Khoa lưu trữ HỌc và quản trị VĂn phòng báo cáo tổng hợP


 Trách nhiệm của Bộ phận văn phòng



tải về 2.45 Mb.
Chế độ xem pdf
trang20/43
Chuyển đổi dữ liệu07.05.2024
Kích2.45 Mb.
#57510
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   43
tailieunhanh bao cao nghien cuu khoa hoc doan duc dinh dinh lang 2753
tailieuxanh qtvp 6792
1.5.2 Trách nhiệm của Bộ phận văn phòng 
Bộ phận văn phòng có trách nhiệm xuyên suốt trong hoạt động xây dựng 
quy chuẩn trong hoạt động văn phòng. Từ tham mưu cho người đứng đầu và hỗ 
trợ trực tiếp trong quá trình xây dựng các quy chuẩn cho cơ quan, khảo sát, xây 
dựng tiêu chí, lấy ý kiến đóng góp, chỉnh sửa, hoàn thiện để trình người đứng đầu. 
Sau đó văn phòng có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn,kiểm tra, đánh giá việc 
thực hiện trong thực tế. 
1.5.3. Trách nhiệm của người thực hiện 
Để thực hiện tốt công tác văn phòng thì vai trò của công nhân, viên chức, 
người lao động trong cơ quan là vô cùng quan trọng. Người lao động trong cơ 
quan có trách nhiệm tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định, quy chế, 


21 
quy trình đã được cơ quan thống nhất và ban hành. Nếu không tuân thủ hoặc 
chống chế thì sẽ rất dễ dẫn đến các hoạt động trong văn phòng bị gián đoạn. 
1.6. Tiêu chí đánh giá kết quả chuẩn hóa hoạt động văn phòng 
Theo từ điển Tiếng Việt, tiêu chí là “chất, dấu hiệu làm căn cứ để nhận biết, 
xếp loại một sự vật, một khái niệm”. Tiêu chí là cơ sở đánh giá một vật, hiện 
tượng, công việc. Trong bài khóa luận này, tác giả sử dụng khái niệm tiêu chí ở 
nghĩa đánh giá xếp loại kết quả của công tác chuẩn hóa hoạt động của văn phòng. 
Dựa vào khái niệm của tiêu chí ta có thể thấy các tiêu chí đánh giá có vai 
trò hết sức quan trọng. Tiêu chí là cơ sở đánh gía các sự, vật, sự việc, hiện tượng, 
kết quả. Trong khóa luận này, tiêu chí giúp đánh giá khách quan, đạt hoặc không 
đạt, tốt hoặc chưa tốt, về công tác chuẩn hóa văn phòng tại cơ quan. 
Để có đánh giá cụ thể về kết quả chuẩn hóa hoạt động văn phòng, tác giả 
đã dựa vào Giáo trình Lý luận Quản trị văn phòng của PGS.TS Vũ Thị Phụng và 
các nghiên cứu có liên quan đến đề tài để đưa ra các tiêu chí phù hợp nhất giúp 
việc đánh giá công tác chuẩn hóa hoạt động văn phòng tại cơ quan trở nên khách 
quan, chuyên nghiệp. Đánh giá kết quả chuẩn hóa hoạt động văn phòng bao gồm 
5 tiêu chí, mỗi tiêu chí được xác định 20 điểm, tổng điểm của 5 tiêu chí là 100 
điểm. Tại mỗi tiêu chí cụ thể đều có các yêu cầu và minh chứng đi kèm ( các văn 
bản thực hiện, các văn bản có liên quan), các tiêu chí đã thực hiện và có đầy đủ 
minh chứng sẽ được điểm tối đa, tiêu chí nào có minh chứng có thực hiện nhưng 
không đầy đủ sẽ được ¾ số điểm ,tiêu chí nào đã thực hiện nhưng không có minh 
chứng sẽ được một nửa điểm, và các tiêu chí chưa thực hiện được sẽ không được 
điểm. Cụ thể các tiêu chí được đưa ra như sau: 
Tiêu chí 1: Nhận thức của lãnh đạo trong cơ quan về công tác chuẩn hóa 
hoạt động văn phòng 
[10;221] 
 
Chuẩn hóa hoạt động văn phòng phải đi từ những người lãnh đạo, đối với 
sự hiểu biết, quan tâm của lãnh đạo tới các công tác trong văn phòng là vô cùng 
quan trọng, nhất là đối với công tác chuẩn hóa. Nhận thức của người lãnh đạo 
đúng đắn, chặt chẽ về vấn đề chuẩn hóa sẽ giúp cho công việc đi vào nề nếp, thống 
nhất, các vấn đề được giải quyết một cách nhanh chóng khi có mâu thuẫn, tránh 
xảy ra xung đột các cá nhân trong cơ quan. Nhận thấy nhận thức của lãnh đạo là 
yếu tố quan trọng và tiên quyết nên tác giả đã đưa vào làm tiêu chí số 1, tiêu chí 


22 
gồm 04 yêu cầu cụ thể mỗi yêu cầu được 05 điểm với tổng số điểm là 20, cụ thể 
là: 

tải về 2.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương