Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư



tải về 66.06 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích66.06 Kb.
#17596
NGÀY 28 THÁNG 4 NĂM 2006, BAN THƯỜNG TRỰC UỶ BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM BAN HÀNH THÔNG TRI SỐ 18/TTr-MTTW VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN VIỆC THỰC HIỆN "QUY CHẾ MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM GIÁM SÁT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC,  ĐẢNG VIÊN Ở KHU DÂN CƯ"

Thực hiện Thông báo số 161 - TB/TW ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Ban Bí thư TW Đảng về việc "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư", ngày 21 tháng 4 năm 2006 Chính phủ và Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ký Nghị quyết liên tịch ban hành "Quy chế Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư". Quy chế này được áp dụng thí điểm ở một số xã, phường, thị trấn tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Ninh Bình, tỉnh Quảng Bình và tỉnh Tiền Giang.

Để cụ thể hóa việc tổ chức, thực hiện Quy chế nêu trên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn một số việc cụ thể như sau:

I. YÊU CẦU

1. Quán triệt sâu sắc thông báo số 161 của Ban Bí thư và quy chế giám sát nêu trên trong cán bộ Mặt trận. Tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ và nhân dân về các chủ trương của Đảng, Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về mục đích, yêu cầu, nội dung giám sát, phương pháp thực hiện các hoạt động giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư. Xây dựng kế hoạch cụ thể, chọn điểm chỉ đạo thực hiện các bước tiến hành đúng quy định, sát thực với tình hình đặc điểm của địa phương, cơ sở.      

2. Việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư phải đảm bảo sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các tổ chức thành viên của Mặt trận, nhằm tạo sự thống nhất cao về nhận thức để triển khai thực hiện đồng bộ, đạt hiệu quả thiết thực.

3. Hoạt động giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư là việc mới và khó, trong quá trình thực hiện cần thận trọng, khách quan, chính xác, tránh tư tưởng cực đoan, định kiến, bè phái, cục bộ; đồng thời tránh cách làm hình thức, chung chung, kém hiệu quả; vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Phải luôn giữ vững sự ổn định, đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

II. NỘI DUNG GIÁM SÁT

Nội dung giám sát đã được quy định tại các điểm 7,8,9,10 - Chương II của bản Quy chế. Tùy theo đặc điểm và tình hình thực tế ở từng địa phương, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp cần hướng hoạt động giám sát vào những vấn đề thường có nhiều vi phạm, bức xúc mà nhân dân quan tâm trong các nội dung trọng tâm sau đây:



1. Chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, trước hết là chống tham nhũng trong quản lý đất đai, đầu tư xây dựng, quản lý vốn, tài sản Nhà nước, lãng phí trong sử dụng tài sản công, mít tinh, kỷ niệm, đón nhận danh hiệu, khai trương, động thổ...

2. Những hành vi vi phạm đạo đức, phẩm chất, lối sống của cán bộ, đảng viên, công chức ở khu dân cư, làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn dân cư, xã, phường, thị trấn, như thiếu trách nhiệm phục vụ nhân dân, sách nhiễu, gây phiền hà, đòi hỏi điều kiện khi giải quyết công việc của dân, tổ chức bao che, tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức, môi giới buôn bán, sử dụng chất ma túy, hoạt động mại dâm, gây ô nhiễm môi trường...

3. Việc chấp hành của chính quyền, cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp đối với chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về việc: giải tỏa đền bù đất đai, thu chi các loại quỹ, thuế, lệ phí, cấp các loại giấy phép, chứng chỉ, chứng thực, việc sử dụng ngân sách xã và các khoản đóng góp của nhân dân, việc chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh; việc làm trái hương ước, quy ước của thôn, ấp, bản, làng, khu phố, tổ dân phố ...

III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN GIÁM SÁT

Căn cứ vào nội dung giám sát được quy định tại các điều 7, 8, 9, 10 - Chương II bản Quy chế; với hai hình thức giám sát chủ yếu là vận động nhân dân giám sát và tự mình giám sát, việc tổ chức các hoạt động giám sát được thực hiện như sau:



1. Vận động nhân dân giám sát.

1.1- Thông qua các hình thức tuyên truyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các phương tiện truyền thông, bảng tin ở xã, phường, thị trấn, khu dân cư để tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về chủ trương giám sát, nội dung giám sát, phương pháp thực hiện giám sát để mọi người thực hiện quyền giám sát và hưởng ứng các hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

1.2- Thông qua các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc, Ban thanh tra nhân dân, Ban công tác Mặt trận để tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân, hội viên, đoàn viên, thành viên thanh tra nhân dân về chủ trương giám sát, nội dung giám sát, phương pháp thực hiện giám sát để mọi người thực hiện quyền giám sát của mình và hưởng ứng các hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc.

1.3- Nhân dân thực hiện quyền giám sát như sau:

Khi phát hiện cán bộ, công chức, đảng viên, cơ quan, tổ chức, đơn vị có dấu hiệu vi phạm các nội dung qui định tại các điều 7, 8, 9, 10 của Quy chế thì nhân dân thực hiện các hình thức sau đây để phản ánh, kiến nghị, tố cáo:

a) Trực tiếp phản ánh với Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên thường trực  Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, người đứng đầu các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc cấp xã, trưởng ban công tác Mặt trận, trưởng ban thanh tra nhân dân.

b) Trực tiếp gửi đơn phát hiện, kiến nghị đến Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã.

c) Gửi đơn giám sát vào hộp thư giám sát đặt trước cửa phòng làm việc của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã.

d) Gửi đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền theo qui định của pháp luật tố cáo.



1.4- Tổ chức chỉ đạo hoạt động giám sát của Ban thanh tra nhân dân thực hiện quyền giám sát như sau:

a) Các thành viên Ban thanh tra nhân dân, khi phát hiện cán bộ, công chức, đảng viên, cơ quan, tổ chức, đơn vị có dấu hiệu vi phạm các nội dung qui định tại các điều 7, 8, 9, 10 của Quy chế thì trực tiếp báo cáo với Trưởng ban hoặc Phó Ban Thanh tra nhân dân.

b) Trưởng ban, Phó Ban thanh tra nhân dân tập hợp các vụ việc do nhân dân và thành viên Ban thanh tra nhân dân báo cáo. Trưởng Ban thanh tra nhân dân họp toàn thể Ban thanh tra nhân dân để xem xét, phân loại, lựa chọn sự việc có nội dung, địa chỉ rõ ràng, lập văn bản kiến nghị gửi Ban Thường trực  Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã.

c) Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm xác minh sự việc do Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã giao.



2. Phối hợp hoạt động giám sát của các tổ chức thành viên

Khi phát hiện cán bộ, công chức, đảng viên, cơ quan, đơn vị có dấu hiệu vi phạm các quy định tại các điều 7, 8, 9, 10 của Quy chế thì cán bộ, đoàn viên, hội viên của tổ chức đó trực tiếp báo cáo với người lãnh đạo của tổ chức mình.

Người đứng đầu các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc cấp xã thường xuyên tiếp nhận đơn giám sát, ý kiến phản ánh trực tiếp của các ủy viên Ban Chấp hành, hội viên, đoàn viên của tổ chức mình và của nhân dân. Sau đó họp Ban lãnh đạo để phân loại, lựa chọn các sự việc có nội dung và địa chỉ rõ ràng, lập văn bản kiến nghị gửi Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã.

3. Chỉ đạo hoạt động giám sát của Ban công tác Mặt trận ở các khu dân cư thực hiện giám sát như sau:

3.1- Khi phát hiện cán bộ, công chức, đảng viên, cơ quan, tổ chức, đơn vị có dấu hiệu vị phạm các nội dung qui định tại các điều 7, 8, 9, 10 của quy chế thì các thành viên Ban công tác Mặt trận trực tiếp báo cáo với Trưởng ban hoặc Phó Ban công tác Mặt trận.

3.2- Trưởng ban, Phó Ban công tác Mặt trận tiếp nhận đơn giám sát, ý kiến phản ánh trực tiếp của nhân dân, các thành viên Ban công tác Mặt trận. Sau đó phân loại, lựa chọn các sự việc có nội dung và địa chỉ rõ ràng, lập văn bản kiến nghị gửi Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã.

4. Hoạt động giám sát của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã.

4.1- Uỷ viên Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã thực hiện quyền giám sát như sau:

Khi phát hiện cán bộ, công chức, đảng viên cơ quan, tổ chức, đơn vị có dấu hiệu vi phạm các nội dung qui định tại các điều 7, 8, 9, 10 của quy chế thì các vị uỷ viên Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thực hiện quyền giám sát như sau:

a) Trực tiếp phản ánh với Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch hoặc Uỷ viên thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã.

b) Trực tiếp gửi đơn phát hiện, kiến nghị đến Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã.

c) Gửi đơn giám sát vào hộp thư giám sát đặt trước cửa phòng làm việc của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã.

4.2- Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã thực hiện hoạt động giám sát như sau:

a) Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã tiếp nhận ý kiến phản ánh trực tiếp, đơn giám sát của nhân dân; kiến nghị giám sát của các tổ chức thành viên, Ban công tác Mặt trận, Ban thanh tra nhân dân và các Uỷ viên Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc.

b) Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã mở hộp thư giám sát để phân loại, xử lý đơn giám sát.

c) Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã tổng hợp thống kê ý kiến phản ánh của nhân dân, đơn giám sát của nhân dân, các kiến nghị giám sát của các tổ chức thành viên, Ban công tác Mặt trận, Ban thanh tra nhân dân, Uỷ viên Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc.

d) Ban Thường trực họp phân loại những sự việc liên quan đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức, đảng viên theo qui định tại điều 7, 8, 9, 10 Quy chế giám sát.

- Chọn lựa những ý kiến, đơn giám sát, kiến nghị có nội dung, địa chỉ rõ ràng.

- Lập văn bản báo cáo với Thường trực cấp ủy danh mục, nội dung các vụ việc để gửi đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, giải quyết và trả lời Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã. Các kiến nghị giám sát của Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã phải trình bày trung thực, chính xác, khách quan vụ việc và chịu trách nhiệm về nội dung giám sát.

- Lập sổ theo dõi các vụ việc đã gửi đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền để giám sát việc giải quyết và trả lời Ban Thường trực.

đ) Khi cần thiết, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã thành lập tổ giám sát. Nội dung giám sát, thành phần tổ giám sát, kế hoạch giám sát do Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã quyết định sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Tổ giám sát do Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã ra quyết định thành lập. Ban Thường trực cử Chủ tịch hoặc một Phó Chủ tịch làm tổ trưởng, các thành viên là đại diện lãnh đạo của các đoàn thể chính trị - xã hội, Trưởng ban hoặc Phó Ban thanh tra nhân dân, mời đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân, cán bộ tư pháp cùng cấp tham gia tổ giám sát.

e) Khi có yêu cầu của đối tượng bị giám sát, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã có trách nhiệm tổ chức đối thoại để làm rõ nội dung giám sát đã kiến nghị, nhằm giúp cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, giải quyết vụ việc đã nhận được kiến nghị của Mặt trận.

g) Sau khi có văn bản trả lời của cơ quan, tổ chức, đơn vị, nếu đồng ý với sự trả lời đó, thì Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã thông báo để tổ chức, cá nhân đã phát hiện, kiến nghị gửi đơn giám sát biết.

h) Trong trường hợp Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã không tán thành với việc trả lời, hoặc không nhận được văn bản trả lời, thì có quyền thông báo lên tổ chức cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết và trả lời cho Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị.

i) Trong trường hợp cơ quan Nhà nước cấp trên trực tiếp không trả lời theo thời hạn trên, hoặc việc trả lời không được Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã chấp nhận, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ cấp xã trực tiếp báo cáo lên Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện, cấp tỉnh để chỉ đạo, xử lý.



5. Việc chỉ đạo, xử lý báo cáo của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện, cấp tỉnh trong trường hợp nêu tại điểm i như sau:

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, cấp huyện xem xét vụ việc nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị cùng cấp, thì Ban Thường trực có văn bản kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị đó xem xét trả lời Mặt trận Tổ quốc cấp xã có kiến nghị (nếu vụ việc không trả lời theo thời hạn). Trường hợp việc trả lời không được Ban Thường trực cấp xã chấp nhận, thì Ban Thường trực xem xét để có biện pháp xử lý như sau:

- Đề nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp đó tiếp tục xem xét, kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, hoặc trao đổi, đối thoại với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã về những điểm chưa chấp nhận.

- Đề nghị Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp trên trực tiếp xem xét, chỉ đạo việc giải quyết kiến nghị của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã.

- Phối hợp với chính quyền cùng cấp đề nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp đó xem xét, giải quyết kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã.

- Báo cáo cấp uỷ cùng cấp chỉ đạo giải quyết kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã.



IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đối với Trung ương

Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm:



1.1. Ban hành văn bản hướng dẫn Ủy ban  MTTQ Việt Nam các cấp ở địa phương.

1.2. Tổ chức hội nghị triển khai các văn bản về hoạt động giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư cho 5 tỉnh, thành phố làm điểm vào tháng 5 năm 2006.

1.3. Phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các tỉnh được làm điểm theo dõi, kiểm tra ở một số xã, phường, thị trấn.

1.4. Phối hợp với Bộ, ngành liên quan trong quá trình chỉ đạo thực hiện quy chế giám sát.

1.5. Thông báo tình hình thực hiện quy chế tại kỳ họp của Đoàn Chủ tịch.

1.6. Sơ kết rút kinh nghiệm chỉ đạo đối với 5 tỉnh, thành phố được làm điểm vào Quý IV năm 2007.

1.7. Sau khi sơ kết rút kinh nghiệm việc chỉ đạo thực hiện Quy chế,  báo cáo Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ và cơ quan hữu quan ở trung ương.

2. Đối với cấp tỉnh, cấp huyện

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm:



2.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp mình và tham mưu cho cấp ủy cùng cấp có chủ trương lãnh đạo.

2.2. Phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các tổ chức thành viên cùng cấp triển khai chủ trương lãnh đạo của cấp ủy và kế hoạch thực hiện của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp mình.

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc với cơ quan Nhà nước cùng cấp có liên quan trong việc giải quyết đơn giám sát của nhân dân và Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã.



2.3. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn cho cán bộ chuyên trách cấp mình và cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã làm điểm để nắm vững chủ trương, nội dung và phương pháp thực hiện giám sát ở khu dân cư, xã, phường, thị trấn.

Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về chủ trương của Đảng, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về hoạt động giám sát cán bộ, đảng viên, công chức ở khu dân cư.



2.4. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện chọn từ 5 đến 7 xã, phường, thị trấn làm điểm chỉ đạo ở  địa phương mình.

2.5. Định kỳ 3 tháng cấp huyện báo cáo tình hình thực hiện quy chế với cấp tỉnh, 6 tháng cấp huyện, cấp tỉnh sơ kết.

2.6. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh định kỳ hàng quý, sáu tháng và cuối năm gửi báo cáo Ban Thường trực Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về tình hình và kết quả thực hiện Quy chế ở địa phương.

3. Đối với cấp xã

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có trách nhiệm:



3.1. Căn cứ hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp trên để xây dựng kế hoạch cụ thể ở cấp mình và tham mưu cho cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo.

3.2. Phối hợp với chính quyền cùng cấp trong quá trình thực hiện Quy chế giám sát và đề nghị chính quyền tuyên truyền phổ biến trong cán bộ, công chức về vai trò giám sát của nhân dân và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo chủ trương của Đảng, Chính phủ và Uỷ ban trung ương MTTQ Việt Nam để thực hiện tốt quy chế giám sát ở khu dân cư và xã, phường, thị trấn.

3.3. Tổ chức các hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Ban Thanh tra nhân dân, các Trưởng ban, Phó ban công tác Mặt trận, lãnh đạo các tổ chức thành viên để quán triệt thông báo số 161 của Ban Bí thư, Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Chính Phủ ban hành Quy chế giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư, các chủ trương của cấp ủy địa phương và Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp trên, kế hoạch triển khai của Mặt trận Tổ quốc cấp xã và hướng dẫn phương pháp thực hiện giám sát.

3.4. Chỉ đạo Ban công tác Mặt trận phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức hội nghị nhân dân để triển khai Nghị quyết liên tịch về Quy chế giám sát cán bộ, đảng viên, công chức ở khu dân cư, trong đó cần nêu rõ mục đích, yêu cầu, nguyên tắc giám sát, đối tượng bị giám sát, quyền và nghĩa vụ của nhân dân giám sát, nội dung giám sát, phương pháp thực hiện giám sát và thông qua các hệ thống truyền thanh ở xã, phường, thị trấn, thôn, ấp để tuyên truyền phổ biến chủ trương của Đảng, Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc về hoạt động giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư.

3.5. Thực hiện chế độ báo cáo tình hình và kết quả hoạt động giám sát sau đây:

- Hàng quý có báo cáo tại hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và gửi Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện, cấp tỉnh và cấp ủy cùng cấp.

- Sáu tháng có báo cáo sơ kết tại hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và gửi Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, cấp huyện và cấp ủy cùng cấp.

- Cuối năm có báo cáo tổng kết tại hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã và gửi Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, cấp huyện và cấp ủy cùng cấp.

Trong quá trình tổ chức chỉ đạo và thực hiện, nếu có vướng mắc, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp ở địa phương báo cáo lên cấp trên trực tiếp để giải thích và chỉ đạo./.

T/M BAN THƯỜNG TRỰC

  ỦY BAN TRUNG ƯƠNG

 MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

Chủ tịch

(đã ký)

                                               Phạm Thế Duyệt


PXL (nguồn từ Website MTTW)
Каталог: HoatDongAnh -> FileDinhKem -> 2006
HoatDongAnh -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc
HoatDongAnh -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh
HoatDongAnh -> QuyếT ĐỊnh về việc ban hành Quy định cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, quản lý nguồn vốn đầu tư tại các xã thực hiện Chương trình
HoatDongAnh -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
FileDinhKem -> Ban thưỜng trực số: 331
FileDinhKem -> Độc lập Tự do Hạnh phúc ban thưỜng trựC
FileDinhKem -> Ban thưỜng trựC
FileDinhKem -> Ban thưỜng trực số: 08/hd-mttq-btt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2006 -> NGÀY 31 tháng 5 NĂM 2006, ban thưỜng trực uỷ ban trung ưƠng mặt trận tổ quốc việt nam ban hành thông tri số 21/tt-mttw

tải về 66.06 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương