Luyện ngục nơi thanh tẩy cuối cùng tháng Cầu hồn ta lo cứu giúp Các linh hồn Luyện ngục chờ mong


Mạc khải của chân phước Ann Lindmayer về Luyện Ngục



tải về 0.78 Mb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu20.11.2017
Kích0.78 Mb.
#34462
1   2   3   4   5   6

Mạc khải của chân phước Ann Lindmayer về Luyện Ngục

Chân phước Ann Lindmyer là Nữ Tu dòng kín Camêlô, một nhà thần bí, là con thiêng liêng của thánh nữ Têrêsa Avila. Chân phước Ann Lindmayer được Thiên Chúa ban đặc ân thường xuyên liên lạc với các Linh Hồn trong Luyện Ngục. Người nhận được rất nhiều mạc khải và thị kiến liên quan đến nguyên nhân, bản chất và thời gian chịu đau khổ của các Linh Hồn trong Luyện Ngục, về sự ghê gớm của tội lỗi cũng như thời gian cần thiết để tảy sạch mọi tội lỗi của Linh Hồn. Chân phước Ann Lindmyer đã chịu rất nhiều đau khổ để giải thoát họ.


Ngoài ra, người cũng nhận được những mạc khải và thị kiến liên quan đến thế giới siêu nhiên, mục đích để khai mở tâm trí chúng ta và giúp đưa chúng ta ra khỏi tình trạng nguội lạnh.
* Giáo hội dạy thế nào về Luyện Ngục?
Kinh Thánh nói rằng, ông Judas Maccabeeus đã gửi tới Jêrusalem hai ngàn đồng (tiền Hy Lạp) như một hy sinh để cầu cho các binh sĩ tử trận (2 Macc 12,39-45). Đó thật là hành động tốt lành và hữu ích để cầu cho người chết, để họ có thể được tha thứ tội lỗi (2Macc 12,48). Giáo hội dạy chúng ta rằng:
''có Luyện Ngục, nơi các Linh Hồn bị giam giữ. Các Linh Hồn được cứu giúp bởi lời cầu nguyện của các tín hữu còn sống, và nhất là dâng Thánh Lễ cầu cho họ.''
* Thị kiến và sự diễn tả về Luyện Ngục

Ngày 15 tháng Năm, sau khi rước Mình Thánh Chúa, tôi được dẫn vào trong Luyện Ngục. Tôi thấy trước mặt là một vực thẳm khổng lồ không đáy, vì vực thẳm hoàn toàn tối tăm. Dù vậy, tôi vẫn có thể hiểu là có người trong đó, nhưng tôi không thể diễn tả hình dáng đúng của nó. Nó giống như một nơi cực kỳ hỗn độn và xông mùi ghê tởm như một chuồng heo. Tôi phải ở trong đó một thời gian khá lâu, mặc dù nó làm tôi cảm thấy muốn nôn mửa. Sau cảnh này, tôi được thấy một nơi khác ở phía bên phải, ngay sát với một vực thẳm khổng lồ. Chỗ này trông giống như bánh xe máy xay, từ đó nước dâng lên chảy cuồn cuộn như thác, nhưng đó là một thác lửa đang rơi xuống, và tôi kinh ngạc khi thấy đó lại là thác nước nóng như lửa. Khi tôi tỉnh lại, tôi hiểu được rằng: vực thẳm không đáy là hỏa ngục, thác nước là Luyện Ngục, nơi các Linh Hồn đáng thương bị chìm trong thác nước nóng như lửa. Vì tôi có liên hệ với các linh hồn trong Luyện Ngục, cho nên tôi biết rõ rằng họ hoàn toàn vâng theo ý muốn Thiên Chúa; họ vui lòng chấp nhận đau khổ; họ rất đỗi vui mừng vì đã thoát khỏi hỏa ngục là nơi họ đáng phải vào vì các tội lỗi của họ khi họ còn sống, và được biết mình đang ở trong Luyện Ngục. Tôi mong sao chúng ta hãy tích cực noi gương sự vui lòng chịu đau khổ này của các Linh Hồn trong Luyện Ngục, để chấp nhận các đau khổ và nghịch cảnh của chúng ta cách vui lòng, nhờ thế, chúng ta sẽ không bất mãn khi sống trên trái đất này.


* Một giờ có vẻ dài hơn hai mươi năm
Tôi được biết đối với các Linh Hồn, một giờ chịu khổ trong Luyện Ngục có vẻ dài hơn hai mươi năm chịu những đau khổ ghê gớm trên thế gian. Tôi cũng hiểu được rằng, ngay cả giả như chúng ta có thể lo cho các Linh Hồn ra khỏi Luyện Ngục để lên Thiên Đàng, dù chưa được hoàn toàn tinh sạch, thì các Linh Hồn vẫn thà ở lại trong Luyện Ngục cho đến Ngày Phán Xét, hơn là ra trước Mặt Thiên Chúa với dù chỉ một chút bợn nhơ! Tôi thấy, nơi các Linh Hồn đáng thương trong Luyện Ngục một sự nhẫn nại phi thường, và tôi học được nơi các Linh Hồn việc chấp nhận vâng phục với tình yêu mến. Tôi hiểu được, nhờ gắn bó với nhân đức thánh thiện này, chúng ta giúp đỡ và đem lại cho họ những lợi ích lớn lao và mau chóng như thế nào. Ôi đúng như vậy. Thực ra chúng ta có thể gọi họ là những Linh Hồn thánh thiện trong Luyện Ngục, vì họ đầy lòng yêu mến Thiên Chúa. Họ cháy lên ngọn lửa yêu mến Thiên Chúa, và khao khát được ở với Người, Đấng tốt lành, và hân hoan trong sự hiện diện của Người. Ngọn lửa này thiêu đốt họ mạnh hơn là lửa trừng phạt.
* Sự trình bày Luyện Ngục dưới những hình thức khác nhau
Một lần khác, tôi thấy Luyện Ngục như một nhà tù lửa, một nơi với những ngọn lửa đáng sợ. Mọi thứ lửa trên trần gian này không thể đem so sánh với nó, và các Linh Hồn tội nghiệp lao mình xuống đó như những tia lửa. Họ đông vô số kể, đến nỗi mắt tôi không thể nhìn thấy hết. Thật là đông đảo.
Sau đó không lâu, tôi lại thấy Luyện Ngục giống như một chiếc ao thả cá rộng lớn, trong đó có vô số cá. Những con cá này hoàn toàn trắng và đang há miệng hướng về phía tôi. Điều này cho tôi biết rằng tôi nên làm khuây khỏa họ bằng những giọt nước mắt của tôi và bằng Máu Chúa Giesu Kytô. Tôi cũng được nói cho biết tôi nên rải muối lên họ. Lúc đầu tôi không hiểu việc này, cho đến khi tôi nhận được lời giải thích: tôi phải làm và dâng các việc thiện để cầu cho các Linh Hồn trong Luyện Ngục. Để giúp tôi có một ý niệm về số đông các Linh Hồn tội nghiệp này, Thiên Chúa đã cho tôi thấy Luyện Ngục dưới dạng một tổ kiến. Tôi hỏi Thiên Chúa tại sao lại cho tôi thấy các Linh Hồn dưới dạng này. Tôi được trả lời là tổ kiến có một vỏ bọc bên ngoài, cho nên chúng ta không thể thấy được số lượng kiến lớn lao bên trong. Nhưng nếu chúng ta lấy cây khuấy động tổ kiến, hay nếu chúng ta hun khói nó, thì hàng ngàn con kiến sẽ chạy ra. Qua hình ảnh này, tôi hiểu được rằng, có nhiều, nhiều Linh Hồn trong Luyện Ngục đang bị che khuất trước mắt chúng ta, giống như tổ kiến bị bọc lại ở trên kia. Hình ảnh này khiến tôi cảm thấy rất nhiệt tình trong việc cứu giúp các Linh Hồn. Chúa Kytô muốn tỏ cho chúng ta biết rằng có rất ít người nghĩ đến các linh hồn trong Luyện Ngục và sẵn lòng cứu giúp họ. Người dùng tôi như đầu cây để khuấy động ổ kiến để tôi có thể thấy số đông các Linh Hồn đang bị che khuất, những Linh Hồn mà chúng ta tưởng họ đã được lên Thiên Đàng rồi!
* Tôi nên nghĩ đến kết quả chung cuộc
Một lần nữa tôi lại được cho biết, tôi nên nghĩ đến thời gian rất ngắn ngủi của những đau khổ mà, nếu đem so với sự vĩnh cửu, nó chỉ là một khoảnh khắc ngắn, chẳng là gì. Cũng như nghĩ đến phần thưởng đời đời trên Thiên Đàng sau khi vui lòng chấp nhận những đau khổ này. Để chiếm được Thiên Đàng, chúng ta phải chịu đau khổ. Ngày nay phần lớn người ta không chịu đau khổ, vì họ không tin vào nhân đức này, đó là chúng ta phải làm việc sám hối để đền bù tội lỗi chúng ta. Nếu không, họ sẽ bị giam giữ một thời gian lâu dài trong Luyện Ngục!
Luyện Ngục là nơi Thánh Vịnh gọi là ''Vùng Đất bị Quên Lãng'' (Tv 88,13) và là nơi Đấng là Chân Lý muôn đời nói: ''Ta nói rất thật với các ngươi, các ngươi sẽ không thể ra khỏi đó, cho đến khi các ngươi trả hết đồng xu cuối cùng'' ( Mt. 5,26). Đối với nơi cực hình này, chúng ta áp dụng lời Thánh Vịnh: ''Bạn bè lối xóm Người tách xa tôi, bầu bạn với tôi chỉ còn bóng tối'' (Tv. 88,19).
Nói về thời gian chịu đau khổ trong Luyện Ngục, đấng đáng kính nói: ''Các Linh Hồn tội nghiệp tỏ cho tôi biết rằng, trong cuộc sống đời sau, tất cả đều được tính ở độ chính xác tuyệt đối mà trong cuộc sống đời này rất khó để có thể hiểu. Từ đầu, tôi đã thường ngạc nhiên vì có quá nhiều Linh Hồn trong Luyện Ngục và phải giam hãm trong đó rất lâu, trong khi chúng ta lại nghĩ rằng họ ở đã trong cõi Hạnh Phúc Vĩnh Cửu từ lâu rồi. Tôi có thể hiểu được điều này dựa vào trường hợp của ông bà tôi, vì bà tôi hiện về với tôi sau mười bảy năm trong Luyện Ngục. Các Linh Hồn bị giam hãm trong Luyện Ngục có thể lên tới hàng trăm năm. Những điều này cho tôi hiểu, tội lỗi xúc phạm đến Thiên Chúa nặng nề biết bao. Những tội, lỗi nếu chưa đền ở đời này, sẽ phải đền ở đời sau. Thiên Chúa ban cho chúng ta những phương thế để tảy sạch Linh Hồn chúng ta ở đời này và thanh luyện chúng ta ở đời sau. Nhưng chúng ta có dùng nên các phương thế Thiên Chúa ban cho chúng ta không?
Các Linh Hồn trong Luyện tội dạy tôi rằng, chúng ta cần xử dụng tốt các Bí Tích, các lời cầu nguyện, các ân xá, rằng do bởi chấp nhận đau khổ, nghịch cảnh, bệnh tật, chúng ta có thể đền bù tội lỗi của chúng ta được rất nhiều.
Khi tôi hiểu được những điều này, lúc đó tôi không còn ngạc nhiên khi thấy có nhiều Linh Hồn đã chết từ trăm năm trước hay lâu hơn vẫn còn ở trong biển lửa Luyện Ngục,. Tôi được dạy hãy luôn suy đến Thiên Chúa vô cùng tốt lành như thế nào, so với tội lỗi xấu sa chống lại Ngài làm sao. Tôi được dạy rằng những đau khổ trong Luyện Ngục ngắn ngủi như thế nào, nếu đem so với sự đời đời và rằng tất cả mọi đau khổ đều là không, nếu đem so với những đau khổ trong hỏa ngục.

* Chúng ta có thể cứu giúp các Linh Hồn bằng cách nào?
Những phương thế hiệu quả nhất để cứu giúp các tín hữu đã qua đời là những phương thế đang được dùng trong Giáo Hội: Lễ Hy Sinh Thánh trong Thánh Lễ, các Bí Tích, cầu nguyện.v.v. Đó là lý do tại sao thánh Pièrre Damien đã cầu nguyện: ''Ôi Chúa Giesu Thánh Thể, Đấng phá cửa Luyện Ngục và mở cửa Vương Quốc trên Trời cho các tính hữu trung thành được vào.''

-----------------------------------------------------------



4

HÌNH KHỔ LUYỆN NGỤC

THẾ NÀO?
Trong Luyện ngục, các linh hồn phải chịu 3 thứ khổ: - Khổ vì lửa khao khát Chúa (pain of loss), - khổ vì lửa thiêu đốt, và - khổ vì các hình khổ khác (pain of sense).
1. Khổ vì khao khát được thấy Chúa, được kết hợp cùng Chúa trên Thiên đàng, đó là nỗi khổ lớn lao nhất, ví như lửa thiêu đốt linh hồn. Lý do vì khi ra trước tòa Chúa phán xét, linh hồn đã thấy Chúa đẹp đẽ, tốt lành, nhân từ đáng mến vô cùng, bây giờ phải xa cách, nên nóng lòng mong ước được thấy lại Chúa đáng mến vô cùng, sự mong mỏi quá sức, làm linh hồn héo hon chờ đợi.
* Thánh nữ Catarina thành Genova quả quyết: "Lòng ước muốn về gặp Chúa của linh hồn, chính là ngọn lửa cực nóng nảy làm héo hắt và gây đau thương cho các ngài hơn bất cứ thứ lửa thật nào khác".
* Thánh nữ Têrêsa Mẹ viết trong sách Lâu đài Tâm hồn rằng: "Hình khổ mong thấy Chúa vượt quá mọi hình khổ có thể tưởng tượng, vì linh hồn khao khát thấy Chúa mà còn bị phép Công bằng Chúa giữ lại. Giống như một thủy thủ sau bao chiến đấu với sóng dữ để được vào bờ nhưng lại bị bàn tay vô hình đẩy ra xa bờ bến. Các linh hồn Luyện ngục còn đau khổ gấp ngàn lần người thủy thủ trên" (Purgatory p. 38).
* Năm 1880, một linh hồn kể lại với bà Thánh Mechtilđê rằng, "Tôi không cảm thấy khổ, nhưng tôi không được thấy Chúa, Đấng mà tôi nhiệt liệt khát khao , mọi sự mong ước của loài người trên trái đất hợp lại cũng không sánh được với sự khát khao của tôi."
2. Khổ thứ hai bị lửa thiêu đốt, để thanh tẩy linh hồn nên thanh sạch, để đền bù các hình phạt tạm chưa đền đầy đủ khi còn sống.
* Thánh Tôma Aquinô viết rằng: "Lửa thiêu đốt các linh hồn trong Hỏa ngục cũng là lửa thiêu các linh hồn trong Luyện ngục. Sự đau đớn nhỏ nhất trong Luyện ngục, cũng là sự đau đớn lớn nhất ở trần gian"(Purgatory p. 34).
* Thánh nữ Catarina thành Genoa viết rằng:" Linh hồn Luyện ngục phải chịu cực hình quá sức không lời diễn tả, không ý niệm nào giúp cho hiểu dễ dàng một chút, nếu Chúa không giúp cho cách riêng. Không miệng lưỡi nào có thể nói lên, không tâm trí nào có thể tạo nên một ý tưởng đúng về Luyện ngục. Về các đau khổ ở đó, đúng là như trong Hỏa ngục" (Purgatory p. 37).
* Người ta hỏi cha thánh Pio năm dấu:
- Cha có thể nói về lửa ở Luyện ngục được không?

- Cha Pio đáp:“Nếu Chúa cho phép một linh hồn đi từ lửa Luyện ngục để đến chỗ lửa nóng nhất trên trần gian, thì giống như đi từ nước nóng đến nước lạnh vậy.”


(Bàn tay linh hồn hiện về in vào tường trước khi trở lại Luyện ngục. Hình này hiện còn giữ tại Nhà thờ Luyện ngục tại Rôma)
3. Khổ vì những hình khổ khác:
* Thánh nữ Brigitta thấy có những linh hồn chịu lạnh lẽo giá buốt.
* Thánh nữ Hedvigê thấy kẻ kiêu ngạo bị ném vào vũng bùn và nơi nhơ nhớp, kẻ không chịu vâng lời phải cúi gò lưng xuống như đang mang đồ nặng, kẻ khác bị thuốc độc như bất tỉnh, kẻ tham ăn bị cơn đói khát cồn cào ruột gan, kẻ phạm tội lỗi trong sạch bị lửa thiêu đốt cháy khét.
* Thánh nữ Mađalena de Pazzi có người anh sống rất đạo hạnh. Sau khi anh chết, bà thánh được thấy anh ở trong Luyện ngục để đền một số tội nhẹ. Bà thấy rất nhiều linh hồn trong Luyện ngục đang chịu các hình khổ, nhưng các ngài vui vẻ chịu đựng. Xúc động bởi đã thấy cảnh tượng rợn rùng, bà vội chạy đến cùng Mẹ Bề trên, qùi gối xuống chân bà, kêu lên: "Lạy Mẹ, cảnh Luyện ngục kinh sợ chừng nào, con không thể tin được, nếu Chúa đã không tỏ cho con...tuy nhiên con không thể gọi là nơi tàn bạo, bởi từ nơi đó các linh hồn được đưa tới Thiên đàng (Purgatory p. 59).
* Thánh nữ Christina sinh tại nước Bỉ vào thế kỷ 12, xác ngài hiện còn giữ tại nhà thờ thành Tronđô do các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế cai quản. Thánh nữ qua đời lúc 32 tuổi, xác được đặt trong nhà thờ, quan tài mở nắp theo phong tục thời ấy, khi sắp đưa đi chôn, thánh nữ đột ngột chỗi dậy trước mặt mọi người hiện diện, kể lại rằng:
"Khi linh hồn tôi vừa ra khỏi xác, thiên thần dẫn tôi tới một nơi u ám đầy dãy các linh hồn. Họ phải chịu các cực hình khốn khổ quá sức, tôi không thể dùng lời nào diễn tả các hình khổ ấy được. Tôi thấy trong số đó có nhiều người tôi đã quen. Tôi rất cảm xúc trước tình trạng buồn khổ của họ. Tôi hỏi thiên thần đây là nơi nào, bởi tôi nghĩ rằng đây là Hỏa ngục, nhưng thiên thần bảo: đây chính là Luyện ngục, nơi các tội nhân bị phạt, bởi trước khi chết họ đã thống hối tội lỗi, nhưng chưa đền tội đủ trước mặt Chúa.
Từ nơi đó tôi được dẫn tới Hỏa ngục, ở đó tôi cũng nhận ra một số người tôi đã quen biết.
Thiên thần lại dẫn tôi vào Thiên đàng, trước tòa Thiên Chúa. Chúa nhìn tôi với mặt nhân từ, tôi rất vui mừng bởi nghĩ rằng mình sẽ được ở lại với Chúa đời đời. Nhưng Cha trên trời thấu suốt lòng tôi, Ngài phán: "Hỡi con cưng của Cha, con sẽ được ở với Cha, nhưng Cha cho con chọn: hoặc ở lại với Cha, hoặc trở về thế gian tiếp tục sứ mạng cứu độ của con qua những hành động bác ái và đau khổ. Để cứu các linh hồn Luyện ngục đang đau khổ, con sẽ phải chịu nhiều cực hình, con sẽ đền tội cho họ, và con còn nêu gương lôi kéo nhiều tội nhân sám hối. Khi mãn đời, con sẽ lên đây hưởng phúc đời đời”. Sau khi nghe những lời đó, tôi đáp lời ngay không do dự, tôi muốn trở về thế gian, và tôi đã chỗi dậy.
Thánh nữ Christina lập tức bắt đầu chương trình đền tội khắc nghiệt: Từ bỏ tất cả những tiện nghi của cuộc sống, bà sống không nhà, không lửa nấu, như chim trời không tổ. Chưa hài lòng, bà còn tìm ra mọi thứ gây đau khổ. Bà lao mình vào đám lửa cháy, ở trong đó nhiều giờ chịu thiêu đốt, nhưng khi ra khỏi đó không ai thấy dấu vết bị thương. Vào mùa đông, tại sông Meuse băng giá, bà lao mình xuống sông không những hàng giờ, hàng ngày mà còn cả nhiều tuần lễ để cầu xin ơn thương xót của Chúa. Bà thánh còn để cho bánh xe đè, cho chó cắn, cho gai đâm đến chảy máu...Sau 42 năm hành xác, Chúa đã đưa thánh nữ về hưởng phúc đời đời. Truyện này đã được Tổng Giám mục Cambray, ông Bellarmine, Hồng y Giacôbê de Vitry xác nhận (Purgatory p. 45-49).
* Thánh Bêđa thuật truyện sau cũng khá rùng rợn. Truyện xảy ra bên Nước Anh (miền Northumberland): Một người tên là Drythelm, ông và gia đình sống đời đạo hạnh theo tinh thần Công giáo. Ông mắc bệnh và bệnh tình ngày càng gia tăng. Kiệt lực, ông đã chết. Vợ con khóc lóc thương tiếc vô vàn. Con cái ngồi bên xác ông khóc lóc cả đêm. Nhưng hôm sau, trước khi đóng nắp quan tài, ông đột nhiên chỗi dậy. Thấy chuyện lạ, mọi người hoảng hốt trốn chạy. Chỉ còn lại vợ ông, run run sợ hãi ngồi lì đấy. Ông trấn an: "Đừng sợ, chính Chúa cho phép tôi sống lại từ cõi chết. Tôi sẽ sống một đời sống mới". Nói rồi ông đứng thẳng lên, đi tới nhà thờ, ở lại đó ông cầu nguyện lâu giờ. Ông trở về nhà gặp bà con bạn hữu, nói lên cuộc sống của ông từ nay sẽ chỉ là để dọn mình chết lại. Ông còn khuyên mọi người noi gương ông. Rồi ông chia tài sản thành ba phần: cho con cái, cho vợ và cho người nghèo khó. Xong xuôi, ông đến gõ cửa Tu viện, nài xin cha Bề trên cho ông ở đó như một tu sĩ đền tội, làm tôi tớ mọi người. Cha Bề trên cho ông một phòng nhỏ. Ông chia thời giờ làm ba khoảng: cầu nguyện, làm việc cực nhọc và hãm mình khác thường. Ăn chay nhiệm nhặt nhất, ông cho là không có gì đáng kể. Mùa đông, ông lao mình xuống hồ nước băng giá, ở đó nhiều giờ cầu nguyện, đọc đủ 150 Thánh vẹnh vua Đavit.

Đời sống hãm mình của ông, thái độ luôn cúi mặt xuống đất, và cử chỉ của ông tỏ cho thấy nỗi sợ Thiên Chúa phán xét chừng nào. Ông giữ im lặng tuyệt đối, nhưng để cho người khác hiểu những gì đã xẩy ra cho ông sau khi chết, ông diễn tả:
"Khi linh hồn tôi lìa khỏi thân xác, có một thanh niên tốt lành bảo tôi đi theo. Mặt anh sáng láng, mình cũng có ánh sáng bao bọc. Anh dẫn tôi tới một thung lũng rộng bát ngát, tôi rất kinh sợ, run rẩy hãi hùng. Nơi này chia thành hai phía: môt bên tràn ngập lửa thiêu, gió nóng hừng hực, bên kia tràn đầy băng tuyết, gió thổi tái tê. Trong thung lũng lạ lùng này có rất nhiều linh hồn, tôi không thể đếm được, họ đang bị nhào lộn từ vực nóng qua vực lạnh và từ vực lạnh qua vực nóng, cứ liên hồi như vậy mà không được nghỉ. Tôi tưởng như tôi đang thấy Hỏa ngục bởi ở đây ghê gớm kinh hoàng quá, nhưng người thanh niên bảo tôi rằng, đó chỉ là Luyện ngục. Các linh hồn bị phạt như vậy bởi đã không chịu ăn năn sám hối khi còn khỏe mạnh, mà chỉ kịp ăn năn trong phút chót trên giường bệnh nhờ lòng thương xót Chúa. Nhiều linh hồn phải chịu phạt ở đây đến ngày Phán xét chung, một số sẽ được ra khỏi đó trước, nhờ lời cầu nguyện của các giáo dân, sự làm phúc bố thí, ăn chay đền tội, và nhất là công phúc Thánh lễ Misa dâng lên cầu cho họ" (Purgatory p. 41-43).
Khi được hỏi, tại sao ông lại hãm mình quá như vậy, tại sao lại lao mình xuống hồ nước lạnh, ông mạnh mẽ trả lời: Sự khổ hạnh tôi chịu bây giờ chưa thấm vào đâu với hình khổ Luyện ngục tôi đã được thấy. Về sau ông qua đời như một vị thánh. Gương lành của ông đã lôi kéo một số tội nhân ăn ăn sám hối trở về đường lành.
* Thánh nữ Frances, sáng lập dòng Oblates, qua đời tại Rôma năm 1440, được Chúa soi sáng cho biết tình trạng các linh hồn Luyện ngục rất rõ ràng. Bà thấy Hỏa ngục và những hình khổ cực dữ trong đó. Bà cũng được thấy Luyện ngục nữa. Vâng lời các Bề trên, bà đã ghi lại những gì bà đã thấy theo lệnh cha linh hồn là cha đáng kính Canon Matteotti. Bà thánh viết: "Sau khi thấy những hãi hùng trong Hỏa ngục, tôi được thoát ra khỏi nơi đó và thiên thần dẫn tôi vào Luyện ngục. Luyện ngục không có cảnh hãi hùng và vô trật tự, cũng không có thất vọng và tối tăm đời đời, Luyện ngục có sự hy vọng thần linh ngời sáng, nơi thanh tẩy này coi như cuộc hành trình hy vọng. Các linh hồn Luyện ngục chịu đau đớn dữ dằn, nhưng các thiên thần thăm viếng, an ủi họ. Luyện ngục được chia làm ba phần, như ba địa hạt rộng lớn trong vương quốc đau khổ. Nơi nọ ở trên nơi kia với những loại linh hồn khác nhau. Những linh hồn ở tầng sâu hơn bởi có nhiều điều phải thanh tẩy hơn và phải ở đó lâu hơn. Tầng sâu nhất đầy lửa nóng hãi hùng nhưng không đen kịt như Hỏa ngục, đó là một biển lửa mênh mông, với những ngọn lửa bừng bừng. Vô số linh hồn phải lao mình vào đó. Họ là những linh hồn mắc tội trọng, đã thành thực xưng thú, nhưng chưa đền tội đủ khi còn sống. Với tất cả những tội trọng đã được tha, họ phải chịu đau đớn trong bảy năm. Thời gian này không thể đo lường cách rõ ràng, bởi tội trọng có ác tính khác nhau, đó chỉ là hình phạt trung bình. Và dù các linh hồn bị lửa vây quanh, hình khổ của họ cũng không giống nhau, nó khác nhau tùy theo số lượng và bản chất mọi tội.
Trong tầng sâu Luyện ngục này, có những giáo dân và tu sĩ. Giáo dân tuy đã phạm tội, nhưng sống hạnh phúc sau khi ăn năn chân thành. Tu sĩ đã hiến mình cho Thiên Chúa không sống thánh thiện theo bậc mình. Bà thánh cũng thấy linh hồn một linh mục bà đã quen biết, nhưng bà không nói tên, vị này che mặt bằng một tấm vải, tuy linh mục này có đời sống tốt lành, nhưng không luôn giữ điều độ mà còn quá tìm thỏa thích nơi bàn ăn.
Bà thánh lại được dẫn vào tầng giữa Luyện ngục, nơi dành cho những linh hồn không phải chịu hình khổ dữ dằn. Nơi này được chia thành 3 ngăn: Ngăn nhất giống như một khu ngục băng giá, buốt giá không thể tả, ngăn hai lại là một vạc dầu sôi vĩ đại, ngăn thứ ba giống như cái hồ chứa vàng bạc lỏng" (Purgatory p. 15-17).
* Theo thánh nữ Mađalena de Pazzi, nữ tu dòng Kín Florence, do cha linh hồn ghi lại trong truyện đời thánh nữ thì: Vào năm 1607, ít lâu trước khi thánh nữ qua đời, một chiều kia, khi thánh nữ đang ngồi với mấy chị em đồng tu trong khu vườn tu viện, thánh nữ được ơn xuất thần, được thấy Luyện ngục và được mời đi thăm viếng. Thánh nữ cho biết: ngài đã đi trong khu vườn rộng lớn 2 giờ đồng hồ, đôi khi ngừng lại. Chị em thấy mặt ngài tái nhợt và đôi lúc la lên: Lạy Chúa hay thương, xin xuống, giải thoát, lạy Máu Thánh Chúa. Ôi các linh hồn khốn khó, họ chịu đau khổ dữ dằn nhưng bằng lòng và vui vẻ".
Thánh nữ còn được dẫn xuống tầng sâu hơn nữa, ngài do dự, nhưng rồi cũng xuống, đột nhiên ngài dừng lại, rồi thở dài, kêu lên: Lạy Chúa tôi, những linh hồn tu trì phải hành hình khổ sở chừng nào! Bà thánh không tả nỗi khổ, nhưng coi thái độ kinh hoàng của bà, người ta đoán được hình khổ hãi hùng. Bà còn được dẫn vào ngục tù của những linh hồn đơn thành, các trẻ em và những người phạm lỗi bởi thiếu hiểu biết, hình khổ của họ dễ chịu hơn. Nơi đó có giá lạnh và lửa nóng. Có các thiên thần Bản mạnh ở bên các linh hồn này, giúp họ can đảm chịu khổ. Bà cũng thấy quỉ dữ mặc những hình thù ghê gớm gia tăng nỗi khổ cho các linh hồn này.
Đi xa hơn, bà thánh thấy các linh hồn bất hạnh, bà kêu lên: Ôi nơi này khốn nạn chừng nào! Đầy những quỉ xấu xa ghê gớm và những hình khổ không thể tả, họ bị đâm chém và xẻ ra từng mảnh". Bà thánh cho biết, họ là những kẻ giả đạo đức.
Xa hơn chút nữa, bà thánh thấy rất đông những linh hồn bị thương tích, bị đè dưới máy ép, bà thánh hiểu họ là những kẻ nghiện ngập, bất nhẫn, bất vâng phục khi còn sống. Một lúc sau, bà thánh lại kêu lên ghê sợ: Những kẻ dối trá bị giam phạt gần Hỏa ngục, hình khổ của họ là bị đổ chì lỏng vào miệng và đồng thời bị run rẩy bởi băng giá.
Bà cũng được dẫn đến ngục những linh hồn phạm tội bởi yếu đuối, nhưng họ cũng phải bị thiêu bằng thứ lửa gay gắt.
Bà lại được đi nữa, tới nơi phạt những linh hồn quá gắn bó với những của cải đời này, họ phạm tội hà tiện, keo kiết. Bà thánh kêu lên: Ôi, mù tối chừng nào! mong muốn tìm những của mau qua, họ đã được giầu có mà vẫn không thỏa lòng, bây giờ ở đây chịu khổ hình lên tới cổ họng, họ bị tan chảy như nến sáp trong lò lửa.
Bà lại tới chỗ những linh hồn phạm tội thiếu trong sạch. Bà thấy họ bị giam ở nơi dơ bẩn và dịch tả làm nôn mửa. Bà vội quay mặt khỏi nơi ghê tởm đó. Bà thấy những kẻ tham lam và kiêu căng, bà nói: Đây là những kẻ muốn sáng chói trước mặt người đời, bây giờ họ bị án sống nơi tối tăm ghê rợn. Bà còn được thấy những kẻ sống vô ơn Thiên Chúa, họ bị những hình khổ không thể tả, bị ngâm trong hồ chì lỏng để đền bù những tội vô ơn.
Cuối cùng, bà được dẫn tới nơi phạt những tội nhân không có nết xấu nào đáng kể, nhưng bởi thiếu lòng nhiệt thành, họ phạm đủ thứ tội lặt vặt, đôi khi họ phạm tội này tội nọ chứ không phạm theo thói quen.
Sau khi được chứng kiến Luyện ngục hãi hùng, thánh nữ nài xin Chúa đừng bao giờ để ngài phải chứng kiến lần nữa, những hãi hùng ngài nghĩ là không đủ sức chịu đựng. Ngài thưa cùng Chúa Giêsu: Lạy Chúa, Chúa có ý gì khi tỏ cho con những hình khổ ghê sợ trong Luyện ngục như vậy, dù con chưa thấy hết và chưa hiểu tỏ, ôi lạy Chúa, Chúa muốn con hiểu là Chúa thánh thiện vô cùng, và muốn con chê ghét tội lỗi dù là tội rất nhẹ, nó cũng rất đáng ghê tởm trước mặt Chúa (Purgatory p. 17-21).
* Thánh nữ Lidwina thành Schiedam qua đời ngày 11 tháng Tư năm 1433. Trong tiểu sử bà do một linh mục đồng thời có thế giá viết lại rằng: Bà thánh này thật là một quãng gương kiên nhìn và là một miếng mồi ngon cho mọi bệnh tật đau đớn tàn phá trong suốt 38 năm dài. Nỗi đau da diết làm cho bà không thể ngủ được. Bà đã qua đi những đêm dài thức trắng trong nguyện cầu. Bà được thiên thần Bản mạnh dẫn vào Luyện ngục, nơi đó bà thấy những ngục tù, những tội nhân, những hình khổ, và gặp cả những người bà đã quen biết.
Bà thánh nhớ rõ ràng những nơi được dẫn đi qua. Bà tả lại rằng: Bà gặp một tội nhân mắc đủ thứ tội xấu xa ở đời, nhưng sau cùng ông ta đã sám hối, đã xưng thú thành thực và được lãnh ơn xá giải, nhưng ông ta không có đủ giờ sống để đền tội, ông ta chết một thời gian sau bởi bệnh dịch. Bà thánh đã dâng lời cầu và các đau khổ chỉ cho linh hồn ông. Bà thánh muốn biết linh hồn ông còn ở Luyện ngục hay không, và tình trạng hiện nay thế nào? Thiên thần dẫn bà tới nơi và chỉ cho bà: Ông ta đang ở đó và rất đau đớn, Thiên thần hỏi bà có muốn chịu thêm đau khổ để cứu ông ta không? Bà thánh thưa : Có. Bà kinh hãi khi nhìn thấy những hình khổ và bà kêu lên: Đây là Hỏa ngục sao? Thiên thần trả lời rằng: Không, đây là Luyện ngục nhưng ở phía trên Hỏa ngục. Nhìn quanh, bà thấy như một nhà tù rộng rãi, bao bọc bằng những bức tường rất cao, rất đen, xây bằng những viên đá khổng lồ. Bà nghe thấy những tiếng kêu la, gào thét hỗn độn, tiếng xích sắt va chạm, tiếng đập đánh, tát vả. Tiếng kêu la này còn lớn hơn những tiếng ồn ào trên thế giới, hơn tiếng reo hò xông vào trận địa, không gì có thể so sánh được. Bà thánh xin thiên thần đừng cho mình thấy cảnh tượng này: "Xin đừng để tôi thấy cảnh kinh hãi quá sức này, tôi không thể chịu được".
Đi tiếp, bà thấy một thiên thần ngồi buồn bã bên bờ giếng. Hỏi ra, bà được biết đó là thiên thần Bản mạnh của tội nhân trên. Linh hồn tội nhân đang ở dưới giếng, đó là một Luyện ngục biệt giam. Bà thánh muốn coi, và thiên thần đã mở nắp giếng lên, tức thì một đám lửa phực cháy và tiếng la kinh hãi vang lên rùng rợn. Thiên thần hỏi: Bà có nhận ra tiếng ai không? Bà có muốn thấy ông ta không? Thiên thần gọi tên ông, và kìa trong linh thiêng, ông ta ở trong khối lửa giống như kim loại đỏ rực trong lò. Ông ta kêu rên: Ôi bà Lidwina, tôi tớ Thiên Chúa, ai sẽ cho tôi được chiêm ngắm Nhan thánh Chúa tối cao? Tiếng thở dài của linh hồn này làm bà thánh không sao quên được, bà kinh hãi đến nỗi giây thắt lưng bung ra và bà chợt tỉnh giấc ngất trí. Bà hứa sẽ cầu nguyện và dâng đau khổ cho linh hồn này. Ít ngày sau, thiên thần cho bà biết, người bà cầu nguyện đã được chuyển qua Luyện ngục thông thường. Như thế cũng chưa đủ. Bà thánh tiếp tục cầu nguyện cho linh hồn đáng thương ấy cho tới khi thấy linh hồn ông bay về Thiên đàng (Purgatory p. 21-25).
* Thánh nữ Brigitta kể lại trong cuốn thứ sáu về những mạc khải như sau: Tôi được đưa xuống Luyện ngục, và tôi thấy một thiếu nữ ở giữa những linh hồn khác. Thiếu nữ này trước kia là con nhà giầu, và thường ăn diện rất xa hoa theo thói đời. Thiếu nữ này đã kể lại tình trạng đời sống của mình cho thánh nữ Brigita nghe, và thêm rằng: "Phúc cho tôi, bởi trước khi chết, tôi đã được xưng tội dọn mình chết, tôi không phải rơi vào Hỏa ngục, nhưng tôi phải chịu cực hình trong Luyện ngục bởi cuộc sống trần tục mà Mẹ tôi đã không chỉ cho tôi tránh, không chỉ dẫn cho tôi sống đạo hạnh" (Purgatory p. 117-118).
* Thánh Lui Bertrand dòng thánh Đaminh kể rằng: Khi ngài ở tại Tu viện Valencia, có một tu sĩ trẻ trong tu viện này miệt mài với những khoa học trần thế. Tưởng mình thông thái, một hôm, không rõ bởi chuyện gì, tu sĩ này nói nặng cha Bertrand: "Thưa cha, ai cũng thấy rằng cha rất kém học thức". Cha Bertrand trả lời cách khiêm tốn nhưng quả quyết: "Luciphe rất thông thái, nhưng hắn đã bị phạt". Lời nói thiếu khiêm tốn và bác ái kính trọng của tu sĩ trẻ người non dạ đã phải đền bù. Dù là tu sĩ rất đạo đức, thầy không nghĩ tới việc sám hối lời nói đó. Một thời gian sau, thầy bị bệnh rất nặng, thầy được lãnh các Bí tích cuối cùng, và qua đời bình an.
Ít lâu sau, cha Bertrand được bầu làm Bề trên tu viện. Một hôm, khi ngài đang đọc kinh Sáng với cộng đoàn, tu sĩ trẻ hiện về mình đầy lửa quấn quanh, sấp mình trước mặt cha Bề trên Bertrand: "Lạy cha, xin tha thứ cho lời con đã nói thiếu lịch sự với cha ngày trước, Chúa không cho phép con được thấy mặt Chúa trước khi được cha tha thứ và dâng lễ cầu cho con". Cha Bề trên vui lòng tha thứ, và sáng hôm sau đã dâng lễ cầu cho thầy. Đêm kế tiếp, khi đang cầu nguyện, ngài được thấy linh hồn thầy dòng trẻ tuổi rực sáng lên hưởng phúc Thiên đàng (Purgatory p. 153-154).

5

LINH HỒN LUYỆN NGỤC CHỊU THANH TẨY THỜI GIAN BAO LÂU?
Người còn sống ở trần gian không thể có cảm nghiệm đúng với hình khổ các linh hồn Luyện ngục đang phải chịu.
* Thánh Tôma Aquinô viết: "Sự đau đớn của các linh hồn cùng một hình phạt thì giống nhau, nhưng khác nhau về thời gian lâu mau". Lâu, bởi mong ước từng giây được sớm về cùng Chúa. Khi càng mong, càng nóng ruột, thời giờ càng như chậm lại, ngày dài như cả ngàn năm.
* Cha Tôma a Kempis, tác giả sách Gương Chúa Giêsu cũng viết: "Nơi đó, một giờ chịu hành hình còn dữ dằn hơn cả trăm năm chịu cực hình hung bạo trên dương thế" (Gương Chúa Giêsu, quyển một , chương 24, đoạn 2).
* Thánh Augustinô nói rằng, " Hình khổ Luyện ngục lâu mau là tùy ở tội lỗi và sự đền bù của mọi người". Có thể một ngày, có thể lâu hơn, mười năm, hai mươi năm. Một linh hồn hiện về nói, tôi chịu phạt 3 ngày mà lâu như 3 ngàn năm.
* Bà Đáng kính Frances Thánh Thể kể lại rằng: "Một số bà sơ đạo đức dòng Carmelô chịu khổ 20 năm, 40, 50 năm. Một Giám mục chịu khổ 55 năm bởi thiếu cẩn thận trong một số điều. Một linh mục bị phạt 40 năm cũng chỉ bởi thiếu cẩn thận trong khi thi hành nhiệm vụ. Một người giầu bị phạt 55 năm chỉ bởi quá ham mê cờ bạc".
* Thánh Antôniô kể lại trong sách Summa của người (Phần 4 tiết 4) câu truyện sau được trích trong cuốn Niên ký dòng của người năm 1285:

"Có một người đạo đức kia đã chịu đau khổ nhiều năm bởi bệnh tật. Sợ mình chán nản ngã lòng, ông ta xin Chúa cho mình được chết sớm cho bớt khổ. Ông ta không nghĩ rằng được chịu đau khổ là do lòng Chúa thương mình, mà chỉ muốn chấm dứt những đau khổ càng sớm càng tốt.
Đáp lời ông cầu nguyện, Chúa sai thiên thần Bản mạnh ông tới, cho ông chọn một trong hai: một là chết ngay và phải vào Luyện ngục 3 ngày, hai là chịu bệnh một năm nữa rồi chết, và được lên Thiên đàng ngay. Ông bệnh nhân này không ngần ngại chọn điều thứ nhất, ông muốn chịu đau khổ 3 ngày trong Luyện ngục hơn là chịu bệnh cả năm nữa trên trần gian.
Sau khi ông chết được một giờ, thiên thần Bản mạnh vào thăm ông trong Luyện ngục. Thấy thiên thần, ông lên tiếng phàn nàn coi như đã để ông phải chịu cực hình một thời gian quá lâu, ông lên tiếng: "Sao thiên thần nói với tôi là có ba ngày mà để tôi chịu cực hình ở đây quá lâu như vậy?". Thiên thần hỏi: "Ông nghĩ lâu là bao lâu?". Ông trả lời: "Ít ra cũng nhiều năm". Thiên thần tiếp: "Này, tôi cho ông biết: Ông mới ở trong Luyện ngục một giờ. Đau khổ ở đây làm cho thời giờ sai biến, một lúc thành một ngày, một giờ thành nhiều năm". Linh hồn khẩn khoản: "Lạy thiên thần, tôi thật ngu dại quá khi chọn vào chốn này, xin tha thứ cho tôi và cầu Chúa cho tôi được trở lại trần gian, tôi bằng lòng chịu những bệnh nạn đau đớn nhất, không phải chỉ vài năm mà bao nhiêu năm tùy Thánh Ý Chúa. Sáu năm chịu cực hình khốn khổ ở trần gian còn hơn một giờ ở trong vực thẳm ghê gớm này" (Purgatory p.63-64).
* Thánh nữ Lutgarda thuật truyện về một Bề trên Dòng rất đạo đức nhưng lại quá nghiêm ngặt đã bị phạt 40 năm trong Luyện ngục. Tên ngài là Simon, Bề trên dòng Xitô. Thánh nữ Lutgarda rất kính phục ngài, và luôn theo những ý kiến ngài khuyên bảo. Hai vị rất hợp nhau trong tình bạn thiêng liêng. Điều đáng tiếc là Bề trên Simon không nhân từ với các anh em thuộc hạ như ngài nhân từ với thánh nữ. Ngài nghiêm khắc trong khi điều hành Tu viện, muốn mọi chuyện đã sắp đặt phải xảy ra đâu vào đó như ý ngài, ngài quên bài học của Thầy Chí thánh dạy gương hiền lành và khiêm nhường trong lòng. Sau khi cha Bề trên qua đời, thánh nữ Lutgarda sốt sắng cầu nguyện và làm việc lành chỉ cho ngài. Cha Bề trên được hiện về với thánh nữ cho biết mình phải phạt trong Luyện ngục 40 năm. Hân hạnh cho ngài, bởi có thánh nữ Lutgarda đại lượng đã gia tăng gấp đôi lời cầu nguyện và việc lành xin Chúa tha thứ cho Bề trên Simon. Thánh nữ đã cầu nguyện cho tới khi thấy ngài về Thiên đàng.
Cậy nhờ lòng thương xót vô cùng của Chúa, lòng từ tâm rộng mở của Đức Mẹ, sự cầu bầu của các Thánh, ta hãy cứu giúp các linh hồn, và hãy tự lo cứu giúp chính chúng ta khi còn thời giờ, hơn là chờ khi nằm xuống mới trông vào anh em, con cháu. Họ còn sống đấy, nhưng mọi người một việc và có trăm điều phải lo phải sắm, họ có nhớ tới kẻ đã chết để mà cứu vớt hay không? Đó chỉ là điều phụ thuộc đối với họ.
Muốn sớm chấm dứt thời giờ đau khổ, nhưng lúc này không phải là lúc đền tội lập công như khi còn sống. Linh hồn Luyện ngục chịu đau khổ mà không được tính công nghiệp gì. Đau khổ mà không cứu được mình, và phải ở đó cho tới khi trả hết đồng xu cuối cùng (Mt 5,26).

6

NHỮNG CÁCH CỨU CÁC LINH HỒN

LUYỆN NGỤC
Công đồng Lyon năm 1274 và Công đồng Florence năm 1439 tuyên ngôn rằng:
"Để làm giảm bớt các hình phạt các linh hồn khốn khó phải chịu trong Luyện ngục: 1/ Lời cầu nguyện, 2/ Làm phúc bố thí, 3/ Các việc lành khác mà các giáo dân quen làm như Giáo hội dạy, 4/ Nhất là Thánh Lễ Misa, có thể giảm bớt hình khổ cho các linh hồn Luyện ngục." (D. 464, 693).
1/ Lý do người sống có thể cứu người chết là nhờ mầu nhiệm "Các Thánh thông công" ta tuyên xưng trong kinh Tin kính.
Mầu nhiệm Các Thánh Thông công dạy ta rằng "Tất cả các tín hữu còn sống hay đã qua đời, đã được lên Thiên đàng hay còn trong Luyện ngục, đều liên lạc mật thiết với nhau."
- Các tín hữu còn sống liên lạc với các Thánh trên trời bằng cách tôn kính cầu xin các Thánh, đối lại các Thánh cầu bầu cho các tín hữu trước mặt Chúa, xin cho các tín hữu những ơn cần thiết làm trọn thánh ý Chúa trong bậc mình khi còn sống ở trần gian.
- Các tín hữu còn sống liên lạc với các linh hồn Luyện ngục bằng cách dâng các lời nguyện, việc lành phúc đức cầu cho các linh hồn, đổi lại các linh hồn cầu bầu cho các tín hữu trước mặt Chúa, xin cho các tín hữu những ơn cần thiết phần hồn phần xác.
- Các tín hữu còn sống thông công liên lạc với nhau qua lời cầu nguyện, gương lành. Đời sống thánh thiện của mọi người đều có ảnh hưởng đến người khác.
Chúa Kitô đã kết hợp các tín hữu thành một thân thể mầu nhiệm, đó là lý do giải nghĩa mầu nhiệm các Thánh thông công như đã trình bày trên.
Chúng ta nên bác ái, quảng đại dâng việc lành phúc đức như: cầu nguyện tắt, đọc kinh, lần hạt Mân côi, ăn chay, hi sinh hãm mình, bố thí, nhường Ân xá, nhất là dự lễ và xin lễ cho các linh hồn trong Luyện ngục. Làm như thế ta thực hiện mầu nhiệm Các thánh Thông công, liên kết đó là giáo lý rất an ủi người sống cũng như người đã qua đời.
2/ Theo ý kiến Thánh Tôma Aquinô, muốn cho các việc chúng ta làm sinh ơn ích cứu rỗi các linh hồn, cần 3 điều sau:
1. Phải làm việc có tính cách đền tội, bởi tuy là việc lành nhưng sinh công hiệu khác nhau: công hiệu kinh Mân côi khác công hiệu lễ Misa. Và còn tùy người làm cách sốt sắng thánh thiện hay khô khan ơ hờ.
2. Phải có ý nhường công phúc việc lành mình làm cho linh hồn nào đó, hoặc cho các linh hồn mồ côi. Nếu không có ý nhường thì công phúc việc lành vẫn thuộc về người làm.
3. Phải làm khi có ơn nghĩa Chúa, nghĩa là sạch tội trọng. Không kể những việc lành nguyên tự phát sinh công hiệu như Thánh lễ Misa, dù người dự hay xin lễ không có ơn nghĩa Chúa, Thánh lễ vẫn sinh công hiệu cho các linh hồn.
Truyện kể rằng, một người cha đang khi hấp hối dặn đứa con trai nhớ đến và năng cầu nguyện cho cha sau khi cha qua đời. Người con hiếu thảo vâng lời ngay, chàng siêng năng cầu nguyện, dâng việc lành phúc đức cầu cho linh hồn cha.
Sau 33 năm người cha nói trên hiện về với con, quanh mình phủ đầy lửa, cay đắng phàn nàn:
- Tại sao con quên cha lâu năm như vậy, không cầu nguyện cứu giúp cha.
Người con hết sức ngạc nhiên không hiểu câu nói của cha, chàng liền hỏi:
- Những lời cầu nguyện, việc lành, bố thí của con không giúp ích gì cho cha sao?
Người cha trả lời:
- Không con ơi, các việc lành phúc đức con làm không sinh ích gì cho con và cho cha, bởi con làm khi con mắc tội trọng. Con xưng tội, nhưng không có lòng ăn năn chừa tội thật. Chúa nhân từ cho phép cha hiện về với con để làm ích cho cha con ta.
Từ đó, người con thật lòng ăn năn chừa tội và chẳng bao lâu sau đã cứu được linh hồn cha khỏi Luyện ngục lên Thiên đàng rực rỡ vô ngần (Charity p. 526).
-------------------------------------------------------

7

ĐỌC KINH CẦU NGUYỆN CỨU CÁC LINH HỒN LUYỆN NGỤC
Một trong những phương thế cần thiết để lãnh nhận ơn Chúa cho mình và cho các linh hồn khác là CẦU NGUYỆN. Cầu nguyện rất quan trọng, bởi vì là phương thế cứu rỗi. Đời sống chúng ta tốt hay xấu, tùy thuộc vào chúng ta có cầu nguyện hay không, cầu nguyện tử tế hay qua lần chiếu lệ.
* Theo thánh Augustinô: "Ai biết cầu nguyện là biết sống tử tế". Và nơi khác ngài nói: "Cầu nguyện là chìa khóa mở cửa Thiên đàng".
* Bà Thánh Têrêxa Mẹ thêm: "Ai không cầu nguyện thì tự họ đi xuống Hỏa ngục, không cần ma quỉ nào dẫn đường nữa".
Lời cầu nguyện, ngoài việc sinh công phúc cho mình, lại có thể cứu giúp các linh hồn, nhất là các linh hồn Luyện ngục.
* Thánh Gioan Chrisotômô dạy rằng: "Anh chị em khóc lóc kêu la thảm thiết trước quan tài người chết, nào có ích chi, tốt hơn là nên đọc kinh cầu nguyện và làm việc lành chỉ cho họ".
Cầu nguyện không đòi kể lể dài dòng. Chúa Giêsu dạy: "Khi cầu nguyện đừng ham nói nhiều lời trống rỗng như dân ngoại, họ tưởng họ nói nhiều mà được việc, đừng như họ, bởi trước khi các ngươi cầu, Cha các ngươi đã biết các ngươi muốn gì. Hãy cầu thế này: Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng..." (Mt 6,7-13).
Cầu nguyện cách đơn sơ như Đức Mẹ tại Cana, khi Đức Mẹ xin Chúa Giêsu ban rượu cho đám cưới, Đức Mẹ chỉ nói: "Họ hết rượu rồi" (Ga 2,3).
Trên thánh giá, Chúa Giêsu cầu nguyện rất đơn sơ: "Lạy Cha, xin tha cho chúng, bởi chúng không biết việc chúng làm" (Lc 23,34).
Người ta cầu nguyện như người ta yêu mến, càng yêu mến Chúa nhiều, càng cầu nguyện đơn sơ sốt sắng chân thành.
Kinh cầu nguyện cho các linh hồn Luyện ngục thích hợp nhất là Kinh Mân côi, sẽ nói tới ở chương sau. Ngoài ra, người ta có thể cầu nguyện bằng các lời than văn tắt hay các kinh, nhất là các kinh Giáo hội đã ban ân xá như sau:
1. "Lạy Chúa, xin cho các linh hồn được nghỉ yên muôn đời, và cho ánh sáng ngàn thu chiếu soi trên các linh hồn ấy (được Tiểu xá),
2. Kinh Vực sâu (được Tiểu xá),
3. "Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, cho các linh hồn được lên chốn nghỉ ngơi, hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen.
4. Lời than sau một chục kinh Đức Mẹ dạy ở Fatima:
"Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội lỗi chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên Thiên đàng, nhất là các linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.
5. Giêsu Maria Giuse con mến yêu, xin cứu rỗi các linh hồn.
* Thánh nữ Maria Mađalena de Pazzi được chúa dạy đọc lời nguyện vắn tắt:
"Lạy Chúa Cha hằng hữu, con xin dâng Cha các vết thương thánh và Máu châu báu Con Cha, để cầu cho các tội nhân ăn năn trở lại và cho các linh hồn Luyện ngục được giải thoát".
Mọi ngày bà thánh dâng 50 lần. Trong một lần ngất trí, bà thấy nhiều tội nhân đã được ơn trở lại, và nhiều linh hồn Luyện ngục được giải thoát. Chúa Giêsu còn dạy: "Khi người nào dâng lên Chúa Cha Máu thánh cứu rỗi, đó là dâng Chúa của lễ có giá trị vô cùng".
* Thánh nữ Gêtruđê sinh năm 1263 tại nước Đức. Ngài đã suy gẫm sự Thương Khó Chúa, nhiều lần nước mắt chan hòa. Ngài làm nhiều việc đền tội, và Chúa hiện ra nhiều lần. Ngài qua đời năm 1334.
Được Chúa đọc cho bà ghi chép, Chúa nói với Thánh nữ Gêtruđê rằng:"Mỗi lần con đọc Lời nguyện sau đây, có thể cứu được 1000 linh hồn khỏi Luyện ngục" (Lòng Thương xót Chúa làm được mọi sự cho người tin):
"Lạy Chúa Cha Hằng hữu, con xin dâng lên Cha Máu Cực Châu báu Chúa Giêsu, Con Chí Thánh Cha, hợp với các Thánh lễ được dâng trên khắp thế giới trong ngày hôm nay, để cầu cho tất cả linh hồn lành thánh nơi Luyện ngục, cho các tội nhân khắp nơi, các tội nhân trong Giáo hội hoàn vũ, trong nước con, và trong gia đình con. Amen".
* Thánh nữ Mechtilđê khi cầu nguyện cho các linh hồn Luyện ngục, được Chúa cho thấy nhiều linh hồn ra khỏi một vực sâu đi vào một vườn rất đẹp.
* Ông Ackermann kể trong sách cầu cho các linh hồn Luyện ngục rằng: "Một người nhà giầu kia biếu cha Bề trên nhà dòng một món tiền lớn để xin cầu nguyện cho cha ông ta mới qua đời. Khi các thầy hát kinh, ông cũng tham dự, nhưng chờ mãi không thấy có gì trịnh trọng khác thường cầu cho cha ông ngoài một câu "Xin cho linh hồn ấy được nghỉ yên". Người nhà giầu cằn nhằn bởi nghĩ rằng lời cầu ấy không tương xứng với món tiền lớn ông đã dâng.
Khi nghe biết đầu đuôi câu chuyện, cha Bề trên bảo một thầy viết lại câu "Xin cho linh hồn ấy được nghỉ yên" vào một mảnh giấy. Rồi ngài bảo để mảnh giấy vừa viết trên một đĩa cân, còn đĩa cân bên kia để món tiền của người nhà giầu. Trước mặt các thầy dòng, người nhà giầu mở to hai mắt để coi cho rõ. Ông ta hết sức kinh ngạc khi thấy gói tiền của mình bị cất bổng lên cách nhẹ nhàng, còn tờ giấy ghi lời cầu nguyện lại làm cho đĩa cân bên kia chĩu nặng xuống. Thấy sự lạ lùng trước mắt, người nhà giầu lúng túng xấu hổ không biết ăn nói ra sao với các cha các thầy. Ông ta xin lỗi, và cảm thấy rất được yên lòng. Đức Giáo Hoàng Beneđictô 13 cũng đã kể chuyện này trong phiên họp do Ngài chủ tọa (Charity p. 99).
* Cha Conrad dòng Thánh Phanxicô sốt sắng cứu các linh hồn lắm. Một buổi tối kia, ngài chỉ đọc một kinh Lạy Cha và câu "Lạy Chúa xin cho các linh hồn được nghỉ yên muôn đời" để cầu cho môt thầy dòng đã chết, lập tức thầy hiện về cám ơn và xin cha tiếp tục cầu nguyện cho bằng những lời vắn tắt như vậy. Cha dòng nhận lời và cầu cho thầy tới khi được lên Thiên đàng (Charity p. 294).

Ta hãy năng đọc những lời cầu vắn tắt, những kinh Giáo hội dạy để cầu cho các linh hồn Luyện ngục. Chúa ưa nhận lời những ai yêu mến Người, lại có lòng bác ái cầu cho những người anh chị em đau khổ.


1. Lời nguyện vắn tắt cứu các linh hồn
"Giêsu Maria Giuse, con mến yêu, xin cứu rỗi các linh hồn"
(Chúa Giêsu đã dạy sơ Consolata Betrone lời nguyện vắn, gọn, dễ dàng này.
"Lời nguyện này có thể đền bù cả ngàn lời xúc phạm.
Lời nguyện này có thể định đoạt được phần rỗi cho một linh hồn.
Lời nguyện này bao gồm mọi linh hồn: Luyện ngục, còn sống, tội lỗi, hấp hối, vô thần...
Hãy năng than Lời nguyện trên ở bất cứ nơi nào, lúc nào, và sẵn lòng Vâng theo mọi sự Chúa để xảy đến cho mình. Không hy sinh, không đau khổ xác hồn, không cứu được các linh hồn”).
2. Kinh cứu các linh hồn luyện ngục
(Thánh nữ Gêtruđê sinh năm 1263 tại nước Đức. Ngài đã suy gẫm sự Thương Khó Chúa, nhiều lần nước mắt chan hòa. Ngài làm nhiều việc đền tội, và Chúa hiện ra nhiều lần. Ngài qua đời năm 1334.
Được Chúa đọc cho bà ghi chép, Chúa nói với Thánh nữ Gêtruđê rằng:"Mỗi lần con đọc Lời nguyện sau đây, có thể cứu được 1000 linh hồn khỏi Luyện ngục").
"Lạy Chúa Cha Hằng hữu, con xin dâng lên Cha Máu Cực Châu báu Chúa Giêsu, Con Chí Thánh Cha, hợp với các Thánh lễ được dâng trên khắp thế giới trong ngày hôm nay, để cầu cho tất cả linh hồn lành thánh nơi Luyện ngục, cho các tội nhân khắp nơi, các tội nhân trong Giáo hội hoàn vũ, trong nước con, và trong gia đình con. Amen".

-----------------------------------------------------------------



8

ĐỌC KINH MÂN CÔI CỨU CÁC LINH HỒN LUYỆN NGỤC
Mân côi, cũng gọi là Văn côi hay Môi khôi, Mai khôi, được dùng để gọi những kinh Kính mừng kính Đức Mẹ. Kinh này phần đầu là lời chào của Tổng thần Gabriel khi đến báo tin Đức Mẹ thụ thai Chúa Cứu Thế "Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà", thêm lời chúc tụng của bà thánh Isave ca tụng Đức Mẹ là "Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ". Phần thứ hai là lời cầu của Giáo hội: "Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử". Xin cho bây giờ, "khi nay" được ơn sống thánh, và trong giờ chết, "lâm tử" được ơn chết lành trong tay ba Đấng Giêsu Maria Giuse để được về hưởng tình yêu Chúa muôn đời. Amen (Ước được như vậy).
Kinh Mân côi nhắc lại cho Đức Mẹ đầy ơn phúc trước mặt Đức Chúa Cha, là Mẹ Đức Chúa Con, và là Bạn chí thiết Đức Chúa Thánh Thần. Khi nghe lời chào đó, tâm hồn Đức Mẹ lại hân hoan rộng mở ca ngợi Thiên Chúa và sẵn sàng ban tràn ơn cho con cái còn đang ở chốn lưu đày, nhất là cho các linh hồn đớn đau trong Luyện ngục. Chính Đức Mẹ đã phán với Thánh Đaminh rằng," Một trong những hiệu quả chính của kinh Mân Côi là cứu rỗi các linh hồn trong Luyện ngục."
Ngày 1 tháng 1 năm 1967 Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã ban ơn đại xá cho những ai đọc đủ 50 kinh Mân côi chung với gia đình, chung trong nhà thờ, chung trong Tu viện, chung một nhóm người trong Hội đoàn, với những điều kiện thông thường là xưng tội trước hoặc sau đó vài ba tuần, rước lễ chính ngày lãnh đại xá, đọc một kinh Lạy Cha, một kinh Kính mừng cầu theo ý Đức Giáo Hoàng. Ai không đọc đủ 50 kinh hoặc không đủ các điều kiện nói trên cũng vẫn được hưởng Tiểu xá để chỉ cho các linh hồn theo ý muốn.
* Thánh Alano dòng Đaminh kể lại về nhiều tu sĩ và nữ tu đang khi đọc kinh Mân Côi đã thấy các linh hồn từ Luyện ngục hiện về, các linh hồn này có mang dấu Thánh giá trên trán nài xin các vị tiếp tục đọc kinh Mân côi cho mình. Nhờ kinh Mân Côi giáo dân đọc hằng ngày mà một số lớn linh hồn Luyện ngục được lên Thiên đàng ngày này qua ngày khác.
Trong 15 ơn Đức Mẹ hứa với Thánh Alanô, ban cho những ai thành tâm sốt sắng đọc kinh Mân côi, có ơn thứ 9 Đức Mẹ hứa rõ rệt rằng: " Mẹ sẽ mau mắn cứu vớt các linh hồn siêng năng lần hạt Mân côi ra khỏi Luyện ngục".
* Linh mục Eusebio Nieremberg là người rất thương các linh hồn trong Luyện ngục, ngài thường đọc kinh Mân côi cầu cho các linh hồn. Ngài đã thuật lại truyện sau đây minh chứng Đức Mẹ đã thương một tội nhân có lòng tôn sùng và siêng năng đọc kinh Kính mừng kính Đức Mẹ:

"Ở tỉnh Aragon trong nước Tây ban nha, có một thiếu nữ nhan sắc tuyệt vời, tên là Alexandria. Nàng là con nhà giầu sang, quyền thế, nên nhiều gia đình quí phái muốn hỏi nàng cho con trai mình. Trong số đó cho hai thanh niên nhất định tranh nhau cho bằng được mới thôi. Khi thấy mình kém vế, không thể nào tranh giành ảnh hưởng với tình địch, một trong hai thanh niên mù quáng đến nỗi hạ sát Alexandria để trả thù đối phương. Y chặt đầu cô, quăng xuống một giếng kia cách kín đáo không ai biết. Sau đó ba hôm, Thánh Đaminh tình cờ đi qua, thấy đầu cô đã nổi lên trên mặt nước và nói năng được như người còn sống, đồng thời xin Thánh nhân ban phép giải tội.
Tin này đồn ra khắp nơi nhanh chóng, người ta tuốn đến bên giếng đông nghịt để xem sự lạ chưa từng có. Khi Alexandria đã xưng tội xong, Thánh Đaminh buộc cô phải nói ra bởi lý do nào mà cô được ơn đặc biệt quá sức tưởng tượng như vậy. Vâng lời Thánh Đaminh, cô Alexandria thuật lại rằng," Sở dĩ con được ơn Đức Mẹ thương cách đặc biệt này là bởi từ còn nhỏ, con vẫn có lòng kính mến Đức Mẹ và siêng năng đọc kinh Mân côi có ý xin được ơn ăn năn xưng tội trước khi chết.”
Nhờ dịp này, Thánh Đaminh khuyến khích mọi người theo gương cô trong việc đọc kinh Mân côi tôn sùng Đức Mẹ, tin chắc chắn sẽ được hưởng nhiều ơn quí hóa do Đức Mẹ ban.
Qua hai ngày sau, đầu cô Alexandria mới chìm xuống nước. Mười lăm ngày sau, cô hiện về với Thánh Đaminh cám ơn ngài đã lo liệu cho mình được chịu phép giải tội trong trường hợp đặc biệt đó, nói đoạn cô tươi cười vui vẻ từ giã Thánh nhân để lên Thiên đàng hưởng tôn nhan Mẹ lành (Lm. Nguyễn Tri Ân, Tháng Mân Côi Đức Bà, 1960, trang 203).
9

ĂN CHAY, HÃM MÌNH CỨU CÁC LINH HỒN LUYỆN NGỤC

Trong con người chúng ta có một cuộc tranh giành như Thánh Phaolô viết cho dân thành Rôma rằng:


"Sự lành tôi muốn, tôi không làm, sự dữ tôi không muốn tôi lại làm... Tôi thấy một luật khác nơi tôi cự lại luật lý trí, buộc tôi lại trong luật tội lỗi. Ai cứu tôi khỏi cái xác chết này?" (Rm 7,19-24).
Nơi khác ngài viết cho dân thành Corintô:
"Trong trường đua mọi người đều chạy, nhưng chỉ có một người đoạt giải nhất, anh chị em hãy chạy để đoạt giải. Và đã là tay đua thì phải kiêng cữ đủ điều. Họ chạy để chiếm lấy triều thiên hư nát, còn chúng ta chạy để chiếm triều thiên không hư nát. Phần tôi, không phải tôi chạy vờ vịt, tôi đấm, không phải là đấm không khí, trái lại tôi nhắm vào xác tôi mà đấm, kẻo sau khi giảng cho người khác, chính tôi lại bị loại ra chăng" (1 Cr 10,24-27).
Đó là lý do tại sao cần ăn chay hãm mình để chiến đấu và chiến thắng ba thù: Xác thịt, thế gian, ma quỉ. Xưa, chính Chúa Giêsu đã ăn chay hãm mình để dạy chúng ta noi theo gương Người.
Việc ăn chay hãm mình, ngoài hiệu quả lập công đền tội, còn sinh ích cứu rỗi các linh hồn Luyện ngục rất nhiều:
* Thánh Tôma Aquinô nói:
"Đền tội cho người đã chết thì đẹp lòng Chúa hơn đền tội cho người còn sống bởi người đã chết ở trong tình trạng khẩn thiết hơn, họ không còn tự giúp mình được như người còn sống" (Supplem. Q. 71 art. 5).
* Chân phúc Cecilia dòng nữ Đaminh quen hãm mình khi khát nước để tôn kính sự khát của Chúa Giêsu trên Thánh giá và để giải khát cho các linh hồn Luyện ngục. Sau khi qua đời, bà hiện về với các nữ tu cùng dòng, nói rằng:
-"Ngay sau khi tôi vào Luyện ngục, Chúa cho Thiên thần mang đến một thùng nước, đổ xuống giập tắt ngọn lửa thiêu đốt tôi và cấp tốc đưa tôi về Thiên đàng mát mẻ đời đời."
* Vua Sanxiô bị chết bởi thuốc độc, hoàng hậu đêm ngày cầu nguyện cho linh hồn vua. Thứ Bảy bà chỉ ăn bánh mì uống nước lã để tôn kính Đức Mẹ, có ý cầu cho vua. Vua được hiện về cám ơn hoàng hậu về việc hãm mình ấy, và xin hoàng hậu cứ tiếp tục. Sau 40 ngày, hoàng hậu thấy vua hiện về rực rỡ ánh sáng Thiên đàng, chào tạm biệt hoàng hậu, nói rằng:
-"Bây giờ tôi được giải thoát khỏi cực hình. Tôi mắc nợ bà, nguyện xin Chúa chúc lành cho bà đến muôn đời".
* Chân phúc Frances Năm dấu thường liên lạc mật thiết với các Thiên thần và các linh hồn Luyện ngục. Trong tiểu sử đời bà kể chuyện sau đây có bằng chứng xác thực rằng:
Bà kia là bạn của Chân phúc đã làm ơn nhiều cho Chân phúc khi còn sống. Sau khi bà bạn chết, Chân phúc đã dâng một thời gian dài cầu nguyện, hy sinh, làm việc lành chỉ cho bà ân nhân. Một lần, khi Chân phúc cầu nguyện, bà ta hiện về tỏ cho biết nhiều điều về tương lai. Chân phúc hỏi về những kinh nguyện mình dâng lên Chúa có giúp ích gì cho bà bạn không? Bà bạn trả lời rằng:
-"Tất cả những công phúc lời cầu đều ở trong tay Đức Mẹ, nhờ Đức Mẹ rộng ban, bà ta được an ủi rất nhiều và được giảm bớt ngày tháng chịu phạt".
Chân phúc còn hỏi về một điều nghi ngờ không biết những sự đau đớn bà chịu do những bệnh nạn chỉ cho bà bạn, bà có được ích gì không? Bà này trả lời:
-"Ồ, ngay lúc bà chịu đau đớn ở trần gian, Thiên thần chuyển cho tôi sự vui sướng Thiên đàng. Khi bà hết đau, tôi lại phải chịu khổ ".
Sau ít ngày, bà ân nhân hiện về cảm ơn Chân phúc đã cứu mình khỏi Luyện ngục (Charity p. 322).

-----------------------------------------------------------




tải về 0.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương