Lê Huy Trứ, msee



tải về 8.85 Mb.
trang23/33
Chuyển đổi dữ liệu25.10.2017
Kích8.85 Mb.
#33900
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   33

Chúng Sinh Khó Giác Ngộ


Tại sao con người chúng ta lại phải khổ công khó nhọc tu hành, tụng kinh, niệm Phật, tham thiền để cầu giác ngộ? Bởi vì chúng ta đang sống với tập quán mê muội hết sức sâu nặng từ vô lượng kiếp. Chính vì cuộc sống là mê muội, đau khổ, đầy ảo tưởng nên mới phải tìm cầu giác ngộ. Nhưng tại sao con người khó giác ngộ? Chính vì cái tập quán quá sâu nặng trong chúng ta đã che lấp hết sự thật, khó mà dứt bỏ dễ dàng.

Chính những tập quán vọng tưởng mê muội đó của Tâm làm phát sinh ra vũ trụ, vạn vật, thế giới. Khoa học thế kỷ XX và thế kỷ XXI đã lần lượt khám phá tánh không của vật chất, nghĩa là vật chất không có thực thể, chỉ là do tưởng tượng của tâm thức tạo ra mà thôi, đã tiến gần tới nhận thức của kinh điển Phật giáo từ ngàn xưa. Năm 1927, Heisenberg khám phá ra nguyên lý bất định (principle of uncertainty, vô thường.) Nguyên lý này nói rằng không thể xác định đồng thời vị trí và xung lượng của một hạt cơ bản hạ nguyên tử (subatomic particle) ví dụ như hạt electron. Điều đó có nghĩa là hạt electron không có thực thể, khi thì người ta thấy nó là sóng khi mình không quan sát nó (wave,) khi thì thấy nó là hạt khi quan sát nó (particle,) mà hai tính chất sóng và hạt là đối lập với nhau, giống như Không và Có. Sóng là Không còn hạt là Có. Trong những năm đầu thập kỷ 1930, các nhà khoa học khám phá ra hiện tượng vướng víu lượng tử (quantum entanglement) cụ thể là một hạt photon có thể xuất hiện đồng thời ở hai vị trí khác nhau, dù bất cứ khoảng cách là bao xa, khi một hạt bị tác động thì tức thời hạt kia bị tác động tương ứng (without information lost.) Einstein không hiểu được hiện tượng này và không thừa nhận nó, ông gọi đó là tác động ma quái ở khoảng cách xa (spooky action at a distance.) Năm 1935, Einstein cùng với Podolsky và Rosen nêu ra một giả thuyết mà sau này chúng ta gọi là nghịch lý EPR (EinsteinPodolskyRosen) họ muốn vạch ra sự thiếu sót hoặc sai lầm của cơ học lượng tử. Nhưng nhiều thí nghiệm sau này đã chứng tỏ rằng giả thuyết của nhóm EPR là sai lầm. Các thí nghiệm này cho chúng ta biết rằng, các tính chất của các hạt (quantum) “không tồn tại” trước khi các tính chất đó được quan sát bởi một thiết bị đo đạc. Điều này thì rất tương đồng với Phật pháp, kinh điển luôn nói rằng các pháp đều không có tự tính riêng biệt, mọi tính chất của các pháp đều do tâm thức tưởng tượng, nghĩa là vạn pháp duy tâm. Hiện tượng vướng víu lượng tử (quantum entanglement) còn bộc lộ những tính chất cực kỳ quan trọng mà cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa hiểu hết, đó là không gian, thời gian và số lượng vật chất (matter) đều không có thật. Chính vì khoảng cách không gian không có thật nên hai photon dù cách xa bao nhiêu, dù ở xa nhau hằng tỷ năm ánh sáng, vẫn tức thời tương ứng với nhau, mà cái phản ứng đồng thanh tương khí đó nhanh hơn tốc độ của ánh sáng (không mất chút thời gian nào, không bị giới hạn bởi không gian, không bị chi phối bởi trọng lực (law of gravity.) Tương tự như Phật Giáo đả diễn đạt 2,500 năm về trước, Tự Tánh vô sinh vô diệt, không bao giờ mất (information lost, law of conservation) chỉ tạm thời bị che lấp, chi phối và ảnh hưởng bởi lý nhân duyên lẫn luật nhân quả. The information exchanges between God’s particles are never lost but preserved if they’re not be disturbed by other external conditions.

Nếu chúng ta entangle 2 blackholes rồi thì xa cách nó ra, chúng ta đả tình cờ tạo ra cánh cửa (vũ trụ quan) giữa 2 blackholes; được khoa học gọi là wormhole, mà wormhole là con đường hầm ngắn nhất (stargate) để có thể vượt thời gian và không gian đi tới một vũ trụ mới. Thời gian chỉ là một quan niệm tương đối, không có thật, nên nhà khoa học nổi tiếng hiện đại Stephen Hawking nghĩ đến những “đường hầm” (black hole) những “lỗ sâu đục” (worm hole) của thời gian mà nếu con người chui qua đó thì sẽ đột nhiên trở về thời thượng cổ, hoặc đột nhiên bước vào cảnh giới của 10,000 năm về sau chẳng hạn như trong thuyết time traveling.

Ngay chính số lượng vật chất trong vũ trụ cũng không có thật nên năm 2012, Maria Vladimirovna Chekhova, Tiến sĩ Khoa học Đại học Moscow, đã tạo được thí nghiệm cho một hạt photon xuất hiện ở 100,000 vị trí khác nhau và tất cả chúng đều vướng víu, rối răm (entangled.) Vì những khái niệm này quá đổi lạ lùng đối với con người, không thể tin nổi, nên nhiều nhà khoa học duy vật vẫn không muốn thừa nhận, bởi vì nếu thừa nhận thì toàn bộ nền khoa học của loài người bị sụp đổ hết. Con người vẫn còn tiếp tục công việc phát minh, sáng chế, cải cách các tiện nghi vật chất như nhà cửa, đường xá, xe cộ, máy bay, tàu thủy, TV, computers, smart phones,…chế tạo, sản xuất ra các loại thuốc men, lương thực, thực phẩm ngon lành, bổ dưỡng để tạm thời thỏa mãn cái nhục thân và các giác quan ảo tưởng của mình chứ về mặt bản chất, những sự vật trên không có gì là thật tại trong đó cả. Có đó nhưng mà vô thường, nó chỉ thõa mãn con người qua từng chu kỳ, giai đoạn chứ không giúp con người vượt qua bến mê, giải thoát được sinh lão bệnh tử, đoạn trừ khổ ải trong kiếp sống con người được.

Gần như toàn thể nhân loại đều tin tưởng 100% rằng cái ngã (self, cái tôi, cái nhục thể,) tiền tài, danh vọng, quyền uy, dục vọng, gia đình, nhà cửa, xe cộ, tiện nghi vật chất trước mắt họ là trường cữu và hoàn toàn có thật, không có chút mảy may nghi ngờ đó chỉ là vô thường. Dù cho họ có là tăng, ni, phật tử, vua chúa, giàu sang, thông thái cho đến thứ dân, nghèo hèn, ngu dốt thì cũng không có chút khác biệt nào, vẫn mang tâm niệm bị đè nặng bởi tập quán sâu dày như núi Ngũ Hành Sơn cho rằng tất cả những gì hiện hữu trước 6 giác quan (thấy được, rờ được, ngửi được, nếm được, nghe được, chứng minh được) của họ đều là sự thật 100% . Dù cho có tham thiền hay tham thoại bao nhiêu năm, cũng không mảy may thay đổi được những tập quán và thói quen đó. Ước mơ không được cũng khổ mà được rồi cũng không thỏa mãn cho nên cũng khổ. Mà cho dù biết vậy củng không muốn buông xả dễ dàng những tiên nghi vật chất tạm bợ ở trên. Tuy tự tánh là Phật nhưng bổn tính tham sân si, bám víu vào quyền sở hửu chủ, ích kỷ và kém vị tha của mình. Chính vì lẽ không có bao người tri túc, tiện túc cho nên con người khó mà đạt giác ngộ. Biết đời là bễ khổ, tất cả vô thường, muốn được giác ngộ nhưng tu hành khó quá, không muốn buông xả những thói quen, tập quán của mình (detach from those impermanences.) Cho dù thiểu số có hiểu được phần nào chân lý của đạo Phật và nhờ được giảng dạy của các bật cao tăng và các thiện tri thức, nhưng nếu không quyết chí tu hành thì khi phải đối phó với nghịch cảnh, họ củng dể bị mất niềm tin, lo lắng, sợ hải, thất vọng lọt lại vào nhửng tư tưởng dị đoan mê tín, chìm đắm trong biển khổ.
Từ 2,500 năm nay, có mấy người làm được như Phật dạy, noi theo gương của Ngài, từ bỏ tất cả, và vượt qua được những thử thách như Ngài, như Vua Trần Nhân Tông, và các Vua họ Đoàn của nước Đại Lý? Dại gì đang làm vua, được tung hô vạn tuế mà lại bỏ ngai vàng đi tu, ăn chay, không được tữu sắc, giao quyền sinh sát và quyền ban ơn mưa móc cho con mình. Có mấy người chịu cho con cái hết cả tiền bạc để đi tu hay suy đi nghĩ lại, khi hết tiền hết bạc là hết uy tín, rồi lo sợ bị chúng nó tống vào nursing homes? Cho nên, con người không dễ dàng từ bỏ những gì mà mình đả dày công lao tạo ra, nhất là quyền hành, tiền tài và danh vọng. Chỉ có người đại ngộ hay là người điên mới viễn ly được thôi.
Bi Trí Dủng không dể gì mà học được một sớm một chiều. Đơn giản, chúng ta không được như Đức Phật, Phật Hoàng Trần Nhân Tông, hay nhửng nhửng bật vĩ nhân đả chiến thắng đời, rồi từ bỏ tiền tài, quyền uy, danh vọng, gia đình, ... xem tất cả chỉ là phù du. Đức Phật, sau khi giác ngộ, trở lại hoàng cung thuyết pháp cho vua cha, mẫu hậu, vợ con mình và các hoàng tộc nhưng ngài đả từ chối lòng mong muốn của phụ hoàng, ở lại vừa làm ‘vua vừa làm phật’ để nối ngôi cha. Chúng ta đa số là nhửng kẻ thất bại trên đời (losers,) đau khổ tìm đến tôn giáo như là một cái phao cứu rỗi tạm thời trong biển khổ đau. Cho nên, Bi Trí Dủng đả tự nó không có trong chúng ta để mà giác ngộ dể dàng. Đây là một vấn nạn của chúng sinh: biết cầu không được củng cầu may; biết là Phật dạy một đường nhưng muốn làm theo một nẻo; ai ai đi chùa củng cầu phước, cầu tài, cầu an nếu mình không có gì cần cầu thì đi chùa làm gì? Các tôn giáo khác hấp dẫn các tín đồ hơn vì các giáo sĩ mặc khải vào lời hứa không mất tiền mua này – tin thì được ban thưởng, không tin thì bị trừng phạt đọa đầy. Tất cả củng vì ‘lòng sợ hải’ mà ra, không dể gì giải thoát được.

Tu thiền trong Phật Giáo không phải là cố ngồi suy tư quán chiếu để biến tất cả thế gian thành ra không như đa số chúng ta vẫn vọng tưởng. Càng tu thiền như vậy thì càng khổ càng mê muội. Vật chất thế gian, cái nhục thân này sờ sờ ở đó mà quán thành không, chẳng còn gì hết thì thế gian còn cái gì để sống, và để tu? Cái không của nhà Phật là, “không chẳng khác sắc,” nghĩa là “không là sắc và sắc là không.” Nói cách khác tất cả mọi vật thể trong thế gian này dù to lớn như vũ trụ hay nhỏ như hạt lượng tử (particle, quantum) đều do duyên khởi tác tạo mà thành chớ không vật nào tự nó sinh khởi hay tồn tại được. Cho nên vật thể là vô ngã, không có tự thể nên tuy là có, là thấy sờ sờ ở đó nhưng tất cả chỉ là vô thường nên gọi là không. Vì thế, cái không của Phật giáo là không tham đắm, si mê, không chấp thủ chạy theo hình sắc sinh diệt, ngay cả Bồ Đề, Niết Bàn cũng không sở không trụ, chớ không phải dùng thần thông hay quán làm biến mất tất cả cái có. Vì vậy, nếu ta chán cái khổ (có,) để cố tìm cầu cái không thì kết quả cũng khổ như nhau tức là vẫn còn chấp nhị nguyên (có, không, sướng khỗ) chưa đạt được an nhiên tự tại trong lý nhất thể.
Trong Kinh Pháp Đàn, Phẩm Tọa Thiền Thứ Năm, Lục Tỗ Huệ Năng dạy các Thiện Tri Thức: Pháp môn TỌA THIỀN vốn chẳng chấp tâm, cũng chẳng chấp tịnh, cũng chẳng phải là chẳng động. Nếu nói chấp tâm, tâm vốn là vọng, biết tâm như huyễn cho nên chẳng chấp. Nếu nói chấp tịnh, tự tánh vốn tịnh, chỉ do vọng niệm che khuất chơn như, nếu chẳng có vọng niệm, tánh tự thanh tịnh; khởi tâm chấp tịnh, lại sanh vọng tịnh. Vọng chẳng xứ sở, kẻ chấp là vọng, tịnh chẳng hình tướng, lại lập tướng tịnh cho là công phu; kiến giải như vậy chướng tự bản tánh, lại bị tịnh trói.
Thiện Tri Thức, nếu người tu theo pháp chẳng động, khi thấy mọi người mà chẳng thấy tất cả thị phi, thiện ác, lỗi lầm của người, tức là tự tánh chẳng động. Thiện Tri Thức, kẻ mê thân dù chẳng động, mở miệng thì nói thị phi, tốt xấu, hay dở của người; như vậy là trái ngược với đạo, nếu chấp tâm tịnh tức là chướng đạo.
Lục Tỗ dạy: Thiện Tri Thức, sao gọi là TỌA THIỀN? Trong pháp môn này vô chướng, vô ngại, bên ngoài đối với tất cả cảnh giới thiện ác tâm niệm chẳng khởi gọi là TỌA, bên trong thấy tự tánh chẳng động gọi là THIỀN.
Thiện Tri Thức, sao gọi là THIỀN ĐỊNH? Bên ngoài lìa tướng là THIỀN, bên trong chẳng loạn là ĐỊNH. Ngoài nếu chấp tướng, trong tâm liền loạn, ngoài nếu lìa tướng thì tâm chẳng loạn. Bản tánh tự tịnh tự định, chỉ vì thấy cảnh chấp cảnh thành loạn, nếu người thấy mọi cảnh mà tâm chẳng loạn, đó là CHƠN ĐỊNH vậy.
Thiện Tri Thức, ngoài lìa tướng tức THIỀN, trong chẳng loạn tức ĐỊNH, ngoài THIỀN trong ĐỊNH gọi là THIỀN ĐỊNH. Kinh Phạm Võng nói, “Bản tánh ta vốn tự thanh tịnh.” Thiện Tri Thức, niệm niệm tự thấy bản tánh thanh tịnh, tự tu, tự hành, tự thành Phật đạo.
    1. Khó Giác Ngộ Chứ Không Phải Là Không Thể Giác Ngộ


Quan niệm về bình đẳng thường xuyên được đề cập đến trong nhiều kinh Phật, chẳng hạn như:

Kinh Kim Cương: “Pháp vốn là bình đẳng không phân cao thấp”. (是法平等不分高下).

Kinh Hoa nghiêm: “Kỳ lạ thay! Kỳ lạ thay! Chúng sinh trên thế gian này đều có trí tuệ, đức tướng Như Lai, nhưng vì vọng tưởng, chấp trước cho nên chưa thể chứng đắc mà thôi”. (奇哉!奇哉! 大地众生皆有如来智慧德相, 但以妄想挚著不能证得).

Kinh Niết Bàn: “Hết thảy chúng sinh đều có Phật tính. Những ai có Phật tính đều có thể thành Phật”. (一切众生皆有佛性, 有佛性者皆可成佛).

Kinh Phạm võng: “Ta là người đã thành Phật, còn các ngươi là người chưa thành Phật đó thôi”. (我是已成佛, 汝是未成佛).

Thiền sư Thanh Tủng 清聳 người tỉnh Phước Kiến, học đạo tại chùa Linh Ẩn ở Hàng Châu, thọ pháp với thiền sư Pháp Nhãn mà được khai ngộ. Một hôm sư thượng đường, nói:

「十方諸佛常在汝前,還見麼?Chư Phật mười phương thường ở trước mặt các ngươi, có thấy không?

若言見,將心見,將眼見?Nếu bảo rằng thấy, đó là dùng tâm thấy hay dùng mắt thấy?

所以道一切法不生,一切法不滅。Vì vậy mới nói tất cả pháp không sinh, tất cả pháp không diệt

若能如是解,諸佛常現前。」Nếu có thể hiểu như thế thì chư Phật thường hiện tiền

「見色便見心,且喚甚麼作心?Thấy sự vật tức là thấy tâm, thế thì tâm là cái gì ?

山河大地,萬象森羅,青黃赤白,Sơn hà đại địa, muôn vạn hiện tượng, xanh vàng đỏ trắng

男女等相,是心不是心?Các hình tướng nam nữ, là tâm hay không phải là tâm?

若是心,為甚麼卻成物象去?Nếu là tâm, tại sao lại thành sự vật?

若不是心,又道見色便見心。Nếu không phải là tâm, sao lại nói thấy sự vật tức là thấy tâm?

還會麼?Có hiểu không?

祇為迷此而成顛倒,種種不同,Chỉ vì mê lầm nên thành điên đảo, chủng loại bất đồng

於無同異中強生同異。Từ chỗ không đồng không khác, miễn cưỡng sinh ra đồng dị

且如今直下承當,頓豁本心,Nếu như nay nhìn thẳng xuống cái đang là, đốn ngộ bổn tâm

皎然無一物可作見聞。Hiểu rõ không một vật nào có thể tạo ra sự thấy nghe cả

若離心別求解脫者,Người nào muốn lìa tâm mà cầu giải thoát

古人喚作迷波討源,卒難曉悟。」Cổ nhân gọi là nhìn lầm sóng mà tưởng là nước, rốt cuộc khó giác ngộ

Trong bài kệ có một câu hỏi khó trả lời 若是心,為甚麼卻成物象去? Nếu là tâm, tại sao lại thành sự vật được chứ? Câu trả lời, trước hết cần phải hiểu rằng vật do tâm biến thành nhất định phải là vật ảo, không thể là vật thật được, dù đó là quả núi hay quả địa cầu. Dù cho cả sáu giác quan của chúng ta đều xác nhận đó là vật thật, nó vẫn là ảo, có bản chất là ảo hóa. Nhưng cơ chế biến hóa từ chỗ ảo, chỗ không có gì cả, biến thành vật thật sử dụng được, sờ mó được, ăn uống, tiêu hóa, tăng trưởng đều được, ngày nay khoa học đã nhìn thấy. Ngày xưa các thiền sư hiểu nhưng không thể diễn tả được, vì không có phương tiện, ngôn ngữ để diễn tả rõ ràng. Bởi vì, mọi nói năng diễn tả đều phải dựa vào tri kiến thế gian, mà thế gian lúc đó chưa có tri kiến loại này, nên không thể diễn tả. Nhưng ngày nay chúng ta dựa vào khoa Vật Lý Lượng Tử (Quantum Physics,) có thể tạm hiểu và tạm diễn tả rõ ràng hơn xưa.

Giác tánh cũng tức là Phật tánh (Phật có nghĩa là giác ngộ) hay còn gọi là Tâm. Tánh nghe, tánh thấy, tánh biết v.v… vốn là vô sinh vô thủy vô chung, nó hoàn toàn không có tùy thuộc vào con mắt, lỗ tai hay bộ não. Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Phật đã chứng minh. Các nhà thông thái hiện đại cũng góp phần chứng minh sự thấy không phải bằng con mắt, có người thấy bằng mũi, có người thấy bằng nách. Giác tánh là sẵn có, không cần bất cứ cơ quan nào để nhận thức, Phật giáo gọi là bất nhị. Giác tánh cũng là tánh Không vì nó vô hình vô thể vô dạng. Nhưng tánh Không đó không phải là hư vô vì nó có năng lực ảo hóa tức biến không thành có. Nhưng để biến được như vậy thì nó phải phân lập thành hai thành phần đối lập mà triết học gọi là cặp phạm trù mâu thuẫn như - có và không, sáng và tối, vật chất và ý thức, thiện và ác, tốt và xấu, luân hồi và niết bàn, sinh và bất sinh, thánh và phàm, giác ngộ và mê lầm, đúng và sai v.v…Như vậy vũ trụ vạn vật hay nói gọn là vạn pháp đều là ảo. Vì nguồn gốc của vạn pháp đều là Tâm bất nhị nên trong Phật pháp có câu “Vạn pháp duy Tâm” tất cả các pháp đều là do Tâm tạo. Nhưng để biến được từ không thành có, phải có cơ chế biến hóa vô cùng phức tạp gọi là trùng trùng duyên khởi mà Phật giáo đã mô tả trong Thập nhị nhân duyên. Ngày nay khoa học cũng đã mô tả khá rõ ràng. Cái Không phải tạo ra các hạt ảo, những vật ảo là không có thật nhưng có tác dụng. Ví dụ, kinh tuyến, vĩ tuyến chỉ là những đường tưởng tượng không có thật nhưng có tác dụng rất hữu ích để định vị trí, sở trụ. Chân không lượng tử là môi trường để cho các vật ảo phát sinh. Cái Không phải tạo ra số lượng vật chất là các hạt ảo như quark, electron, tạo ra không gian thời gian để làm nền tảng cho thế giới hiện hữu. Giả thuyết khoa học Big Bang cũng là lý giải đó. Rồi các hạt ảo tạo ra cấu trúc ảo như nguyên tử, phân tử. Rồi dần dần tạo ra sinh vật, và con người có bộ não phát triển. Bộ não người là một cấu trúc ảo có công năng tưởng tượng rất thần sầu. Nó phát sinh ra cái mà Phật giáo gọi là nhất niệm vô minh, liên tục thành dòng tâm niệm không ngừng nghỉ mà triết học gọi là ý thức, tư tưởng, tư duy. Các cấu trúc ảo của vạn pháp nói chung, Phật giáo gọi là vô thủy vô minh. Gọi tên như thế vì đó thực chất chỉ là mê lầm, không có bắt đầu, không có thực thể. Khoa học ngày nay đã nhận ra điều đó, các khoa học gia hàng đầu như Niels Bohr đã nhận ra nhưng Einstein thì chưa nhận ra, họ hiểu vật chất không có thực thể, vật chất chỉ là do ý thức (nhất niệm vô minh) tạo ra. Von Neumann (1903-1957 nhà toán học người Mỹ gốc Hungary, có nhiều đóng góp cho vật lý lượng tử và khoa học máy tính điện tử) phát biểu, “Nothing would be real unless consciousness exists, that all real things are constituents of consciousness – which is a complete reversal of materialism” (Không có cái gì là thật trừ phi ý thức hiện hữu, tất cả vật thật đều cấu thành từ ý thức- điều này hoàn toàn trái ngược với chủ nghĩa duy vật.) Cơ chế chủ yếu quan trọng nhất để từ ảo biến thành thật có thể diễn tả bằng toán học như sau:

Nếu, +1 = thật; -1 = ảo

Thì,

(-1)(-1) = +1; ảo nhân ảo thành thật

Còn diễn tả bằng triết học thì như sau, con người là một cấu trúc ảo từ năng lượng (energy,) và do các hạt (lượng tử, quantum) ảo cấu thành. Tự nó có ý thức, có tư duy, có trí tưởng tượng, nó vận dụng 6 giác quan để nhận thức các cấu trúc ảo khác thành sự vật (reality) như vạn vật khác, địa lý, và các hành tinh trong vủ trụ. Tất cả chỉ là ảo nhưng ảo tương tác với ảo thì thành ra vật thật. Vì tất cả mọi giác quan của con người đều xác nhận sự vật mà nó nhận thức là thật nên nó tin tưởng 100% là thật và không có chút nghi ngờ nào cả. Chính vì ý thức (perception) tưởng là thật, không biết đó là ảo cho nên con người rất khó giác ngộ.

Tóm lại, vũ trụ vạn vật chỉ là ảo hóa, do nhất niệm vô minh tưởng tượng ra. Tất cả đều xuất phát từ Tâm hay Giác tánh, hay Phật tánh, hay Thượng Đế, Trời, ơn trên (if you wish.) Duy Thức học mô tả nó một cách rõ ràng bằng 8 thức, mà cơ bản nhất là A-lại-da thức. Tất cả sự phân biệt như, hữu tình vô tình, sinh tử niết bàn, tái sinh không tái sinh, ngộ hay mê v.v… đều chỉ là ảo tưởng. Bát Nhã Tâm Kinh diễn tã rất rõ ràng về cái ảo tưởng này: Không có Sinh Tử cũng không có hết Sinh Tử. Không có Khổ Tập Diệt Đạo cũng không có hết Khổ Tập Diệt Đạo. Các ni, sư ngày nào cũng tụng kinh này nhưng thật ra rất ít người thật sự hiểu vì họ không phải là những nhà bác học, toán học, triết gia, khoa học gia đả từng chứng nghiệm được những hiện tượng trên trong nghiên cứu và thí nghiệm. Ngược lại các bật thiện tri thức trên lại không phải là tăng lữ hay ni cô để mà hiểu được Phật Pháp. Thiện tai thay, bây giờ Tây Phương đả có một vài khoa học gia quy y làm tăng, họ đả đả đóng góp âm thầm nhưng rất hữu hiệu cho nhịp cầu thông cảm giữa Khoa Học và Phật Giáo. Rất nhiều người Tây Phương bây giờ cũng muốn tìm hiễu về triết lý Đông Phương và Phật Giáo.

Tất cả mọi sự phân biệt nhị nguyên đều là tạm bợ không có thực chất, nó chỉ có ý nghĩa tương đối (relativity,) và chỉ dựa trên sự chấp ngã và chấp pháp. Những người quá cố chấp vào sự phân biệt tạm bợ là chưa hiểu pháp giới bình đẳng. Kinh Kim Cang cũng khuyên không nên cố chấp, “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm.” Nếu thực hành được điều này thì giác ngộ không phải là quá khó, như Sư Thanh Tủng đã nói:

直下承當,頓豁本心 Trực há thừa đương, đốn khoát bổn tâm

Chỉ cần nhìn xuống là thấy ngay, đốn ngộ bổn tâm, bổn tâm của mình tức là Phật, đã thành từ vô thủy, chứ không phải là mai kia mốt nọ hay trong tương lai xa vời mới sẽ thành.

Chú Thích :

Thanh Tủng清聳 thiền sư là người nối pháp của Thanh Lương Văn Ích thiền sư 清涼文益禪師. Ông người huyện Phúc Thanh福清 Phúc Châu福州 tỉnh Phúc Kiến. Ông sống vào thời kỳ nước Nam Đường bị diệt vong và nước Tống của Triệu Khuông Dận 趙匡胤thành lập, vào khoảng niên hiệu Khai Bảo 開寶 (bắt đầu từ năm 968 đời Tống Thái Tổ).”

Do đó, an tâm để kiến tánh chỉ là trở về với Phật tánh thanh tịnh vốn có của mình vậy thôi. Điều này đã được xác định trong kinh Bát Nhã, Duy Ma Cật, Viên Giác, Kim Cang, đặc biệt câu, “Dĩ vô sở đắc cố” của tâm kinh.
Nước biết non Lô sông Triết Giang,

Khi chưa đến đó luyến mơ màng.

Đến rồi chỉ thấy không gì cả,

Nước biết non Lô sông Triết Giang.
Tuy Nhiên, Kinh Pháp Cú, Phẩm thứ 26 – Phẩm Bà La Môn diễn tã ‘bờ này bến kia’ chỉ là phương hướng (con đường, Đạo, the way) để đi tới Niết Bàn chứ chưa phải là chân lý. Cứu cánh tối thượng của Phật Giáo là Tri Kiến Phật.
Tôi xin tạm dịch ý:
Yassa pāraṃ apāraṃ vā Không bờ này, bến kia

pārāpāraṃ na vijjati Không bờ bến, không nhị nguyên
Bởi vì khi đã thâm nhập giáo lý Phật Đà thì “Tùy kỳ tâm tịnh, Tắc Phật độ tịnh. Dục tịnh Phật độ, tiên tịnh kỳ tâm” nghĩa là một khi có tâm tịnh, dục tịnh, ý tịnh thì thế giới mình đang sống chính là cõi Niết Bàn, cỏi Phật Tịnh Độ. Mà muốn có cõi Phật thanh tịnh như thế, trước hết phải gạn lọc và diệt cho hết vô minh phiền não thì tâm mới thanh tịnh để kiến tánh. Tâm thanh tịnh chính là chơn tâm vô sanh vô diệt vốn có trong mỗi chúng sanh, bị che lấp bởi tâm chấp trước theo các trần. Vì vậy đức Phật dạy chúng ta muốn cho chơn tâm hiển lộ thì chúng ta không nên để tâm dính mắc theo sáu trần, không nên trụ nơi sắc sanh tâm, không nên trụ nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm. Không có chổ trụ mà sanh tâm, đó là ý nghĩa của câu, “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm.” Đó là câu kết luận mà Phật khuyên các đại Bồ-tát, nên như thế mà sanh tâm thanh tịnh, không nên trụ nơi sắc sanh tâm, không nên trụ nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm. Chính nhờ Bồ-tát không để lục căn dính mắc với lục trần, mà chơn tâm hiển lộ, như lời nhận xét của Ngài Bá Trượng “Tâm cảnh không đến nhau là giải thoát.” Đại Bồ-Tát nên trụ tâm thanh tịnh nơi chổ tâm vô chấp, vô ngã.


    1. tải về 8.85 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương