Mục lụC 1 chưƠng I. Giới thiệu chung 2


An toàn khi làm việc với điện



tải về 1.34 Mb.
trang18/20
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2022
Kích1.34 Mb.
#51867
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20
Tài liệu HDVH Hệ thống XLNT trường mầm non Sao Sáng

An toàn khi làm việc với điện

  • Luôn luôn đọc kỹ sổ tay hướng dẫn sử dụng thiết bị của nhà sản xuất và hiểu thấu đáo trước khi vận hành hoặc bảo trì bất cứ bộ phận nào của thiết bị.

  • Công nhân vận hành cần phải nắm vững các biện pháp an toàn, cách xử lý sự cố và phương pháp cấp cứu tai nạn điện giật.

  • Cần thường xuyên tiến hành kiểm tra sự an toàn của các thiết bị điện, các dây dẫn, ổ cắm, các lớp bảo vệ chống tiếp xúc, kiểm tra điện rò. Sửa chữa, bổ sung và thay thế hệ thống đường dây và thiết bị điện khi cần thiết.

  • Trước khi tiến hành sửa chữa đường dây hay thiết bi điện phải cắt điện một phần hay toàn bộ khu vực có liên quan. Khi sửa chữa phải tuyệt đối tuân thủ các quy định an toàn điện, đeo găng tay, đi ủng cách điện…), dùng vật liệu cách điện để che chắn các bộ phận thiết bị xung quanh có khả năng dẫn điện.

  • Khi ngắt điện để sửa chữa phải có người canh cầu dao hoặc có biển báo hiệu “Cấm đóng điện, có người làm việc” hoặc khóa tủ điện để đề phòng những người khác vô tình đóng cầu dao.

  • Tránh để các vật có khả năng gây cháy nổ và nước bắn vào trong tủ điện điều khiển.

  • Khi có sự cố cháy, nổ, chập điện thì người vận hành phải lập tức nhấn nút POWER OFF trên mặt tủ điện để ngừng ngay hoạt động.

  • Khi phát hiện bất cứ tiếng động lạ nào của các máy móc thiết bị phải báo ngay với người quản lý để có hướng khắc phục, không nên tự ý sửa chữa.

  1. An toàn khi làm trong các bể kín

Đối với các bể chuẩn bị được vệ sinh trước hết cần được kiểm tra thăm dò xem có sự có mặt của các khí độc bằng một số cách sau:

  • Trước khi xuống bể kín cần thông gió để thổi hết khí độc có trong bể ra ngoài.

  • Khi xuống các bể kín để bảo trì sửa chữa phải có ít nhất hai người. Một người leo xuống bể và một người ở trên bể để quan sát.

  • Người leo xuống bể phải có dây an toàn được đưa lên trên nắp bể, phải được trang bị các phương tiện bảo hộ lao động như mặt nạ phòng độc, quần áo bảo hộ,… trước khi leo xuống bể để tránh hiện tượng tử vong do tiếp xúc với khí độc. Khi người ở trên quan sát thấy người bên dưới có dấu hiệu không bình thường thì kéo dây an toàn để nâng người bên ra khỏi bể.

  • Thắp một ngọn nến, hay đèn, dòng dây thả dần xuống sát mặt nước trước, nếu ngọn nến vẫn cháy sáng bình thường là không khí ở dưới đáy vẫn đủ oxy, người có thể xuống được. Nếu ngọn nến chỉ cháy ít rồi tắt thì không nên xuống vì phía dưới thiếu oxy và nhiều khí CO2, sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

  • Cũng có thể nhốt một con gà hay chim vào trong lồng, buộc dây thả dần xuống gần sát mặt nước bể, nếu con vật bị chết ngạt là dưới bể có nhiều khí CO2, người không xuống được.

tải về 1.34 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương