ĐỀn voi phục thăng Long tứ trấn là tên gọi để chỉ ngôi chùa nằm ở hướng Đông, Tây, Nam, Bắc có nhiệm vụ trấn giữ phương của Thăng Long trước kia và 4 ngôi đền này được coi là linh khí của Thăng Long xưa và của Hà Nội ngày nay



tải về 13.95 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu05.05.2023
Kích13.95 Kb.
#54636
ĐỀN VOI PHỤC


ĐỀN VOI PHỤC
Thăng Long tứ trấn là tên gọi để chỉ 4 ngôi chùa nằm ở 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc có nhiệm vụ trấn giữ 4 phương của Thăng Long trước kia và 4 ngôi đền này được coi là linh khí của Thăng Long xưa và của Hà Nội ngày nay. Mỗi ngôi đền thờ một vị thần mang ý nghĩa và có nguồn gốc khác nhau, trước tiên chúng ta cùng đi tìm hiểu về trấn thiêng phía Tây của thành Thăng Long chính là đền Voi Phục.

  1. Lịch sử hình thành và thờ dựng

    1. Lịch sử hình thành

Tọa lạc: tại số 362 phố Kim Mã, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, cạnh công viên Thủ Lệ.
Thời gian mở cửa: 8h00 - 17h00 hàng tuần (riêng giao thừa mở hết đêm )
Ngày mồng 1 và ngày rằm: 6h00 - 20h00
Đền Voi Phục được dựng năm Chương Thánh Gia Khánh thứ 7 (năm 1065) thời Lý Thánh Tông ở góc phía Tây Nam thành Thăng Long cũ, thờ hoàng tử Linh Lang Đại Vương (con trai của Vua Lý Thái Tông ). Do vậy, ngoài cái tên đền Voi Phục đền còn có tên gọi khác là đền Linh Lang.
Hay còn gọi Voi Phục Thủ Lệ để phân biệt với đền Voi Phục Thuỵ Khê tại số 251 đường Thụy Khê, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Về thờ dựng: Để ghi nhớ công lao của Hoàng Tử, đức vua Lý Thánh Tông đã sắc phong cho Hoàng tử là Linh Lang Đại Vương và cho xây dựng đền thờ và cho tạc 2 con voi đá nằm phủ phục trước cửa đền sau này dân chúng cầu đảo gọi luôn là đền Voi Phục.
Với những giá trị tiêu biểu, ngôi đền này được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử văn hóa vào năm 1962 và là di tích quốc gia đặc biệt cần tiếp tục được lưu giữ, bảo tồn nét văn hóa cổ kính của thủ đô.

  1. Xây dựng kiến trúc

Vào bên trong đền mọi người sẽ đi qua cổng tứ trụ 2 bên cổng có bia hạ mã và đôi voi chầu phục
- Đường vào đền có có 9 cây muỗm cổ thụ đã 900 tuổi cao lớn, chung quanh là những rặng si, hoa lan vàng anh...
- Đường lên sân đền có 3 lối tại chính giữa có 12 bậc đá rộng để rước kiệu trong dịp nghỉ lễ hội. Trước mặt lối giữa là một giếng vuông mang dấu tích tụ thủy tụ phúc, địa chỉ xưa kia lấy nước cúng nay giếng nước đã được sửa thành hình vuông
- Đền Voi Phục có dạng chữ Công, tiền tế 5 gian, cấu tạo vì chồng rường, mái lợp ngói mũi hài cổ (Con rường hay chồng rường là các đoạn gối đỡ mái dạng dầm gỗ hộp để đở hoành mái, được đặt chồng lên nhau). Trung đường 1 gian chạy dọc vào phía trong nối với hậu cung.
- Tòa nhà này được đặt ngai lớn chạm khắc hình rồng, hoa lá tỉ mỉ. Những nét chạm mang nghệ thuật ở thế kỷ XIX.
- Cao nhất là pho tượng Đức Linh Lang Đại Vương với nét mặt thanh tú, cao sang.
- Phía trước pho tượng ngài là một hòn đá lớn được đặt trong hộp kính. Hòn đá có vết lõm, tương truyền rằng đã có lúc từng có lần gối đầu lên hòn đá này.
- Hai bên hòn đá là tượng 2 vị phụ tá đứng chầu. Trong đền, ngoài những pho tượng còn sinh tồn hoành phi, câu đối, nhang án, long ngai, cửa võng bát bửu cùng các đồ tế khí được đều sơn thếp vàng lộng lẫy.
Đền Voi Phục đã được trùng tu sửa chữa rất nhiều, vào năm 1994 nhân dân Thủ Lệ quyên góp đúc lại quả chuông cao 93cm, đường kính miệng 70cm, thân chia 4 múi mỗi múi có hàng chữ Hán đúc nổi: “Tây trấn thượng đẳng”.

  1. Tín ngưỡng, lễ hội đền Voi Phục

Lễ hội chính của đền Voi Phục được tổ chức vào ngày 9/2 - 10/2 (Âm lịch) hằng năm cùng với sự tham gia của 4 đình: đình Ngọc Khánh, đình Yên Hòa, đình Xa La và đình Hào Nam. Đây cũng là ngày mất của Hoàng tử Linh Lang.
Lễ hội được tổ chức trong không khí trang trọng với nhiều hoạt động như: lễ rước kiệu, lễ tế, dâng hương...
Trong suốt quá trình diễn ra lễ rước, các đoàn tái hiện lại những bức tranh mang đậm tính dân gian: con đĩ đánh bồng, múa sênh tiền, múa quạt, múa sư tử, múa lân...kết thúc hạ lễ cũng là xế chiều;
Ngoài ra còn có các hoạt động khác như thi chọi gà, thi cờ tướng...tạo không khí nhộn nhịp của lễ hội mùa xuân.
tải về 13.95 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương