Kinh dịch đẠo trời và việc ngưỜI



tải về 4.66 Mb.
trang18/31
Chuyển đổi dữ liệu12.05.2018
Kích4.66 Mb.
#38154
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   31

Thoán từ 
頤: 貞吉. 觀頤, 自求口實. 
Di : Trinh cát. Quan di, tự cầu khẩu thực. 
Dịch: Nuôi: hễ đúng chính đạo thì tốt. Xem cách nuôi người và tự nuôi mình. 
Giảng: Nuôi tinh thần hay thể chất, cũng phải hợp chính đạo thì mới tốt. Xem cách nuôi người và tự nuôi mình thì biết tốt hay xấu. 
Thoán truyện suy rộng ra: Trời đất khéo nuôi vạn vật mà vạn vật sinh sôi nảy nở về mọi mặt; thánh nhân dùng những người hiền giúp mình trong việc nuôi dân chúng; cái đạo nuôi nấng lớn như vậy đó. 
Đại tượng truyện đưa thêm một ý nữa: theo cái tượng của quẻ, thì dưới núi có tiếng sấm, dương khí bắt đầu phát mà vạn vật trong núi được phát triển như vậy là trời đất nuôi vật. Người quân tử tự nuôi mình thì phải cẩn thận về lời nói để nuôi cái đức, và tiết độ về ăn uống để nuôi thân thể (Quân tử dĩ thận ngôn ngữ, tiết ẩm thực). Là vì đời, “họa tòng khẩu xuât, bệnh tòng khẩu nhập” Phải giữ gìn nhất cái miệng. 
Hào từ 
初九: 舍爾靈龜, 觀我朵頤, 凶. 
Sơ cửu: Xã nhỉ linh qui, quan ngã đóa di, hung. 
Dịch: hào 1, dương: chú bỏ con rùa thiêng (tượng trưng phần tinh thần quí báu) của chú đi mà cứ ngó ta, tới xệ mép xuống, xấu. 
Giảng: Chúng ta nên để ý: nội quái là Chấn, có nghĩa là động, cho nên cả ba hào đều diễn cái ý mình đi cầu cạnh người . 
Hào 1 này dương cương, khôn lanh, nhưng ứng với hào 4 âm, có thế lực ở trên hăm hở theo âm đến nỗi bỏ thiên lí, thèm thuồng cầu ăn ở người khác (hào 4) để nuôi xác thịt, mà quên phần tinh thần của mình (nó quí như con rùa thiêng chỉ sống bằng khí trờii) như vậy rất xâu. Hai chữ “đóa di”, thòng mép xuống, cực tả sự bỉ ổi của bọn người chỉ ham ăn, nói rộng ra là bọn bị tư dục mê hoặc đến mất cả liêm sỉ. 
2. 
六二: 顛頤, 拂經, 于丘 頤, 征凶. 
Lục nhị: điên di, phất kinh, vu khâu di, chinh hung . 
Dịch: Hào 2, âm: Đảo lộn cách nuôi mình, trái với lẽ thường, cầu sự nuôi dưỡng ở gò cao, tiến lên thì xấu. 
Giảng: Hào này âm nhu, không tự sức nuôi mình được, nên phải cầu ăn với hai hào dương 1 và 6. nhưng hào 1 ở dưới mình, như vậy là người trên xin ăn người dưới, đảo lộn rồi, trái lẽ thường (kinh) rồi; còn như cầu ăn ở hào trên cùng (ví như cái gò cao), tì hào này không ứng với 2, 2 sẽ bị từ chối, bị khinh mà mắc nhục. 
Nên để ý: theo thường lệ, hào 2 này đắc trung, chính thì tốt mà đây lại xấu, vì ý nghĩa của quẻ nuôi dưỡng, mà hào này lại không đủ sức tự dưỡng được. 
3. 
六三: 拂頤, 貞凶.十年勿用无攸利. 
Lục tam: Phật di, trinh hung. Thập niên vật dụng vô du lợi. 
Dịch: Hào 3 âm: Cách nuôi trái hẳn với chính đạo, xấu. Mười năm (có nghĩa là tới cùng) cũng không tốt được không làm nên gì. 
Giảng: hào này âm nhu, bất trung, bất chính, lại hay động (vi ở trên cùng nội quái Chấn) không chịu ngồi yên, thấy đâu có ăn là đâm đầu vào. Rất xấu – Về hai chữ “thập niên” chúng ta đã giảng ở hào cuối cùng của quẻ Phục. 
4. 
六四: 顛頤, 吉.虎視眈眈, 其欲逐逐, 无咎. 
Lục tứ: điên di, cát. Hổ thị đam đam, kì dục trục trục, vô cữu. 
Dịch: Hào 4, âm: Đảo lộn cách nuôi mà tốt. Mắt hổ nhìn đăm đăm, lòng ham muốn day dứt không ngớt, không có lỗi. 
Giảng: Hào này âm nhu đắc chính, ở vào địa vị cao, được hào 5 chí tôn tương đắc với mình (cùng là âm cả) lại thêm có hào 1 dương ứng với mình, như vậy là người trên biết trọng đạo nghĩa, biết hạ mình cầu người dưới (hào 1) nuôi mình; tuy là điên đảo, trái lẽ thường đấy, nhưng vì là người tốt (đắc chính), cầu 1 giúp mình để mình lập nên sự nghiệp san sẽ giúp đỡ dân chúng, cho nên vẫn là tốt. 
Nhưng phải chuyên nhất, không gián đoạn (như mắt hổ nhìn đăm đăm, ham muốn không ngớt), cứ tiếp tục cầu 1 giúp hoài thì mới có kết quả, không có lỗi. 
Cầu nuôi ở hào này là cầu nuôi về tinh thần, chứ không phải về thể xác. 
5. 
六五: 拂經, 居貞, 吉.不可涉大川. 
Lục ngũ: Phật kinh, cư trinh, cát. Bất khả thiệp đại xuyên. 
Dịch: Hào 5, âm: Trái lẽ thường, bền chí giữ đạo chính thì tốt. Không thể vượt sông lớn được. 
Giảng: Hào này như một vị nguyên thủ, có trách nhiệm nuôi người, nhưng vì âm nhu, kém tài, nên phải nhờ người (tức hào trên cùng) nuôi mình (giúp đỡ mình); tuy là trái lẽ thường, nhưng cứ bền chí, giữ đạo chính thì tốt; vì nhờ người khác giúp đỡ để mình làm trọn nhiệm vụ nuôi dân. 
Tuy nhiên, vì tài kém (âm nhu), làm việc lớn gian hiểm không nổi, nên Hào từ khuyên: không thể qua sông lớn được. 
Cầu nuôi ở hào này cũng là cầu nuôi về tinh thần. 
6. 
上九: 由頤, 厲吉, 利涉大川. 
Thượng cửu: do di, lệ cát. Lợi thiệp đại xuyên. 
Dịch: Hào trên cùng, dương. Thiên hạ nhờ mình mà được nuôi, trách nhiệm mình lớn như vậy, mình phải thường lo lắng, sợ hãi thì được tốt. Qua sông lớn được. 
Giảng: Hào này dương cương mà ở trên cùng, như bậc làm thầy cho vị nguyên thủ, vị nguyên thủ nhờ mình mà nuôi được thiên hạ, thì cũng như chính mình nuôi thiên hạ. Trách nhiệm lớn như vậy nên mình phải thường lo lắng, sợ hãi, rất thận trọng thì mới được tốt lành, mà thiên hạ được phúc lớn (lời Tiểu tượng truyện). 
Hào này dương cương có tài, không như hào 5, cho nên làm được việc lớn gian hiểm. 

*

Tóm lại ba hào cuối đều có nghĩa là nuôi về tinh thần, giúp đỡ dân chúng nên đều được “cát” hết. Ba hào đầu có nghĩa là nhờ người nuôi thể xác của mình, cho nên đều xấu .


TRỞ LẠI BIỂU ĐỒ

28. QUẺ TRẠCH PHONG ĐẠI QUÁ


Trên là Đoài (chằm) dưới là Tốn (gió)

Tự quái truyện giảng rất mù mờ, “Di là nuôi, không nuôi thì không thể động (bất dưỡng tức bất động) (?) cho nên sau quẻ Di đến quẻ Đại quá (lớn quá) “Phan Bội Châu giảng: “Có nuôi rồi sau mới có việc lớn quá” 


Chúng tôi nghĩ có thể giảng: Có bồi dưỡng tài đức thì sau mới làm được việc lớn quá (rất lớn), phi thường. 
Chữ “đại quá” có hai cách hiểu: Phần dương trong quẻ tới 4 (phần âm chỉ có hai) mà dương có nghĩa là lớn (âm là nhỏ); vậy đại quá có nghĩa là phần dương nhiều quá; - nghĩa nữa là (đạo đức công nghiệp) lớn quá. 

*

Thoán từ 


大過: 棟撓, 利有攸往, 亨. 
Đại quá: đống nạo, lợi hữu du vãng, hanh. 
Dịch: (Phần dương ) nhiều quá (phần âm ít quá) như cái cột yếu, cong xuống (chống không nổi). Trên di thì lợi, được hanh thông. 
Giảng: Nhìn hình của quẻ, bốn hào dương ở giữa, 2 hào âm hai đầu, như cây cột, khúc giữa lớn quá, ngọn và chân nhỏ quá, chống không nổi, phải cong đi. 
Tuy vậy, hai hào dương 2 và 5 đều đắc trung, thế là cương mà vẫn trung; lại thêm quẻ Tốn ở dưới có nghĩa là thuận, quẻ Đoài ở trên có nghĩa là hòa, vui, thế là hòa thuận, vui vẻ làm việc, cho nên bảo là tiến đi (hành động) thì được hanh thông. 
Đại tượng truyện bàn rộng: Đoài là chằm ở trên, Tốn là cây ở dưới, có nghĩa nước lớn quá, ngập cây. Người quân tử trong quẻ này phải có đức độ, hành vi hơn người, cứ việc gì hợp đạo thì làm, dù một mình đứng riêng, trái với thiên hạ, cũng không sợ (độc lập bất cụ); nếu là việc không hợp đạo thì không thèm làm, dù phải trốn đời, cũng không buồn (độn thế vô muộn). 
Hào từ: 
1. 
初六: 藉用白茅, 无咎. 
Sơ lục: Tạ dụng bạch mao, vô cữu. 
Dịch: Hào 1, âm: Lót (vật gì) bằng cây cỏ mao trắng, không có lỗi. 
Theo Hệ tự thượng truyện Chương VIII, Khổng tử bàn về quẻ này: “Nếu đặt vật gì xuống đất cũng được rồi mà lại còn dùng cỏ mao trắng để lót thì còn sợ gì đổ bể nữa? Như vậy là rất cẩn thận”. 
2. 
九二: 枯楊生稊, 老夫得其女妻, 无不利. 
Cửu nhị: Khô dương sinh đề, lão phu đắc kì nữ thê, vô bất lợi. 
Dịch: Hào 2, dương : cây dương khô đâm rễ mới, đàn ông già cưới được vợ trẻ, không gì là không lợi. 
Giảng: Dương cương mà ở vị âm (hào 2), như vậy là cương mà có chút nhu, lại đắc trung. Nó thân cận với hào 1 âm, thế là cương nhu tương tế, bớt cứng đi, như cây khô mà đâm rễ mới, rồi cành là sẽ tươi tốt. Có thể ví với một người già cưới được vợ trẻ. . . 
3. 
九三: 棟橈, 凶. 
Cửu tam: Đống nạo, hung. 
Dịch: Hào ba, dương: cái cột cong xuống, xấu. 
Giảng: Hào 3 dương ở vị dương, thế là quá cương, định làm công việc lớn quá (thời Đại quá), quá cương thì cong xuống, gẫy, việc sẽ hỏng. 
Chúng ta để ý: Thoán từ nói về nghĩa toàn quẻ , nên dùng hai chữ “đống nạo” mà vẫn khen là tốt (lí do đã giảng ở trên). Còn Hào từ xét riêng ý nghĩa hào 3, chê là xấu, vì hào này quá cương, mặc dầu ứng với hào trên cùng (âm nhu), cũng không chịu để hào đó giúp mình. 
4. 
九四: 棟隆, 吉.有它, 吝. 
Cửu tứ: Đống long, cát. Hữu tha, lận. 
Dịch: Hào 4, dương : như cây cột lớn, vững , tốt. Nếu có ý nghĩa gì khác thì hối tiếc. 
Giảng: cũng là hào dương nhưng ở vị âm (4), vừa cương vừa nhu, như cái cột lớn vững đỡ nổi nhà. Ý nói làm được việc lớn, không lo thất bại. 
Nó lại ứng hợp với hào 1 âm, tiểu nhân ở dưới, như vậy e nó quá nhu chăng, cho nên Hào từ khuyên: chớ quyến luyến quá với 1, có ý nghĩ khác, mà đáng xấu đấy. 
5. 
九五: 枯楊生華, 老婦得其士夫, 无咎, 无譽. 
Cửu ngũ: Khô dương sinh hoa, lão phụ đắc kì sĩ phu, vô cữu, vô dự. 
Dịch: Hào 5, dương : Cây dương khô ra hoa, bà già có chồng trai tráng, không chê cũng không khen. 
Giảng: Hào 5, dương cương, trung chính. Ở ngôi chí tôn, đáng lẽ làm được việc rất lớn, nhưng ở thời đại quá, thì quá cương, quá cương mà ở gần hào trên cùng, âm ở âm vị, là một người quá nhu, không giúp nhau được việc gì, cũng như cây dương đã khô mà ra hoa cuối mùa, sắp tiều tụy đến nơi rồi. Không khác gì bà già mà có chồng trai tráng, chẳng mong gì sinh đẻ nữa. 
Hào này khác với hào 2 ở chỗ hào 2 vừa cương vừa nhu, nên tốt, ví với cây dương khô đâm rễ mới; hào 5 thì quá cương, xấu, ví với cây dương khô, không dâm rễ mà ra hoa, nhựa sắp kiệt rồi. 
6. 
上六: 過涉, 滅頂, 凶, 无咎. 
Thượng lục: quá thiệp, diệt đính, hung, vô cữu. 
Dịch : Hào trên cùng, âm. Lội qua chỗ nước sâu, nước ngập đầu, xấu: nhưng không có lỗi. 
Giảng: Bản chất âm nhu, tài hèn mà ở vào cuối thời Đại quá muốn làm việc lớn thì rất nguy thân, như người lội chỗ nước sâu lút đầu. Nhưng làm công việc nguy hiểm đó để cứu đời, cho nên không gọi là có lỗi được. Hào này trỏ hạng người “sát thân di thành nhân” (tự hi sinh để làm nên điều nhân), đáng phục chớ không chê được. 
Tên quẻ là Đại quá (lớn quá), mà Hào từ lại ghét những người quá cương, (hào 3, 5) quá nhu như hào trên cùng tuy không có lỗi, nhưng cũng cho là xấu. Vây Kinh Dịch có ý trọng đức trung (vừa cương vừa nhu) hơn cả.
TRỞ LẠI BIỂU ĐỒ

29. QUẺ THUẦN KHẢM


Trên và dưới đều là Khảm (nước)

Lẽ trời không thể quá (cực đoan) được mãi, hễ quá thì sẽ phải sụp vào chỗ hiểm. Vậy sau quẻ Đại quá, tới quẻ Thuần khảm. Khảm có nghĩa là sụp, là hiểm. 



*

Thoán từ : 


習坎: 有孚, 維心亨, 行有尚. 
Tập Khảm: Hữu phu, duy tâm hanh, hành hữu thượng. 
Dịch: Hai lớp khảm (hai lớp hiểm), có đức tin, chỉ trong lòng là hanh thông, tiến đi (hành động) thì được trọng mà có công. 
Giảng: Tập Khảm có nghĩa là trùng khảm, hai lần Khảm. Nhìn hình quẻ Khảm ta thấy một hào dương bị hãm vào giữa hai hào âm, cho nên Khảm có nghĩa là hãm, là hiểm. 
Ta lại thấy ở giữa đặc (nét liền), ngoài rỗng (nét đứt), trái với quẻ Ly ☲ giữa rỗng trên dưới đặc, như cái miệng lò; chỗ rỗng đó là chỗ không khí vô để đốt cháy than, củi, cho nên Ly là lửa. Khảm trái với Ly, chỗ nào trống thì nước chảy vào; Ly là lửa thì Khảm là nước. Nguy hiểm không gì bằng nước sâu, không cẩn thận thì sụp xuống, chết đuối, nên bảo nước là hiểm. 
Xét theo ý nghĩa thì hào dương ở giữa, dương là thực, thành tín, vì vậy bảo là Khảm có đức tin, chí thành (hữu phu) ở trong lòng, nhờ vậy mà hanh thông. Gặp thời hiểm , có lòng chí thành thì không bị tai nạn, hành động thì được trọng mà còn có công nữa. 
Thoán truyện giảng thêm: Nước chảy hoài mà không bao giờ ứ lại (lưu nhi bất doanh) chỗ hiểm trở nào cũng tới, cho nên bảo là có đức tin. 
Lòng được hanh thông vì hai hào giữa (hào 2 và 5), đã cương mà đắc trung. 
Trời có tượng hiểm (vì không lên trời được) ; đất có tượng hiểm, tức núi sông. Các bậc vương công theo tượng trời và đất mà đặt ra những cái hiểm (tức đào hào, xây thành, đạt ra hình pháp) để giữ đất đai và sự trật tự trong xã hội. Cái công dụng của hiểm nếu hợp thời thì cực lớn. 
Đại tượng truyện khuyên nên theo cái đức chảy hoài không ngừng của nước mà giữ bền đức hạnh mà tu tĩnh không ngày nào quên. 
Hào từ: 
初六: 習坎, 入于坎窞, 凶. 
Sơ lục: Tập khảm, nhập vu khảm năm ( có người đọc là đạm, hạm, lăm), hung. 
Dịch: Hào 1, âm: Hai lần hiểm, sụp vào hố sâu, xấu. 
Giảng: hào 1 đã âm nhu, lại ở dưới cùng quẻ Thuần Khảm hai lần hiểm, nên rất xấu. 
2. 
九二: 坎有險, 求小得. 
Cửu nhị: khảm hữu hiểm, cầu tiểu đắc. 
Dịch: Hào 2, dương : ở chỗ nước (hiểm) lại có hiểm, mong làm được việc nhỏ thôi. 
Giảng: Hào này dương cương, đắc trung, có tài trí, nhưng ở giữa thời trùng hiểm, trên dưới bị hai hào âm nhu bao vây, chưa thóat được; cho nên chỉ mong làm đựơc việc nhỏ thôi. 
Hào 4 quẻ Dư (số 6) cũng là dương ở vị âm; cũng bị hai hào âm bao vây, còn kém hào 2 quẻ Khảm vì không đắc trung,vậy mà Hào từ cho là “đại hữu đắc” (thành côn lớn); còn hào 2 quẻ Khảm này chỉ cầu được “tiểu đắc” thôi; chỉ vì thời khác; thời quẻ Dự là thời vui vẻ, hanh thông, thời quẻ Khảm là thời gian nan, nguy hiểm. 
3. 
六三: 來之坎坎, 險且枕, 入于坎窞, 勿用. 
Lục tam : Lai chi khảm khảm, hiểm thả chẩm, nhập vu khảm năm, vật dụng. 
Dịch: Hào 3, âm : tới lui (chử chi ở đây nghĩa là đi) đều bị hãm, trước mặt là hiểm mà sau lưng lại kê (dựa) vào hiểm, chỉ càng sụp vào chỗ sâu hơn thôi, chớ dùng (người ở hoàn cảnh hào 3 này, không được việc gì đâu). 
Giảng: Hào này âm nhu, bất trung, bất chính, ở trên cùng quẻ nội khảm, mà tiến lên thì gặp ngoại khảm, trước mặt là khảm, sau lưng là khảm, toàn là hiểm cả, cho nên chỉ sụp vào chỗ sâu hơn thôi. 
4. 
六四: 樽酒簋, 貳 用缶, 納約自牖, 終无咎. 
Lục tứ: Tôn tửu quĩ, nhị dụng phẫu, nạp ước tự dũ, chung vô cữu. 
Dịch: Hào 4, âm: Như thể chỉ dâng một chén rượu, một quĩ thức ăn, thêm một cái vò dựng vài thức khác nữa (không cần nhiều, hễ chí thành là được); (có thể tùy cơ ứng biến) dứt khế ước qua cửa sổ (chứ không đưa qua cửa chính), như vậy không có lỗi. 
Giảng: Lời hào này gọn quá, khó hiểu. Phan Bội Châu giảng như sau: tôn là chén rượu, quĩ là đồ đựng thức ăn; nhị là thứ nhì, phó (trái với chánh) là thêm sao, phẫu là cái vò. Tôn tữu quí, nhị dụng phẫu nghĩa là rượu chỉ một chén, thức ăn chỉ một quĩ, các thức khác thêm vào chỉ dùng một cái vò cũng đủ. Ý nói không cần nhiều, miễn lòng chí thành là được. “Nạp ước tự dũ” Nghĩa là khế ước (để làm tin) đáng lẽ phải nộp qua cửa lớn, nhưng lại dứt qua cửa sổ (dũ), như vậy là không chính đại quang minh, nhưng gặp thờ ihiểm, khó khăn, có thể “bất đắc dĩ nhi dụng quyền” (quyền này không phải là quyền hành, mà là quyền biến: tùy cơ ứng biến), miễn là giữ được lòng chí thành. 
Hào này như một vị đại thần, nhưng âm nhu, vô tài, không cứu đời ra khỏi cảnh hiểm được; cũng may mà đắc chính, chí thành, cứ giữ đức chí thành đó mà đối với vua, với việc nước, nếu lại có chút cơ trí, biết tòng quyền , thì rốt cuộc không có lỗi. 
5. 
九五: 坎不盈, 祗既平, 无咎. 
Cửu ngũ: Khảm bất doanh, chỉ kì bình, vô cữu. 
Dịch : Hào 5, âm: Nước (hiểm) chưa đầy, nhưng đến lúc nước đầy rồi, lặng rồi, thì sẽ khỏi hiểm, không có lỗi. 
Giảng: Hào này dương cương, có tài, đắc trung, đắc chính, ở ngôi chí tôn, mới trải qua già nữa thời Khảm, hiểm chưa hết, nước còn dâng lên nữa, đến khi nào nước đầy rồi mới bình lại, mà dắt dân ra khỏi hiểm được. Chữ Kì ở đây nghĩa là bệnh, tức hiểm nạn, trỏ chữ khảm. 
6. 
上六: 係用黴纆, 寘于叢棘, 三歲不得, 凶. 
Thượng lục: Hệ dụng huy mặc, trí vu từng cức, tam tuế bất đắc, hung. 
Dịch: Hào trên cùng, âm: đã trói bằng dây thừng to, lại đặt vào bụi gai, ba năm không được ra , xấu. 
Giảng: Hào này âm nhu, ở trên cùng quẻ Khảm, chỗ cực kì hiểm, đã không có tài ra khỏi cảnh hiểm, lại không biết hối mà sửa mình, nên bị họa rất nặng. 

*


Quẻ này là cái tượng quân tử bị tiểu nhân bao vây, chỉ có hai hào là tạm tốt (hào 2 và 5), còn các hào khác đều xấu. Lời khuyên quan trọng nhất gặp thời hiểm, phải giữ lòng chí thành, và biết tòng quyền. 


TRỞ LẠI BIỂU ĐỒ

30. QUẺ THUẦN LY


Trên dưới đều là Ly (lửa) 


Каталог: 2014
2014 -> -
2014 -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
2014 -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
2014 -> CÔng ty cổ phần autiva (autiva. Jsc)
2014 -> CÙng với mẹ maria chúng ta về BÊn thánh thể with mary, we come before the eucharist cấp II thiếU – camp leader level II search
2014 -> Part d. Writing 0 points)
2014 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
2014 -> Mẫu số 01. Đơn xin giao đất/cho thuê đất/cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
2014 -> Biểu số: 22a/btp/cn-tn
2014 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 4.66 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương