Kinh tế HỌc bền vững cho quản lý ĐẤT Đai câu 1: Hãy nêu khái niệm và mục tiêu của kinh tế học bền vững?



tải về 28.11 Kb.
trang3/9
Chuyển đổi dữ liệu10.03.2024
Kích28.11 Kb.
#56786
1   2   3   4   5   6   7   8   9
KINH TẾ HỌC BỀN VỮNG CHO QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
CÂU HỎI THẢO LUẬN 3.1 C3 LĐĐ
Hợp Tác Quốc Tế:
Kinh tế học bền vững không giới hạn trong phạm vi quốc gia mà còn nhìn nhận quốc tế. Hợp tác quốc tế cần được thúc đẩy để giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên chung, và sự công bằng trong thương mại.


Nền tảng của kinh tế học bền vững là sự nhận thức về sự liên kết và tương phản giữa các mục tiêu và hoạt động của kinh tế, xã hội và môi trường trong quá trình phát triển. Kinh tế học bền vững không chỉ quan tâm đến sự tăng trưởng kinh tế, mà còn đến sự phân bổ công bằng và bảo tồn hiệu quả của các tài nguyên, lợi ích và trách nhiệm giữa các thế hệ, vùng miền và đối tượng kinh tế và xã hội, cũng như đến sự bảo đảm an ninh xã hội và bảo vệ môi trường.
Kinh tế học bền vững dựa trên một số lý thuyết và mô hình kinh tế, xã hội và môi trường, như lý thuyết phát triển bền vững, lý thuyết tăng trưởng kinh tế hữu hạn, lý thuyết giá trị sinh thái, lý thuyết tài nguyên thiên nhiên, lý thuyết biến đổi khí hậu, v.v. Các lý thuyết và mô hình này cung cấp những khái niệm, nguyên lý, tiêu chí và chỉ số để phân tích và đánh giá các vấn đề và giải pháp liên quan đến phát triển kinh tế bền vững
((Kinh tế học bền vững có nhiều nền tảng khác nhau, bao gồm các nguyên tắc và giá trị cơ bản của phát triển bền vững, các mô hình kinh tế bền vững, và các chiến lược kinh tế bền vững. Các nguyên tắc và giá trị cơ bản của phát triển bền vững bao gồm sự công bằng, sự đa dạng sinh học, sự tiết kiệm tài nguyên, và sự bảo vệ môi trường. Các mô hình kinh tế bền vững bao gồm các mô hình về năng lượng tái tạo, sản xuất sạch, và các mô hình khác để giảm thiểu tác động của hoạt động kinh tế đến môi trường. Các chiến lược kinh tế bền vững bao gồm các chiến lược về tài nguyên, sản xuất, tiêu dùng, và các hoạt động kinh tế khác.))
Câu 3: Hãy nêu những thác thức trọng tâm cho sự phát triển KTBV trong điều kiện hiện nay và những giải pháp cho những thách thức đó?
-Tăng trưởng kinh tế( tăng sản xuất hàng hóa): là sự gia tăng về sản lượng hàng hóa, dịch vụ của nên kinh tế trong một khoản thời gian nhất định. Được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng GDP
-Giải pháp:
+Tăng cường hợp tác quốc tế. Đẩy mạnh sản phẩm trong nước đến bạn bè thế giới
+Thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ thị trường mà không ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường
+Phát triển khoa học- công nghệ. Đổi mới sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường
+Đầu tư vào giáo dục- đào tạo: giúp nâng cao năng xuất lao động, tạo ra nguồn nhân lực cao
-Ngoại hóa chi phí môi trường( không trả chi phí môi tường khi sử dụng): chi phí môi trường phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp không tính vào các sản phẩm, dịch vụ đó. Chi phí môi trường sẽ chuyển sang cho xã hội, các thế hệ tương lai
-Giải pháp:
+Áp dụng các công cụ kinh tế: phí môi trường, thuế môi trường, hệ thống niêm yết phát thải cacbon...
+Tăng cường quản lý nhà nước: tăng cường quản lý, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ giảm thiểu ô nhiễm môi trường
+Phát triển công nghệ thân thiện môi trường
+Nâng cao nhận thức doanh nghiệp và người dân về tác hại ô nhiễm môi trường, tham gia giám sát ngăn ngừa ô nhiễm
-Chiết khấu các thiệt hại trong tương lai: phương pháp định lượng thiệt hại trong tương lai, tính theo yếu tố thời gian. Nhằm giảm các thiệt hại dự kiến xảy ra trong tương lai
-Giải pháp: Liệt kê các khoản tài nguyên đã sử dụng trong quá khứ và mục tiêu tương lai. Tính toán hợp lý dựa trên thông số thị trường, rủi ro, để sử dụng tài nguyên hợp lý. Đưa ra các phương án sử dụng các tài nguyên khác không gây ảnh hưởng đến môi trường
-Tăng dân số: là vấn đề của toàn cầu, tác động đến kinh tế và tác động tiêu cực đến môi trường
-Giải pháp:
+Đầu tư vào giáo dục- đào tạo. Nâng cao nhận thức, đào tạo nhân lực chất lượng cao
+Thực thi chính sách kế hoạch hóa gia đình
+Tăng cường hợp tác quốc tế, chia sẽ nguồn lực
-Phát triển công nghệ theo hướng sai lầm( hàng rào sinh thái): là phát triển kinh tế mà không tính đến các tác động tìm ẩn của nó tác động lên môi trường và sức khỏe con người. Phá vỡ hàng rào sinh thái ngăn chặn sự di chuyển của chất ô nhiễm sang cơ thể người
-Giải pháp
+Đánh giá tác động môi trường và sức khỏe trước khi phát triển và sử dụng công nghệ mới
+Quản lý chặt chẽ hơn trong việc sử dụng hóa chất và sản phẩm công nghẹ sinh học
+Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về tác hại tìm ẩn của công nghệ đối với môi trường và sức khỏe con người
-Ô nhiễm môi trường do nghèo đói( phá rừng lấy gỗ làm nhà, lấy đất làm nương nuôi độ ng vật...): là vấn đề của toàn cầu. Xảy ra khi những người nghèo sống trong điều kiện thiếu thốn, không đảm bảo vệ sinh nên sử dụng tài nguyên một cách bừa bãi để phục vụ nhu cầu sống
-Giải pháp
+Chính phủ, nhà nước nên xây dựng các khu nhà tập thể, cung cấp điều kiện sống sạch như là nguồn nước sạch và tạo cơ hội việc làm cho người dân
+Giáo dục nâng cao nhận thức tuyên truyền đến nhười dân tác hại của ô nhiễm môi trường
+Tăng cường phát triển công nghệ xanh giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Kinh tế học bền vững đang đối mặt với nhiều thách thức trong điều kiện hiện nay. Một số thách thức trọng tâm bao gồm:

tải về 28.11 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương