Mục lụC 1 chưƠng I. Giới thiệu chung 2


MỘT SỐ TAI NẠN CÓ THỂ XẢY RA



tải về 1.34 Mb.
trang16/20
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2022
Kích1.34 Mb.
#51867
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20
Tài liệu HDVH Hệ thống XLNT trường mầm non Sao Sáng

1.8MỘT SỐ TAI NẠN CÓ THỂ XẢY RA


  • Tai nạn trong quá trình pha hóa chất.

  • Tai nạn do chập điện.

  • Tai nạn do bất cẩn rơi ngã xuống bể.

  • Tai nạn do thiếu hiểu biết, và thiếu các phương tiện bảo hộ như mặt nạ chống độc, bình oxy trong quá trình xuống các bể vệ sinh, sửa chữa.

Tác hại của các tai nạn lao động:

  1. Tác hại của dòng điện

  • Điện giật: Xảy ra khi tiếp xúc điện áp < 1.000V, dòng điện qua người sẽ phá hoại tổ chức cơ, nhất là tim. Nếu không cắt điện kịp thời và làm biện pháp sơ cấp cứu thì người bị điện giật sẽ chết.

  • Điện gây ra các chấn thương do các nguyên nhân chính:

  • Do đóng ngắt điện khi có tải làm phát sinh hồ quang;

  • Do chập mạch;

  • Do vi phạm khoảng cách an toàn với lưới điện.

=> Cơ thể người sẽ bị đốt cháy gây thương vong và có thể dẫn đến tử vong.

  1. Tác hại của hóa chất

Ảnh hưởng đến bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể, bao gồm cả đường hô hấp (mũi, khí quản và phổi, tiêu hóa (miệng, họng, dạ dày), tuần hoàn (tim, máu), thần kinh (não, thần kinh các tế bào) và sinh sản. Một số hóa chất ảnh hưởng trực tiếp và một số ảnh hưởng gián tiếp.

  1. Tác hại của việc không trang bị các phương tiện bảo hộ lao động (găng tay, áo phao, khẩu trang, mặt nạ chống độc)

Các khí cacbon không màu, không mùi, không duy trì hô hấp, có nhiều ở những nơi có sự phân hủy các chất hữu cơ. Các khí độc (CO, CO2, H2S, CH4,…) tích tụ trong các bể nước sẽ làm bốc lên những luồng hơi chứa khí cacbonic và các hợp chất lưu huỳnh. Những khí này đều nặng hơn không khí nên tích tụ lại ở chỗ thấp và hòa tan trong lớp nước bề mặt. Đã có nhiều trường hợp người công nhân vận hành chủ quan, không trang bị các phương tiện bảo hộ lao động như mặt nạ chống độc khi xuống kiểm tra, vệ sinh bể. Các khí độc nhanh chóng tràn vào phổi và ảnh hưởng đến sự hô hấp và gây tử vong. Các khí độc này ảnh hưởng đến khả năng hô hấp một cách nhanh chóng.
Một số trường hợp người công nhân nhận biết được sự có mặt của khí độc bằng biểu hiện khó thở và leo lên thang. Tuy nhiên, tác động nhanh chóng của khí độc làm cho người công nhân tê liệt không còn khả năng cử động dẫn đến trường hợp leo lên được thang thoát hiểm được vài bước rồi té ngã lại xuống bể, tử vong sau đó. Trường hợp tử vong do khí độc tại trạm xử lý nước thải đã xảy ra tại nhiều doanh nghiệp và có cả các trường hợp tử vong dây chuyền. Khi thấy đồng nghiệp có biểu hiện bất thường dưới bể, do chưa nhận thức được nguyên nhân và tiềm tàng nguy hiểm, các công nhân vận hành tiếp tục leo xuống bể trong điều kiện không được trang bị an toàn lao động dẫn đến tử vong tập thể.

tải về 1.34 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương