Luận Văn: Tổng quan về Asean và cept/afta



tải về 0.57 Mb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.57 Mb.
#29251
1   2   3   4   5   6   7

4 . Hợp tác văn hóa – xã hội :
a. Hợp tác giáo dục:
Giáo dục là một trong những nển tàng chủ yếu trong quá trình các quốc gia ASEAN để nâng cao sức cạnh tranh. Vì thế, tại hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN vào tháng 8 năm 2005 các quốc gia ASEAN đã thống nhất vai trò chủ yếu của giáo dục trong sự phát triển kinh tế và xã hội của ASEAN để hỗ trợ xây dựng 1 cộng đồng ASEAN vững mạnh. Các bộ trưởng đã vạch ra một chương trình hợp tác giáo dục mới bằng cách thay thế hội nghị bộ trưởng giáo dục ASEAN thành Cuộc họp cấp cao thường xuyên giữa các bộ trưởng giáo dục ASEAN. Từ đó tăng cường các nỗ lực hợp tác giáo dục trong ASEAN.

Các bộ trưởng đã chỉ 4 ưu tiên hợp tác giáo dục chính mà ASEAN cần hướng tới



  • Tăng cường “tính ASEAN” giữa các công dân, đặc biệt là thanh niên.

  • Củng cố nét tương đồng ASEAN qua giáo dục

  • Xây dựng hệ thống nguồn nhân lực ASEAN

  • Cung cố hệ thống mạng lưới trường đại học ASEAN

Trong chương trình làm việc, các bộ trưởng còn đẩy mạnh hoạt động của Tổ chức giáo dục Bộ trưởng Đông Nam Á - Southeast Asian Ministers of Education Organization’s (SEAMEO) để tiếp tục phát triển nền giáo dục ASEAN.
b. Hợp tác văn hóa :
ASEAN là một tổ chức có các thành viên với sự đa dạng và phức tạp văn hóa rất cao, tuy nhiên lại chia sẻ nhiều đặc điểm văn hóa lịch sử chung. Từ năm 1978, các quốc gia ASEAN đã hợp tác tích cực trong lịch vực văn hóa thông tin nhằm mục đích nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau và sự đoàn kết giữa các dân tộc ASEAN. Tất cả các hoạt động và chương trình trong lĩnh vựa này nhằm thức đẩy nhận thức về ASEAN như là 1 cộng đồng quốc tế. Sự hợp tác này đã được được nhấn mạnh tại Thỏa Ước Bali năm 2003 :”Cộng đồng ASEAN sẽ phát triển và thức đẩy sự hợp tác giữa học giả, nhà văn, nghệ sĩ và hệ thống truyền thông nhằm giữ gìn và phát triển sự đa dạng văn hóa ASEAN kết hợp với việc phát triên tính đồng nhất văn hóa khu vực cũng như nhận thức về 1 cộng đồng ASEAN”.

Hoạt động văn hóa ASEAN bao gồm bảo vệ, bảo tồn và gìn giữ những di sản văn hóa. Trong khoảng thời gian gần đây, những quan chức văn hóa ASEAN đã hợp tác làm việc trong các vấn đề phát triển nguồn nhân lực văn hóa từng quốc gia. Một trong những thành phần chính trong hợp tác văn hóa ASEAN là Ủy ban Văn hóa thông tin ASEAN - Committee on Culture and Information (COCI). Được thành lập năm 1978, nhiệm vụ chủ yếu của ủy ban này là thúc đẩy sự hợp tác hiệu quả trong lĩnh vực văn hóa và thông tin. COCI hoạt động năng động liên tục nhằm thông qua một loạt những dự án và kế hoạch trong và ngoài khu vực. Nó bao gồm đại diện của các tô chức quốc gia như bộ trưởng bộ ngoại vụ, bộ trương văn hóa và thông tin, các hệ thống phát thanh truyền hình, các tổ chức văn hóa, viện tàng, thư viện và kho lưu trữ. Nhiều trường đại học và tổ chức nghệ thuật cũng tham gia vào các hoạt động của COCI. Hợp tác trong lĩnh vực văn hóa và thông tin cần được đặt ưu tiên cao và tập trung tối ưu hóa hiệu quả để tăng cường sự hiểu biết và đoàn kết của các nước ASEAN.


c. Một số chương trình hợp tác khác :
Do nội dung giới hạn nên chúng em chỉ nêu lên 1 số hợp tác tiêu biểu, ngoài ra các nước ASEAN còn có các hợp tác ngoài kinh tế khác :

  • Hệ thống Các trường Đại Học - ASEAN Asean University Network

  • Quản lý Thảm Họa - Disaster Management

  • Phòng chống Ma túy và chất kích thích - Drugs and Narcotics

  • Sức khỏe và dinh dưỡng - Health and Nutrition

  • HIV và AIDS

  • Lao động - Labour

  • Phát triển nông thôn và chống nghèo đói - Rural Development & Poverty Eradication

  • Khoa học và công nghệ - Science & Technology

  • Phụ nữ - Women

  • Thanh niên và trẻ em - Youth and Children.

  • Môi trường - Enviroment

  • Dẫn độ Tội phạm và Khủng Bố - Transnational Crime and Terrorism

  • Nhập cư - Immigration

  • Hợp tác Lập pháp - Legal Cooperation.


d. Một số hoạt động văn hóa xã hội ASEAN :
- Chương trình thanh niên ASEAN:
Đây là một loạt những chương trình được tổ chức ở khác các nước ASEAN nhằm mục đích đoàn kết, giao lưu tìm hiểu giữa thanh niên các nước ASEAN và nhằm tạo dựng tính đồng nhất ASEAN. Một số chương trình gần đây :

    • Festival Sinh viên ASEAN+3 - ASEAN+3 Youth Festival 3/ 2008, Singapore

    • Chương trình trao đổi nhà lãnh đạo trẻ ASEAN - ASEANpreneurs Youth Leaders Exchange 5/ 2008, Singapore

    • Diễn đàn Cộng đồng Lãnh Đạo - Raffles Community Leadership Forum 3/2008, Singapore

    • ASEAN +3 Hội chợ nhà lãnh đạo trẻ - ASEAN+3 Youth Entrepreneurship Workshop 10/2007, Indonesia

    • Hội chợ Sáng tạo thanh niên - Youth Creativity Expo 10/2007 Indonesia


- Cuộc thi tay nghề ASEAN :
Cuộc thi tay nghề ASEAN được tổ chức thường xuyên 2 năm/lần. Mục đích của các nhà tổ chức là thông qua các lần Hội thi để mở ra các cơ hội học hỏi, chia sẻ kỹ năng, kỹ thuật cho lao động trẻ của các nước ASEAN góp phần vào việc tạo ra một đội ngũ lao động trẻ có kỹ năng nghề cao, bắt kịp kỹ năng nghề của thế giới. Thông qua hội thi, các chuyên gia, thí sinh và các nhà sản xuất có điều kiện, cơ hội trao đổi, tư vấn, hướng dẫn về việc ứng dụng các thiết bị kỹ thuật và công nghệ mới từ đó đóng góp vào quá trình hội nhập của các nước ASEAN trong lĩnh vực đào tạo nghề và trong thị trường lao động khu vực.
- Một số hoạt động khác:


  • Chương trình An sinh xã hội, Gia đình, và dân số ASEAN - ASEAN Work Programme for Social Welfare, Family, and Population;

  • Chương phòng chống HIV/AIDS ASEAN - ASEAN Work Programme on HIV/AIDS;

  • Chương trình Cộng đồng chăm sóc người già - ASEAN Work Programme on Community-Based Care for the Elderly;

  • Chương trình Chuẩn bị Thanh niên ASEAN với việc làm và thách thức của toàn cầu hóa - ASEAN Work Programme on Preparing ASEAN Youth for Sustainable Employment and Other Challenges of Globalisation;

  • Chương trình Hệ thống trường Đại Học ASEAN - ASEAN University Network (AUN) promoting collaboration among seventeen member universities ASEAN;

  • Tuần lễ Văn hóa ASEAN, Hội trại thanh niên ASEAN và các vấn đề ASEAN - The Annual ASEAN Culture Week, ASEAN Youth Camp and ASEAN Quiz;


4. Tổng kết :
Trong suốt quá trình hợp tác và phát triển ASEAN đã được nhiều thành tựu quan trong việc hợp tác. Để hướng đến tăng cường hợp tác và hướng đến một cộng đồng vững mạnh hơn, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 13 diễn ra tại Singapore, nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ 10 nước thành viên ASEAN đã ký phê chuẩn Hiến chương ASEAN. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 14 (tháng 2/2009), các nước ASEAN đã thống nhất thành lập Cộng đồng ASEAN (ASEAN Community) vào năm 2015 gồm 3 trụ cột chính : Cộng đồng an ninh ASEAN, Cộng đồng kinh tế ASEAN và Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN. Như vậy, từ những thành quả đã đạt được, các nước ASEAN đang hướng tương lai đến việc xây dựng một khu vực Đông Nam Á phồn thịnh, đoàn kết và ổn định.


III. AFTA – ASEAN Free Trade Area :


  1. Quá trình hình thành AFTA :

ASEAN là một trong những khu vực có nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất thế giới (tốc độ tăng trưởng kinh tế của ASEAN giai đoạn 1981-1991 là 5,4%, gần gấp hai lần tốc độ tăng trưởng trung bình của thế giới). Tuy vậy, trước khi AFTA ra đời, những nỗ lực hợp tác kinh tế của ASEAN đều không đạt được mục tiêu mong muốn. ASEAN đã có các kế hoạch hợp tác kinh tế như:



  • Thoả thuận thương mại ưu đãi (PTA).

  • Các dự án công nghiệp ASEAN (AIP).

  • Kế hoạch hỗ trợ công nghiệp ASEAN (AIC) và Kế hoạch hỗ trợ sản xuất công nghiệp cùng nhãn mác (BBC).

  • Liên doanh công nghiệp ASEAN (AIJV)

Các kế hoạch hợp tác kinh tế kể trên chỉ tác động đến một phần nhỏ trong thương mại nội bộ ASEAN và không đủ khả năng ảnh hưỏng đến đầu tư trong khối.
Sự ra đời của AFTA:
Vào đầu những năm 90, khi chiến tranh lạnh kết thúc, những thay đổi trong môi trường chính trị, kinh tế quốc tế và khu vực đã đặt kinh tế các nước ASEAN đứng trước những thách thức lớn không dễ vượt qua nếu không có sự liên kết chặt chẽ hơn và những nỗ lực chung của toàn Hiệp hội, những thách thức đó là :

    • Quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, chủ nghĩa bảo hộ truyền thống trong ASEAN ngày càng mất đi sự ủng hộ của các nhà hoạch định chính sách trong nước cũng như quốc tế.

    • Sự hình thành và phát triển các tổ chức hợp tác khu vực mới đặc biệt như EU, NAFTA sẽ trở thành các khối thương mại khép kín, gây trở ngại cho hàng hoá ASEAN khi thâm nhập vào những thị trường này.

    • Những thay đổi về chính sách như mở cửa, khuyến khích và dành ưu đãi rộng rãi cho các nhà đầu tư nước ngoài, cùng với những lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực của các nước Trung Quốc, Việt Nam, Nga và các nước Đông Âu đã trở thành những thị trường đầu tư hấp dẫn hơn ASEAN, đòi hỏi ASEAN vừa phải mở rộng về thành viên, vừa phải nâng cao hơn nữa tầm hợp tác khu vực.

Để đối phó với những thách thức trên, năm 1992 , theo sáng kiến của Thái lan, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN họp tại Singapore đã quyết định thành lập một Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN ( gọi tắt là AFTA). Đây thực sự là bước ngoặt trong hợp tác kinh tế ASEAN ở một tầm mức mới.

Mục tiêu của AFTA: AFTA đưa ra nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế sau:

    • Tự do hoá thương mại trong khu vực bằng việc loại bỏ các hàng rào thuế quan trong nội bộ khu vực và cuối cùng là các rào cản phi quan thuế. Điều này sẽ khiến cho các Doanh nghiệp sản xuất của ASEAN càng phải có hiệu quả và khả năng cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới. Đồng thời, người tiêu dùng sẽ mua được những hàng hoá từ những nhà sản suất có hiệu quả và chất lượng trong ASEAN , dẫn đến sự tăng lên trong thương mại nội khối.

    • Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực bằng việc tạo ra một khối thị trường thống nhất, rộng lớn hơn.

    • Làm cho ASEAN thích nghi với những điều kiện kinh tế quốc tế đang thay đổi, đặc biệt là với sự phát triển của các thỏa thuận thương mại khu vực (RTA) trên thế giới.


2. Hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT-AFTA):


    1. Các Quy định chung của Hiệp định CEPT:

Để thực hiện thành công Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN, các nước ASEAN cũng trong năm 1992, đã ký Hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (Common Effective Preferential Tariff), gọi tắt là CEPT.

CEPT là một thoả thuận chung giữa các nước thành viên ASEAN về giảm thuế quan trong nội bộ ASEAN xuống còn từ 0-5%, đồng thời loại bỏ tất cả các hạn chế về định lượng và các hàng rào phi quan thuế trong vòng 10 năm, bắt đầu từ 1/1/1993 và hoàn thành vào 1/1/2003. ( Đây là thời hạn đã có sự đẩy nhanh hơn so với thời hạn ký Hiệp định ban đầu : từ 15 năm xuống còn 10 năm).

Nói đến vấn đề xây dựng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN là nói tới việc thực hiện Hiệp định chung về thuế quan và phải hoàn thành 3 vấn đề chủ yếu, không tách rời dưới đây :



  • Thứ nhất, là vấn đề giảm thuế quan : Mục tiêu cuối cùng của AFTA là giảm thuế quan xuống 0-5%, theo từng thời điểm đối với các nước cũ và các nước mới, nhưng thời hạn tối đa là trong vòng 10 năm.

  • Thứ hai, là vấn đề loại bỏ hàng rào phi quan thuế (NTB - Non-Tariff Barriers) : hạn ngạch, cấp giấy phép, kiểm soát hành chính và hàng rào kỹ thuật : kiểm dịch, vệ sinh dịch tễ.

  • Thứ ba, là hài hoà các thủ tục Hải quan




    1. Các Nội dung và Quy định cụ thể :


i. Vấn đề về thuế quan: Các bước thực hiện như sau :
Bước 1 :Các nước lập 4 loại Danh mục sản phẩm hàng hoá trong biểu thuế quan của mình để xác định các sản phẩm hàng hoá thuộc đối tượng thực hiện CEPT:

  • Danh mục các sản phẩm giảm thuế ngay ( Tiếng Anh viết tắt là IL).

  • Danh mục các sản phẩm tạm thời chưa giảm thuế ( viết tắt là TEL).

  • Danh mục các sản phẩm nông sản chưa chế biến nhạy cảm ( viết tắt là SEL)

  • Danh mục các sản phẩm loại trừ hoàn toàn ( viết tắt là GEL)

Trong 4 loại Danh mục nói trên thì :

  • Danh mục các sản phẩm loại trừ hoàn toàn (GEL): là những sản phẩm không phải thực hiện các nghĩa vụ theo Hiệp định CEPT, tức là không phải cắt giảm thuế, loại bỏ hàng rào phi quan thuế. Các sản phẩm trong danh mục này phải là những sản phẩm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, cuộc sống, sức khoẻ con người, động thực vật, đến việc bảo tồn các giá trị văn hoá nghệ thuật, di tích lịch sử, khảo cổ...( theo điều 9B Hiệp định CEPT).

  • Danh mục các sản phẩm nông sản chưa chế biến nhạy cảm và nhạy cảm cao (SEL): là những sản phẩm được thực hiện theo một lịch trình giảm thuế và thời hạn riêng, các nước ký một Nghị định thư xác định việc thức hiện cắt giảm thuế cho các sản phẩm này , cụ thể thời hạn bắt đầu cắt giảm là từ 1/1/2001 kết thúc 1/1/2010, mức thuế giảm xuống 0-5%, nghĩa là kéo dài thời hạn hơn các sản phẩm phải thực hiện nghĩa vụ theo CEPT.

  • Danh mục sản phẩm cắt giảm thuế ngay ( IL) và Danh mục sản phẩm tạm thời chưa giảm thuế (TEL) : Là 2 Danh mục mà sản phẩm trong những Danh mục này phải thực hiện các nghĩa vụ CEPT, tức là phải cắt giảm thuế và loại bỏ hàng rào phi quan thuế. Tuy nhiên tiến độ có khác nhau. Sản phẩm hàng hoá trong 2 Danh mục này là những sản phẩm công nghiệp chế tạo, nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm nông nghiệp... nghĩa là tất cả những sản phẩm hàng hoá được giao dịch thương mại bình thường trừ những sản phẩm hàng hoá được xác định trong 2 Danh mục SEL và GE nêu trên.





Bước 2 : Xây dựng lộ trình tổng thể cắt giảm thuế 10 năm ( toàn bộ thời gian thực hiện Hiệp định):

Việc thực hiện Hiệp định chính là các nước thành viên phải xây dựng lộ trình tổng thể cho việc cắt giảm thuế đối với 2 Danh mục sản phẩm cắt giảm thuế ngay( IL) và Danh mục tạm thời chưa giảm thuế (TEL):


Các nguyên tắc xây dựng lộ trình giảm thuế tổng thể như sau :
Danh mục các sản phẩm giảm thuế ngay (Inclusion List - IL):
Các sản phẩm nằm trong danh mục này được cắt giảm thuế quan ngay tại thời điểm bắt đầu thực hiện cho đến thời hạn kết thúc, tiến trình cắt giảm có hai cấp độ:

  • Chương trình cắt giảm thuế nhanh (Fast track):

Ở chương trình này, những sản phẩm đang có mức thuế qun trên 20% sẽ được cắt giảm xuống 0-5% trong vòn 10 năm. Đối với những sản phẩm đang có mức thuế quan bé hơn hay bằng 20%, lột trình thực hiện việc cắt giảm còn 0-5% là 7 năm

  • Chương trình cắt giảm thuế quan thông thường (Normal track):

Với các sản phẩm đang có mức thuế quan trên 20%, sẽ được thực hiện theo hai bước. Bước đầu tiên là cắt giảm thuế quan của những sản phẩm này xuống mức 20% trong vòng 5-8 năm. Trong 7 năm còn lại, sẽ giảm xuống còn 5-7%. Còn với các sản phẩm đang có mức thuế quan bé hơn hoặc bằng 20%, thuế quan sẽ được giảm chỉ còn 0-5% trong vòng 10 năm.

Các nước có quyền được quyết định mức cắt giảm nhưng tối thiểu mỗi năm 5 %, không được duy trì cùng thuế suất trong 3 năm liền, trong trường hợp thuế MFN (Mức thuế tối huệ quốc (MFN), hay còn gọi là mức thuế dành cho các nước có quan hệ thương mại bình thường (NTR), được áp dụng với những nước thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và những nước tuy chưa phải là thành viên WTO nhưng đã ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ) thay đổi tại một thời điểm nào đó nếu cao hơn thuế suất CEPT tại thời điểm đó thì không được nâng thuế CEPT bằng mức thuế MFN đó; trường hợp thuế MFN thấp hơn thuế CEPT thì việc áp dụng phải tự động theo thuế suất MFN đó và phải điều chỉnh lịch trình. Không được nâng mức thuế CEPT của năm sau lên cao hơn năm trước.


Danh mục các sản phẩm tạm thời chưa giảm thuế (TEL):
Để tạo thuận lợi cho các nước thành viên có một thời gian chuẩn bị và chuyển hướng đối với một số sản phẩm tương đối trọng yếu, Hiệp định CEPT cho phép các nước thành viên ASEAN được đưa ra một số sản phẩm tạm thời chưa thực hiện tiến trình cắt giảm thuế quan ngay theo CEPT.

Tuy nhiên, Danh mục TEL này chỉ mang tính chất tạm thời, các sản phẩm trong Danh mục loại trừ tạm thời sẽ được chuyển toàn bộ sang Danh mục cắt giảm thuế(IL) ngay trong vòng 5 năm, kể từ năm thứ 4 thực hiện Hiệp định, tức là từ 1/1/1996 đến 1/1/2000, mỗi năm chuyển 20% số sản phẩm trong Danh mục TEL vào Danh mục IL.

Lịch trình cắt giảm thuế của các sản phẩm chuyển từ Danh mục TEL sang Danh mục IL này như sau:


  • Đối với những sản phẩm có thuế suất trên 20%, phải giảm dần thuế suất xuống bằng 20% vào thời điểm năm 1998, trường hợp các sản phẩm được chuyển vào đúng hoặc sau thời điểm năm 1998 thì thuế suất lập tức phải bằng hoặc thấp hơn 20% , và tiếp tục giảm xuống còn 0-5% vào 1/1/2003 như lịch trình đối với sản phẩm trong Danh mục IL.

  • Đối với những sản phẩm có thuế suất bằng hoặc thấp hơn 20% ( 20%) sẽ được giảm xuống còn 0-5% vào 1/1/2003

Các quy định khác cũng tương tự như đối với Danh mục IL nói trên.

Ngoài các quy định được nêu trên trong quá trình xây dựng và thực hiện, không được có sự thụt lùi về tiến độ, cũng như không được phép chuyển các mặt hàng từ Danh mục cắt giảm (IL) sang bất kỳ Danh mục nào, không được chuyển các mặt hàng từ Danh mục TEL sang Danh mục nhạy cảm (SEL) hay Danh mục Loại trừ hoàn toàn (GE) mà chỉ có sự chuyển từ Danh mục TEL sang Danh mục IL nói trên, hoặc chuyển từ Danh mục SEL, GE sang Danh mục TEL hoặc IL. Nếu vi phạm thì nước thành viên phải đàm phán lại với các nước khác và phải có nhân nhượng bồi thường.



Bước 3 : Ban hành văn bản pháp lý xác định hiệu lực thực hiện việc cắt giảm thuế hàng năm :
Trên cơ sở Lịch trình cắt giảm tổng thể thuế nêu trên, hàng năm các nước thành viên phải ban hành văn bản pháp lý để công bố hiệu lực thi hành thuế suất CEPT của năm đó. Văn bản này phải được gửi cho Ban Thư ký ASEAN để thông báo cho các nước thành viên.
Cơ chế trao đổi nhượng bộ của CEPT:
Muốn được hưởng nhượng bộ về thuế quan khi xuất khẩu hàng hoá trong khối, một sản phẩm cần có các điều kiện sau:


  1. Sản phẩm đó phải nằm trong Danh mục cắt giảm thuế (IL) của cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, và phải có mức thuế quan (nhập khẩu) bằng hoặc thấp hơn 20%.

  2. Sản phẩm đó phải có chương trình giảm thuế được Hội đồng AFTA thông qua.

  3. Sản phẩm đó phải là một sản phẩm của khối ASEAN, tức là phải thoả mãn yêu cầu hàm lượng xuất xứ từ các nước thành viên ASEAN (hàm lượng nội địa) ít nhất là 40%. (chủ hàng nhập khẩu phải xuất trình được giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp - C/O form D)

Công thức 40% hàm lượng ASEAN được xác định như sau:

Giá trị nguyên vật liệu, bộ phận, các sản phẩm là đầu vào nhập khẩu từ nước không phải là thành viên ASEAN

+


Giá trị nguyên vật liệu, bộ phận, các sản phẩm là đầu vào không xác định được xuất xứ



X 100% <60%

Giá FOB

Trong đó :

  • Giá trị nguyên vật liệu, bộ phận, các sản phẩm là đầu vào nhập khẩu từ các nước không phải là thành viên ASEAN là giá CIF tại thời điểm nhập khẩu.

  • Giá trị nguyên vật liệu, bộ phận, các sản phẩm là đầu vào không xác định được xuất sứ là giá xác định ban đầu trước khi đưa vào chế biến trên lãnh thổ nước xuất khẩu là thành viên của ASEAN.

Nếu một sản phẩm có đủ ba điều kiện trên thì sẽ được hưởng mọi ưu đãi mà quốc gia nhập khẩu đưa ra (sản phẩm được ưu đãi hoàn toàn). Nếu một sản phẩm thoả mãn các yêu cầu trên trừ việc có mức thuế quan nhập khẩu bằng hoặc thấp hơn 20% thì sản phẩm đó chỉ được hưởng thuế suất CEPT cao hơn 20% trước đó hoặc thuế suất MFN, tuỳ thuộc thuế suất nào thấp hơn.

Để xác định các sản phẩm có đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan theo chương trình CEPT hay không, mỗi nước thành viên hàng năm xuất bản Tài liệu hướng dẫn trao đổi nhượng bộ theo CEPT (CCEM) của nước mình, trong đó thể hiện các sản phẩm có mức thuế quan theo CEPT và các sản phẩm đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan của các nước thành viên khác.




  1. Vấn đề loại bỏ các hạn chế định lượng (QRs) và các rào cản phi thuế quan khác (NTBs):

Để thiết lập được khu vực mậu dịch tự do, việc cắt giảm thuế quan cần phải được tiến hành đồng thời với việc loại bỏ các hàng rào phi thuế quan. Các hàng rào phi thuế quan bao gồm các hạn chế về số lượng (như hạn ngạch, giấy phép,...) và các hàng rào phi thuế quan khác (như các khoản phụ thu, các quy định về tiêu chuẩn chất lượng,...) Các hạn chế về số lượng có thể được xác định một cách dễ dàng và do đó, được quy định loại bỏ ngay đối với các mặt hàng trong Chương trình CEPT được hưởng nhượng bộ từ các nước thành viên khác.

Tuy nhiên, đối với các rào cản phi thuế quan khác, việc xác định và loại bỏ phức tạp hơn rất nhiều. Hiệp định CEPT quy định về vấn đề này như sau:


  • Các nước thành viên sẽ xoá bỏ tất cả các hạn chế về số lượng đối với các sản phẩm trong CEPT trên cơ sở hưởng ưu đãi áp dụng cho sản phẩm đó; cụ thể: những mặt hàng đã được đưa vào Danh mục cắt giảm ngay (IL) sẽ phải bỏ các hạn chế về số lượng.

  • Các hàng rào phi quan thuế khác sẽ được xoá bỏ dần dần trong vòng 5 năm sau khi sản phẩm được hưởng ưu đãi;

  • Các hạn chế ngoại hối mà các nước đang áp dụng sẽ được ưu tiên đặc biệt đối với các sản phẩm thuộc CEPT;

  • Tiến tới thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, công khai chính sách và thừa nhận các chứng nhận chất lượng của nhau;

  • Trong trường hợp khẩn cấp (số lượng hàng nhập khẩu gia tăng đột ngột gây phương hại đến sản xuất trong nước hoặc đe doạ cán cân thanh toán), các nước có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa để hạn chế hoặc dừng việc nhập khẩu.




  1. Vấn đề hợp tác trong lĩnh vực hải quan:


Thống nhất biểu thuế quan:
Để tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp sản xuất và xuất nhập khẩu ASEAN tiến hành việc buôn bán trong nội bộ Khu vực được dễ dàng và thuận lợi, cũng như các cơ quan Hải quan ASEAN dễ dàng trong việc xác định mức thuế cho các mặt hàng một cách thống nhất, ngoài ra phục vụ cho các mục đích thống kê, phân tích, đánh giá việc thực hiện CEPT- AFTA, cũng như tình hình xuất nhập khẩu nội khối, các nước đã quyết định sẽ thống nhất một biểu thuế quan trong khối ASEAN ở mức 8 chữ số theo Hệ thống điều hoà của Hội đồng hợp tác hải quan thế giới(HS). Hiện nay biểu thuế quan chung của ASEAN đang được xây dựng, sẽ hoàn thành trong năm 2000 và được áp dụng từ năm 2000, những nước nào chậm nhất cũng phải áp dụng từ năm 2002.
Thống nhất hệ thống tính giá hải quan:
Vào năm 2000, các nước thành viên ASEAN sẽ thực hiện phương pháp xác định trị giá hải quan theo GATT- GTV (GATT Transactions Value), thực hiện điều khoản VII của Hiệp định chung về thương mại và thuế quan 1994 ( Hiện nay là Tổ chức thương mại thế giới WTO) để tính giá hải quan.

Một cách tóm tắt là giá trị hàng hoá để tính thuế xuất nhập khẩu là giá trị giao dịch thực tế giữa người xuất khẩu và ngưòi nhập khẩu, không phải là do nhà nước áp đặt.


Xây dựng Hệ thống Luồng xanh hải quan:
Hệ thống này được thực hiện từ 1/1/1996 nhằm đơn giản hoá hệ thống thủ tục hải quan dành cho các hàng hoá thuộc diện được hưởng ưu đãi theo Chương trình CEPT của ASEAN.
Thống nhất thủ tục hải quan:
Hai vấn đề đã được các nước thành viên ưu tiên trong việc thống nhất thủ tục hải quan là :

  • Mẫu tờ khai hải quan chung cho hàng hoá thuộc diện CEPT: Các nước ASEAN đã gộp ba loại tờ khai hải quan: Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) Mẫu D, Tờ khai hải quan xuất khẩu và Tờ khai hải quan nhập khẩu lại thành một mẫu tờ khai hải quan chung cho hàng hoá thuộc diện CEPT.

  • Thủ tục xuất nhập khẩu chung: bao gồm những vấn đề sau:

    1. Các thủ tục trước khi nộp tờ khai hàng hoá xuất khẩu;

    2. Các thủ tục trước khi nộp tờ khai hàng hoá nhập khẩu;

    3. Các vấn đề về giám định hàng hoá;

    4. Các vấn đề về gửi hàng trong đó giấy chứng nhận xuất xứ được cấp sau và có hiệu lực hồi tố.

    5. Các vấn đề liên quan đến hoàn trả...


iv. Cơ chế tổ chức, điều hành, giám sát thực hiện CEPT - AFTA
Để theo dõi, giám sát và xử lý các vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện Hiệp định CEPT –AFTA, các nước ASEAN đã tổ chức một cơ chế theo sơ đồ như sau:


tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương