Mục lục lời nóI ĐẦU


LIÊN HỆ NHÂN QUẢ THEO LỐI TRƯỚC SAU



tải về 1.24 Mb.
Chế độ xem pdf
trang30/45
Chuyển đổi dữ liệu09.01.2024
Kích1.24 Mb.
#56266
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   ...   45
KỸ NĂNG TRÌNH BỆNH

LIÊN HỆ NHÂN QUẢ THEO LỐI TRƯỚC SAU 
Đó là cách suy nghĩ: “ Nếu B xảy ra sau A, thì A là nguyên nhân gây ra B.” 
Lấy một thí dụ: 


49 
Một người bệnh nam 62 tuổi bị đau rát từ vai phải xuống tận cổ tay. Ông ta 
đi mua kem bôi aspirin, thoa lên vùng đau. Bổng chốc vùng da được bôi 
thuốc đỏ, nổi lên các bọng nước rất đau. Đến khám cấp cứu được chẩn đoán 
là dị ứng với kem bôi aspirin, BS cho toa dephenhydramine về uống. Các 
bọng nước mất hẳn nhưng đau càng nhiều hơn. Người bệnh tái khám trong 
tình trạng đau rát cánh tay. Chẩn đoán: bệnh dời ăn (shingles). 
Vậy thì điều gì làm cho chẩn đoán lần đầu tiên sai? Đó là vì ta thường liên hệ 
một hiện tượng đi sau là hậu quả của hiện tượng xảy ra trước đó. Da đỏ, nổi 
bọng nước đau rát là dấu hiệu điển hình của bệnh dời ăn, nhưng vì người bệnh 
có bôi kem thuốc trước đó, nên BS phòng cấp cứu dễ dàng liên tưởng đến dị ứng 
thuốc hơn, mặc dù họ có biết bệnh dời ăn. Tương tự như trong trường hợp người 
bệnh hạ sốt sau khi cho kháng sinh đều được kết luận là kháng sinh trị được bệnh. 
 
ĐOÁN BỆNH 
Đoán bệnh hay tự nghiệm (heuristics) là con đường ngắn nhất trong chẩn đoán. 
Trong một số trường hợp, ta đoán ra bệnh nhanh chóng dựa lên vài chi tiết mà
chẳng cần nghĩ ngợi nhiều, hay chẳng cần đào thêm chứng cứ. Khả năng này tùy 
thuộc vào mức độ trải nghiệm của mỗi người và thường mang tính tự tin. 
Đoán bệnh thường dựa vào 3 kinh nghiệm chính: qua việc thử nhiều thứ thấy 
sai để lấy được cái đúng (trial and error); nhớ các chăm ngôn có sẵn trong thực 
hành (rule of thumb); và sử dụng các dự đoán hợp lý (educational guess). Như 
đã nói, đoán bệnh là điều các BS có kinh nghiệm hay dùng, vì nó nhanh, dễ hiểu, 
dễ truyền đạt, nhưng lại chẳng cần nhiều thông tin. 
Thí dụ: đau ngực. Dưới xương ức? Khi gắng sức? Giảm đau với nitroglycerin? 
Chẳng cần thêm thông tin gì nữa, hô lên chẩn đoán “cơn đau thắt ngực” liền. Thí 
dụ khác: “sau 48 giờ dùng kháng sinh thích hợp mà người bệnh viêm phổi vẫn sốt 
và bạch cầu vẫn cao thì nghĩ ngay đến mủ màng phổi.” Hay: “dùng que dò sắt chọc 
vào vết loét chân người bệnh tiểu đường nghe tiếng cạch thì là đã viêm xương 
tủy.” 
Nhưng đoán bệnh dễ bị mắc vào nhiều bẫy. Liệt kê dưới đây là những bẫy có thể 
gặp: 


50 

tải về 1.24 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   ...   45




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương