Microsoft Word GỐc tđ NƯỚc và dd khoáNG. doc



tải về 2.88 Mb.
Chế độ xem pdf
trang31/32
Chuyển đổi dữ liệu19.01.2024
Kích2.88 Mb.
#56374
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   32
1. GỐC TĐ NƯỚC VÀ DD KHOÁNG

Câu 42: 1. Ngâm tế bào của 1 loại mô thực vật vào dung dịch đường saccarôzơ. Hãy cho biết, khi nào sức 
căng trương nước của tế bào xuất hiện và biến thiên như thế nào? 
2. Lập phương trình thể hiện mối quan hệ giữa S, P, T của tế bào? 
HD: 
1. - Khi tế bào nhận nước thì sức căng trương nước T của tế bào xuất hiện. 
- T tăng khi tế bào tiếp tục hút nước. 
- Tế bào mất nước thì T giảm 
2. phương trình thể hiện mối quan hệ giữa S, P, T của tế bào: 
S = P – T 
S: sức hút nước của tế bào 
P: Áp suất thẩm thấu của tế bào 
T: sức căng trương nước của tế bào 
(viết được phương trình được 0.25đ; chú thích được S, P, T được 
Câu 43: Cả thực vật và côn trùng đều đối mặt với vấn đề bị mất nước khi chuyển từ dưới nước lên sống trên 
cạn. 
a. Chỉ ra một sự biến đổi giúp giảm mất nước được sử dụng chung bởi cả thực vật và côn trùng? 
b. Côn trùng giới hạn sự mất nước bằng việc làm giảm tỉ lệ diện tích bề mặt cơ thể so với thể tích cơ thể 
(S/V). Tại sao thực vật không sử dụng phương thức này để làm giảm sự mất nước? 
c. Một số thực vật hạn sinh có lá cuộn lại, chiều hướng cuộn lá của chúng như thế nào và ý nghĩa của hiện 
tượng này? 
HD: 
a. Cả thực vật và côn trùng đều có lớp chống thấm bao phủ bề mặt cơ thể và có hệ thống các lỗ khí có thể 
điều khiển đóng/mở cho phép các khí ra vào cơ thể theo sự điều khiển, chủ động sự mất nước. 
b. Thực vật không thể giới hạn sự mất nước bằng cách làm giảm tỉ lệ S/V vì chúng không chủ động di 
chuyển để uống nước như côn trùng nên phải có hệ rễ với tổng diện tích lớn và chúng quang hợp nên cần 
tổng diện tích lá lớn để hấp thu quang năng. 
c. – Lá của chúng cuộn lại, mặt dưới của lá cuộn vào trong vì hầu hết lỗ khí của lá tập trung ở mặt dưới. 
- Sự cuộn lá làm tăng thế nước ở khu vực quanh khu vực các lỗ khí ở dưới, hơi nước ra khỏi lỗ khí mà không 
thoát được ra ngoài, tăng áp suất hơi nước và làm giảm tốc độ mất nước. 
Câu 44: 1. Hình (A) cho thấy những thay đổi về độ ẩm tương đối của khí quyển vào các thời điểm khác nhau 
của ban ngày. Hình (B) cho thấy những thay đổi về áp suất trong xylem của cây trong cùng thời điểm tương 
ứng. 


 
a. Giải thích mối quan hệ giữa độ ẩm tương đối của khí quyển và áp suất trong xylem. 
b. Giải thích sự chênh lệch quan sát được giữa áp suất trong xylem ở đỉnh cây (ở lá) và phía dưới cùng của 
cây (ở rễ). 
2. Hãy phân biệt hai con đường hấp thu nước ở rễ: con đường vô bào (apoplast) và con đường tế bào 
(symplast). Đai caspari và lớp tế bào nội bì có vai trò gì trong sự vận chuyển nước và muối khoáng? 
HD: 
1. a. – Độ ẩm tương đối càng thấp → áp suất trong xylem càng âm (càng giảm). 
– Khi độ ẩm tương đối của khí quyển thấp → thoát hơi nước nhiều từ lá (các tế bào thịt lá) → thế nước trong 
lá (trong các tế bào thịt lá) trở nên thấp hơn → càng nhiều nước di chuyển từ xylem vào các tế bào thịt lá → 
sự chênh lệch (gradient) thế nước giảm → tạo nên áp suất âm (áp suất giảm) trong các các xylem. 
b. – Áp suất âm tăng dần từ dưới lên do lực hút từ lá tạo áp suất âm và lực đẩy từ rễ triệt tiêu áp suất âm. 
– Lực hút từ lá mạnh nhất ở phía trên ngọn, giảm dần xuống dưới trong khi lực đẩy từ rễ mạnh nhất ở dưới, 
giảm dần lên trên → Ở rễ, áp suất âm bé nhất, ở lá áp suất âm lớn nhất. 
2. – Phân biệt hai con đường vô bào và tế bào

tải về 2.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương