MôN: CƠ SỞ LÝ luận báo chí VÀ truyền thông 1 LỚP



tải về 379.08 Kb.
Chế độ xem pdf
Chuyển đổi dữ liệu15.01.2024
Kích379.08 Kb.
#56337
CSLLBC CUỐI KỲ 1 1111




BÀI TẬP CÁ NHÂN SỐ 1
 
 
MÔN: CƠ SỞ LÝ LUẬN BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG 1 
LỚP: BÁO CHÍ CLC K.23 (1,2) 
SỐ TIẾT: 75 
GV PHỤ TRÁCH: NGUYỄN VĂN HÀ 
SINH VIÊN THỰC HIỆN: HOÀNG MINH THƯ
LỚP: BÁO CHÍ CLC K.23 – 1
MSSV: 2356031056 
NỘI DUNG 
Sinh viên trả lời câu hỏi sau: 
Vũ Bằng cho rằng: “Nghề báo là một trong những nghề đáng kính trọng nhất”. 
Anh/Chị giải thích và bình luận ý kiến trên. Theo Anh/Chị nhà báo cần có những phẩm 
chất và kỹ năng gì để được công chúng và đồng nghiệp kính trọng? 
BÀI LÀM 
Nghề báo ra đời từ nhu cầu thông tin của xã hội, dần trở thành một nghề chuyên nghiệp. 
Nhưng nó không đơn thuần là một nghề, mà nó là cả một sứ mệnh. Nghề báo không chỉ 
tồn tại vì chính nó, mà nó còn tồn tại để phục vụ công chúng, phục vụ xã hội, phụng sự lợi 
ích công. Trong thời đại mỗi giây lại có biết bao thông tin được tung ra, nghề báo lại càng 
quan trọng hơn bao giờ hết khi nhà báo phải chắt lọc, phân tích, giúp công chúng hiểu rõ 
bản chất sự việc. Mang trong mình những trách nhiệm lớn lao và thiên chức cao cả, nghề 
Trường Đại học KHXH&NV 
Khoa Báo chí và Truyền thông 
-------------------------- 
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
-------------------------- 



báo được xem là một nghề cao quý. Vì vậy, không sai khi nhà văn Vũ Bằng từng cho rằng: 
“Nghề báo là một trong những nghề đáng kính trọng nhất.” 
 
Trước hết, như thế nào là nhà báo? Theo ThS. Nguyễn Văn Hà: “Nhà báo là người hoạt 
động chuyên nghiệp trong lĩnh vực báo chí, lấy việc sáng tạo nên những sản phẩm thông 
tin làm lý tưởng sống và làm kế sinh nhai, bao gồm phóng viên, biên tập viên, bình luận 
viên, thông tín viên, cộng tác viên của các cơ quan báo in, báo hình, báo nói, báo trực tuyến 
và các hãng thông tấn.
1
” Nhà báo không chỉ kiếm sống bằng nghề mà còn coi nó là sứ 
mệnh của mình. Họ luôn nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; sáng tạo ra 
những sản phẩm thông tin chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của công chúng, góp phần vào 
sự phát triển của xã hội. Mỗi ngành nghề đều có một chuẩn mực đạo đức riêng, đối với 
nghề báo, đạo đức báo chí chính là yếu tố tiên quyết để quyết định người làm báo có thực 
sự hết mình với nghề hay không. Một nhà báo chân chính luôn là người đặt lợi ích của 
nhân dân, của xã hội trên lợi ích cá nhân, không vì lợi danh mà bị che mờ mắt, làm trái với 
lương tâm của mình. Với những năng lực, phẩm chất, kỹ năng được rèn giũa, và đạo đức 
nghề nghiệp, nghề báo trở thành một trong những nghề như Vũ Bằng viết trong “40 năm 
nói láo” là “đáng kính nể nhất”. 
Với lý tưởng tìm kiếm sự thật, truyền tải sự thật đó đến công chúng, nghề báo sẵn sàng đưa 
mọi thông tin kể cả tin tốt lẫn tin xấu. “Một nửa sự thật không phải là sự thật”. Trong đời 
sống báo chí, để đưa sự thật là cả một hành trình lao tâm khổ tứ. Người làm báo phải có 
tâm, dám dấn thân để tìm ra sự thật. Đôi khi trong một mớ bòng bong những hiện tượng 
bề nổi, những mối quan hệ đan xen, tìm ra sự thật là không hề dễ dàng. Và khi biết được 
sự thật, vượt qua được những cám dỗ, cả sự đe doạ để đưa sự thật ấy ra công luận, đôi khi 
rất gian nan. Tuy nhiên, Tam Lang từng nhận định rằng báo chí “là một lợi khí có sức mạnh 
vạn năng”, bằng sức mạnh đó, nhà báo không đơn thuần chỉ dừng lại ở việc quan sát, truyền 
đạt tin tức thông thường mà anh ta còn dám đấu tranh đi đến tận cùng sự việc để hiểu rõ và 
phản ánh đúng sự phức tạp của cuộc sống, giải thích, đánh giá các vấn đề của xã hội, đất 
nước, thế giới, từ đó giúp công chúng hiểu rõ về những gì đang diễn ra xung quanh mình 
và nhận thức đúng đắn hơn. Nhà báo Kiều Thanh Phượng từng nói: “Với người làm báo, 
không gì quý hơn là tạo ra được những tác phẩm có giá trị, có tác động tới đời sống xã 
hội”
2
. Thật vậy, một tác phẩm báo chí có giá trị là tác phẩm có nội dung chính xác, trung 
thực, đề cập đúng vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra, với sự chắt lọc tư liệu trong quá 
trình khảo sát thực tiễn công phu, với sự đầu tư trí tuệ của tác giả bằng tất cả sự say mê 
nghề nghiệp. Và với nhà báo, việc tạo ra những tác phẩm như vậy chính là niềm tự hào, là 
1
Thạc sĩ Nguyễn Văn Hà, Nhà báo và nghề báo trong xã hội, trong Cơ sở lý luận báo chí, trang 172.
2
Thanh Huyền, Nghề báo – sự dấn thân và trách nhiệm xã hội, Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam, ngày 
22/06/2022 



thành quả của quá trình lao động sáng tạo, là sự khẳng định vai trò, sứ mệnh của nghề báo. 
Trong giai đoạn đại dịch COVID – 19 hoành hành, các nhà báo sẵn sàng lao vào nơi tuyến 
đầu để truyền về tòa soạn, cơ quan báo chí những thông tin sớm nhất về tình hình dịch 
bệnh, cùng với những nỗ lực của ngành y tế, của cả hệ thống chính trị. Đó là những câu 
chuyện thực tế từ tâm dịch TP.HCM; Bình Dương; Đồng Nai…Sự hy sinh quên mình, bất 
chấp hiểm nguy để chăm sóc bệnh nhân của các thầy thuốc; sự dấn thân của các tình nguyện 
viên nơi tuyến đầu chống dịch; những chiến sỹ quân đội, công an trở thành lực lượng phục 
vụ ngày đêm trong những ngày xã hội giãn cách. Những tác phẩm này đã giúp công chúng 
hiểu rõ hơn về tình hình dịch bệnh, nâng cao ý thức phòng - chống dịch, đồng thời thể hiện 
tinh thần đoàn kết, sẻ chia của dân tộc.
Nếu báo chí được xem là quyền lực thứ tư bên cạnh mô hình tam quyền phân lập (gồm lập 
pháp, hành pháp và tư pháp), thì nhà báo là đại diện cho quyền lực thứ tư trong mối quan 
hệ giữa nhân dân với nhà cầm quyền và các định chế xã hội
3
. Với tư cách là “cầu nối” giữa 
mối quan hệ đó, nhà báo lý giải các sự kiện nóng hổi, những vấn đề thiết thực đang đặt ra 
từ đời sống dưới ánh sáng đường lối, quan điểm của giai cấp cầm quyền, giúp thúc đẩy 
quyền dân chủ của người dân. Nghề báo có thể được xem là “thanh kiếm, lưỡi gươm” của 
quần chúng nhân dân trong việc phơi bày tội ác, lên tiếng phản ánh những vấn đề bức xúc 
của họ, đấu tranh chống hành vi sai trái và bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của người 
dân. Nhà báo thực thụ không màng nguy hiểm để xông pha tìm kiếm, phơi bày những góc 
khuất, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi những tiêu cực, sai phạm, và hơn hết đó là vì để bảo vệ 
lý tưởng “vì xã hội, và bởi xã hội”
4
. Suốt hơn 5 năm, nhà báo Hoàng Thiên Nga cùng với 
sự hỗ trợ của Ban Biên tập báo Tiền Phong, đã thực hiện loạt ghi chép 5 kỳ “Sự thật – Hành 
trình trần ai” với nhiều chuỗi phóng sự tới hơn 40 bài điều tra, phanh phui các dấu hiệu 
tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực y tế tại tỉnh Đắk Lắk. 
5
Loạt bài có sức tác động xã hội 
vô cùng lớn, thúc đẩy các cơ quan chức năng phải vào cuộc xử lý sai phạm, khởi tố vụ án 
và các đối tượng vi phạm, giúp ngành y tế thanh lọc bộ máy, chấn chỉnh hoạt động để tiếp 
tục nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe toàn dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Báo chí là tiếng 
nói của nhân dân”
6
, thông qua báo chí, người dân nói lên ý kiến, tâm tư nguyện vọng của 
mình, đồng thời Đảng và Nhà nước lắng nghe ý kiến của họ để sửa đổi, xây dựng đường 
lối, chính sách phù hợp, từ đó góp phần vào công cuộc phát triển đất nước. Có thể thấy, 
nhà báo vừa đem lại sự thật cho công chúng, vừa là chỗ dựa của nhân dân, đòi lại sự công 
bằng cho những người yếu thế.
3
Thạc sĩ Nguyễn Văn Hà, Nhà báo và nghề báo trong xã hội, trong Cơ sở lý luận báo chí, trang 175.
4
Trần Hữu Quang, Làm báo là một nghề hay một sứ mệnh, trong Nhà báo viết về nghề báo, trang 57.
5
Thanh Hà, Nữ nhà báo điều tra chống tham nhũng: Đấu tranh, xây đắp đều vì yêu thương!, Báo điện tử Đài tiếng 
nói Việt Nam, ngày 21/06/2023.
6
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cách viết báo, trích Sửa đổi lối làm việc, năm 1946.



Trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin hiện nay, thông tin thường không được kiểm chứng 
chặt chẽ, hơn nữa chúng còn được nhìn qua lăng kính của một cá nhân, và đôi khi đầy định 
kiến. Những tin tức đó không được thể hiện theo một bài chuẩn mực nghề nghiệp cũng như 
không tuân theo các nguyên tắc đạo đức nhất định. Chẳng hạn như để “câu view”, nhiều 
cá nhân đưa thông tin sai lệch, chủ quan, bóp méo sự thật, làm ảnh hưởng đến uy tín của 
báo chí. Ngoài ra, một số nhà báo còn để sức nặng của đồng tiền làm lu mờ đi đôi mắt của 
mình, sẵn sàng xâm phạm quyền riêng tư, tham nhũng, nhận hối lộ. Trong rừng thông tin 
bề nổi, nhà báo chắt lọc, phân tích, giúp công chúng hiểu bản chất sự việc. Và đôi lúc, phải 
cân nhắc lợi ích khi lan truyền một thông tin không sai nhưng có thể làm tổn thương một 
cộng đồng

Một bài học điển hình chính là vụ việc nhà báo Phạm Lê Hoàng Uyển của Tạp 
chí Hướng nghiệp và Hòa nhập, nhận số tiền 600 triệu đồng để nhờ người gỡ các bài chứa 
thông tin liên quan đến Công ty cổ phần bất động sản Cao Thắng và Công ty cổ phần quốc 
tế Ước mơ Việt theo sự nhờ vả của Tổng giám đốc là ông Võ Thanh Long. Bị cáo Uyển bị 
kết án 4 năm tù giam với tội danh môi giới hối lộ, hành vi của bị cáo đã trực tiếp làm ảnh 
hưởng đến uy tín, niềm tin của nhân dân đối với cơ quan báo chí. Từ vụ việc trên, có thể 
thấy rằng chỉ khi người làm báo sống và làm việc đúng với đạo đức nghề, với lương tâm 
của chính mình, công chúng sẽ không bao giờ quay lưng với nghề báo.
Quan điểm của nhà văn Vũ Bằng đã nêu bật lên được thiên chức của nghề báo, nhưng đồng 
thời cũng khiến người ta đặt ra nhiều câu hỏi: Liệu người làm báo có đủ “lửa nghề” và bản 
lĩnh vượt qua cám dỗ để sống đúng với triết lý cốt lõi “Đưa sự thật một cách nhanh nhất”, 
và nhà báo cần làm gì để xứng với 4 chữ “đáng kính nể nhất”? Trong cuốn “40 năm nói 
láo”, Vũ Bằng viết: “…người viết báo không phải một nghề như bán bít tết khoai cho Mỹ, 
để vét tiền, nhưng là chiến sỹ trong một cuộc trường chinh, tranh đấu từng đợt cho tự dân 
chủ, cho quyền lợi của giống nòi, cho sự vươn lên của dân tộc…”
7
. Người làm báo không 
chỉ là một nghề nghiệp, mà là cả một sứ mệnh, một bổn phận đối với dân tộc, đất nước. 
Suy đến cùng, triết lý cốt lõi của nghề báo vẫn luôn là “Đưa sự thật một cách nhanh nhất”, 
vì vậy nhà báo chân chính luôn có trách nhiệm với từng luận điểm, từng câu chữ của mình, 
đảm bảo thông tin được cung cấp cho công chúng là chính xác – khách quan – trung thực. 
Anh ta phải luôn kiên định với bản thân, với nghề và với lương tâm của mình, trở thành 
“chiến sỹ trong cuộc trường chinh” không bị ràng buộc bởi bất kỳ lợi ích vật chất hay thế 
lực nào. Như vậy, nghề báo mới xứng đáng được gọi là “đáng kính trọng nhất” như Vũ 
Bằng từng viết.
Để nghề báo thực sự trở thành một tiếng nói của nhân dân, một chỗ dựa của công chúng, 
một quyền lực đem lại công bằng trong xã hội, người làm báo trước hết cần trang bị cho 
bản thân một lập trường chính trị - xã hội vững vàng, nhờ vậy, nhà báo sẽ có định hướng 
7
Vũ Bằng (1993), 40 năm nói láo, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.



đúng đắn trong hoạt động nghề nghiệp, tránh xa những sai lầm và lệch lạc, không khoan 
nhượng đối với cái xấu, cái ác. Ngoài ra, nhà báo phải am hiểu pháp luật, gương mẫu chấp 
hành cả trong cuộc sống lẫn hoạt động báo chí của mình. Nghĩa vụ công dân không chỉ đòi 
hỏi người làm báo tuân thủ Hiến pháp và pháp luật trong nghề nghiệp, mà còn phải luôn 
luôn tâm niệm rằng mình phục vụ ai, viết cho ai, viết để làm gì, viết như thế nào. Bản lĩnh 
chính trị, đạo đức nghề nghiệp trong sáng là những phẩm chất hàng đầu của nghề báo, 
nhưng như vậy là chưa đủ, nếu không có năng lực nghề nghiệp. Báo chí đòi hỏi người làm 
báo phải “bắt” được mạch sống chủ đạo xã hội để phát hiện vấn đề và chọn thời điểm cũng 
như tìm cách thức thông tin phù hợp, có hiệu quả. Vì vậy, anh ta cần có tư duy sắc bén, 
kiến thức vốn sống đa dạng phong phú, phương pháp khoa học, trau dồi các kỹ năng quan 
trọng như thu thập và xử lý thông tin, sử dụng các phương tiện kỹ thuật nghề báo, thể hiện 
tác phẩm báo chí. Khi đạt được những điều này, người làm báo chắn chắn sẽ mang lại 
những tác phẩm mang hơi thở cuộc sống và giàu tính thuyết phục. Và hơn hết, trong mắt 
đồng nghiệp và công chúng, nhà báo là một người đáng kính trọng. 
Qua phân tích và bình luận, ta có thể thấy rằng nghề báo là một nghề cao quý, mang sứ 
mệnh quan trọng trong xã hội. Chính vì thế, để xứng đáng với sứ mệnh đó, người làm báo 
cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc rèn luyện tu dưỡng năng lực, phẩm chất, đạo đức nghề 
nghiệp, dùng tiếng nói mạnh mẽ của mình để phản ánh hiện thực, bảo vệ quyền lợi của 
nhân dân, góp phần xây dựng đất nước. Có như vậy, nghề báo mới ngày càng phát triển và 
vẫn giữ vững vị thế của nghề trong lòng công chúng.  

tải về 379.08 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương