Ứng dụng cntt trong tiến trình lịch sử 75 NĂm của văn phòng chính phủ


Từ phương thức làm việc giấy tờ sang môi trường điện tử



tải về 41.47 Kb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu04.06.2022
Kích41.47 Kb.
#52232
1   2   3   4   5
CNTT 75 nam
Báo Cáo Chuyên Ngành123
Từ phương thức làm việc giấy tờ sang môi trường điện tử

Văn phòng Chính phủ đã trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 17/NQ-CP về CPĐT đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể triển khai các giải pháp trọng tâm xây dựng CPĐT hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025, đồng thời đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ thành lập Ủy ban Quốc gia về CPĐT do Thủ tướng trực tiếp làm Chủ tịch Ủy ban. Thêm vào đó, để hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc triển khai, Văn phòng Chính phủ đã xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng như Nghị định số 09/2019/NĐ-CP quy định về chế độ báo cáo, Nghị định số 45/2020/NĐ-CP về thực hiện TTHC trên môi trường điện tử, Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg về gửi, nhận văn bản điện tử, Quyết định số 45/2018/QĐ-TTg quy định về chế độ họp. Đồng thời, đã thẩm tra trình ban hành một số văn bản quy định về việc quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số, về công tác văn thư, về mã định danh điện tử của cơ quan, tổ chức phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành, địa phương…


Đặc biệt, Văn phòng Chính phủ đã phát huy tính tiên phong, xây dựng và đưa vào vận hành một số Hệ thống thông tin nền tảng của CPĐT, giúp đổi mới lề lối làm việc trong các cơ quan nhà nước cũng như cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp.


- Ngày 12/3/2019, Trục liên thông văn bản quốc gia được khai trương, đã kết nối, liên thông gửi, nhận văn bản điện tử giữa 95/95 cơ quan trung ương và địa phương. Đến nay, đã có hơn 2,3 triệu văn bản điện tử gửi, nhận qua Trục. Theo tính toán sơ bộ giúp tiết kiệm được trên 1.200 tỷ đồng/năm.


- Hệ thống thông tin họp và xử lý công việc của Chính phủ (e-Cabinet) vận hành từ ngày 24/6/2019. Đến nay, đã phục vụ 20 hội nghị, phiên họp của Chính phủ và thực hiện xử lý 472 phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ thay thế việc phát hành, in ấn, sao chụp khoảng 200.000 bộ hồ sơ, tài liệu giấy. Chi phí tiết kiệm ước tính khoảng 169 tỷ đồng/năm.


- Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ ra mắt từ ngày 13/3/2020, đến nay, đã kết nối 20 bộ, cơ quan với 20 chế độ báo cáo và 101/200 chỉ tiêu kinh tế - xã hội phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Chi phí tiết kiệm khi vận hành Hệ thống này (các chế độ báo cáo định kỳ của bộ, cơ quan báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ - trung bình 20 chế độ báo cáo/năm được điện tử hóa và gửi trên Hệ thống) là khoảng 460 tỷ đồng/năm.


- Cổng Dịch vụ công quốc gia chính thức khai trương từ ngày 09/12/2019. Sau hơn 8 tháng hoạt động, tính đến ngày 18/8/2020, Cổng Dịch vụ công Quốc gia đã có hơn 227 nghìn tài khoản đăng ký; hơn 58 triệu lượt truy cập tìm hiểu thông tin, thực hiện dịch vụ; hơn 14,3 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái; hơn 246 nghìn hồ sơ trực tuyến thực hiện từ Cổng, tính trung bình hiện nay mỗi ngày làm việc Cổng tiếp nhận, xử lý khoảng 4 nghìn hồ sơ trực tuyến; tiếp nhận, xử lý hơn 23 nghìn cuộc gọi tới Tổng đài và hơn 7.600 phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp.


Hệ thống thanh toán trực tuyến trên Cổng mới đưa vào vận hành từ tháng 3/2020 nhưng cũng đã xử lý gần 7 nghìn giao dịch thanh toán trực tuyến, trong đó số lượng giao dịch từ tháng 7/2020 trở lại đây là hơn 4 nghìn giao dịch. Ước tính tổng chi phí xã hội tiết kiệm được do Cổng Dịch vụ công quốc gia đóng góp khi thực hiện dịch vụ công là khoảng 6.722 tỷ đồng/năm.


- Hệ thống Thông tin báo cáo quốc gia, Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là hạ tầng số thông minh phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dựa trên dữ liệu số phù hợp theo lộ trình chuyển đổi số quốc gia được khai trương ngày 19/8/2020. Hệ thống TTBCQG được hình thành từ Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo của bộ, địa phương, phục vụ thu thập, tích hợp, chia sẻ dữ liệu báo cáo của các cơ quan hành chính nhà nước; tổng hợp, phân tích dữ liệu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cơ quan hành chính nhà nước các cấp và hỗ trợ lãnh đạo ra quyết định trên cơ sở thông tin, dữ liệu số được hiển thị trực quan; cho phép theo dõi, giám sát việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội được Quốc hội giao, các chỉ tiêu Chính phủ giao bộ, ngành, địa phương; đồng thời, cơ quan hành chính nhà nước các cấp được khai thác cơ sở dữ liệu về thông tin báo cáo trên Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia theo phân cấp quản lý.


Trục liên thông văn bản quốc gia, Hệ thống e-Cabinet, Cổng Dịch vụ công quốc gia đều được bình chọn nằm trong 10 sự kiện nổi bật về công nghệ thông tin và truyền thông, về khoa học và công nghệ do các câu lạc bộ Nhà báo công bố năm 2019.


Theo đánh giá của Liên hợp quốc tại Báo cáo khảo sát CPĐT năm 2020, Việt Nam xếp thứ 86/193 quốc gia, vùng lãnh thổ tăng 02 bậc so với năm 2018, duy trì việc tăng hạng liên tục trong giai đoạn 2014-2020 từ vị trí 99 lên vị trí 86, được xếp vào nhóm các nước phát triển CPĐT ở mức cao và cao hơn chỉ số trung bình thế giới./.




TS. Nguyễn Công Hóa, nguyên Phó TBT Website Chính phủ,
Giám đốc Trung tâm Tin học VPCP


tải về 41.47 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương