Luận văN: Đường lối đổi mới của đại hội toàn quốc lần thứ VI



tải về 0.61 Mb.
Chế độ xem pdf
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2023
Kích0.61 Mb.
#55014
  1   2   3
LUẬN VĂN Đường lối đổi mới của đại hội toàn quốc lần thứ VI 743594



 
 
 
 
LUẬN VĂN: 
 
 
Đường lối đổi mới của đại hội 
toàn quốc lần thứ VI 
 
 
 



 
Lời mở đầu 
Trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Đại hội lần thứ VI của 
Đảng đánh dấu một bước chuyển hướng và đổi mới quan trọng trong sự lãnh đạo 
của Đảng trên mọi lĩnh vực. Trong lĩnh vực kinh tế, đó là chuyển hướng về bố trí cơ 
cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, đổi mới các chính sách kinh tế và cơ chế quản lí, nhằm 
khai thác mọi tiềm năng của đất nước, giải phóng năng lực sản xuất, tăng nhanh sản 
phẩm xã hội, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân.
Bước vào 5 năm này, bên cạnh những thành tựu quan trọng về phát triển sản 
xuất, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật... tình hình kinh tế – xã hội nước ta đang còn 
có khó khăn lớn trên nhiều mặt. Sản xuất tuy có tăng, nhưng tăng chậm so với yêu 
cầu và khả năng thực tế. Một số chỉ tiêu quan trọng của kế hoạch 5 năm 1981 – 
1985 không đạt. Hàng triệu lao động chưa có việc làm. Tài nguyên chưa được khai 
thác tốt... Trong những khó khăn chung, đã xuất hiện những nhân tố tích cực mới. 
Qua thử nghiệm, tìm tòi, ở một số ngành, địa phương và cơ sở đã nảy nở những mô 
hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, khai thác các khả năng để phát triển sản 
xuất, khắc phục khó khăn trong đời sống. Trình độ của đông đảo cán bộ về nhận 
thức và vận dụng các chủ trương, chính sách của Đảng, nắm bắt và đi sâu vào thực 
tiễn được nâng lên. Hàng trăm công trình lớn, nhiều công trình vừa và nhỏ được xây 
dựng trong thời gian qua, tuy có những mặt chưa hợp lí, song là những cơ sở vật 
chất – kỹ thuật rất quan trọng.
Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng đã đánh giá những 
thành tựu đạt được trong 5 năm qua, kiểm điểm những mặt yếu kém, phân tích 
những sai lầm, khuyết điểm, đề ra mục tiêu và nhiệm vụ kinh tế, xã hội cho những 
năm còn lại của chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Báo 
cáo này trình bày những phương hướng và mục tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế, 
xã hội trong 5 năm 1986 – 1990, để chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch 5 năm 1986 – 
1990. 


Báo cáo chính trị đã xác định các mục tiêu chủ yếu về kinh tế, xã hội cho 
những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là : sản xuất đủ tiêu dùng và có tích 
luỹ; bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lí nhằm phát triển sản xuất; xây dựng 
và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ phát 
triển của lực lượng sản xuất; tạo ra chuyển biến tốt về mặt xã hội; bảo đảm nhu cầu 
củng cố quốc phòng và an ninh, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc 
đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo. 
Những quan điểm và chủ trương mới về kinh tế – xã hội do Đại hội lần này 
của Đảng quyết định sẽ chỉ rõ con đường đưa nền kinh tế nước ta ra khỏi khó khăn 
trước mắt và vững bước tiến lên. 
Bài tiểu luận này xin được trình bày một số đường lối đổi mới của Đại hội 
đại biểu toàn quốc lần thứ VI. 


I/ Công nghiệp nặng và kết cấu hạ tầng 
Để thực hiện ba chương trình kinh tế lớn nói trên, tạo tiền đề đẩy mạnh công 
nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo, cần phát triển một số 
ngành công nghiệp nặng và kết cấu hạ tầng cần thiết phù hợp với khả năng trước 
mắt. Đó là năng lượng, một số cơ sở cơ khí và nguyên vật liệu, giao thông vận tải 
và thông tin bưu điện – những cơ sở vật chất kỹ thuật tối thiểu trong chặng đường 
đầu tiên của thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Như vậy, ngay từ đầu chúng ta 
kết hợp chặt chẽ nông nghiệp với công nghiệp, bao gồm công nghiệp nhẹ và công 
nghiệp nặng, để tưng bước hình thành cơ cấu kinh tế hợp lí.
Kinh nghiệm thực tế nhiều năm qua cho thấy, trong bước đầu công nghiệp 
hoá xã hội chủ nghĩa, vai trò của năng lượng cực kỳ quan trọng, quyết định nhịp độ 
phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Trong những năm trước mắt, xuất phát từ điều 
kiện tài nguyên và khả năng các mặt, chúng ta tập trung sức phát triển than, điện và 
dầu khí, đồng thời tranh thủ sử dụng thêm các nguồn và dạng năng lượng khác như 
khí mêtan, trấu, sức gió, năng lượng mặt trời. 
Là một khâu quan trọng nhất của kết cấu hạ tầng, giao thông vận tải đáng lẽ 
phải đi trước một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân, 
nhưng nhiều năm qua, chúng ta chưa chú í đúng mức, nên việc vận chuyển hàng 
hoá có nhiều khó khăn, việc đi lại của nhân dân phiền hà, trắc trở. Chúng ta phải 
khắc phục sự lạc hậu trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải ưu tiên 
phát triển vận tải đường thuỷ, tăng tỷ trọng vận tải đường sắt. Về giao thông, trước 
mắt, chủ yếu là đầu tư khôi phục và bảo dưỡng đường sá, cầu cống, động viên khả 
năng của Nhà nước và nhân dân mở mang giao thông nông thôn, đặc biệt là miền 
núi và đồng bằng sông Cửu Long. Củng cố bảo đảm thông xe an toàn, xây dựng 
thêm một số cầu mới. Củng cố đường sắt Hà Nội – Lào Cai, đường sắt bắc – nam, 
mở rộng một số cảng, chú trọng hơn nữa nạo vét lòng sông và cửa biển. 
Trong những năm qua, chúng ta đã dành nhiều vốn đầu tư để xây dựng các 
công trình quan trọng về điện lực. Trong 5 năm tới, vẫn phải tiếp tục đầu tư mạnh 
để tạo ra một bước chuyển biến đáng kể trong cân đối năng lượng. Đẩy mạnh thăm 


dò và khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía nam, để đến năm 1990 đạt sản lượng 
dầu thô đáng kể; có phương án sử dụng tốt lượng khí khai thác được cùng với dầu. 
Khởi công xây dựng nhà máy lọc dầu với công suất đợt I là 3 triệu tấn/năm. Nhanh 
chóng khắc phục tình trạng phân tán của ngành cơ khí bằng cách sắp xếp, tổ chức 
lại sản xuất trong cả nước trên cơ sở quy hoạch, phân công, hợp tác. Phát triển công 
nghiệp nguyên liệu và vật liệu là một yêu cầu quan trọng để bảo đảm nhu cầu của 
nền kinh tế quốc dân.
Về phân bón hoá học, huy động hết công suất và cải tạo một phần nhà máy 
supe lân Lâm Thao, phát triển sản xuất phân lân nung chảy, phốt-pho-rit. Hoàn 
thành khôi phục mỏ a-pa-tít Lào Cai và tiếp tục xây dựng nhà máy làm giàu quặng. 
Tăng cường điều tra, thăm dò địa chất và khoáng sản, làm cho công tác này đáp ứng 
được yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế quốc dân. 
Nâng cao chất lượng thông tin bưu điện, xây dựng tuyến vi-ba băng rộng Hà 
Nội – thành phố Hồ Chí Minh, củng cố và mở rộng thông tin với nước ngoài, mạng 
thông tin nội hạt của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. 
II- Ba chương trình lớn : lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. 
Báo cáo chính trị đề ra ba chương trình kinh tế lớn : lương thực – thực phẩm, 
hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Ba chương trình này liên quan chặt chẽ với nhau, là 
cơ sở và tiền đề cho nhau. Lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng là những điều 
kiện vật chất quan trọng nhất để ổn định tình hình kinh tế – xã hội và đời sống nhân 
dân; xuất khẩu là một yếu tố có í nghĩa quyết định để thực hiện hai chương trình đó 
và các hoạt động kinh tế khác.
1. Lương thực – thực phẩm 
Trong bước đi hiện nay, nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta chứa đựng những 
tiềm năng to lớn và có vị trí cực kỳ quan trọng. Chính vì vậy, giải phóng năng lực 
sản xuất, trước hết và chủ yếu là giải phóng năng lực sản xuất của hàng chục triệu 
lao động với hàng triệu hécta đất đai trong nền nông nghiệp nhiệt đới này. 


Trong 5 năm 1986 – 1990, chúng ta tập trung cho mục tiêu số một là sản 
xuất lương thực và thực phẩm, đồng thời ra sức mở mang cây công nghiệp, nhất là 
cây công nghiệp ngắn ngày, đi liền với xây dựng đồng bộ công nghiệp chế biến, 
phát triển mạnh các ngành nghề, gắn lao động với đất đai, rừng, biển, nhằm khai 
thác đến mức cao nhất những tiềm năng đó. Vấn đề lương thực phải được giải quyết 
một cách toàn diện, chế biến đến phân phối và tiêu dùng. Gắn với việc giải quyết 
lương thực, nhất thiết phải giảm mạnh tỷ lệ tăng dân số. 
Những năm qua, nông nghiệp nước ta đã có chuyển biến, đạt được một số 
thành tựu quan trọng, đặc biệt là sản xuất lương thực và tạo ra một số vùng chuyên 
canh cây công nghiệp. Tuy nhiên sản lượng lương thực tăng không đều và chưa 
vững chắc; diện tích cây công nghiệp tăng chậm, nhất là cây công nghiệp ngắn 
ngày; chưa gắn việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp với công nghiệp chế biến; lao 
động, đất đai, rừng, biển chưa được sử dụng tốt... 
Hướng chủ yếu đối với lúa là thâm canh, tăng vụ và mở thêm diện tích ở 
những nơi có điều kiện. Tình hình năng suất không đồng đều giữa các vùng và ngay 
trong một địa phương nói lên khả năng thâm canh còn rất lớn. Vòng quay ruộng đất 
hiện nay còn quá thấp chứng minh tầm quan trọng, tính bức xúc và hiệu quả của 
tăng vụ. Cần xác định rằng đồng bằng sông Cửu Long là trọng điểm lúa hàng hoá 
lớn nhất của cả nước; đồng bằng sông Hồng là trọng điểm sản xuất lúa của miền 
Bắc, có í nghĩa quyết định đáp ứng nhu cầu của khu vực; các vùng khác cũng có 
những trọng điểm lúa của mình. Nhấn mạnh cây lúa, nhưng tuyệt nhiên chúng ta 
không coi nhẹ màu. Những năm gần đây, diện tích và sản lượng màu giảm sút là 
một khuyết điểm cần được khắc phục. Mỗi vùng, căn cứ vào điều kiện cụ thể của 
mình, cần xây dựng một cơ cấu cây màu thích hợp, bao gồm : ngô, khoai lang, sắn, 
khoai tây và các cây có bột khác, trong đó chú trọng cây ngô. Đi đôi với phát triển 
sản xuất, phải tổ chức tốt việc thu mua và chế biến, dùng màu phổ biến trong cơ cấu 
bữa ăn. 
Phấn đấu năm 1990 sản xuất 22 – 23 triệu tấn lương thực (quy thóc), bình 
quân mỗi năm trong 5 năm đạt 20 – 20,5 triệu tấn, tăng 3 – 3,5 triệu tấn so với mức 
bình quân hằng năm trong 5 năm trước. 


Những năm qua, sâu bệnh đã gây cho sản xuất nông nghiệp không ít tổn thất. 
Làm tốt công tác dự báo phát hiện sâu bệnh, có biện pháp chủ động phòng trừ tổng 
hợp, kết hợp biện pháp sinh học với hoá học, là nhiệm vụ thường xuyên của các cơ 
quan quản lí nông nghiệp và bà con nông dân. 
Để thực hiện mục tiêu lương thực nói trên, cần áp dụng hàng loạt biện pháp 
đồng bộ. Trước hết phải nói tới ruộng đất. Những năm qua, chúng ta đã để giảm sút 
hàng chục vạn hécta đất lúa tốt. Phải quy hoạch hoàn chỉnh sử dụng đất đai, làm tốt 
công tác quản lí ruộng đất, nhất là ở cơ sở và đối với đất lúa. Có thể nói thuỷ lợi là 
biện pháp hàng đầu, cần được phát động thành phong trào quần chúng rộng khắp, 
kết hợp với sự đầu tư đúng mức của nhà nước. Trong 5 năm này, hoàn thành đồng 
bộ các công trình thuỷ lợi, tập trung vào những công trình phát huy ngay hiệu quả, 
nhất là mở mang thuỷ lợi nhỏ để khai thác tối đa công suất của công trình lớn và 
vừa đã được xây dựng. Trong các biện pháp đồng bộ, những năm tới, phân bón nổi 
lên như là một yếu tố quyết định năng suất và thâm canh, một yêu cầu gay gắt mà 
chúng ta phải tập trung sức giải quyết. Có chính sách khuyến khích đẩy mạnh 
phong trào làm phân chuồng, phân xanh và các loại phân hữu cơ khác, bảo đảm một 
phần đáng kể nhu cầu phân bón. 
Thực tiễn ở nhiều vùng cho thấy cơ cấu giống và giống mới đi liền với cơ 
cấu mùa vụ hợp lí góp phần quan trọng vào năng suất cây trồng và tính ổn định của 
mùa màng. Vấn đề đặt ra là tổ chức cho được hệ thống giống từ trung ương đến cơ 
sở.
Tuy nhiên, chương trình lương thực – thực phẩm không thể tách rời phát 
triển nông nghiệp toàn diện. Ngoài những cây phục vụ nhu cầu thực phẩm nói trên, 
chúng ta khuyến khích phát triển mạnh trồng cây công nghiệp, trồng rừng để khai 
thác những tiềm năng to lớn của nền nông nghiệp nhiệt đới theo thế mạnh từng 
vùng. Những năm tới, bằng việc đổi mới mạnh mẽ các chính sách thu mua, giá cả, 
cơ chế đầu tư và cung ứng vật tư, lương thực... chúng ta ưu tiên phát triển cây công 
nghiệp ngắn ngày, tập trung vào các cây lạc, đỗ tương, mía, thuốc lá, đay, cói... Chú 
trọng đầu tư cho các vùng chuyên canh, kể cả hình thức tín dụng cho hợp tác xã và 
kinh tế gia đình. Chúng ta còn nhiều đất trồng cây công nghiệp dài ngày như : cà 
phê, chè, cao su, dừa, hồ tiêu... 


Nhằm tăng chất lượng bữa ăn hằng ngày và cải tiến dần cớ cấu bữa ăn, việc 
sản xuất thực phẩm cũng phải được coi trọng như sản xuất lương thực. Chúng ta có 
nhiều khả năng phát triển toàn diện các nguồn thực phẩm động vật, thực vật phong 
phú, đa dạng trên khắp các miền đất nước. Trước hết phải đẩy mạnh chăn nuôi, tăng 
đáng kể đàn gia súc, gia cầm, chú í các loại không dùng hoặc ít dùng lương thực. 
Hết sức khuyến khích chăn nuôi gia đình; khôi phục và phát triển chăn nuôi quốc 
doanh và tập thể ở những nơi có điều kiện. Chính sách tạo giống cho chăn nuôi 
cũng phải được coi trọng và khuyến khích đúng mức. Rau, đậu các loại, cây có dầu, 
cây ăn quả là nguồn thực phẩm mà ở đâu cũng có điều kiện phát triển. Thuỷ hải sản 
là một nguồn thực phẩm không những quan trọng cho nhu cầu tiêu dùng mà còn là 
một nguồn hàng xuất khẩu có giá trị lớn. Đây là một tiềm năng lớn và cũng là một 
khả năng thực tế. 
Trong 5 năm này, phải có kế hoạch xây dựng, cải tạo một phần rừng tự nhiên 
thành rừng kinh tế; bảo đảm vật tư kỹ thuật cho yêu cầu khai thác gỗ. Trong việc 
khai thác, cần đề cao kỷ luật, giữ đúng quy trình kỹ thuật, có tính tới cân bằng sinh 
thái, bảo vệ môi trường. 
2. Hàng tiêu dùng 
Phát triển sản xuất hàng tiêu dùng là một chương trình lớn, không chỉ có í 
nghĩa trước mắt mà còn lâu dài và cơ bản. Đó là điều kiện để bảo đảm các nhu cầu 
đời sống hằng ngày của nhân dân, giải quyết việc làm cho hàng triêu người lao 
động. 
ưu tiên các điều kiện vật chất để tận dụng công suất của các xí nghiệp hiện 
có, nhất là các xí nghiệp lớn có năng suất, hiệu quả. Đối với các cơ sở sản xuất đã 
được xây dựng nhiều năm, máy móc thiết bị đã quá cũ kỹ, hư hỏng, cần từng bước 
đổi mới kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chủng loại và chất lượng sản phẩm.
Để phát triển hàng tiêu dùng, điều có í nghĩa quyết định là nguyên liệu và 
chính sách nguyên liệu. Phương hướng chủ yếu là tận lực khai thác các nguồn 
nguyên liệu trong nước, đồng thời ưu tiên dành ngoại tệ để nhập khẩu những 
nguyên liệu cần phải nhập. Đồng thời cần thấy rằng hiện nay lực lượng tiểu, thủ 


công nghiệp đang sản xuất khoảng một nửa khối lượng hàng tiêu dùng và còn nhiều 
khả năng thu hút hàng triệu lao động. Cần xoá bỏ ngay những chính sách, chế độ 
đang gò bó lực lượng này, bao gồm hợp tác xã, tổ sản xuất, kinh tế gia đình, cá thể, 
tư nhân.
Năm năm qua, sản xuất và tiêu dùng có mức phát triển, tuy nhiên còn chậm, 
nhiều mặt hàng thông thường vẫn khan hiếm, chất lượng hàng tiêu dùng giảm sút đã 
gây lãng phí lớn về vật tư và gây ra sự bất bình chính đáng trong nhân dân. Trong 
khi đó, nhiều tiềm năng chưa được khai thác, nhất là lực lượng tiểu, thủ công 
nghiệp và các nguồn nguyên liệu trong nước. 
Cùng với phát triển sản xuất, phải thực hiện một chính sách tiêu dùng hợp lí, 
tiết kiệm. Một mặt, chúng ta ra sức phát triển hàng tiêu dùng với chất lượng và mỹ 
thuật ngày càng được nâng cao, phù hợp với yêu cầu và xu thế phát triển của tiêu 
dùng xã hội. Mặt khác, nhân dân ta, nhất là cán bộ, đảng viên cần tự giác dùng hàng 
trong nước, thực hiện đúng chính sách của Đảng và Nhà nước là khuyến khích và 
bảo vệ sản xuất, xác định tiêu dùng phù hợp với khả năng thực tế của nền kinh tế 
hiện nay. 
Các loại hàng kim khí tiêu dùng như xe đạp, quạt máy, máy khâu, đồng hồ, 
lắp ráp máy thu thanh, máy thu hình... cần được sắp xếp, mở rộng sản xuất và nâng 
cao chất lượng sản phẩm. Xà phòng, bột giặt là những hàng tiêu dùng không thể 
thiếu, cần được bảo đảm đủ nguyên liệu cho sản xuất và quản lí chặt chẽ chất lượng. 
Với phương hướng nêu trên, trong 5 năm tới, đưa nhịp độ tăng bình quân 
hằng năm của sản xuất hàng tiêu dùng lên 13 – 15%. Chúng ta đặc biệt coi trọng 
đẩy mạnh sản xuất vải, bảo đảm ở mức cần thiết các mặt hàng dệt khác; tăng nhanh 
sản lượng giấy, bảo đảm đủ giấy viết và giấy in sách giáo khoa. Tăng sản xuất các 
loại thuốc chữa bệnh thông thường; thường xuyên kiểm tra, quản lí thị trường, 
nghiêm trị việc sản xuất thuốc giả. Cùng với việc bảo đảm đủ nguyên liệu cho các 
nhà máy đường quốc doanh, các hợp tác xã, các huyện có điều kiện đều trồng mía 
và phát triển các cơ sở chế biến nhỏ, để tự giải quyết đủ nhu cầu tại chỗ về đường, 
mật các loại. Trong việc sản xuất thực phẩm, phải quản lí chặt chẽ chất lượng và 
tiêu chuẩn vệ sinh. 


3. Xuất khẩu 
Trước hết, cần xây dựng một quy hoạch dài hạn và một kế hoạch cụ thể cho 
từng thời kỳ về sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Trên cơ sở đó, có đầu tư đủ mức, 
bảo đảm quỹ vật tư cần thiết cho sản xuất, chú trọng các vùng sản xuất tập trung, 
các mặt hàng chủ lực. Khuyến khích thoả đáng đối với người trực tiếp sản xuất 
hàng xuất khẩu, như cung ứng đủ lương thực và hàng tiêu dùng cần thiết, có giá 
mua hợp lí. 
Là mũi nhọn có í nghĩa quyết định đối với nhiều mục tiêu kinh tế trong 5 
năm này, đồng thời cũng là khâu chủ yếu của toàn bộ các quan hệ kinh tế đối ngoại, 
xuất khẩu phải trở thành mối quan tâm hàng đầu của tất cả các ngành, các cấp; trong 
thời gian tới, nhất thiết phải đạt được sự chuyển biến xứng đáng với tầm quan trọng 
và khả năng thực tế của nó. Nhiệm vụ đặt ra là tăng nhanh khối lượng xuất khẩu, 
đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu, khắc phục cung cách làm ăn ít hiệu quả, tình 
trạng phân tán lộn xộn, gây thiệt hại cả ở thị trường trong nước lẫn nước ngoài. 
Mức xuất khẩu phải tăng khoảng 70% so với 5 năm trước, dựa vào các mặt hàng 
chính là nông sản và nông sản chế biến, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu, thủ công 
nghiệp, thuỷ sản.
Trong 5 năm này, việc nhập khẩu phải theo hướng tạo điều kiện thực hiện 
đầy đủ ba chương trình kinh tế lớn, khai thác tốt hơn tiềm năng lao động, đất đai và 
công suất thiết bị hiện có. Trước yêu cầu rất lớn về nhập khẩu, phải đẩy mạnh xuất 
khẩu sang cả hai khu vực xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Trong việc sử dụng 
ngoại tệ do xuất khẩu mang lại, ưu tiên dành phần cần thiết để đầu tư trở lại cho sản 
xuất. 
Để khắc phục tình trạng tranh mua, tranh bán, thiết lập trật tự, kỷ cương trong lĩnh 
vực ngoại thương, cần tổ chức lại công tác xuất nhập khẩu một cách hợp lí. Chúng 
ta hoan nghênh những tổ chức kinh tế của nước ngoài quan hệ trực tiếp với các tổ 
chức kinh tế Việt Nam để mở rộng quy mô hợp tác, thoả mãn lợi ích của cả hai bên, 
theo chính sách và luật pháp của Nhà nước ta. 


Các quan hệ kinh tế đối ngoại phải thúc đẩy sự gắn bó ngày càng chặt chẽ 
giữa nước ta với cộng đồng xã hội chủ nghĩa, trước hết là với Liên Xô. Chúng ta 
đặc biệt chú trọng phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, văn hoá giữa nước ta và hai 
nước láng giềng anh em Lào, Cam-pu-chia, nhằm khai thác khả năng của mỗi nước 
bổ sung cho nhau, làm cho mỗi nước và 3 nước ngày càng phát triển mạnh mẽ và 
vững mạnh. Trong 5 năm này, thực hiện việc phối hợp kế hoạch giữa ba nước, tập 
trung vào các lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng, 
hàng xuất khẩu, phát triển giao thông vận tải; đồng thời tiếp tục giúp bạn về công 
tác điều tra cơ bản, đào tạo cán bộ, trao đổi chuyên gia... 
Đặt nền tảng của chiến lược kinh tế đối ngoại vào sự gắn bó với cộng đồng 
xã hội chủ nghĩa, trước hết với Liên Xô, đồng thời chúng ta phấn đấu để có những 
quan hệ ngày càng năng động hơn về kinh tế và khoa học kỹ thuật với các khu vực 
khác trên thế giới. Ngoài hoạt động xuất, nhập khẩu, với những chính sách và thể 
chế mới, chúng ta sẽ mở thêm quan hệ hợp tác với nhiều nước đang phát triển, với 
một số nước hoặc tổ chức tư nhân trong thế giới tư bản chủ nghĩa. 
Để thực hiện thắng lợi các chủ trương của Đảng về quan hệ kinh tế đối 
ngoại, chúng ta í thức sâu sắc rằng làm ăn tốt, khai thác mọi khả năng ở trong nước 
là tiền đề, điều kiện quyết định để mở mang quan hệ kinh tế với nước ngoài. 
Làm tốt những việc nêu trên là một bước chuẩn bị để trong những kế hoạch 
sau, mở rộng và nâng cao hơn nữa hiệu quả của sự hợp tác quốc tế, làm cho nước ta 
tham gia sâu hơn vào quá trình phân công và liên kết kinh tế xã hội chủ nghĩa, theo 
hướng khai thác tốt hơn những tiềm năng của nước ta với sự hỗ trợ mạnh mẽ về vốn 
và kỹ thuật của các nước anh em, bầu bạn, nhằm đẩy nhanh tiến trình công nghiệp 
hoá xã hội chủ nghĩa của nước ta và tăng thêm sức mạnh của cả cộng đồng xã hội 
chủ nghĩa. 
III/ Giá cả, thương nghiệp, tài chính, tiền tệ. 
Trước hết, phải giảm nhịp độ tăng giá, tiến tới ổn định giá cả. Mọi biện pháp 
giải quyết phải tập trung vào khâu then chốt là giảm tốc độ lạm pháp, thu hẹp mất 
cân đối giữa khối lượng hàng hoá và tiền tệ lưu thông. Một mặt, giải phóng mọi 


năng lực sản xuất, tập trung sức đẩy mạnh sản xuất một số mặt hàng thiết yếu đang 
khan hiếm và một số mặt hàng có nguồn thu lớn cho ngân sách, đồng thời mở rộng 
giao lưu hàng hoá, bãi bỏ việc ngăn sông cấm chợ, chia cắt thị trường, để tăng 
nhanh khối lượng hàng hoá lưu thông. Mặt khác, Nhà nước phải quản lí chặt chẽ vật 
tư, hàng hoá do kinh tế quốc doanh sản xuất và nhập khẩu, có chính sách giá và 
phương thức mua bán hợp lí để năm được hàng, được tiền, điều chỉnh khối lượng 
tiền trong lưu thông, tăng thu, giảm chi. 
Tình hình giá cả, tài chính, tiền tệ tiếp tục biến động phức tạp là do hàng loạt 
nguyên nhân mà Báo cáo chính trị đã phân tích. Tình hình này đang được khẩn 
trương xử lí theo các quyết định của Đảng và Nhà nước. Cần thi hành các biện pháp 
đồng bộ về bố trí sản xuất, nắm hàng, cải tạo và quản lí thị trường, về giá cả, tiền 
lương, tài chính, tiền tệ. 
Thương nghiệp xã hội chủ nghĩa phải được tăng cường về số lượng và chất 
lượng, đổi mới phương thức kinh doanh, vươn lên làm chủ thị trường và giá cả. Đối 
với giá bán lẻ hàng tiêu dùng, cần tích cực tạo điều kiện bán theo giá kinh doanh 
thương nghiệp. Giá kinh doanh thương nghiệp được xây dựng theo nguyên tắc bảo 
đảm cho xí nghiệp được xây dựng theo nguyên tắc bảo đảm cho xí nghiệp có lãi. 
Tiền lương của công nhân, viên chức phải được điều chỉnh tương ứng với hệ thống 
giá và mức giá đã hình thành trong thực tế. Nhà nước cần bảo đảm có đủ quỹ hàng 
hoá bán bình thường cho người hưởng lương.
Thực hiện thường xuyên chế độ thanh tra tài chính, xử lí nghiêm theo pháp 
luật để nhanh chóng thiết lập trật tự, kỷ cương về tài chính, phát động quần chúng 
kiểm soát, giám sát để chống tệ tham nhũng, lãng phí. 
Cần nhấn mạnh rằng : một nguyên nhân quan trọng của tình hình giá cả leo 
thang từng tháng là lạm phát đã đến mức trầm trọng mà chúng ta phải có biện pháp 
tích cực và đồng bộ để khắc phục. Trước hết là phải tăng cường quản lí tiền mặt. 
Thực hiện kiểm tra, kiểm soát thường xuyên và xử lí nghiêm khắc để loại trừ tệ giữ 
tiền mặt vượt mức quy định trong cơ quan va xí nghiệp. Về phần mình, Ngân hàng 
phải cải tiến các hoạt động nghiệp vụ, đáp ứng kịp thời các yêu cầu hợp lí của các 
cơ sở, khắc phục mọi hiện tượng cửa quyền, gây phiền hà, tiêu cực. 


Nghiên cứu và ban hành chính sách tài chính quốc gia thống nhất phù hợp 
với đặc điểm nước ta, giải quyết đúng đắn việc phân phối và phân phối lại thu nhập 
quốc dân. Để bảo đảm được nguồn thu tài chính, Nhà nước tăng cường quản lí 
thống nhất vật tư, kể cả nguồn nhập khẩu và sản xuất trong nước. Cải tổ hệ thống 
cung ứng vật tư, có biện pháp kiên quyết chống thất thoát vật tư và hàng hoá. Các 
đơn vị quốc doanh không được tuỳ tiện mua bán các loại vật tư do Nhà nước thống 
nhất quản lí. Cấm tư nhân buôn bán vật tư Nhà nước. 
Chuyển biến được tình hình giá cả, tài chính, tiền tệ là một vấn đề phức tạp 
và khó khăn. Nhưng đây là một đòi hỏi vô cùng bức xúc của tình hình. Các cấp, các 
ngành đều phải ra sức khôi phục kỷ cương, nêu cao í thức tổ chức kỷ luật, chấp 
hành đúng những quy định của Đảng và Nhà nước. 
Quản lí chặt chẽ vốn tín dụng, ngân hàng chỉ cho vay thêm vốn lưu động sau 
khi đã kiểm tra mục đích kinh doanh và thật sự thiếu vốn. Việc cho vay đầu tư xây 
dựng cơ bản chỉ thực hiện trên cơ sở nguồn vốn đã huy động được, có vật tư bảo 
đảm và có hiệu quả rõ rệt. Mở rộng hoạt động của hợp tác xã tín dụng, để huy động 
nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân phục vụ phát triển sản xuất và lưu thông. Đẩy 
mạnh huy động tiền tiết kiệm trên cơ sở bảo hiểm giá trị tiền gửi bằng hiện vật và 
có lãi suất thích hợp. Ngân hàng mở rộng thanh toán bằng chuyển khoản với 
phương thức thuận lợi để phục vụ tốt cho sản xuất và lưu thông. Trên cơ sở đó, lập 
lại vị trí của Ngân hàng là trung tâm thanh toán. 
IV/ khoa học kỹ thuật. 
Trong những năm qua, hoạt động khoa học và kỹ thuật đã có những thành 
tựu mới đáng kể, nhất là trong nông nghiệp, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu bức 
thiết của nền kinh tế, hiệu quả hoạt động khoa học và kỹ thuật chưa cao. Đội ngũ 
cán bộ khoa học kỹ thuật đã có bước trưởng thành, nhưng tổ chức còn phân tán, 
chưa thật sự gắn hoạt động khoa học, kỹ thuật với thực tiễn sản xuất. 


Phát huy vai trò của các ngành khoa học xã hội tham gia đắc lực vào công 
tác lí luận của Đảng, góp phần xây dựng Cương lĩnh về cách mạng xã hội chủ nghĩa 
ở nước ta trong thời kỳ quá độ, làm sáng tỏ các vấn đề lí luận về vận dụng các quy 
luật kinh tế vào điều kiện cụ thể của nước ta. 
Sắp xếp lại và kiện toàn các cơ quan nghiên cứu, sáp nhập những viện 
nghiên cứu có chức năng trùng lặp hoặc hoạt động kém hiệu quả, kiện toàn một 
cách đồng bộ một số viện đầu ngành quan trọng. Hình thành một số trung tâm khoa 
học – kỹ thuật tổng hợp ở một số vùng kinh tế quan trọng như đồng bằng sông Cửu 
Long, Tây Nguyên... 
Thực hiện các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện và giải quyết quyền lợi 
thích đáng để phát huy trí tuệ và tài năng của đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật hiện 
có, được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau, đều là những tri thức xã hội chủ nghĩa. 
Đổi mới cơ chế quản lí kinh tế và quản lí khoa học kỹ thuật là vấn đề có í 
nghĩa quyết định trong việc đưa nhanh tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất và 
đời sống. Trong khi tiếp tục hoàn thiện phương thức hoạt động theo chương trình, 
cần mở rộng phương thức hợp đồng với những hình thức và phương pháp đa dạng, 
linh hoạt, nhằm kết hợp các tổ chức kinh tế và các cơ quan khoa học, phát huy 
quyền chủ động của các tổ chức đó dưới sự hướng dẫn của một kế hoạch thống 
nhất. Cơ chế và chính sách quản lí của chúng ta phải làm cho các tổ chức kinh tế, 
đặc biệt là cơ sở sản xuất đòi hỏi ứng dụng những thành tựu kho a học và tiến bộ kỹ 
thuật, đồng thời các tổ chức đó phải đáp ứng những yêu cầu cần thiết của hoạt động 
khoa học và kỹ thuật. 
Khoa học, kỹ thuật là một động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Trong 
những năm tới, phải vận dụng khoa học xã hội. Trong những năm tới, phải vận 
dụng khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật trong việc nghiên cứu 
chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, trong việc xác định các chủ trương, chính sách 
trong tổ chức quản lí kinh tế và xã hội. Đặc biệt cần tập trung lực lượng khoa học 
kỹ thuật của cả nước nghiên cứu và nhanh chóng áp dụng các thành tựu khoa học, 
kỹ thuật phục vụ ba chương trình lớn lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng 
xuất khẩu. Tham gia nghiêm cứu các chương trình tổng hợp tiến bộ khoa học – kỹ 
thuật của các nước thành viên Hội đồng tương trợ kinh tế, nhằm tận dụng những 


thành tựu mới về khoa học, kỹ thuật, để giải quyết tốt hơn những nhiệm vụ cấp bách 
trước mắt. Tiếp tục mở rộng và có biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả của công 
tác hợp tác khoa học, kỹ thuật với nước ngoài. 
Các cấp uỷ đảng và chính quyền, từ trung ương đến cơ sở phải coi trọng lãnh 
đạo công tác khoa học và kỹ thuật, đề xuất yêu cầu, có đầu tư và bảo đảm các điều 
kiện cần thiết cho hoạt động khoa học, kỹ thuật. Chú trọng đẩy mạnh phong trào 
quần chúng, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lí hoá sản xuất. 
V/ các vấn đề xã hội và đời sống nhân dân. 
 
Trước mắt, chúng ta quan tâm không chỉ các vấn đề sản xuất và kinh tế mà 
mỗi người chúng ta còn day dứt hằng ngày bởi nhiều vấn đề xã hội gay gắt. Vì thế, 
hơn bao giờ hết, chúng ta phải luôn kết hợp chặt chẽ kinh tế với xã hội, xã hội với 
kinh tế. Mục tiêu ổn định tình hình, giải phóng năng lực sản xuất không chỉ là phát 
triển sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật mới mà còn là giải quyết các vấn 
đề xã hội, từ công việc làm đến đời sống vật chất và văn hoá, bồi dưỡng sức dân, 
xây dựng các quan hệ xã hội tốt đẹp, lối sống lành mạnh, thực hiện công bằng xã 
hội. 
Tình hình kinh tế – xã hội của đất nước đòi hỏi giảm tỷ lệ phát triển dân số từ 
2,2% hiện nay xuống còn 1,7% vào năm 1990. Phải thực hiện đồng bộ các biện 
pháp như : đầu tư xây dựng các cơ sở dịch vụ y tế xã, các trung tâm hướng dẫn sinh 
đẻ ở huyện, đồng thời sửa đổi và ban hành các chính sách có liên quan. Phải gây 
thành í thức xã hội rộng khắp về thực hiện kế hoạch hoá gia đình. 
Trong những năm tới, tạo thêm việc làm, sử dụng tốt lực lượng lao động xã 
hội, kế hoạch hoá phát triển dân số là những yêu cầu kinh tế – xã hội cực kỳ quan 
trọng. Nhiệm vụ đặt ra là giảm cho được tỷ lệ tăng dân số, giải quyết công việc làm 
với mức cố gắng lớn nhất, thực hiện phân bố lại lao động, gắn lao động với khai 
thác đất đai, phát triển ngành, nghề, vận động định canh, định cư. 


Trên cơ sở sắp xếp và tổ chức lại sản xuất và công tác, bố trí cho những 
người đang làm việc có đủ việc làm, có điều kiện làm việc với năng suất cao. Chế 
độ tiền lương, các thang lương phải được sửa đổi và bổ sung. ở các thành phố của 
nước ta, đang còn hàng chục vạn người lao động chưa có việc làm, trong số đó, 
nhiều người có trình độ văn hoá, có hiểu biết kỹ thuật. Chúng ta phải phát huy thế 
mạnh của họ, hướng vào khu vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch 
vụ và gia công hàng xuất khẩu, phát triển kinh tế gia đình. Số lao động tăng thêm ở 
nông thôn trước hết được sử dụng vào việc đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, khai 
hoang, trồng rừng, nuôi cá và phát triển ngành, nghề. Nhà nước khuyến khích phát 
triển kinh tế gia đình, kinh tế vườn theo quy hoạch, thực hiện các chính sách khuyến 
khích như cho vay vốn, cung cấp giống và tạo các điều kiện thuận lợi về thị trường. 
Từ mức bình quân đầu người quá thấp hiện nay, phấn đấu để tăng dần vải 
mặc, phù hợp với tính chất lao động của từng ngành, nghề và điều kiện khí hậu từng 
vùng, chú í các vùng dân tộc. Thuốc chữa bệnh đang là một vấn đề xã hội gay gắt. 
Năm năm tới, phải tăng quỹ thuốc thông thường, thuốc kháng sinh, thuốc chống 
dịch, thanh toán hầu hết các bệnh sốt rét, bạch hầu, bại liệt, ho gà, sởi... Cải thiện 
điều kiện vệ sinh ở các thành phố như giải quyết vấn đề cống rãnh, bãi rác, cấp 
nước sinh hoạt... ở nông thôn chú í xây dựng hố xí, giếng nước, nhà tắm hợp vệ 
sinh,... Đẩy mạnh phong trào luyện tập thể dục, thể thao trong mọi lứa tuổi, nhất là 
thanh niên, học sinh. 
Nhà ở cũng đang là một vấn đề cấp bách ở một số vùng. Ngoài số vốn tập 
trung của Nhà nước, cần huy động vốn tự có của các cơ sở sản xuất và của nhân dân 
nhằm giảm bớt khó khăn về nhà ở, nhất là tại thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí 
Minh... Trong 5 năm 1986 – 1990, chú trọng xây thêm nhà ở cho Hà Nội, các khu 
công nghiệp, nông trường, lâm trường, thanh toán một phần quan trọng tình trạng 
nhà ổ chuột. Dầu thắp sáng là một nhu cầu không thể để thiếu kéo dài như hiện nay 
ở các vùng nông thôn, nhất là miền núi, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. 
Tình hình phân bố lao động và dân cư không đồng đều giữa các vùng đang 
đặt ra cho chúng ta một nhiệm vụ to lớn là phân bố lại lao động và dân cư trên quy 
mô từng vùng và cả nước. Như báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương 
Đảng đã xác định, ổn định và cải thiện đời sống là mục tiêu hàng đầu của những 


năm tới. Nhiệm vụ hết sức quan trọng của tất cả các ngành, các cấp là bảo đảm 
được mức cần thiết và ổn định của nhân dân về lương thực và thực phẩm chủ yếu 
như cá, thịt, rau, nước chấm, dầu thực vật... Cơ cấu bữa ăn phải được cải tiến phù 
hợp với điều kiện từng vùng, tăng thêm chất đạm, chất béo. 
Để cải thiện điều kiện đi lại, cần tăng thêm phương tiện vận chuyển công 
cộng ở các thành phố, chủ yếu là xe buít, xe lam. Đẩy mạnh sản xuất xe đạp và phụ 
tùng với chất lượng tốt hơn, dành nhiều xe đạp và phụ tùng với chất lượng tốt hơn, 
dành nhiều xe đạp bán cho nhân dân nông thôn. 
Phát triển các hoạt động văn hoá, thông tin đang là một nhu cầu lớn trong đời 
sống nhân dân. Phải tăng nhiều lượng xuất bản sách và một số loại báo hằng ngày 
quan trọng, bảo đảm đủ sách giáo khoa cho học sinh. 
Sự nghiệp văn hoá, giáo dục phải được tiếp tục phát triển và nâng cao chất 
lượng. Hiện nay, còn một số trẻ em ở lứa tuổi đi học phổ thông cơ sở chưa đến 
trường; vì vậy bảo đảm cho trẻ em đến tuổi được đi học là trách nhiệm chung của 
ngành giáo dục, của các cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương tạo điều kiện về 
trường sở, giáo viên, phương tiện giảng dạy và học tập. Phát triển giáo dục mầm 
non, chú trọng chất lượng nuôi, dạy trẻ em. Phấn đấu hoàn thành về cơ bản phổ cập 
giáo dục cấp 1, hạ tỷ lệ lưu ban, bỏ học. Tiếp tục thực hiện cải cách giáo dục với nội 
dung thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế về dạy và học. Hệ thống các trường 
dạy nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học phải sớm được sắp xếp lại cho hợp lí, để tạo 
điều kiện củng cố và nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học. 
VI/ Điều chỉnh phương hướng và cơ cấu đầu tư 
Tuy nhiên, đối với chúng ta hiện nay, vấn đề không chỉ là tạo ra nguồn vốn 
mà điều đặc biệt quan trọng là sử dụng và quản lí tốt nguồn vốn để có hiệu quả lớn 
nhất. Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản trong những năm qua đã cho ta nhiều bài 
học sâu sắc. Trước mắt, để thực hiện chủ trương điều chỉnh kinh tế, bố trí vốn tập 
trung cho ba chương trình kinh tế lớn, nhất thiết không thể dàn đều. 


Trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế ở nước ta, yêu cầu về vốn 
đầu tư luôn luôn được đặt ra một cách gay gắt. Những năm tới, một mặt, phải tranh 
thủ các nguồn vốn bên ngoài với mức cao nhất; mặt khác, ở trong nước, bằng những 
chủ trương và chính sách mới, chúng ta phát huy hơn nữa mọi khả năng về nguồn 
vốn của tất cả các ngành, các địa phương và cơ sở, của các thành phần kinh tế. 
Nguồn vốn ấy phải được khai thác từ những thế mạnh hiện có của nền kinh tế là 
nông, lâm, ngư nghiệp và tiểu, thủ công nghiệp hiện chiếm khoảng 60% tổng sản 
phẩm xã hội. Trong tất cả các ngành, các lĩnh vực, lao động được giải phóng trở 
thành người chủ thật sự của quá trình sản xuất kinh doanh, sẽ vươn lên với sức sáng 
tạo mới. 
Trong nông nghiệp, phải tập trung cho sản xuất lương thực, thực phẩm là 
trọng tâm số một, bảo đảm nhu cầu đầu tư cho thuỷ lợi, cho bảo quản và chế biến 
lương thực, thực phẩm, đầu tư cho cây công nghiệp ngắn ngày.
Trong công nghiệp hàng tiêu dùng, chú trọng đầu tư chiều sâu và đồng bộ 
hoá để tăng mức sử dụng công suât, xây dựng thêm một số xí nghiệp chế biến 
đường, chè, dầu dừa... 
Trong công nghiệp nặng, ưu tiên đầu tư cho những công trình có khả năng 
huy động vào sản xuất trong kỳ kế hoạch như các công trình năng lượng, phân bón, 
cơ khí... 
Trong giao thông vận tải, coi trọng việc củng cố đường sắt bắc – nam, các 
đoạn đường sắt đi vào các khu công nghiệp, các cảng sông, biển. 
Trong lĩnh vực văn hoá, xã hội, trước hết đầu tư để duy trì những cơ sở hiện 
có, và xây dựng mới ở những nơi thật cần thiết. 
Trong những năm tới, một mặt, chúng ta phấn đấu có tĩch luỹ và tăng dần 
tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế để tăng thêm vốn đầu tư; mặt khác, hết sức tranh thủ 
và sử dụng có hiệu quả vốn bên ngoài, sớm chấm dứt việc dùng vốn bên ngoài và 
vốn khấu hao cơ bản vào tiêu dùng. 
VII/ Đổi mới cơ chế kế hoạch hoá 


Nội dung kế hoạch phải thể hiện đúng các quan điểm của Đảng về bố trí cơ 
cấu kinh tế, giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác các tiềm năng của 
đất nước và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ quốc tế, để phát triển mạnh mẽ lực 
lượng sản xuất đi đôi với xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, 
trước hết, quan trọng hơn cả là bảo đảm thực hiện ba chương trình kinh tế lớn. 
Để bảo đảm hực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, xã hội trong 5 năm này, 
cần đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, coi đây là một động lực mạnh mẽ làm chuyển 
biến tình hình kinh tế – xã hội, thúc đẩy và tạo điều kiện cho các nhân tố mới phát 
triển. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương đã xác định phương hướng 
và nội dung chủ yếu về đổi mới cơ chế quản lí kinh tế. Theo phương hướng đó, 
công tác kế hoạch hoá phải được đổi mới cả về nội dung và phương pháp. 
Một nhiệm vụ rất quan trọng là xây dựng tốt kế hoạch 5 năm 1986 – 1990, 
kế hoạch hằng năm và triển khai ngay việc nghiên cứu chiến lược kinh tế, xã hội, 
tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất và kế hoạch dài hạn. Nhằm 
khắc phục một bước rõ rệt bệnh tập trung quan liêu bao cấp trong kế hoạch hoá, cơ 
chế kế hoạch hoá phải được xây dựng theo phương thức hạch toán kinh doanh xã 
hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ. 
Kế hoạch địa phương (tỉnh – thành phố, quận – huyện) là kế hoạch toàn diện 
về kinh tế, xã hội trên địa bàn lãnh thổ, bao gồm phần kế hoạch của các cơ sở do địa 
phương trực tiếp quản lí và một bộ phận kế hoạch của các cơ sở trung ương trên địa 
bàn lãnh thổ. 
Kế hoạch cấp trung ương quyết định phương hướng chủ yếu, cơ cấu kinh tế, 
cơ cấu đầu tư, các mục tiêu then chốt, các công trình trọng điểm, các sản phẩm chủ 
yếu trực tiếp chi phối các cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân.
Đối với các loạt vật tư kĩ thuật, Uỷ ban kế hoạch nhà nước cùng các bộ lập 
cân đối trình Hội đồng bộ trưởng xét duyệt và giao nhiệm vụ cho cơ quan cung ứng, 
cho các bộ và các địa phương. Việc sử dụng vật tư phải đúng mục tiêu kế hoạch, 
không được dùng vật tư Nhà nước cung ứng để liên kết, bán lấy chênh lệch hoặc 
dùng vào mục đích khác. Các nguồn vốn đầu tư đều phải được phản ánh trong kế 
hoạch và được cân đối với nguồn vật tư và lực lượng xây dựng; vốn đầu tư của ngân 


sách trung ương sẽ tập trung cho các công trình trọng điểm và các mục tiêu lớn của 
nền kinh tế quốc dân. 
Về quan hệ giữa trung ương và địa phương, cần thực hiện một cơ chế quản lí 
thể hiện rõ sự gắn bó chặt chẽ giữa trách nhiệm và quyền hạn, nghĩa vụ và lợi ích. 
Kế hoạch của các đơn vị cơ sở phải toàn diện, bao gồm các mặt sản xuất, kĩ thuật, 
tài chính và xã hội trên cơ sở quyền chủ động sản xuất, kinh doanh, quyền tự chủ tài 
chính của cơ sở phù hợp với Nghị quyết 306 (dự thảo) của Bộ chính trị.
Chúng ta khẳng định rằng : các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất nông nghiệp, 
căn cứ vào điều kiện kinh tế, xã hội của mình cũng như theo phương hướng, quy 
hoạch và kế hoạch của cả nước, của tỉnh, và huyện. Đối với các hợp tác xã tiểu thủ 
công nghiệp, Nhà nước thông báo những yêu cầu về sản phẩm chủ yếu để cơ sở có 
căn cứ xây dựng kế hoạch, tìm khách hàng kí hợp đồng. Điều quan trọng là phải 
thực hiện các chính sách về cung ứng vật tư, nguyên liệu, năng lượng, lương thực... 
có tác dụng khuyến khích rõ rệt việc sản xuất hàng tiêu dùneg theo quy hoạch và 
phân công sản xuất. Đối với những sản phẩm chủ yếu của nền kinh tế do cơ sở quốc 
doanh sản xuất, Nhà nước giao nhiệm vụ sản xuất và phân phối cho các cơ sở sản 
xuất và tiêu thụ. Các cơ sở này dựa vào chỉ tiêu kế hoạch tiến hành kí hợp đồng 
thực hiện. 
Về xuất nhập khẩu, cần xác định danh mục và số lượng những mặt hàng 
thống nhất xuất khẩu, để bảo đảm các cam kế quốc tế, coi đó là chỉ tiêu pháp lệnh 
Nhà nước. Trung ương bảo đảm cân đối các điều kiện để các ngành, các địa phương 
và cơ sở thực hiện kế hoạch sản xuất và giao hàng xuất khẩu. Kế hoạch xuất khẩu 
cần được cân đối ở từng cấp với những nguồn vật chất cần thiết tuỳ theo khả năng 
và điều kiện ở từng cấp. 



tải về 0.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương