Khi chết không mang theo ðƯỢc gì ÐOÀn văn thông o0o Nguồn



tải về 0.54 Mb.
trang5/19
Chuyển đổi dữ liệu01.06.2018
Kích0.54 Mb.
#39196
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

SỨC MẠNH CỦA NGHIỆP LỰC


Nhà nghiên cứu Nguyễn Gia Cát khi tìm hiểu về Thần Thức và Năng lực bảo vệ đã có những ghi nhận như sau:
Khi con người trút hơi thở cuối cùng thì cơ thể vẫn còn có một nơi tập trung hơi nóng ấm, đó là Thần Thức.
Thần Thức là tất cả những hành động của quá khứ tập trung lại tạo nên một sức mạnh vô hình, mầu nhiệm chuyển dẫn người chết lại đầu thai vào xác thân khác để chịu Quả Báo. Sức mạnh đó là sức mạnh của Nghiệp lực. Cái mà nhiều người gọi là Hồn thật ra là Thần Thức chớ không gì khác.
Thần thức lưu giữ tất cả mọi cá tính, bản năng, hành động, hoàn cảnh... của người đã chết đầy đủ, không thiếu sót (Chính vì lẽ đó mà không ai có thể che dấu những gì mình đã làm, vì Thần thức đã giữ bản sao của đời người đó từng chi tiết rồi) Vì thế cho nên dù người đó đã qua đời, thân xác đã tan rửa nhưng vẫn còn phần quan trọng là Thần thức là bản sao chép về đời người đó vẫn còn và tạo ra một năng lực gọi là Nghiệp lực. Nghiệp lực ấy sẽ chuyển dần người chết đầu thai vào một thân xác mới khác để chịu quả báo.

---o0o---


THẦN THỨC THOÁT KHỎI THÂN XÁC TỪ VỊ TRÍ NÀO?


Trong dân gian ta thường nghe nói: người chết thì Hồn ra khỏi xác. Chữ Hồn ấy chính là Thần Thức. Khi một người chết đi thì trong một thời gian nào đó mặt dầu người đó đã chết nhưng vẫn còn hiểu biết và sự hiểu biết ấy còn linh diệu hơn khi người đó còn sống. Âý là do sự hiện hữu và hoạt động của Thần Thức. Nhưng Thần Thức cũng sẽ rời khỏi xác thân sau một thời gian.
Thần Thức sẽ thoát ra hỏi thân xác người chết ở những vị trí khác nhau tùy vào Nghiệp lực.
Nếu nghiệp lực nặng nề thì Thần thức sẽ thoát ra từ phần dưới của cơ thể người chết như từ bàn chân từ bụng hay đầu gối.
Nếu Nghiệp lực thanh cao tốt lành thì Thần thức sẽ thoát ra từ trán, mặt hay ngực.
Nhiều tài liệu Kinh điển cổ xưa cho hay rằng có thể quan sát sắc thái, tình trạng, cảm giác thể hiện nên gương mặt của người sắp chết mà suy đoán vị trí thoát ra của Thần Thức như sau:
Khi thấy gương mặt người chết nhăn nhó, mặt xám đen, quằn quại thì biết ngay là Thần Thức thoát ra từ bàn chân.
Nếu người sắp chết đòi ăn, đòi uống, tiếc nuối, than vãn, khổ sở, đau đớn thì Thần Thức chuyển từ bụng xuống đầu gối và thoát đi.
Nếu người chết bình tỉnh, sáng suốt, dặn dò người thân mọi điều và giả từ ra đi hay từ từ nhắm mất trong an bình tự tại thì Thần Thức sẽ thoát ra từ ngực hay trán hoặc mặt.

---o0o---


NGHIỆP CÓ NHIỀU LOẠI

Nếu phân chia theo chi tiết thì có rất nhiều loại Nghiệp khác nhau. Tuy nhiên để hiểu khái quát, chúng ta chỉ nên nhớ mấy loại Nghiệp chính sau đây:


1) Nghiệp hiện tại: Tạo ác và bị quả báo ngay trong đời. Ví dụ anh A giết người và mấy năm sau anh ta bị tai nạn qua đời.
2) Nghiệp đời sau: Do tạo nghiệp đời này và đời sau (kiếp sau) mới bị quả báo. Có khi đến mấy kiếp sau mới bị quả báo.
3) Nghiệp bất định: Quả báo đến không nhất định về thời gian có thể mau hay chậm.
4) Nghiệp tích lũy: Nhiều nghiệp quả từ nhiều đời tích tụ lại.
5) Tập quán nghiêp: Nghiệp tạo ra theo tập quán . Ví dụ người làm nghề giết mổ heo gà vịt hành nghề lâu thành lập quán không bỏ.
6) Nghiệp Cận tử: Nghiệp tạo ra vào lúc gần lâm chung. Ví dụ một người lúc gần chết dùng vũ khí giết người vì căm tức hay để trả thù.
---o0o---

NGUYÊN NHÂN HÀNH ÐỘNG PHÁT SINH MỨC ÐỘ NGHIỆP QUẢ


Khi một người làm việc ác cùng với sự hăng say thích thú trong lúc hành động thì quả báo đến với họ gia tăng. Nhưng nếu một người làm điều ác theo lệnh cấp trên, bị bó buộc, bị sai khiến, thúc hối phải làm nhưng trong lòng không muốn, cảm thấy đau khổ xót xa vì biết là mình làm điều ác thì nghiệp quả vẫn tạo ta nhưng không lớn lao như người vừa mô tả trước. Vậy các nguyên nhân giữ vai trò quan trọng trong luật quả báo. Anh A làm điều ác, quả báo phản hồi về hành động ác ấy tùy vào nguyên nhân nào đã khiến anh ta hành động. Nguyên nhân ấy có thể do lòng gian ác hung bạo hận thù hay có thể là do bị bắt buộc nếu không làm thì anh ta phải chịu chết. Như thế nguyên nhân gây hành động tàn ác khác nhau nên hậu quả do quả báo đem lại khác nhau. Khi bàn về sự kiện này có người đã dựa vào lý luận để bào chữa cho hành động sai quấy của mình như người ăn trộm nghĩ rằng: Vì đói vì muốn cho vợ con hạnh phúc nên anh ta phải đi ăn trộm nên theo anh ta thì nguyên nhân ấy chắc sẽ không nhận quả báo quá nặng nề! Nếu lý luận theo cách đó thì rõ ràng anh ta chưa hiểu thế nào là thiện tâm là đạo đức là quả báo. Nếu cứ nghĩ sai lạc như thế thì kẻ giết người cũng sẽ bảo rằng: nếu tôi không giết người đó thì người đó sẽ tố cáo tôi - vì tôi sợ nên tôi phải giết thôi. Lý luận ấy cũng hồ đồ như có một kẻ sát nhân đã bảo: Tôi phải giết người ấy để lấy tiền bạc vì gia đình tôi đang túng thiếu!

Làm việc thiện không phải lớn lao mới tạo phước đức. Đôi khi việc nhỏ mà hành động với Tâm lành thì phước đức lại rất lớn lao. Nhiều người nói ta toàn chuyện phước thiện lớn lao ý nghĩ to lớn nhưng thực tế thì chẳng có gì cả. Đã có biết bao người thường nói: “Cầu cho tôi được trúng số tôi sẽ xây mấy cảnh chùa nhà thờ! Tôi sẽ... Tôi sẽ... “Chuyện trúng số thì biết bao giờ mới trúng, nên chi cứ nói mà không thấy trong khi có người lở đường xin chút tiền mua cơm ăn lại không cho, nghe đồng bào bị bảo lụt đói lạnh không dám bỏ vài đồng đóng góp. Thực tế trước mắt không thực hiện, chỉ thực hiện ở đầu môi chót lưỡi mà thôi. Thế gian có vô số người như thế.


Theo các kinh sách và lời giảng của các bậc tu hành thì trong cuộc đời dù ta làm việc Thiện nhỏ nhoi tới mấy đi nữa thì đó cũng là gieo mầm phúc thiện. Cứ mỗi ngày mỗi giờ mỗi phút ta suy nghĩ những điều tốt lành làm những việc hướng Thiện thì dù nhỏ tới mấy nhưng cứ một ít, một ít dồn chứa tích tụ lại và cuối cùng đời ta cũng sẽ tạo được phước lành nếu không có ngay trong đời này thì cũng sẽ ở đời sau.
Mình muốn được mọi người thương mến mình thì cách hay nhất là mình phải thương mến mọi người hay ít nhất là đừng ghét họ. Vậy cái nguyên nhân tạo nên mối thiện cảm tốt lành chính là Tình thương. Do đó Kinh Phật có câu: “Đem yêu thương xóa bỏ hận thù”.
Theo thuyết luân hồi thì mọi thứ trên thế gian khi có sự gặp gỡ hội tụ liên kết nhau là do ở nhân duyên, nghiệp lực làm phát sinh. Tại sao cô con gái nhà đó lại làm con dâu nhà tôi? Tạo sao ông bà ấy lại là cha mẹ chồng của tôi? Tại sao chúng tôi lại sống cạnh nhau? Phải chăng là do có nghiệp báo luân hồi với nhau? Phải chăng chúng ta có Nợ với nhau? Như vậy, nếu có thì chúng tôi phải sống với nhau như thế nào cho tốt?
Chúa đã dậy rằng:
“Đừng Mắc Nợ ai chi hết,
Chỉ mắc nợ yêu Thương mà thôi!”
Hay
“Ngươi phải yêu kẽ lân cận mình như mình yêu mình vậy.”

Như vậy thì rõ ràng khi người mẹ chồng đối xử tốt với con dâu thì khó mà có người con dâu nào ăn ở không biết điều với cha mẹ chồng. Cũng vậy, một khi người con dâu xem cha mẹ chồng như cha mẹ mình thì khó có người cha mẹ chồng nào lại đem lòng ghét bỏ con dâu. Trong Kinh Thánh có đoạn ghi như sau: “Các ngươi muốn người ta làm cho mình như thế nào thì hãy làm cho người như thế ấy”


Trên đây chỉ là một số tội lỗi thường thấy trong đời sống của con người. Thật ra còn vô số sự kiện mà từ đó phát sinh nghiệp quả chồng chất ngày càng lớn lao như tội lừa dối (lừa dối chồng vợ, con cái, bè bạn người khác hăm dọa như nặc danh hăm dọa bằng lời nói...), xúi giục (xúc người khác làm điều xấu, hại người), chế diểu (cười cợt khi thấy kẻ khác gặp điều không may), ganh ghét (thấy kẻ khác hơn mình thì sanh lòng tức giận), ích kỷ (chỉ muốn tốt lợi cho mình mà không muốn tốt hay lợi cho người), sang đoạt, (lấy nhà cửa của cải người), gạt gẩm, giả mạo, bày mưu tính kế (chuyên làm giấy tờ giả mạo, sản xuất giả mạo - hàng giả, chế thuốc giả mạo, pha chế thức ăn giả mạo bằng những chất có hại cho cơ thể người tiêu dùng, bày mưu tính kế lừa gạt người hay làm hại người..) ..vân vân . Những sự kiện vừa kể đã thường xảy ra từ muôn nơi và muôn thuở. Tuy nhiên những người phạm vào các vấn đề trên hiếm người cảm nhận được rằng mình làm điều sai quấy để rồi ân hận hối lỗi mà bỏ qua. Trái lại rất nhiều người biết việc mình làm sai nhưng vẫn cho là không ác hại gì và cứ thế mà tiếp tục. Hậu quả là ác nghiệp tạo thành ngày càng chồng chất khiến tội lỗi ngày càng nặng nề thêm và dĩ nhiên họ phải nhận lãnh quả báo không may sớm hoặc muộn mà thôi.
Muốn nghiệp báo đừng tạo thêm và giảm thiểu thì nhớ lời dạy của Phật:
Ý nghĩ và hành động tốt lành (Thiện) thì nên nghĩ tới và tiến hành. Nếu việc Thiện đã tiến hành rồi thì nên phát triển việc thiện ấy ngày càng lớn thêm.
Ý nghĩ và hành động xấu xa, tàn ác hung dữ thì nên diệt ngay trong ý nghĩ, không cho phát sinh. Nếu lỡ đã tiến hành thì nên ngừng lại và dứt bỏ không làm nữa.

---o0o---




tải về 0.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương