Kinh năm thánh lòng thưƠng xóT


Nhạy bén với các thay đổi xã hội



tải về 496.52 Kb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích496.52 Kb.
#7400
1   2   3   4   5   6

3. Nhạy bén với các thay đổi xã hội


Để dẫn dắt đoàn chiên sống giữa một thế giới đang thay đổi và tiếp tục thay đổi đến chóng mặt này, chúng ta cố gắng là người bắt nhịp hài hòa với tình hình hiện nay của thế giới và đất nước, luôn sẵn sàng và bén nhạy để đọc được các thời triệu, chấp nhận các mới mẻ của những đổi thay, can đảm thích nghi chính mình cách khôn ngoan sáng suốt với những bước chân của Chúa Thánh Thần, Đấng hằng làm cho mọi sự nên mới.117
Nhãn quan Phúc Âm hóa và quy chiếu về lòng thương xót thúc đẩy một nhận thức hiện thực về các tình hình và vấn đề trên thế giới. Sự nhạy cảm của lòng thương xót giúp chúng ta hiểu rõ hơn các nhu cầu của giáo dân và dân chúng, nhận thức được những vấn nạn không lời của họ, đáp ứng các thỉnh nguyện, chia sẻ những hy vọng, những trông đợi, những niềm vui và những gánh nặng của họ.118 Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô VI tuyên bố trong bài diễn văn bế mạc Công Đồng Vatican II năm 1965: “Có lẽ chưa bao giờ như tại Công đồng này, Giáo Hội đã cảm thấy nhu cầu phải hiểu biết, đến gần, thông cảm, thấm nhập, phục vụ và Phúc Âm hóa xã hội bao quanh mình. Giáo Hội đã không chỉ lo lắng suy nghĩ về chính mình, nhưng Giáo Hội cũng quan tâm nhiều tới con người... Một làn sóng yêu mến dâng lên tràn ngập Công đồng, tỏa lan trên thế giới của con người hiện đại. Các giá trị của nó không những được nhìn nhận mà còn được quý mến, các nỗ lực của nó được thanh lọc và được chúc lành.”
Đây cũng là lời cổ vũ mạnh mẽ cho Giáo Hội Công giáo Việt Nam chúng ta trong Năm Tân Phúc Âm Hóa Đời Sống Xã Hội 2016 và Năm Thánh Lòng Thương Xót này. Trong sứ điệp đầu năm 2016, ĐTC Phanxicô tố cáo sự dửng dưng toàn bộ đối với Chúa và đối với con người, sự dửng dưng đe dọa cho sự ổn định của hành tinh. Ngài mời gọi chúng ta giữ hy vọng để phát triển tình tương trợ và lòng thương xót… như một chương trình sống: Tình tương trợ là một thái độ đạo đức, một thay đổi mang tính xã hội, nhằm đáp ứng tốt nhất để chúng ta nhận thức được các vết thương của thời buổi này119.
Tông huấn Lời Chúa120 nhắc nhở rằng việc mục vụ của Giáo Hội phải cho thấy rõ Thiên Chúa lắng nghe những nhu cầu và tiếng kêu của con người như thế nào hầu mang lại cho con người hạnh phúc vĩnh cửu trọn vẹn.121 ĐTC Biển Đức XVI kêu gọi tình liên đới của mọi người trước những thiên tai xảy ra dồn dập trên thế giới: “Tâm trí Cha đặc biệt hướng về những dân tộc lúc nầy đang chịu những thảm họa thiên nhiên nghiêm trọng, gây ra những thương vong về người và thiệt hại về tài sản, khiến nhiều người trở thành vô gia cư. Cha cầu xin Chúa cho các nạn nhân và Cha bày tỏ sự gần gũi tinh thần với tất cả những ai đang chịu những tình huống khốn khó nầy. Cha cầu xin Thiên Chúa an ủi họ trong những đau khổ và nâng đỡ họ trong những cơn khốn khó.122
ĐTC Phanxicô còn đi xa hơn nữa là đích thân đi tới với các nạn nhân chết chìm trên biển cả hay chết khát trong sa mạc vì mong đi tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn. Ngài dạy rằng Giáo Hội phải như một bệnh viện dã chiến mau mắn chạy tới nơi nào có thương tích để chữa lành: “Bệnh viện dã chiến, đó là hình ảnh mà cha thường giới thiệu cho “Giáo hội đi ra”, đặc nét là Giáo hội được dựng lên nơi mình phải chiến đấu: đây không phải là cơ cấu vững chắc, có đủ tất cả, nơi có thể săn sóc người bệnh nhẹ cũng như bệnh nặng. Đây là cơ cấu uyển chuyển, cứu cấp, can thiệp nhanh chóng để cho chiến sĩ khỏi bị chết123.
Tông sắc Dung Mạo Lòng Thương Xót nói rõ: “Lòng thương xót là luật cơ bản ngự trị trong trái tim của mỗi con người đang nhìn chân thành vào đôi mắt của anh chị em mình trên đường đời”124. Lòng thương xót là chủ đề lặp đi lặp lại của ngài và ngài xác quyết rằng Thiên Chúa không bao giờ mỏi mệt để ban ơn tha thứ và chờ đón sự trở về của con người, nên Giáo hội cũng luôn đón đợi con người với cánh tay mở rộng. Chủ đề lòng thương xót là chủ đề thiết thân của Đức Phanxicô, ngài muốn nói điều này với tất cả mọi người, những người ở bên trong cũng như bên ngoài Giáo hội, những người đi tìm một ý nghĩa cho cuộc sống của mình, đi tìm một con đường bình an và hòa giải, một con đường để chữa lành các tổn thương thiêng liêng cũng như thể lý125. Ngài an ủi người dân Philippines khi phải gánh chịu sự tàn phá của của cơn bão Haiyan: “Trong những lúc đau khổ này, đừng bao giờ mệt mỏi với việc hỏi tại sao những điều này lại xảy ra, dù anh chị em không trả lời được, bởi vì anh chị em sẽ khiến Thiên Chúa chạnh lòng thương”126. Còn TGM Luis Antonio Tagle của Philippines, khi được chọn làm Hồng Y, đã kêu gọi Giáo Hội nói ít hơn và lắng nghe người dân nhiều hơn: “Tôi nhận thấy đau khổ của người dân và những câu hỏi khó do họ nêu lên là lời mời gọi trước hết phải liên đới với họ, chứ đừng giả vờ rằng chúng ta có sẵn hết các giải pháp127.
Mới đây, với cuộc khủng bố ngày 13/11/2015 tại Paris, ĐTC chia sẻ: “Tôi muốn bầy tỏ nỗi đớn đau sâu thẳm của tôi đối với các vụ tấn công khủng bố chiều tối ngày thứ sáu đã khiến nước Pháp đổ máu, gây ra nhiều nạn nhân. Tôi xin bày tỏ sự chia buồn sâu xa với tổng thống và mọi công dân của Cộng Hòa Pháp. Tôi đặc biệt gần gũi gia đình những người đã mất mạng sống và nhũng người bị thương. Biết bao nhiêu dã man khiến cho chúng ta kinh hoàng, và người ta tự hỏi làm sao trái tim con người lại có thể nghĩ ra và thực hiện các biến cố kinh khủng như thế, không chỉ đảo lộn nước Pháp mà còn đảo lộn toàn thế giới nữa. Trước các hành động bất khoan nhượng như vậy, không thể không lên án việc xúc phạm tới phẩm giá con người một cách xấu hổ như thế. Tôi muốn mạnh mẽ tái khẳng định rằng con đường bạo lực và thù hận không giải quyết được các vấn đề của nhân loại và dùng tên của Thiên Chúa để biện minh cho con đường này là một sự phạm thượng”128.
ĐTC Phanxicô cổ vũ mọi người đón nhận nền “văn hóa gặp gỡ” để gặp gỡ Thiên Chúa và gặp gỡ mọi người, kể cả những người không có đức tin. Hơn ai hết, chúng ta vun đắp cho mình có lòng thương xót và nhạy cảm để suy nghĩ với đầu óc của Chúa Giêsu, nhìn sự việc với con mắt của Chúa Giêsu, hành động với sức mạnh của Chúa Giêsu, phán đoán với sự khôn ngoan của Chúa Giêsu, sử dụng biện pháp với lòng nhân hậu của Chúa Giêsu, yêu thương với con tim của Chúa Giêsu, đào tạo với sư phạm của Chúa Giêsu, nhẫn nại với sự nhẫn nại của Chúa Giêsu, tha thứ với lòng thương xót của Chúa Giêsu. Tắt một lời là làm sao để giáo dân luôn nhận ra được nơi chúng ta “tiếng nói của Chúa Chiên Nhân Lành129. Có thế thì chúng ta mới sống trọn vẹn và thành công trong đời sống và sứ vụ linh mục của mình, như lòng Chúa và Giáo Hội mong muốn. Thánh Phaolô đã nói rõ đường lối đó: “Thiên Chúa là Cha giàu lòng từ bi lân ái, và là Thiên Chúa hằng sẵn sàng nâng đỡ ủi an. Người luôn nâng đỡ ủi an chúng ta trong mọi cơn gian nan thử thách, để sau khi đã được Thiên Chúa nâng đỡ, chính chúng ta cũng biết an ủi những ai lâm cảnh gian nan khốn khó”130.
Vì vậy, Công Đồng Vaticanô II thúc bách các môn đệ Chúa Kitô không ngừng hoàn thiện các hiểu biết về những sự của Thiên Chúa và những sự của con người, ngõ hầu đi vào đối thoại cách thích đáng với những người đương thời. Giảng lễ khai mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót tại Rôma, ĐTC cũng nhấn mạnh: “Công đồng Vatican II này đã lấy lại được tiến trình đi gặp tất cả mọi người, nơi họ sống, trong thành phố của họ, nơi nhà ở của họ, nơi họ làm việc… ở bất cứ đâu có giáo hữu là Giáo hội được gọi để mang niềm vui Tin Mừng đến. Một thúc đẩy trong việc truyền giáo, mà sau hàng chục năm chúng ta tìm lại được cùng niềm hăng say, cùng sức mạnh. Năm Thánh cho chúng ta tinh thần cởi mở này và buộc chúng ta không được xem thường tinh thần Công đồng Vatican II131.

Người ta phê phán rằng Đức Phanxicô rất hòa đồng. Năng lực hòa đồng của vị giáo hoàng này xuất phát từ lòng cảm thông, chứ không phải từ những hành động đơn lẻ. Khi ngài đi giữa đám đông, ngài bắt lấy những tặng phẩm họ ném cho ngài và ra dấu tán đồng. Ngài  biết cách cười và biết cách làm người khác cười. Ngài hiểu rằng sự hóm hỉnh là người chị em trần thế của lòng cảm thương: nó cho phép bạn đón nhận sự bất toàn của thế gian132. Chúng ta cảm động nghe lời vị đại diện thổ dân Da Đỏ cám ơn ĐTC Phanxicô trong cuộc viếng thăm mục vụ Mehicô ngày 15/2/2016: “Cảm ơn cha đã viếng thăm chúng con, dù cho nhiều người khinh thị chúng con. Cha đến đây và cha nhìn nhận chúng con, cũng như Đức Mẹ Guadalupe đã làm với thánh Juan Dieguito thuở xưa. Cha mang lấy chúng con và văn hóa chúng con trong lòng, với những niềm vui nỗi buồn, với những bất công mà chúng con đã chịu … Dù cha sống rất xa, ở Roma, nhưng chúng con thấy cha rất gần. Xin cha tiếp tục truyền niềm vui Tin mừng cho chúng con133.

Sự nhạy bén này sẽ gợi ý và hướng dẫn những đổi thay trí não và con tim hướng tới cuộc trở lại liên lỉ với Chúa và với tha nhân, nhất là khi bản thân gặp phải những thương tổn bất công, bằng việc “cho qua đi và để Chúa lo liệu” vì Ngài thay đổi công việc chứ không thay đổi ý định. Đặt Chúa vào giữa thì mọi sự sẽ đến cùng nhau, với cái nhìn tích cực nhìn thấy khía cạnh tốt của những gì xảy đến, với lòng cảm thông rằng Chúa có kế hoạch của Ngài, có lẽ tha nhân không muốn thế, nhưng Chúa bắt phải làm như vậy, biết ơn Chúa về điều tốt nhất Chúa định làm và biết ơn tha nhân về nỗi đau gây nên nhờ đó mà ta được biến đổi và lớn lên, chẳng khác chi biết ơn người cho quà và biết ơn người chuyển quà134.

Luật của sự sống và sinh trưởng là thay đổi, và mỗi chặng đường sinh trưởng của con người đều được ghi dấu bằng những thay đổi quyết định, từ lúc được sinh ra cho đến lúc chết đi, trải qua tích cực cũng như tiêu cực. Chúa luôn đổi mới lời mời gọi của Ngài, xuyên qua Phúc Âm, các dấu chỉ thời đại, các biến cố thăng trầm của cuộc sống mỗi ngày, thì chúng ta theo Chúa cũng phải đổi mới sự đáp trả của mình sao cho tương xứng. Mọi việc Chúa Kitô làm đều mang dấu ấn của thay đổi, thay đổi từ cũ sang mới, từ điều được trông đợi đến điều bất ngờ: Ngài ngồi ăn với người tội lỗi, nói chuyện với người đàn bà Samaria, vượt quá luật ngày Sabát, yêu thương kẻ thù, và hy sinh mạng sống vì người khác. Mọi hành động ấy đều là những thay đổi. Qua những thay đổi ấy, Hội Thánh được sinh ra, và hôm nay cũng qua những thay đổi như thế mà Hội Thánh tồn tại, tiếp tục sống và hoạt động cho phần rỗi nhân loại. Trong chiều hướng này, anh em linh mục chúng ta được mời gọi trở thành những con người phục vụ khiêm tốn trong bất cứ cái gì, bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào, và bất cứ thế nào mà dân chúng cần đến và Giáo Hội sai chúng ta đi.





tải về 496.52 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương