KỶ niệM 86 NĂm ngày thành lậP ĐẢng cộng sản việt nam


III. NHỮNG THẮNG LỢI VĨ ĐẠI CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG SUỐT 86 NĂM QUA VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM



tải về 223.17 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích223.17 Kb.
#26512
1   2   3

III. NHỮNG THẮNG LỢI VĨ ĐẠI CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG SUỐT 86 NĂM QUA VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1. Những thành tựu vĩ đại:

Từ năm 1930 đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo Nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và giành được những thắng lợi vĩ đại, đó là:



Thứ nhất: Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do.

Thứ hai: Thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế.

Thứ ba: Thắng lợi của công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, tiếp tục đưa đất nước từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội với nhận thức và tư duy mới đúng đắn, phù hợp thực tiễn Việt Nam.

Với những thắng lợi đã giành được trong hơn 86 năm qua, nước ta từ một xứ thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa; Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội; đất nước ta đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới.



2. Những bài học kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam:

Một là, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - ngọn cờ vinh quang mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao lại cho thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Hai là, sự nghiệp cách mạng là của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Chính Nhân dân là người làm nên những thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của Nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với Nhân dân. Quan liêu, tham nhũng, xa rời Nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng.

Ba là, không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Đó là truyền thống quý báu và là nguồn sức mạnh to lớn của cách mạng nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - Thành công, thành công, đại thành công.

Bốn là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế. Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng cần kiên định ý chí độc lập, tự chủ và nêu cao tinh thần hợp tác quốc tế, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ ngoại lực, kết hợp yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại.

Năm là, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Đảng phải nắm vững, vận dụng sáng tạo, góp phần phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng làm giàu trí tuệ, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực tổ chức để đủ sức giải quyết các vấn đề do thực tiễn cách mạng đặt ra. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan. Phải phòng và chống những nguy cơ lớn: sai lầm về đường lối, bệnh quan liêu và sự thoái hoá, biến chất của cán bộ, đảng viên.

3. Một số kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng:

- Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo.

- Giữ vững truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng, tăng cường dân chủ và kỷ luật trong hoạt động của Đảng. Thường xuyên tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và mọi hành động chia rẽ, bè phái.

- Đảng chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, có phẩm chất, năng lực, có sức chiến đấu cao theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; quan tâm bồi dưỡng, đào tạo lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

 

B. ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

I. ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 1930 - 1975

Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định là trung tâm đô thị lớn ở miền Nam, vùng đất có khoảng bốn vạn hộ dân đã khai hoang lập ấp từ bao đời trước. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lý, lập ra Phủ Gia Định, thực chất là để hợp pháp hóa quyền lực hành chính Nhà nước đầu tiên của Chúa Nguyễn đối với vùng đất này. Phủ Gia Định trong đó có Sài Gòn với địa bàn khoảng 50 cây số vuông, dân số thời đó khoảng một vạn người.

          Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định từng là nơi đóng trụ sở của triều đình phong kiến nhà Nguyễn để cai quản các trấn phía Nam, từng là thủ phủ của Toàn quyền Pháp cai trị cả ba nước Đông Dương, từng là nơi phát - xít Nhật đặt đại bản doanh của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, là nơi thực dân Pháp đóng chốt để mở rộng cuộc xâm lược lần thứ hai  trên đất nước ta. Và nơi đây cũng từng là “thủ đô” của cái gọi là “nước Việt Nam Cộng hòa” do đế quốc Mỹ dựng lên trong hơn hai mươi năm trước ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày 02 tháng 7 năm 1976, Quốc hội khóa VI nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra quyết định chính thức đặt tên Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định là thành phố Hồ Chí Minh.         

Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định là nơi quy tụ nhiều thế hệ người Việt Nam. Số đông người đến sinh sống, lập nghiệp là dân lao động, còn lại là trí thức, nhà doanh nghiệp, nhà tu hành, truyền đạo… Họ mang theo nhiều vốn văn hóa, văn hóa của hơn bốn ngàn năm con Lạc cháu Hồng, văn hóa của các dân tộc và các tôn giáo,… tất cả hòa quyện với nhau, phát triển cốt cách, lối sống, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

           Năm 1868, thực dân Pháp cho hải quân đánh vào Đà Nẵng, chiếm đóng bán đảo Sơn Trà, xâm lược nước ta; sau đó, năm 1869 chúng đưa quân vào Nam, điểm đầu tiên chúng nã súng là thành Gia Định. Đương đầu sớm nhất với kẻ thù ở Nam bộ là người dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định. Trừ 29 ngày sau thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, Nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định được làm chủ với chính quyền cách mạng của mình; còn lại chỉ là cuộc sống của người dân nô lệ, bị mất nước, đất nước bị chia cắt và không ổn định vì chiến tranh. Vì vậy, độc lập, thống nhất, hòa bình luôn là khát vọng bức xúc nhất của Nhân dân miền Nam, của người dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định.

          Ở Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định có một sự kiện rất đặc biệt: Người thợ Tôn Đức Thắng xuất thân từ nông dân nhưng vào Sài Gòn học nghề làm thợ máy. Ở xưởng Ba Son, Anh đã lãnh đạo công nhân đấu tranh. Sau đó qua Pháp, năm 1919, Anh là người kéo cờ đỏ lên cột cờ chiến hạm Pháp, kêu gọi binh sĩ Pháp phản đối các nước đế quốc tập trung tấn công hòng tiêu diệt Nhà nước Xô Viết non trẻ. Về nước, Anh lãnh đạo công nhân Ba Son đấu tranh, trì hoãn việc sửa chữa chiếc chiến hạm mà thực dân Pháp sẽ dùng để đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân Trung Quốc ở Quảng Châu.

          Điều đó chứng tỏ rằng sự gắn kết lòng yêu nước của công nhân lao động với cuộc đấu tranh vì lợi ích giai cấp và tinh thần quốc tế vô sản đã xuất hiện rất sớm ở Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định.

          Trong thời kỳ chống giặc Pháp, giặc Mỹ, vùng đô thị, tiêu biểu là Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, cùng với vùng nông thôn và vùng các căn cứ ở rừng núi, là những địa bàn chiến lược rất quan trọng. Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định là nơi đã thể hiện 3 mũi giáp công chiến lược: Đó là phong trào đấu tranh chính trị rộng mạnh liên tục của đông đảo đồng bào các giới, kết hợp với các cuộc tiến công võ trang với những trận đánh như trời giáng của lực lượng biệt động, đặc công, cùng với hoạt động binh vận đã khơi dậy tinh thần yêu nước, tạo nên mặt trận tiến công toàn diện.

          Đảng bộ lãnh đạo Nhân dân Thành phố đấu tranh cách mạng vừa kế thừa, vừa có công đóng góp vào kho tàng văn hóa, lịch sử của Thành phố, của Nhân dân Thành phố.

Đảng bộ Thành phố ra đời đầu năm 1930, nhưng từ năm 1919 giới thanh niên Tây học của Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đã biết và ngưỡng mộ Nguyễn Ái Quốc khi đọc báo “Le Courrier de Saigon”  (Thư tín Sài Gòn) đăng tải bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” và Thư gửi Tổng thống Mỹ đang tham dự Hội nghị Hòa bình Versailles. Năm 1921, công nhân đã biết vị Hội trưởng của tổ chức Công hội bí mật Tôn Đức Thắng. Năm 1923, toàn văn bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản của Mác và Ăng-ghen đã được đăng trên báo La Cloche fêlée (Chuông rè) của Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường. Từ năm 1927, người dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đã đấu tranh với sự lãnh đạo của tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

          Đảng bộ Thành phố thuộc Đảng Cộng sản Đông Dương 20 năm (1930 - 1950); thuộc Đảng Lao động Việt Nam 10 năm (1951 - 1961). Từ lúc Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, Đảng bộ Miền Nam được Trung ương quyết định mang tên là Đảng Nhân dân cách mạng Việt Nam, một tổ chức thành viên của Mặt trận. Hệ thống tổ chức của Đảng bộ Thành phố từ năm 1962 đến tháng 4 năm 1975 là theo Điều lệ của Đảng Nhân dân cách mạng Việt Nam. Tuy có quá trình diễn biến như vậy, nhưng về thực chất thì Đảng bộ Thành phố lúc nào cũng chỉ là một bộ phận của Đảng Cộng sản ở Việt Nam do Bác Hồ sáng lập.

          Đảng bộ Thành phố là một Đảng bộ địa phương, có lúc trực thuộc Trung ương, có lúc trực thuộc Xứ ủy, có lúc trực thuộc Trung ương Cục Miền Nam, có trách nhiệm lãnh đạo ở nội thành và nông thôn ngoại thành. Đặc biệt trong đợt Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968, Thành ủy chuyển thành Ban Cán sự Phân khu 6, phụ trách lực lượng biệt động và phong trào nổi dậy ở nội thành theo sự chỉ đạo của Khu ủy Khu Trọng điểm. Tuy có sự diễn biến như trên, nhưng trọng tâm lịch sử Đảng bộ Thành phố vẫn là lịch sử hoạt động bí mật ở Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, một Thành phố lớn của đất nước, trung tâm đô thị ở miền Nam.

          Lịch sử 45 năm của Đảng bộ Thành phố (1930 - 1975) là lịch sử vẻ vang về xây dựng Đảng, về sự lãnh đạo của Đảng bộ đối với cuộc chiến đấu vô cùng cam go quyết liệt, đầy hy sinh, gian khổ của Nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, đương đầu với các thế lực thù địch sừng sỏ, rất hung hãn và tàn bạo ngay tại trung tâm sào huyệt - nơi trú đóng các cơ quan đầu não của chúng. Cán bộ, đảng viên của Đảng bộ Thành phố luôn bám vào dân, hoạt động bí mật trong sự kiềm kẹp gắt gao, đánh phá quyết liệt với những thủ đoạn hết sức thâm độc của địch, nhiều lúc phải lăn lộn dưới mưa bom bão đạn, để sống và chiến đấu. Nhiều cán bộ, đảng viên đã bị địch bắt, tra tấn, giam cầm, tù đày, có người bị đưa lên máy chém, có người đã chết trong lao tù. Rất nhiều đồng chí cùng Nhân dân cầm súng chống giặc đã hy sinh hoặc mang thương tật, bệnh tật suốt đời.

          Thử thách lớn đối với Đảng bộ không chỉ là một cuộc thi gan dai dẳng, ác liệt mà còn là sự đọ sức về mưu lược, về trí tuệ của từng tập thể cấp ủy và của từng cán bộ, đảng viên để tồn tại và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng.

          Nhiệm vụ chung của Đảng bộ Thành phố giai đoạn 1930 - 1975 là góp phần rất quan trọng với Đảng để hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đó, có 3 lần Đảng bộ chịu tổn thất lớn: Lần thứ nhất sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (năm 1940); lần thứ hai từ năm 1955 đến năm 1960; lần thứ ba sau hai đợt tấn công của ta vào mùa Xuân năm 1968. Những lần này, nhiều cơ sở Đảng bị tan vỡ, hàng ngàn cán bộ, đảng viên và quần chúng cách mạng bị giết, bị bắt, bị tù. Một số cán bộ, đảng viên dao động, hoang mang, có người bỏ cuộc, cá biệt có kẻ đầu hàng, phản bội. Nhưng phong trào chỉ tạm thời lắng xuống rồi sau đó lại bùng lên, các giới đồng bào tham gia đông đảo hơn, lớp lớp đảng viên mới được bổ sung và đã giành được thắng lợi ngày càng lớn.

          Cùng những phong trào đấu tranh cách mạng do Đảng trực tiếp lãnh đạo, Đảng bộ Thành phố đã kịp thời và tích cực ủng hộ, đã huy động Nhân dân tham gia vào các phong trào đó. Cuộc đấu tranh của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của các giới đồng bào Thành phố đã mang lại ba thắng lợi to lớn có ý nghĩa lịch sử.

          Trước hết là, thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 ở Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định.

Với số đảng viên còn lại sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ và số rất ít đồng chí ở các nhà tù trở về, nhưng Đảng bộ Thành phố phối hợp với các tỉnh bạn đã huy động được Nhân dân từ các tỉnh lân cận cùng với lực lượng các tổ chức công đoàn và lực lượng Thanh niên Tiền phong có đến hàng chục vạn người đã nổi dậy khởi nghĩa. Ở một Thành phố lớn, chưa kịp nhận được sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương, nhưng cuộc khởi nghĩa đã giành được thắng lợi trọn vẹn, chỉ 5 ngày sau cuộc khởi nghĩa ở Thủ đô Hà Nội, vào lúc quân của đế quốc Anh nhân danh quân đồng minh chưa kịp đổ bộ vào miền Nam nước ta. Đảng bộ đã nắm chắc thời cơ, tổ chức được lực lượng, khôn khéo về mưu lược, tiến hành khởi nghĩa thành công.

Trải qua 86 năm bị thực dân Pháp, phát - xít Nhật và vua quan phong kiến tay sai thống trị, Nhân dân Thành phố đã sáu lần võ trang nổi dậy nhưng đều bị thất bại. Đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, Nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định mới rửa được nỗi nhục mất nước.

          Thứ hai làĐảng bộ đã lãnh đạo tiến công địch liên tục về nhiều mặt trong thế ở đầu sóng ngọn gió, góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống giặc Pháp tái chiếm Việt Nam.

          Tái xâm lược Việt Nam cuối tháng 9 năm 1945, giặc Pháp cũng định đánh chiếm Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định để đánh chiếm các tỉnh Nam Bộ, đánh chiếm các tỉnh Nam Bộ để đánh chiếm cả nước ta. Vị thế của Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định là vị thế ở đầu sóng ngọn gió và lần này đã gặp phải sóng rất to, gió rất lớn. Liền ngay sau thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Nhân dân Thành phố đã phải đương đầu với một liên minh phản động quốc tế: Quân của đế quốc Anh dưới danh nghĩa quân đồng minh; quân của phát - xít Nhật đã đầu hàng nhưng còn nguyên đội ngũ và được đế quốc Anh sử dụng để chống lại cách mạng Việt Nam, cộng với số quân Pháp bị Nhật bắt làm tù binh đã được thả ra khỏi các trại giam cùng với quân Pháp từ chính quốc mới đến.

          Đêm 22 rạng ngày 23 tháng 9 năm 1945, mang quân phục của quân đội Anh, giặc Pháp đã đánh chiếm trụ sở Ủy ban Hành chánh Nam Bộ. Tính rằng chính quyền cách mạng còn trong trứng nước, chúng có thể đánh chiếm Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định và mở rộng ra các tỉnh ở Nam Bộ chỉ trong vài ngày. Nhưng, một cuộc phản kích rất quyết liệt của quân và dân Thành phố nổ ra, đã cầm chân giặc một tháng trong Thành phố với Kế hoạch “trong đánh ngoài vây” đã làm thất bại Kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của giặc Pháp. Các tỉnh ở Nam Bộ đã có một tháng trời chuẩn bị kháng chiến. Các xã ở ngoại thành đã tranh thủ được thời gian để xây dựng lực lượng và hình thành những căn cứ kháng chiến ở An Phú Đông, Láng Le - Bàu Cò, Rừng Sác, Bình Mỹ, Khu 5 Hóc Môn, Hố Bần, Phú Thọ Hoà, Tân Phú Trung, Phước Vĩnh An…

          Suốt 9 năm kháng chiến, không chỉ ở vành đai đỏ ngoại thành, mà ngay ở nội thành giặc Pháp luôn phải sống như trên đống lửa. Chúng luôn phải đương đầu với các hoạt động đột kích trừ gian, những trận đánh đặc công đốt phá các kho xăng dầu, súng đạn; tấn công vào những điểm có đông sĩ quan Pháp…

          Phong trào đấu tranh chính trị của các giới đồng bào ở Thành phố ngày càng mạnh. Pháp hoàn toàn bị thất bại khi nặn ra “Đảng Nam Kỳ tự trị” và lập ra chính phủ “Nam Kỳ quốc” do Nguyễn Văn Thinh làm Thủ tướng. Bằng mọi cách, địch cố ngăn chặn, nhưng hơn 40 ngàn cử tri Thành phố vẫn tham gia bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, làm cho Quốc hội đầu tiên của nước ta thực sự mang tính toàn quốc. Hàng chục ngàn công nhân lao động đã tham gia các cuộc bãi công. Ngày 11 tháng 5 năm 1949, 800 trí thức đã ra Bản Tuyên ngôn phản đối Pháp đưa Bảo Đại lên cầm quyền. Ngày 09 tháng 01 năm 1950, trong cuộc đấu tranh chống nền giáo dục vong bản, thực dân Pháp đã đàn áp, bắn chết học sinh Trần Văn Ơn và làm bị thương hàng chục học sinh khác; hơn nửa triệu người đã xuống đường đưa tang trò Ơn. Ngày 09 tháng 01 năm 1950 - ngày trò Ơn hy sinh, đã trở thành Ngày truyền thống học sinh, sinh viên toàn quốc. Hơn một ngàn nhà giáo và văn nghệ sĩ gửi kiến nghị và xuống đường biểu tình đòi hòa bình, rồi chuyển thành cuộc tuần hành khổng lồ trên đường phố vào ngày 19 tháng 3 năm 1950, phản đối Mỹ viện trợ cho Pháp kéo dài cuộc chiến tranh ở Đông Dương và đòi hai chiến hạm Mỹ (Anderson và Sticken) phải rút khỏi bến cảng Sài Gòn. Hai chiến hạm Mỹ có chở theo máy bay đã phải rời Cảng Sài Gòn, rút chạy ra Biển Đông. Ngày 19 tháng 3 năm 1950 đã trở thành Ngày toàn quốc chống Mỹ. Lễ truy điệu Trần Bội Cơ - một nữ sinh người Hoa đã tham gia phong trào chống Mỹ, bị địch bắt và tra tấn cho đến chết trong nhà tù ngày 12 tháng 5 năm 1950, đã có hàng vạn người Hoa và người Việt tham dự.

          Một mặt trận “Báo chí thống nhất” phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, đòi thả tù chính trị, đòi thương thuyết với Chính phủ Hồ Chí Minh, đã được dư luận xã hội đồng tình. Tập san “Việt Nam giáo khoa” của “Hội chống sản phẩm đầu độc tinh thần dân tộc” ra đời ngày 13 tháng 5 năm 1953 do Ban Mặt trận trí vận của ta chủ trương đã được đông đảo các nhà giáo, trong đó có những nhà giáo nổi tiếng, tham gia viết bài và cổ động cho báo.

          Để chào mừng chiến thắng Điện Biên Phủ và tăng thế mạnh của ta trong lúc Hội nghị quốc tế đang diễn ra tại Genève (Thụy Sĩ), đêm 31 tháng 5 rạng ngày 01 tháng 6 năm 1954, đội biệt động đã đánh vào kho dự trữ chiến lược của địch ở Phú Thọ Hòa, phá hủy 9.000 tấn bom đạn và đốt cháy 10 triệu lít xăng dầu…

          Giặc Pháp bị hoàn toàn thất bại trong cuộc xâm lược Việt Nam lần thứ hai, có sự đóng góp quan trọng của quân, dân Thành phố.

Thứ ba làhơn 20 năm xông pha trong bão táp của cuộc kháng chiến chống Mỹ ở trung tâm sào huyệt của địch, Đảng bộ Thành phố tiếp tục mở rộng và nâng cao thế trận lòng dân, xây dựng vành đai căn cứ cách mạng ở ngoại thành, thực hiện sự phối hợp chặt chẽ phong trào đấu tranh của công nhân và các tầng lớp Nhân dân ở đô thị với phong trào đấu tranh của nông dân ở vành đai và các tỉnh miền Nam, phối hợp giữa quân, dân Thành phố với quân chủ lực, tiến công địch liên tục về chính trị, võ trang và binh vận, đã góp phần rất quan trọng vào công cuộc giải phóng hoàn toàn miền Nam, giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định với cơ sở vật chất còn nguyên vẹn.

Nổi lên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, có các sự kiện tiêu biểu sau đây:

- Cao trào đấu tranh chính trị đòi quyền lợi về dân sinh, dân chủ; chống “tố cộng”, “diệt cộng” của Mỹ - Diệm và bảo tồn lực lượng cách mạng, phát triển các hình thức đấu tranh võ trang tuyên truyền, bán võ trang, võ trang và binh vận, cùng với phong trào đồng khởi ở nông thôn ngoại thành của Thành phố đã góp phần tạo nên bước ngoặt mới cho cách mạng miền Nam từ thế bị động, chuyển sang giành chủ động tiến công.

          - Phong trào đấu tranh của đồng bào ở ngoại thành, phong trào phá kế hoạch gom dân lập khu trù mật, ấp chiến lược; xây dựng xã chiến đấu của nông dân ngoại thành, phong trào đấu tranh của Nhân dân nội thành, trong đó có phong trào của giới Phật giáo từ đầu tháng 5 tới cuối tháng 10 năm 1963, mở đầu từ Thừa Thiên - Huế, phát triển thành cao trào ở Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đã góp phần đáng kể vào việc Diệm - Nhu bị lật đổ, Mỹ phải thay ngựa giữa dòng; và đến năm 1965, chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ đã bị phá sản.

          - Khi Mỹ chuyển qua thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ”, ở nội thành cũng như ở ngoại thành, quân và dân Thành phố đã phát huy khí thế tiến công mới. Phong trào thi đua giành danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ” không chỉ trong lực lượng chủ lực, bộ đội địa phương mà cả trong dân quân, trong nữ dân quân. Nhân dân các xã căn cứ ngoại thành, trong đó có căn cứ Rừng Sác với lực lượng đặc công thủy đã đánh chìm rất nhiều tàu chiến địch đi lại trên sông Lòng Tàu. Đặc biệt có vùng căn cứ Củ Chi, với hàng trăm cây số địa đạo, với vũ khí tự tạo đã chống lại nhiều trận càn của địch, tiêu diệt nhiều sinh lực địch; Củ Chi được tôn vinh là “Đất thép thành đồng”. Từ phong trào chống giặc ở đây, đã đưa đến 10 kết luận về khả năng đánh Mỹ được phổ biến rộng khắp miền Nam. Lực lượng đặc công, biệt động Thành phố đã có những trận đánh như trời giáng vào những nơi có nhiều sĩ quan Mỹ thường lui tới, nơi trú ngụ của Bộ Tư lệnh Quân sự Mỹ (MACV), Đại sứ quán Mỹ, đã tiêu diệt nhiều sinh lực địch, trong đó có nhiều sĩ quan, cả những sĩ quan cao cấp. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1968, đông đảo đồng bào các giới ở nội thành đã tiếp sức với bộ đội trước, trong và sau đợt tấn công. Các đội biệt động của Thành phố đã anh dũng tấn công vào Đài Phát thanh, Dinh Độc Lập, Tòa Đại sứ Mỹ, Bộ Tư lệnh Hải quân, Bộ Tổng Tham mưu quân đội Sài Gòn... Nếu như cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1968 được đánh giá là đã tạo ra bước ngoặt quyết định làm thất bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ, thì quân, dân Thành phố đã có sự đóng góp có ý nghĩa quyết định của bước ngoặt quyết định đó.

          - Trên cơ sở đẩy mạnh đấu tranh chính trị, củng cố lực lượng, phát triển hoạt động võ trang và binh vận để đón thời cơ chiến lược; Đảng bộ và Nhân dân Thành phố đã tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, góp phần làm cho Chiến dịch thắng lợi hoàn toàn. Ngày 14 tháng 02 năm 1974, Mặt trận nhân dân đòi thi hành Hiệp định Paris do Luật sư Trần Ngọc Liễng làm Chủ tịch được thành lập ở Sài Gòn cùng với sự ra đời của 30 tổ chức quần chúng các giới trong đó có tổ chức của bà con người Hoa. Các tổ chức đó đã phát động phong trào đấu tranh của các tầng lớp Nhân dân Thành phố: Phong trào công nhân đòi giải quyết đời sống; phong trào của giới nhà báo mang bị gậy đi ăn mày, phản đối chính quyền Sài Gòn ra lệnh đóng cửa các tòa báo; phong trào chống tham nhũng; phong trào cứu đói; phong trào của học sinh, sinh viên đốt xe Mỹ... Các phong trào đó đều có nội dung chống lại chủ trương “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ và đòi Thiệu phải từ chức. Lực lượng đặc công của Thành phố đã tấn công kho bom ở thành Tuy Hạ (phá trên 100.000 tấn bom đạn); tấn công kho xăng Nhà Bè (đốt cháy 140 triệu lít xăng dầu). Trong năm 1974, đã có 17 vạn binh lính trong quân đội Sài Gòn đào, rã ngũ, trong đó có công rất lớn của công tác binh vận. Phối hợp với 5 cánh quân chủ lực đánh vào Thành phố, các đơn vị võ trang của ta đã chiếm giữ các cây cầu, chốt chặn sông Lòng Tàu, nã pháo vào sân bay Tân Sơn Nhất trong ngày 29 tháng 4 năm 1975, làm cho máy bay địch không cất cánh được. Lực lượng Nhân dân ở nội thành đã nổi dậy tước vũ khí bọn phòng vệ dân sự, trấn áp bọn ác ôn, kêu gọi cảnh sát và binh sĩ quân đội Sài Gòn nộp súng đầu hàng, làm tan rã chính quyền địch ở cơ sở. Cơ sở cách mạng ở nội thành đã hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ các cơ sở kinh tế, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở văn hóa, giáo dục, y tế quan trọng, không cho địch phá hoại.

          Trước khí thế tấn công như vũ bão của quân giải phóng và phong trào nổi dậy của quần chúng, sau khi Trần Văn Hương từ chức Tổng thống, ông Dương Văn Minh nhận làm Tổng thống Việt Nam Cộng hòa vào đêm 28 tháng 4 năm 1975; đến 9 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông Dương Văn Minh đã tuyên bố trên Đài Phát thanh Sài Gòn, chờ bàn giao chính quyền cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời trong vòng trật tự. 11 giờ 30 phút, ngày 30 tháng 4 năm 1975, quân giải phóng chiếm Dinh Độc Lập, ông Minh được đưa đến Đài Phát thanh Sài Gòn kêu gọi Quân lực Việt Nam Cộng hòa hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta chống đế quốc Mỹ xâm lược hơn 20 năm đã toàn thắng, trong sự nghiệp chung đó có sự đóng góp to lớn của Đảng bộ và quân, dân Thành phố. Miền Nam được hoàn toàn giải phóng với cơ sở vật chất của Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định còn giữ được hầu như nguyên vẹn.

          Giành được những thắng lợi to lớn nêu trên, trong phong trào chính trị, võ trang và binh vận ở Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đã xuất hiện nhiều hình thức đấu tranh rất độc đáo:

          Về đấu tranh chính trị:

          - Công nhân lao động dùng hình thức bầu cử, ủng hộ Sổ Lao động tranh cử để đưa Nguyễn Văn Tạo là đảng viên cộng sản vào Hội đồng Thành phố (1933). Lúc địch đánh chiếm Thành phố, đã có cả nghìn công nhân bí mật vận chuyển máy móc, thiết bị ra chiến khu xây dựng công binh xưởng. Công nhân có nhiều hình thức bãi công làm cho địch rất ngán sợ. Gần ngày giải phóng Thành phố, công nhân đã chiếm xưởng, giữ xưởng còn nguyên vẹn để giao cho chính quyền cách mạng.

          - Nông dân có nhiều hình thức đồng loạt đánh trống, đánh chiêng, gõ thùng thiếc… gây náo động, uy hiếp tinh thần địch, chiếm nhà việc (trụ sở của xã), bao vây huyện đường. Trong đấu tranh chống địch cưỡng ép dồn dân lập khu trù mật, ấp chiến lược… đã kết hợp hình thức công khai với bất hợp pháp. Trong chống địch càn quét vùng ngoại thành, có hình thức “tản cư ngược”, tức là dân chạy vào nội thành kêu cứu.

Rất nhiều cuộc đấu tranh khi bị địch đàn áp thì lập tức chuyển thành những cuộc xuống đường với hàng vạn người tuần hành thị uy phản đối.

Nhân sĩ, trí thức có nhiều hình thức ra tuyên ngôn với nhiều người ký tên, đăng lên báo, phát truyền đơn, bất hợp tác, bỏ việc ra chiến khu. Các nhà báo đã góp phần tích cực trong việc hướng dẫn dư luận có lợi cho cách mạng. Lúc báo chí bị địch cấm đoán đã ra tuyên bố “thọ nạn” và xuống đường mang bị đi ăn mày.

Học sinh, sinh viên có hình thức “đêm không ngủ”, “tôi hát cho đồng bào tôi nghe”, lật xe Mỹ trên đường phố, đấu tranh uy hiếp địch buộc phải hủy bỏ “Hiến chương Vũng Tàu” do Mỹ đạo diễn.Phụ nữ có nhiều hình thức đấu tranh để bảo vệ quyền lợi và nhân phẩm của nữ giới. Các giới hoạt động khoa học, văn học, nghệ thuật đấu tranh bảo vệ văn hóa dân tộc, chống nền giáo dục vong bản, đòi tự quản ở các trường đại học… Các đồng chí bị địch bắt bị tù đã nêu cao khí tiết của người cách mạng với nhiều hình thức: bước hiên ngang lên máy chém, hô khẩu hiệu giữa pháp trường, tuyệt thực, mổ bụng tự sát chứ không cúi đầu quỳ gối… với bao tấm gương trung liệt.Trong phong trào đấu tranh của Phật giáocó hình thức cầu nguyện, cầu siêu, tuyệt thực, các nhà sư biểu tình ngồi. Nổi bật là tấm gương tự thiêu sáng ngời chính nghĩa của Hoà thượng Thích Quảng Đức và những tấm gương khác như Đại đức Thích Quảng Hương, Đại đức Thích Thiện Mỹ, Cô giáo trẻ Nhất Chi Mai… Hình thức tự thiêu đã lan qua Mỹ trong phong trào nhân dân Mỹ chống Chính phủ Mỹ gây chiến ở Việt Nam, trong đó có Norman Morrison là người tiêu biểu.




tải về 223.17 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương