Ứng dụng cntt trong tiến trình lịch sử 75 NĂm của văn phòng chính phủ


Kết quả thực tiễn ứng dụng CNTT của VPCP giai đoạn 2005-2010 đã được ghi nhận



tải về 41.47 Kb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu04.06.2022
Kích41.47 Kb.
#52232
1   2   3   4   5
CNTT 75 nam
Báo Cáo Chuyên Ngành123
Kết quả thực tiễn ứng dụng CNTT của VPCP giai đoạn 2005-2010 đã được ghi nhận:


Một số khen thưởng quốc gia:

+ Tháng 10/2007, tại Tuần lễ Tin học Việt Nam và Triển lãm Công nghệ Thông tin (CNTT) - Truyền thông(TT) toàn quốc lần thứ 16 với chủ đề: “CNTT - TT Việt Nam: Thực tế hội nhập”, Website Chính phủ đã được trao Kỷ niệm chương của Cúp Vàng CNTT-TT Việt Nam năm 2007 dành cho Trang thông tin điện tử và Báo điện tử xuất sắc nhất.


+ Ngày 21 tháng 4 năm 2010 Cổng TTĐT Chính phủ đã được Hội đồng giám khảo quốc gia trao tặng giải thưởng Sao Khuê hạng nhất về giải pháp công nghệ.




So sánh quốc tế:

Kết quả 10 năm đã nâng vị thế Quốc gia của Việt Nam so với Quốc tế lên mức ấn tượng:


- Về chỉ số Chính phủ Điện tử (CPĐT): đã tăng từ thứ hạng 112/119 Quốc gia khảo sát (năm 2004) vị trí thứ 90/190 (năm 2010), thứ 83./190 quốc gia (năm 2012).




Giai đoạn 2011-2015:

+ Ngày 24/1/2013 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 06/2013/QĐ-TTg phê duyệt chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cổng TTĐT Chính phủ cho giai đoạn phát triển mới.


+ Ngày 26/3/2013, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 268/QĐ-VPCP phê duyệt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Báo Điện tử Chính phủ, như một cơ quan báo chí quốc gia nằm trong thành phần của Cổng TTĐT Chính phủ.


- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, đặc biệt Báo Điện tử Chính phủ đã được tập trung, đầu tư nâng cấp hoàn thiện thêm cả về tổ chức, công nghệ và nội dung lên ngang tầm hiện đại của cơ quan thông tin hành chính điện tử cả nước trên mạng thông tin toàn cầu Internet:


Từ năm 2011 đến 2015, Cổng TTĐT Chính phủ đã cung cấp đến các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp, cộng đồng quốc tế 155.330 tin, bài trên 14 Trang thông tin điện tử với 3 thứ tiếng: Việt, Anh và Trung Quốc, mỗi năm tăng 6%; tổ chức sản xuất và phát sóng 130 Chương trình “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời”; 68 Chương trình “Người dân và Chính phủ”; hơn 100 cuộc tọa đàm trực tuyến; tổ chức 20 cuộc họp báo Chính phủ; cập nhật 21.971 văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tiếp nhận và xử lý 18.000 thư phản ánh kiến nghị; báo cáo Lãnh đạo có ý kiến xử lý 28 vấn đề báo chí phản ánh; biên tập và phát hành 3.668 số Công báo in và Công báo điện tử;


Góp phần đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT tại VPCP

+ Đảm bảo an toàn, an ninh hệ thống, duy trì sự hoạt động liên tục, ổn định của mạng diện rộng Chính phủ (CPNet) và mạng LAN của VPCP.


+ Bình quân mỗi năm đã phối hợp với các đơn vị liên quan phục vụ tốt khoảng 40 cuộc họp của Chính phủ và Lãnh đạo Chính phủ đảm bảo an toàn, tin cậy tất cả các phiên họp thường kỳ của Chính phủ và các cuộc họp chuyên đề của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng.


+ Cũng trong thời gian này hàng năm phục vụ tốt khoảng: 90 cuộc họp giao ban trực tuyến hàng tuần của lãnh đạo Văn phòng Chính phủ tại hai đầu cầu phòng họp 307 Nhà 5 tầng - Số 1 Hoàng Hoa Thám - Hà Nội và Cục Hành chính quản trị II tại số 7 Lê Duẩn, TP HCM góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Văn phòng Chính phủ đối với các đơn vị phía Nam.


+ Bên cạnh hệ thống hội nghị truyền hình, việc đưa hệ thống ứng dụng và thông tin lên hệ thống máy tính trong phòng họp Chính phủ đã phát huy hiệu quả, giúp thay đổi phương thức làm việc của các thành viên Chính phủ, nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành của Chính phủ.

+ Trực tiếp xây dựng phương án và phối hợp với những đơn vị chức năng đảm bảo kỹ thuật và an ninh hệ thống, ngăn chặn kịp thời những cuộc tấn công mạng từ bên ngoài.


+ Phối hợp với các địa phương nghiên cứu phương án tích hợp thông tin dịch vụ hành chính công vào Cổng TTĐT Chính phủ;




Năng suất lao động được nâng cao:

Xây dựng mở rộng mạng nội bộ của Văn phòng Chính phủ, chuyển từ hệ thống quản lý hồ sơ công việc sang hệ thống quản lý, điều hành và tác nghiệp trên mạng nội bộ, góp phần công khai, minh bạch trong xử lý văn bản trên môi trường mạng. Nhờ vậy hiệu suất công việc xử lý thông tin của cơ uqn đã được nâng lên:


Riêng Trong năm 2014, với hơn 95 nghìn văn bản tiếp nhận, Văn phòng Chính phủ đã tổng hợp đầy đủ, trung thực các ý kiến của các Bộ, cơ quan và tham mưu, tổng hợp trình Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ hơn 14.600 phiếu trình giải quyết công việc; xử lý, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền gần 24.300 văn bản.


VPCP cũng đã phối hợp với các Bộ, ngành tham mưu, ban hành một khối lượng lớn văn bản, bao gồm 29 dự án luật, pháp lệnh trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; 96 Nghị quyết và 122 Nghị định của Chính phủ; 36 Chỉ thị, 2.435 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có 77 Quyết định quy phạm pháp luật; 533 Công văn của Chính phủ, 2.735 Công văn của Thủ tướng Chính phủ; 469 văn bản của VPCP thông báo ý kiến kết luận và 15.160 Công văn của VPCP.


Nhiều danh hiệu thi đua, khen thưởng của Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, VPCP và giải thưởng báo chí quốc gia đã được trao cho các tập thể, cá nhân.




So sánh quốc tế:

- Về chỉ số Chính phủ Điện tử (CPĐT): đã tăng từ thứ hạng 112/119 Quốc gia khảo sát (năm 2004) vị trí thứ 90/190 (năm 2010), thứ 83 /190 quốc gia (năm 2012 ) và thứ 34/61 Quốc gia (năm 2014).


-Trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN),Việt Nam đã tiến thêm 3 bậc để đứng ở vị trí thứ 4. trên tổng số 11 quốc gia trong khối ASEAN. Tỉ lệ người dùng Internet/100 dân của Việt Nam tăng so với năm 2010 (27,56 so với 23,92); tỉ lệ thuê bao di động/100 người tăng vượt trội so với năm 2010 (175, 0 so với 80,37)…


Về Chỉ số Dịch vụ công trực tuyến cho thấy 100% các dịch vụ công của các cơ quan Nhà nước đã được cung cấp trực tuyến ở mức độ 1 (mức độ cung cấp đầy đủ thông tin về dịch vụ), 50% dịch vụ được cung cấp ở mức độ 2 (mức độ cho phép tương tác cơ bản, tải mẫu biểu trực tuyến), 21% dịch vụ cung cấp ở mức độ 3 (mức độ cho phép tương tác hai chiều giữa cơ quan với người dân) và 30% ở mức độ 4 (mức độ tích hợp, kết nối liên thông giữa các cơ quan để xử lý thủ tục) - nguồn Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2014.




Giai đoạn 2016-2020

Một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng được Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 quan tâm chỉ đạo về cải cách hành chính là tập trung đẩy mạnh cải cách TTHC, xây dựng CPĐT. Trong thời gian qua, được sự quan tâm, chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là quyết tâm, chỉ đạo sát sao trực tiếp của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, công tác cải cách TTHC, cải thiện môi trường kinh doanh và xây dựng CPĐT do Văn phòng Chính phủ chủ trì triển khai đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần hướng tới mục tiêu xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động, phục vụ nhân dân.





tải về 41.47 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương