời điểm đó, để tiện 
dụng cho từng khóa lễ, các nghi thức này được ấn hành độc 
lập. Các nghi thức Hô chuông, An vị Phật, Phóng sanh, Tết 
nguyên đán, Lễ thành hôn, Quy y Tam bảo và Xuất gia trong 
Nghi thức tụng niệm này vốn được biên soạn năm 1998 và 
2003, được bổ túc trong tác phẩm này để người đọc tụng có 
được trọn bộ các nghi thức thông dụng đúng nghĩa.
Trong nghi thức Công phu khuya, ngoài thần chú Thủ 
Lăng Nghiêm, Đại bi và Thập chú (nên tụng vào ngày 2, 4, 6), 
soạn giả còn giới thiệu kinh Di Giáo (Kinh Lời dạy cuối cùng 
của đức Phật – nên tụng vào ngày 3, 5, 7 và chủ nhật). 
Nếu mục đích của thần chú là nhằm hỗ trợ người đọc tụng 
thiết lập định tâm thì kinh Di Giáo giúp ta ôn lại tinh hoa 
chánh pháp và đạo đức thanh cao mà người xuất gia cần thực 
tập để đạt được sự chuyển hóa tâm thức khỏi tham sân si. Việc 
đọc tụng xen kẻ thần chú và kinh vào ngày chẵn lẻ sẽ giúp 


xiv
 

 
NGHI THกC TกNG NIกM
người đọc tụng tăng cường định tâm và tuệ tâm, vốn là hai nền 
tảng quan trọng của đời sống tâm linh.
Nghi thức công phu chiều là sự thực tập lòng từ bi trong 
việc cứu độ các oan hồn uổng tử, giúp nhận thức được vô 
thường và vô ngã, sớm được siêu sinh. Đây là nghi thức 
chuyên dụng trong các chùa Bắc tông. Để việc siêu độ có tác 
dụng hóa độ người mất, người tụng trì khi miệng niệm các 
chân ngôn thì tâm đồng thời phải quán tưởng vào nội dung 
của từng chân ngôn. 
Ví dụ, khi đọc chân ngôn phá địa ngục, người đọc tụng 
quán tưởng các tù ngục bị phá vỡ bằng trí tuệ và đời sống đạo 
đức; khi tụng chân ngôn giải oan kiết, người đọc tụng quán 
tưởng động tác mở trói các dây oan trái, nhờ đó an vui và hạnh 
phúc có mặt. 
Trọng tâm của nghi thức này là sự quán chiếu vừa nêu trong 
mối liên hệ với những chấp mắc về hận thù, nỗi oan, tức tối, 
tình yêu đắm đuối, tình thương quyến luyến và những luyến 
tiếc về mọi sở hữu mà người chết thường bị kẹt trong tiến trình 
sinh tử. Khi nào phá được chấp ngã, chấp ngã sở hữu và chấp 
pháp, việc siêu độ mới thực sự có kết quả, nhờ đó, người chết 
siêu thoát khỏi cảnh ngạ quỷ.
Trong Nghi thức cầu an, kinh Phổ Môn và kinh Dược 
 được sử dụng thay thế. Thông thường, nếu kinh Phổ Môn 
được sử dụng trong phần lớn các khóa kinh Tịnh độ thì kinh 
Dược Sư thường được đọc tụng vào tháng chín âm lịch. Giới 
thiệu hai bài kinh này trong cùng nghi thức cầu an, là nhằm 
giúp hành giả có thể đọc tụng luân phiên hai bài kinh vào 
những ngày chẵn lẻ. 
Các bài quán tưởng và quán chiếu thực tại có sức truyền 
dẫn cho người đọc tụng về kiến thức vô ngã và vô thường, 




tải về 2.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   164




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương