Khoa kinh tế BÁo cáo tài chính tậP ĐOÀn vingroup họ và tên thành viên nhóm 7



tải về 80.58 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu09.03.2024
Kích80.58 Kb.
#56765
1   2   3
Nhóm 7 C4 TCDN1 23.24.HK2 (1)

Môn: Tài chính doanh nghiệp 1
HK2.NH 2023-2024
Lớp: KITE.TT.12 (C4)
Nhóm 7

STT

Họ và tên sinh viên

MSSV

Đánh giá của nhóm

1

Đinh Thị Thanh Tâm

2223402011074

100%

2

Huỳnh Hải Huyền

2223402010047

100%

3

Kiều Ngọc Thanh Thủy

2223402010207

100%

4

Phạm Nhật Anh

2223402010961

100%

5

Nguyễn Yến Nhi

2223402010856

90%

6

Đỗ Thị Diễm Trinh

2223402011108

0%

Nhóm trưởng


(Ký tên & ghi rõ họ tên)

Đinh Thị Thanh Tâm


GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN VINGROUP


Tập đoàn Vingroup - Công ty Cổ Phần (với mã cổ phiếu là: VIC) là một tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực tại Việt Nam, doanh nghiệp có vị trí hàng đầu tại thị trường châu Á. Tập đoàn Vingroup có tiền thân là tập đoàn Technocom ra đời tại Ukraina [1]. Năm 2000, khi bắt đầu kinh doanh tại thị trường Việt Nam doanh nghiệp đã tập trung đầu tư cho hai lĩnh vực là du lịch và bất động sản với hai thương hiệu mang tên là Vinpearl và Vincom. Tháng 1 năm 2012, tập đoàn Vingroup chính thức hoạt động với sự sát nhập của công ty CP Vincom và Công ty CP Vinpearl. Sau khi chính thức hoạt động dưới tên tập đoàn Vingroup, doanh nghiệp đã không ngừng phát triển, hoàn thiện tốt hơn nhằm đem đến cho thị trường những sản phẩm chất lượng cao và luôn trở thành người đi đầu cho bất cứ lĩnh vực nào mà doanh nghiệp tham gia.
Những lĩnh vực kinh doanh mà tập đoàn Vingroup đầu tư phát triển như: Vincom - Bất động sản; Vinhomes - Bất động sản nhà ở, biệt thự, văn phòng cho thuê; Vinmec - Dịch vụ y tế; Vinpearl - Dịch vụ, du lịch, giải trí, vui chơi; Vinmart - Bán lẻ; Vinschool hay còn gọi VinUni- Giáo dục; VinFast – Sản xuất ô tô, xe máy (VinFast là một trong các thương hiệu được tập đoàn Vingroup đẩy mạnh phát triển);...[2]
Năm 2023 vừa qua, Vingroup đã có rất nhiều đóng góp to lớn cho thị trường Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực công nghệ 4.0 sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường, với sự ra đời của các dòng xe điện từ xe máy đến xe ô tô, không chỉ tạo nên doanh thu to lớn từ kinh doanh, mà Vinfast đã tạo nên một bước bước ngoặc lớn trong thị trường cả trong và ngoài nước khi ra mắt người tiêu dùng dòng xe điện do chính Việt Nam sản xuất. Với những dự định trong tương lai có thể thấy doanh nghiệp vẫn đang không ngừng cố gắng phát triển, với hi vọng đem đến cho thị trường những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất, đem thương hiệu Việt cạnh tranh với thế giới, để người tiêu dùng Việt Nam có thể an tâm, hài lòng với những trải nghiệm khi nghĩ đến tập đoàn Vingroup.

CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN VINGROUP



  1. Tỷ số thanh toán hiện hành

Tỷ số thanh toán hiện hành =
(Năm 2020) = => Khả năng thanh toán hiện hành kém
(Năm 2021) = => Khả năng thanh toán hiện hành tốt
(Năm 2022) = => Khả năng thanh toán hiện hành kém
Ta thấy được tỷ số thanh toán hiện hành của Vingorup vào năm 2020 từ 0.98 tăng lên 1.1 chứng tỏ vào năm 2021 khả năng thanh toán nợ của công ty an toàn. Nhưng đến năm 2022 tỷ số thanh toán bị sụt giảm còn 0.95 cho thấy khả năng thanh toán nợ của công ty còn kém.
Nhìn vào tài sản lưu động của các năm 2020, 2021, 2022, ta thấy năm 2020 công ty Vingroup có tài sản lưu động là 166.013 tỷ sang năm 2021 tài sản lưu động của công ty giảm 2.79% chỉ còn 161.374 tỷ . Tuy nhiên, sang năm 2022 tài sản lưu động tăng thêm 75.44% đạt mức 283.116 tỷ.
Trong khi đó, vào năm 2020 nợ ngắn hạn của công ty là 169.222 tỷ, năm 2021 giảm 13.45% với số nợ còn 146.445 tỷ, năm 2022 nợ tăng mạnh thêm 103.77% đạt mức cao nhất 298.441 tỷ.
Từ biến động tăng, giảm của tài sản lưu động và nợ ngắn hạn. Ta thấy trong khoảng 2020 – 2021 thì tài sản lưu động giảm 2.79% đồng thời nợ cũng giảm 13.45% vì vậy khả năng thanh toán hiện hành tăng lên mức ổn định. Và trong 2021 – 2022 tài sản lưu động tăng thêm 75.44% đồng thời nợ ngắn hạn tăng 103.77%, như vậy khả năng thanh toán hiện hành của công ty Vingroup đang ở mức ổn định trở thành khả năng thanh toán hiện hành kém.
Dựa vào phân tích trên, ta thấy tỷ số thanh toán ngắn hạn năm 2020 và năm 2022 của công ty đều nhỏ hơn 1. Vì hình thức công ty là kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau và cơ cấu nợ ngắn hạn của công ty là khá lớn. Công ty cần chú ý đến khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Năm 2022, tỷ số thanh toán ngắn hạn giảm, có thể rằng trong năm công ty chưa quản lý tốt được nguồn tài chính và số vốn vay ngắn hạn. Bên cạnh các yếu tố đáng chú ý, ta cũng có thể thấy được vị trí của công ty và uy tín trên thị trường, mặc dù tỷ số thanh toán hiện hành giảm nhưng các chủ nợ sẵn sàng cho công ty vay. Vì thế chứng tỏ rằng công ty đủ khả năng thanh toán khoản nợ ngắn hạn này.

  1. Tỷ số thanh toán nhanh

Tỷ số thanh toán nhanh =
(Năm 2020) =
(Năm 2021) =
(Năm 2022) =
Năm 2020, tài sản lưu động là 166.013 tỷ, hàng tồn kho là 62.495 tỷ động. Sang năm 2021, tài sản lưu động giảm 2.79% chỉ còn 161.374 tỷ và hàng tồn kho giảm 19.31% còn 50.425 tỷ. Đến năm 2022, tài sản lưu động tăng thêm 75.44% đạt mức 283.116 tỷ đồng thời hàng tồn kho cũng tăng 95.81% là 98.587 tỷ
Trong khi đó, vào năm 2020 nợ ngắn hạn của công ty là 169.222 tỷ, năm 2021 giảm 13.45% với số nợ còn 146.445 tỷ, năm 2022 nợ tăng mạnh thêm 103.77% đạt mức cao nhất 298.441 tỷ.
Từ biến động tăng, giảm của tài sản lưu động, hàng tồn kho và nợ ngắn hạn. Ta thấy năm 2020 - năm 20210 tài sản lưu động giảm 2.79%, hàng tồn kho giảm 19.31% đồng thời nợ ngắn hạn cũng giảm 13.45% vì thên nên tỷ số thanh toán nhanh tăng từ 0.61 lên 0.76. Và trong khoảng 2021- 2022, tài sản lưu động tăng thêm 75.44%, hàng tồn kho tăng 95.81% và nợ tăng mạnh 103.77% vậy nên tỷ số thanh toán nhanh giảm từ 0.76 xuống còn 0.62.
Dựa trên phân tích trên, ta thấy cả 3 năm tỷ số thanh toán nhanh của công ty Vingroup tương đối ổn định. Năm 2020 - 2021 tỷ số thanh toán nhanh tăng, chứng tỏ công ty có thể thanh khoản nợ ngắn hạn trong thời gian ngắn. Năm 2021 - 2022 tỷ số thanh toán nhanh có xu hướng giảm, điều đó cho thấy rủi ro thanh toán của công ty gia tăng.

  1. Vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu =
(Năm 2020) =
(Năm 2021)= vòng
(Năm 2022)= vòng
Doanh thu thuần năm 2020 là 110.490 tỷ, năm 2021 doanh thu thuần tăng thêm 13.75% đạt mức 1252.687 tỷ, và năm 2022 doanh thu thuần giảm xuống 19.01% chỉ còn 101.793 tỷ.
Vào năm 2020, công ty Vingroup có các khoản phải thu trung bình là 58.133 tỷ, sang năm 2021 các khoản phải thu trung bình tăng thêm 7.15% đạt mức 62.291 tỷ. Đến năm 2022, tăng thêm 59.27%, các khoản phải thu trung bình đạt 99.209 tỷ.
Từ biến động tăng, giảm của doanh thu thuần và các khoản phải thu trung bình của công ty, ta thấy rằng khoảng 2020 - 2021 thì doanh thu thuần tăng thêm 13.75% và các khoản phải thu trung bình tăng thêm 7.15% vì thế vòng quay các khoản phải thu tăng từ 1.9 vòng đến 2.02. vòng. Và trong khoảng 2021 - 2022 doanh thu thuần giảm 19.01% trong khi đó các khoản phải thu trung bình tăng thêm 59.27%, vậy nên vòng quay các khoản phải thu giảm từ 2.02 xuống còn 1.03.
Dựa trên các phân tích trên ta thấy, năm 2020 vòng quay đang giữ mức ổn định. Đến năm 2021 vòng quay các khoản phải thu tăng lên 2.02 vòng, tức là công ty đang thu tiền nhanh hơn, các khoản phải thu dễ dàng luân chuyển thành tiền, tính thanh khoản của các khoản phải thu tốt hơn và đồng thời thời gian thu tiền sẽ được rút ngắn lại. Nhưng vào năm 2022, vòng quay các khoản phải thu giảm xuống chỉ còn 1.03 vòng, như vậy việc thu tiền của công ty đang khó khăn, các khoản phải thu khó chuyển đổi thành tiền, tính thanh khoản của các khoản phải thu giảm xuống và thời gian thu tiền kéo dài ra.

  1. Tỷ số kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân =
(Năm 2020) =
(Năm 2021) =
(Năm 2022) =
Năm 2020, công ty Vingroup có các khoản phải thu trung bình là 58.133 tỷ, sang năm 2021 các khoản phải thu trung bình tăng thêm 7.15% đạt mức 62.291 tỷ. Đến năm 2022, tăng thêm 59.27%, các khoản phải thu trung bình đạt 99.209 tỷ.
Ta thấy doanh thu thuần bình quân 1 ngày có sự biến đổi qua từng năm. Năm 2020, doanh thu bình quân 1 ngày là 303 triệu, năm 2021 doanh thu bình quân 1 ngày tăng thêm 13.75% đạt mức 344 triệu 1 ngày, và năm 2022 doanh thu bình quân 1 ngày giảm xuống 19.01% chỉ còn 279 triệu.
Từ biến động tăng, giảm của doanh thu bình quân 1 ngày và các khoản phải thu trung bình của công ty, ta thấy rằng khoảng 2020 - 2021 thì các khoản phải thu trung bình tăng thêm 7.15% và doanh thu bình quân 1 ngày tăng thêm 13.75% vì thế kỳ thu tiền bình quân giảm từ 192.04 còn 180.90 . Và trong khoảng 2021 - 2022 các khoản phải thu trung bình tăng thêm 59.27% mà doanh thu thuần giảm 19.01% vậy nên vòng quay các khoản phải thu tăng từ 180.90 lên 355.73
Dựa vào phân tích trên, căn cứ vào số vòng quay của các khoản phải thu tỷ lệ nghịch với kỳ thu tiền bình quân. Tức là, trong năm 2020, công ty phải mất khoảng 192 ngày để thu hồi công nợ, năm 2021 số ngày thu hồi công nợ giảm xuống còn 181 ngày. Đây là tín hiệu tốt trong việc thu hồi nợ của công ty. Theo chính sách bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty và loại hình công ty đang kinh doanh thì đây là điều tốt. Công ty còn có chính sách nhận trước của khách hàng vì vậy đây được xem là khoản chiếm dụng vốn và điều kiện tốt để công ty thực hiện chính sách kinh doanh của mình. Nhựng đến năm 2022, kỳ thu tiền bình quân của công ty tăng mạnh lên thành 356 ngày, tức là bình quân gần 1 năm mới có thể thu hồi được nợ. Nguyên nhân có thể do Vingroup đang nới lỏng chính sách tín dụng để thu hút khách hàng hoặc do công ty đang gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ từ khách hàng. Vậy nên Vingroup cần quản lý chặt chẽ chính sách tín dụng và tăng cường thu hồi nợ.

  1. Vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho =
(Năm 2020) =
(Năm 2021) =
(Năm 2022) =
Trong năm 2020, 1 đồng tài sản cố định của công ty Vingroup tạo ra được 0,94 đồng doanh thu thuần. Sang năm 2021, 1 đồng tài sản cố định của doanh nghiệp tạo ra 0,98 đồng doanh thu thuần. Đến năm 2022, 1 đồng tài sản cố định sẽ tạo ra được 0.81 đồng doanh thu thuần. Ta thấy được hiệu suất sử dụng tài sản cố định của Vingroup vào năm 2020 từ 0,94 tăng lên 0,98. Đến năm 2022 hiệu suất sử dụng tài sản cố định lại giảm đi còn 0,81.
Nhìn vào doanh thu thuần từ năm 2021 so với 2020 ta thấy được năm 2020 công ty Vingroup có doanh thu thuần là 110.490 tỷ sang năm 2021 doanh thu thuần của công ty tăng nhẹ 13,75% lên 125.688 tỷ. Sang năm 2022, lại giảm đi 19% còn 101.793 tỷ.
Trong khi đó, vào năm 2020 công ty Vingroup có tài sản cố định trung bình năm là 116.954 tỷ, sang năm 2021 thì lượng tài sản cố định trung bình của công ty tăng thêm 9.588% đạt 128.167 tỷ . Và đến năm 2022 tài sản cố định trung bình giảm đi 2.3% xuống còn 125.219 tỷ..
Từ diễn biến động tăng, giảm của doanh thu thuần và tài sản cố định trung bình của công ty, ta thấy rằng trong từ năm 2021 so với 2020 thì doanh thu thuần tăng thêm 13,75% mà tài sản cố định trung bình chỉ tăng thêm 9.588% vì thế hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng từ 0,94 lên 0,98. Và đến năm 2022 doanh thu thuần giảm mạnh 19% mà tài sản cố định giảm đi 2.3% vì thế hiệu suất sử dụng tài sản cố định giảm còn 0,81.
Công ty Vingroup đã sử dụng rất tối ưu tài sản cố định và hiệu suất sử dụng tài sản cố định đang dần tốt lên, năm sau cao hơn năm trước.

  1. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =
(Năm 2020) =
(Năm 2021) =
(Năm 2022) =
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định là một chỉ số cho biết cứ một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh sản xuất thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần hoặc làm ra được bao nhiêu giá trị sản lượng.
Trong năm 2020, 1 đồng tài sản cố định của công ty Vingroup tạo ra được 0,94 đồng doanh thu thuần. Sang năm 2021, 1 đồng tài sản cố định của doanh nghiệp tạo ra 0,98 đồng doanh thu thuần. Đến năm 2022, 1 đồng tài sản cố định sẽ tạo ra được 0.81 đồng doanh thu thuần. Ta thấy được hiệu suất sử dụng tài sản cố định của Vingroup vào năm 2020 từ 0,94 tăng lên 0,98. Đến năm 2022 hiệu suất sử dụng tài sản cố định lại giảm đi còn 0,81.
Nhìn vào doanh thu thuần từ năm 2021 so với 2020 ta thấy được năm 2020 công ty Vingroup có doanh thu thuần là 110.490 tỷ sang năm 2021 doanh thu thuần của công ty tăng nhẹ 13,75% lên 125.688 tỷ. Sang năm 2022, lại giảm đi 19% còn 101.793 tỷ.
Trong khi đó, vào năm 2020 công ty Vingroup có tài sản cố định trung bình năm là 116.954 tỷ, sang năm 2021 thì lượng tài sản cố định trung bình của công ty tăng thêm 9.588% đạt 128.167 tỷ. Và đến năm 2022 tài sản cố định trung bình giảm đi 2.3% xuống còn 125.219 tỷ..
Từ diễn biến động tăng, giảm của doanh thu thuần và tài sản cố định trung bình của công ty, ta thấy rằng trong từ năm 2021 so với 2020 thì doanh thu thuần tăng thêm 13,75% mà tài sản cố định trung bình chỉ tăng thêm 9.588% vì thế hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng từ 0,94 lên 0,98. Và đến năm 2022 doanh thu thuần giảm mạnh 19% mà tài sản cố định giảm đi 2.3% vì thế hiệu suất sử dụng tài sản cố định giảm còn 0,81.
Công ty Vingroup đã sử dụng rất tối ưu tài sản cố định và hiệu suất sử dụng tài sản cố định đang dần tốt lên, năm sau cao hơn năm trước.

  1. Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản

Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản =
(Năm 2020) =
(Năm 2021)=
(Năm 2022)=
Năm 2020, cứ 1 đồng tài sản thu về 0,27 đồng doanh thu thuần, sang năm 2021 1 đồng tài sản thì thu về 0,3 đồng doanh thu. Đến năm 2022, 1 đồng tài sản thu về lên đến 0,2 đồng doanh thu thuần. Dựa vào số liệu cho thấy, năm 2021 so với 2020 thì hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản có xu hướng tăng nhẹ từ 0,27 lên 0,3. Chứng tỏ vào năm 2021 Vingroup đã sử dụng toàn bộ tài sản một cách có hiệu quả.Tuy nhiên đến năm 2022 lại giảm đi 33.33% so với năm 2021 chạm đáy 0,2 đồng doanh thu. Như vậy công ty đã không khai thác toàn bộ tài sản của mình một cách tối ưu.
Nhìn vào doanh thu thuần từ năm 2021 so với 2020 ta thấy được doanh thu thuần của công ty Vingroup tăng nhẹ 13,75% từ 100.490 tỷ lên tới 125.688 tỷ. Sang năm 2022, lại giảm đi 19% còn 101.793 tỷ.
Năm 2021 so với 2020, toàn bộ tài sản trung bình năm của công ty Vingroup tăng nhẹ thêm 2,98% ( từ 413.122 tỷ lên 425.444 tỷ), trong khi doanh thu thuần từ năm 2021 so với 2020 tăng 13,75%. Vì thế hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp tăng nhẹ từ 0,27 lên 0,3.
Đến năm 2022 hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản giảm từ 0,3 xuống còn 0,2 chủ yếu là do toàn bộ tài sản tăng thêm 18,2%( từ 425.444 lên 502.895)so với năm ngoái mà doanh thu thuần năm 2022 lại giảm đi 19%. Ta thấy công ty vẫn chưa phát huy được tối đa công suất hoặc chưa đầu tư đúng mức cho toàn bộ tài sản của mình.

  1. Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần

Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần =
(Năm 2020) =
(Năm 2021) =
(Năm 2022)=
Trong năm 2020, 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0,86 đồng doanh thu thuần, năm 2021 giảm nhẹ xuống còn 0,85 đồng doanh thu thuần. Sang năm 2022, 1 đồng vốn chủ sở hữu thu về 0,69 đồng doanh thu thuần giảm đi 18.92% so với năm 2021.
Nhìn vào dữ liệu ta thấy được năm 2020 công ty Vingroup có doanh thu thuần là 110.490 tỷ sang năm 2021 doanh thu thuần của công ty tăng nhẹ 13,75% lên 125.688 tỷ. Sang năm 2022, lại giảm đi 19% còn 101.793 tỷ.Vốn cổ phần trung bình 2021 so với 2020 tăng thêm 15,2% (128.220 tỷ lên 147.712 tỷ). Đến năm 2022 chỉ tăng 1% (từ 147.712 tỷ lên 147.613 tỷ) không đáng kể.
Ta thấy, năm 2021 so với năm 2020 hiệu suất sử dụng vốn cổ phần giảm nhẹ không đáng kể từ 0,86 xuống 0,85 là do doanh thu thuần tăng nhẹ 13,75% và vốn cổ phần trung bình tăng thêm 15,2%. Sang năm 2022 hiệu suất sử dụng vốn cổ phần giảm từ ,85 xuống 0,69 nguyên nhân là do doanh thu thuần giảm đi 19% trong khi vốn cổ phần trung bình tăng 1%. Doanh nghiệp sử dụng vốn cổ phần kém hiệu quả, không mang lại lợi nhuận cao cho cổ đông. Điều này cũng làm khả năng thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp giảm và giá cổ phiếu của doanh nghiệp giảm theo.

  1. Tỷ số nợ

Tỷ số nợ =
(Năm 2020) =
(Năm 2021) =
(Năm 2022) =
Năm 2020, tỉ số nợ của công ty Vingroup là 0,68. Sang năm 2021 giảm xuống còn 0,63. Đến năm 2022 tỉ số nợ lại tăng lên đạt mức 0,77 có sự thay đổi không đáng kể. Ta thấy được vào năm 2022 thì % tổng tài sản được tài trợ bằng nợ vay là cao nhất trong 3 năm công ty hoạt động.
Từ những dữ liệu ta thấy được tổng nợ 2021 so với 2020 giảm đi 6,22% (286.651 tỷ xuống 268.812 tỷ). Đến năm 2022 lại tăng mạnh 64,33% đạt mức 441.751 tỷ.
Trong năm 2020, công ty Vingroup có tổng tài sản là 422.503 tỷ, sang năm 2021 thì tổng tài sản là 428.384 tỷ tăng nhẹ thêm 1,39%. Đến năm 2022 tăng mạnh thêm 34,79% tổng tài sản lên tới 577407 tỷ.
Từ biến động tăng giảm của tổng nợ và tổng tài sản của công ty Vingroup, ta thấy rằng 2021 so với 2020 thì tổng nợ giảm 6,22% còn tổng tài sản lại tăng 1,39%. Vì thế tỉ số nợ trong khoảng thời gian này giảm còn 0.63. Sang năm 2022 tổng nợ tăng 64,33% cao hơn gần gấp 2 lần so với tổng tài sản (34,79%), vì thế đã làm cho tỉ số nợ tăng lên 0.77.
Từ dữ liệu vào năm 2021, cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu hoặc các nguồn vốn khác để tài trợ cho hoạt động kinh doanh thay vì vay nợ nhiều hơn so với năm 2020. Doanh nghiệp đang thận trọng hơn trong việc sử dụng nợ vay, giảm thiểu rủi ro tài chính. Tuy nhiên Vingroup vào năm 2022 tăng sử dụng nợ vay để chi trả cho hoạt động tài chính, đầu tư vào các dự án mới hoặc trả các khoản nợ cũ lại tăng lên. Vì thế có thể doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, dẫn đến doanh thu giảm, lợi nhuận giảm, từ đó phải vay nợ để duy trì hoạt động. Điều này thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp đang xấu đi và có rủi ro tài chính cao.

  1. Tỷ số nợ trên vốn cổ phần

Tỷ số nợ trên vốn cổ phần =
(Năm 2020) =
(Năm 2021) =
(Năm 2022) =
Trong năm 2020 tổng nợ của công ty Vingroup gấp 2,11 lần vốn cổ phần. Sang năm 2021 tỷ số giảm giúp chỉ còn 1,68 lần vốn cổ phần. Đến năm 2022, tổng nợ tăng mạnh, gấp 3,26 lần vốn cổ phần ( tăng 94% so với năm 2021).Tỷ số nợ trên vốn cổ phần của Tập đoànVingroup năm 2021 giảm 20,14% so với năm 2020 ( từ 2,11 xuống 1,68). Đến năm 2022 thì tăng gấp đôi so với năm 2021 đạt mức 3,26. Nguyên nhân tỉ số nợ trên vốn cổ phần năm 2021 so với 2020 giảm đi 20,17% là do tổng nợ giảm đi 6,22% trong khi vốn chủ sở hữu tăng thêm 17,56%. Sang năm 2022 trong khi vốn chủ sở hữu giảm đi 15% thì tổng nợ lại tăng mạnh lên 63,44% vì thế tỷ số nợ trên vốn cổ phần tăng thêm 93,2%.
Ta thấy được trong 3 năm từ 2021-2022, % tổng vốn chủ sở hữu được tài trợ bằng nợ vay năm 2021 là thấp nhất và năm 2022 là cao nhất. Với chỉ số nợ tăng đều trong 3 năm đã thể hiện doanh nghiệp đang có nhu cầu vốn lớn và đang sử dụng nợ vay để đáp ứng nhu cầu đó. Vingroup có thể đang gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, dẫn đến doanh thu giảm, lợi nhuận giảm, từ đó phải vay nợ để duy trì hoạt động. Tình hình tài chính của Vingroup đang có thể xấu đi và có rủi ro tài chính cao. Tuy nhiên có thể doanh nghiệp có đang sử dụng đòn bẩy tài chính để tăng lợi nhuận. Khi sử dụng đòn bẩy tài chính, doanh nghiệp sẽ vay nợ để đầu tư vào các dự án có tỷ suất sinh lời cao hơn chi phí vay nợ. Sẽ giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận, nhưng cũng làm tăng rủi ro tài chính.

  1. Tổng tài sản trên vốn cổ phần

Tổng tài sản trên vốn cổ phần =
(Năm 2020) =
(Năm 2021) =
(Năm 2022) =
Ta thấy được tổng tài sản trên vốn cổ phần của Vingorup vào năm 2020 từ 3,11 chứng tỏ tổng tài sản năm 2020 gấp 3 lần vốn cổ phần và sang năm 2021 giảm xuống 2,68 tức là tổng tài sản chỉ gấp 2,68 lần vốn cổ phần. Nhưng đến năm 2022 tổng tài sản trên vốn cổ phần tăng mạnh lên 4,26 gần như gấp đôi năm 2021 đều này cho thấy tổng tài sản gấp hơn 4 lần so với vốn cổ phần.
Tổng tài sản của công ty Vingroup năm 2021 so với 2020 tăng nhẹ từ 422.503 tỷ, lên 428.384 tỷ (tăng 1,39%). Đến năm 2022 thì tổng tài sản tăng mạnh lên tới 577.407 tỷ (tăng thêm 34,79%). Năm 2021 so với năm 2022 vốn cổ phần tăng thêm 17,56% từ 135.852 tỷ lên 159.571 tỷ, đến năm 2022, thì lại giảm đi 15% so với năm 2021 (159.571 tỷ xuống 135.655 tỷ).
Từ những số liệu ta thấy rằng tổng tài sản trên vốn cổ phần năm 2021 so với năm 2020 của công ty Vingroup giảm là do tổng tài sản chỉ tăng 1,39% không đáng kể so với vốn cổ phần tăng tận 17,56%. Đến năm 2022 do tổng tài sản tăng mạnh lên 34,79% mà vốn cổ phần lại giảm đi 15% nên tổng tài sản trên vốn cổ phần năm 2022 giảm so với 2021.
12. Khả năng thanh toán lãi vay
Khả năng thanh toán lãi vay =
(Năm 2020) =
(Năm 2021) =
(Năm 2022) =
Khả năng thanh toán lãi vay của Vingorup vào năm 2020 từ 2.22 giảm xuống 1.31 chứng tỏ vào năm 2021 khả năng thanh toán lãi vay của công ty kém. Năm 2022 khả năng thanh toán lãi vay đã có sự khởi sắc trở lại tăng lên 2.17 gần gấp đôi so với năm 2021 cho thấy khả năng thanh toán lãi vay của công ty đã tốt lên.
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay năm 2021 so với 2020 giảm đi 47% từ 25.344 tỷ xuống còn 13.435 tỷ. Đến năm 2022 lại tăng lên 76% (từ 13.435 tỷ lên 23.699 tỷ).
Xem dữ liệu ta thấy được lãi vay có biến động tăng giảm không đáng kể, vào năm 2020 là 11.402 tỷ sang năm 2021 giảm nhẹ 9.7% còn 10.288 tỷ. Đến năm 2022 lại tăng nhẹ thêm 6% lên 10.944 tỷ. Nguyên nhân khả năng thanh toán lãi vay năm 2021 so với năm 2020 giảm từ 2,22 còn 1,31 là do lợi nhuận trước thuế và lãi vay giảm mạnh tới 47% trong khi lãi vay chỉ giảm có 9,7%. Sang năm 2022 so với 2021 khả năng thanh toán lãi vay của Vingroup lại tăng từ 1,31 lên 2,17, chủ yếu là do lợi nhuận trước thuế tăng 76% mà lãi vay chỉ tăng nhẹ 6%.
Từ những phân tích trên ta thấy được năm 2021 khả năng thanh toán lãi vay kém, công ty không có đủ nguồn tiền để trả lãi vay và có nguy cơ tài chính cao so với năm 2020. Đến năm 2022 lại tăng lên điều này chứng tỏ Vingroup có khả năng đáp ứng nghĩa vụ tài chính của mình, giảm thiểu rủi ro tài chính, có thể trả lãi vay đầy đủ và đúng hạn, đảm bảo lợi nhuận cho công ty.
13. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu =
(Năm 2020) =
(Năm 2021) =
(Năm 2022) =
Năm 2020, 1 đồng doanh thu thuần của công ty Vingroup tạo ra được 0,05 đồng lợi nhuận, sang năm 2021 giảm xuống còn -0,02 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên sang năm lại tăng mạnh lên 0.09 đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận sau thuế của công ty Vingroup năm 2020 là 5.464 tỷ sang năm 2021 lại lỗ 2.513 tỷ (giảm 146% so với năm 2020). Đến năm 2022, lợi nhuận sau thuế tăng mạnh thêm 449% từ lỗ 2.513 tỷ đến lời 8.782 tỷ.
Từ năm 2020 ta thấy được doanh thu thuần của Vingroup là 110.490 tỷ, đến năm 2021 lên 125.688 tỷ, tăng nhẹ 13,75%. Tuy nhiên doanh thu thuần năm 2022 so với năm 2021 lại giảm còn 101.793 tỷ (giảm đi 19%). Ta thấy được lợi nhuận sau thuế giảm 146% trong khi doanh thu thuần chỉ tăng nhẹ 13,75% vì thế tỷ xuất sinh lợi trên doanh thu giảm từ 0,05 xuống -0,02. Tuy nhiên sang năm 2022 do lợi nhuận sau thuế tăng 449% mà doanh thu thuần chỉ tăng 19% nên tỷ suất sinh lợi trên doanh thu lại tăng mạnh từ -0,02 lên 0,09.
Năm 2021 so với năm 2020 tỷ suất sinh lợi trên doanh thu giảm thể hiện công ty Vingroup đã chưa sử dụng doanh thu thuần một cách hiệu quả so với 2020, gặp khó khăn trong việc quản lý chi phí, dẫn đến lợi nhuận bị ảnh hưởng. Đến năm 2022, tỷ suất sinh lợi trên doanh thu tăng chứng tỏ công ty đã sử dụng doanh thu thuần tối ưu, đảm bảo kiểm soát tốt chi phí, chính việc kiểm soát sử dụng chi phí có hiệu quả đã tạo ra lợi nhuận nhiều hơn.
14. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản – Doanh lợi tài sản (ROA)
ROA =
ROA (Năm 2020) =
ROA (Năm 2021) =
ROA (Năm 2022) =
Năm 2020, 1 đồng vốn đầu tư của công ty Vingroup tạo ra được 0,013 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên đến năm 2021, 1 đồng vốn đầu tư lại lỗ 0,006 đồng, sang năm 2022 tăng mạnh vượt bậc lên 0,017 đồng lợi nhuận (tăng 383%).
Năm 2021 so với 2020, toàn bộ tài sản trung bình năm của công ty Vingroup tăng tăng nhẹ từ từ 413.122 tỷ lên 425.444 tỷ (tăng thêm 2,98%). Đến năm 2022, Toàn bộ tài sản trung bình năm tăng thêm 18,2%( từ 425.444 lên 502.895)so với năm ngoái.
Theo dữ liệu ta thấy được năm 2021 so với 2020 lợi nhuận sau thuế giảm 146% trong khi toàn bộ tài sản trung bình năm của Vingroup chỉ tăng 2.98% không đáng kể điều này làm cho ROA giảm mạnh từ 0,013 xuống -0,006. Từ năm 2022 so với năm 2021 thì lợi nhuận sau thuế tăng mạnh vượt trội lên 449% mà toàn bộ tài sản trung bình chỉ tăng 18,2% là lí do khiến cho ROA tăng từ -0,006 lên 0,017.
Năm 2021 so với 2020, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản giảm đến mức âm điều này đã thể hiện rằng tài sản của Vingroup đang được sử dụng không hiệu quả, đang lỗ và không tạo ra đủ lợi nhuận để trang trải cho các chi phí hoạt động và tài chính, có rùi ro tài chính cao. Sang năm 2022, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản tăng mạnh đều này cho thấy công ty đã sử dụng tài sản hiệu quả, kiểm soát chi phí tốt hơn, tạo ra nhiều lợi nhuận, thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn so với năm 2021.
15. Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần – Tỷ lệ hoàn vốn cổ phần (ROE)
ROE =
ROE (Năm 2020) =
ROE (Năm 2021) =
ROE (Năm 2022) =
Vào năm 2020, 1 đồng vốn cổ phần giúp công ty Vingroup thu được 0,042 đồng lợi nhuận. Nhưng sang năm 2021 lại giảm mạnh 140% xuống còn -0,017 đồng lợi nhuận. Chứng tỏ Vingroup đã không sử dụng hiệu quả vốn cổ phần của mình. Đến năm 2022, 1 đồng vốn cổ phần tạo ra 0,059 đồng lợi nhuận (tăng 447% so với năm ngoái). Công ty đã tận dụng tối ưu vốn của mình tạo ra nhiều lơi nhuận.
Vốn cổ phần trung bình 2021 so với 2020 tăng thêm 15,2% (128.220 tỷ lên 147.712 tỷ). Đến năm 2022 chỉ tăng 1% (từ 147.712 tỷ lên 147.613 tỷ) không đáng kể.
Vào năm 2020 lợi nhuận sau thuế của công ty Vingroup là 5.464 tỷ sang năm 2021 lại giảm đi 146% lỗ 2.513 tỷ. Đến năm 2022, lợi nhuận sau thuế tăng mạnh từ lỗ 2.513 tỷ đến lời 8.782 tỷ (tăng thêm 449% so với năm trước).
Từ những số liệu tính được ta thấy 2020 – 2021 lợi nhuận sau thuế giảm 146% trong khi vốn cổ phần trung bình tăng thêm 15,2% vì thế tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần giảm mạnh từ 0,042 xuống -0,017. Đến năm 2022, lại tăng từ -0,017 lên 0,059 nguyên nhân chính là do lợi nhuận sau thuế tăng 449% mà vốn cổ phần chỉ tăng 1%.
Từ những phân tích trên năm 2021 so với 2020 tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần giảm mạnh đến mức âm thể hiện công ty Vingroup đang được sử dụng không hiệu quả, vốn cổ phần, không tạo ra đủ lợi nhuận để chi trả cho các chi phí hoạt động của công ty. Từ năm 2022 so với 2021, tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần tăng, điều này thể hiện doanh nghiệp đang hoạt động ổn định và sử dụng vốn cổ phần hiệu quả, tối ưu hơn. Công ty Vingroup đã kiểm soát chi phí tốt để lợi nhuận tăng cao hơn so với năm trước.
16. Thu nhập mỗi cổ phần
EPS =
EPS (2020) =
EPS (2021) =
EPS (2022) =
Dựa vào số liệu tính được, ta thấy được chỉ số EPS năm 2021 so với năm 2020 có xu hướng giảm mạnh, từ 1.658 xuống tận âm 658 (giảm lên đến 414,15%). Sự suy giảm này cho thấy được khả năng sinh lời của Vingroup trong giai đoạn này rất kém. Công ty đang gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh do chính trong thời điểm này, dịch Covid bùng mạnh làm ảnh hưởng đến việc buôn bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ nên lợi nhuận thu về không nhiều, thậm chí là lỗ. Bên cạnh đó hạn chế về nguồn tiền đầu tư từ các đối tác, doanh nghiệp khác do dịch bệnh cũng góp phần vào sự suy giảm này. Sang năm 2022, con số đã có sự tiến bộ một cách chóng mặt (tăng 423,2%) so với năm ngoái. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận năm 2022 tăng cao, từ lỗ lên lãi gần 8.4 nghìn tỷ đồng. Điều này cho thấy năm 2022, Vingroup đã có sự tăng trưởng tốt, khả năng sinh lời cao hơn. Chính vì thế nó cũng thúc đẩy giá cổ phiếu của VIC tăng mạnh vào năm này và thu hút được sự chú ý từ các nhà đầu tư.
17. P/E
PE =
PE (2020) = 65.26
PE (2021) = - 138.83
PE (2022) = 24.3
Năm 2020, để thu lại 1 đồng lợi nhuận từ 1 cổ phiếu thì cần bỏ ra 65.26 đồng để sở hữu được cổ phiếu đó. Sang năm 2021, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng khá nặng nề khiến công ty lỗ khá lớn và không thu được lợi nhuận. Năm 2022, để thu lại 1 đồng lợi nhuận từ 1 cổ phiếu thì cần bỏ ra 65.26 đồng để sở hữu được cổ phiếu đó. Qua tính toán trong giai đoạn 2020-2022, lợi nhuận thu được từ cổ phiếu VIC khá rủi ro và có biến động mạnh mẽ. Vì vậy, việc đưa ra quyết định đầu tư nên cân nhắc thêm ở các tỷ số khác cũng như giai đoạn tăng trưởng của VIC.
18. DUPONT

tải về 80.58 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương