Lời cam đoan chúng tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu vấn đề bảo hộ nhãn hiệu


CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO HỘ NHÃN HIỆU GẠO VIỆT NAM XUẤT



tải về 1.24 Mb.
Chế độ xem pdf
trang14/21
Chuyển đổi dữ liệu05.10.2022
Kích1.24 Mb.
#53435
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   21
Nghiên cứu vấn đề bảo hộ nhãn hiệu gạo Việt Nam xuất khẩu tại Hoa Kỳ- Cái nhìn từ gạo ST25 (1)

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO HỘ NHÃN HIỆU GẠO VIỆT NAM XUẤT 
KHẨU 
Từ thực tế tại Việt Nam cho thấy, trước đây gạo Nàng thơm Chợ Đào cũng đã từng 
bị đăng ký trước bản quyền tại Mỹ cho đến thời điểm hiện tại là vấn đề nhãn hiệu gạo có 
chứa thành phần ST25 bị 5 doanh nghiệp đăng ký bản quyền tại Mỹ. Nếu chỉ nhìn sơ qua, 
thì nhiều người và nhiều doanh nghiệp vẫn còn bàng quan về vấn đề bảo hộ nhãn hiệu này. 
Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh Việt Nam đang hướng tới nền kinh tế hội nhập toàn cầu, việc 
xuất khẩu là điều giúp Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường. Mặt hàng gạo xuất khẩu 
cũng được coi là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, song vấn đề 
bảo hộ nhãn hiệu này nếu còn tiếp diễn xảy ra thì chính là rào cản ngăn bước phát triển 
giao thương xuất khẩu của Việt Nam tại Hoa Kỳ. Điều này đặt ra không chỉ doanh nghiệp 
mà còn có phía Nhà nước nên có những quyết sách, hướng đi cụ thể nhằm “phòng bệnh 
hơn chữa bệnh”, xây dựng một phòng tuyến kiên cố giúp mặt hàng gạo xuất khẩu không 
bị “ăn cắp nhãn hiệu” tại thị trường chủ lực Hoa Kỳ. 
4.1. Đề xuất giải pháp đối với doanh nghiệp 
Dựa trên thực tiễn cái nhìn từ gạo ST25, có thể thấy được rằng một trong những bất 
cập dẫn đến vấn đề bị đăng ký trước nhãn hiệu có chứa thành phần ST25 đến từ sự chủ 
quan của doanh nghiệp. Rút ra bài học từ thực tiễn đó, các doanh nghiệp hoạt động trong 
lĩnh vực sản xuất gạo xuất khẩu nên có những giải pháp kịp thời sau. 
4.1.1. Xây dựng và đăng ký nhãn hiệu mang đặc trưng dễ nhận biết 
Từ cái nhìn gạo ST25, đặt ra cho các doanh nghiệp nên có những suy nghĩ, tư duy 
đúng đắn và cẩn trọng hơn trong việc xây dựng nhãn hiệu riêng cho sản phẩm của mình 
khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Theo hướng dẫn thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu 
của USPTO Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ, thẩm định viên sẽ từ chối đơn đăng 
ký nhãn hiệu đối với tên giống cây trồng. Mặt khác, nhìn lại một số mặt hàng gạo Việt 
Nam xuất khẩu, tên nhãn hiệu của một số loại gạo thường xuất phát từ nơi giống lúa được 
trồng, hoặc được lấy ra từ tên của chính giống lúa, như ví dụ gạo thành phẩm ST25 được 
gọi dựa trên tên giống gạo ST25. Như vậy, doanh nghiệp cần suy xét lại trong việc xây 


18 
dựng nhãn hiệu cụ thể cho mặt hàng gạo xuất khẩu của mình, xây dựng nhãn hiệu nổi tiếng, 
thay vì xây dựng nhãn hiệu chung chung từ tên giống gạo. 
Việc xây dựng nhãn hiệu cốt lõi, mang đặc trưng riêng của mặt hàng sẽ giúp cho 
các doanh nghiệp có bước tiến mạnh mẽ hơn trong việc sở hữu nhãn hiệu đặc trưng. 

tải về 1.24 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương