KỶ niệM 65 NĂm ngày chủ TỊch hồ chí minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốC 11/6/1948 – 11/6/2013 chủ TỊch hồ chí minh vớI “LỜi kêu gọi thi đua ái quốC”



tải về 21.9 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích21.9 Kb.
#28653
KỶ NIỆM 65 NĂM NGÀY CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH RA LỜI KÊU GỌI THI ĐUA ÁI QUỐC (11/6/1948 – 11/6/2013
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI “LỜI KÊU GỌI THI ĐUA ÁI QUỐC”
Phạm Văn Tản*
Cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra nhiều Lời kêu gọi. Các Lời kêu gọi của Người đều xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử cụ thể, hướng tới động viên, kêu gọi toàn thể quốc dân đồng bào thực hiện các nhiệm vụ cách mạng. Cách đây 65 năm, giữa lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang vào giai đoạn gay go, ác liệt, ngày 11/6/1948, Bác Hồ đã viết “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” (Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản CTQG, Hà Nội, 2002, tập 5, tr.444-446). Đây là lời hiệu triệu toàn dân Việt Nam đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, phục vụ cho công cuộc kháng chiến và kiến quốc. Bài viết ngắn gọn, dễ hiểu, cụ thể, nêu rõ mục tiêu và các công việc phải làm đối với các tầng lớp nhân dân trong những năm đầu tiến hành toàn quốc kháng chiến. Gần 2/3 thế kỷ đã trôi qua, Lời kêu gọi của Bác vẫn còn nguyên giá trị lý luận, nghĩa thực tiễn to lớn, là kim chỉ nam cho toàn Đảng, toàn dân ta đẩy mạnh các phong trào hành động cách mạng trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh chứa đựng nhiều nội dung, thấm đậm ý nghĩa nhân văn cao cả, tập trung vào các vấn đề cơ bản sau: Mục đích thi đua, trách nhiệm của mỗi người dân và kết quả của thi đua…

Mở đầu Lời kêu gọi, Hồ Chí Minh đã đề cập đến mục đích của thi đua là “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”. Đây là những nhiệm vụ cấp bách đã được Người đề ra từ những ngày đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám thành công. Trong những năm tới phải được phát triển rộng khắp, nâng lên tầm cao mới để phục vụ tốt nhiệm vụ kháng chiến chống Pháp và kiến thiết đất nước. Hồ Chí Minh khẳng định: Sự nghiệp cách mạng là của toàn dân, phải dựa vào tài dân, sức dân để làm lợi cho dân. Mục đích của thi đua là khơi dậy lòng yêu nước của mọi người, thực hiện các công việc cụ thể ích quốc, lợi dân. Hồ Chí Minh nói: phải dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân để gây hạnh phúc cho dân”.

Như vậy, muốn có phong trào thi đua, thì cán bộ Chính quyền và Đoàn thể phải biết làm “dân vận khéo” để huy động lực lượng to lớn của các tầng lớp nhân dân, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đề ra. Bởi “lực lượng của dân là rất to”, bao gồm lực lượng vật chất, lực lượng tinh thần, biết làm “dân vận khéo” thì sẽ huy động được sức mạnh tổng hợp của nhân dân vào sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân, không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể giao cho”. Bất kỳ ai cũng phải thi đua, bao gồm già, trẻ, gái, trai, nam, phụ, lão, ấu, giàu nghèo, quý tiện…để phục vụ kháng chiến và kiến quốc. Người viết: “Bổn phận của người dân Việt Nam, bất kỳ sĩ, nông, công, thương, binh, bất kỳ làm việc gì đều cần phải thi đua…Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, trai gái; bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ, đều cần phải trở nên một chiến sĩ tranh đấu trên mặt trận: quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa”. Thi đua là nhằm đưa cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện mau chóng thành công và mang lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho mọi nhà. Và kết quả của thi đua theo Bác là: “Toàn dân đủ ăn, đủ mặc; toàn dân biết đọc, biết viết; toàn thể bộ đội đầy đủ lương thực, khí giới để diệt ngoại xâm” và “Tổ quốc sẽ thống nhất hoàn toàn”.

Đây cũng là khát vọng cháy bỏng của lãnh tụ Hồ Chí Minh trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Năm 1946, khi trả lời các nhà báo trong nước và nước ngoài tại Phủ Chủ tịch, Người nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn đến tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Thi đua là yêu nước, mọi người dân đều phải ra sức thi đua làm thành sức mạnh to lớn để đưa cuộc kháng chiến mau chóng thành công: “Người người thi đua; ngành ngành thi đua; ta nhất định thắng; địch nhất định thua”. Thi đua là động lực tinh thần to lớn để thực hiện “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do; dân sinh hạnh phúc” như nhà đại cách mạng Tôn Trung Sơn đã đề ra.

Để đạt được kết quả tốt đẹp đó, phải tạo ra được phong trào thi đua rộng khắp trong các tầng lớp nhân dân và Hồ Chí Minh yêu cầu: “Các cụ phụ lão thi đua đốc thúc con cháu hăng hái tham gia mọi công việc; các cháu nhi đồng thi đua học hành và giúp việc người lớn; đồng bào phú hào thi đua mở mang doanh nghiệp; đồng bào công nông thi đua sản xuất; đồng bào trí thức và chuyên môn thi đua sáng tác và phát minh; nhân viên Chính phủ thi đua tận tụy làm việc, phụng sự nhân dân; bộ đội và dân quân thi đua giết cho nhiều giặc…”. Như vậy, nội dung thi đua rất cụ thể, thiết thực, phù hợp với các đối tượng quần chúng nhân dân. Ai cũng phải ra sức thi đua, thi đua trở thành phong trào lan rộng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội sẽ giúp cho chúng ta vượt qua khó khăn, phá tan âm mưu của địch để giành thắng lợi. Và, theo Hồ Chí Minh, những người thi đua là những người yêu nước nhất. Ví dụ, đối với nông dân, Người nói “Ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sĩ, hậu phương thi đua với tiền phương”; đối với trí thức văn nghệ sĩ, phải làm sao có nhiều tác phẩm hay phục vụ sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, phục vụ công nông binh, “Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến”; đối với cán bộ, nhân viên trong bộ máy chính quyền phải gương mẫu, tận tụy, thực sự là “công bộc của dân”…

Đã gần 2/3 thế kỷ trôi qua, “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” của Bác Hồ vẫn còn nguyên giá trị và mang tính thời sự sâu sắc. Tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn được Đảng và Nhà nước ta phát triển và vận dụng sáng tạo trong từng giai đoạn cách mạng. Trong những năm vừa qua, phong trào thi đua yêu nước của nhân dân là động lực tinh thần quý báu, tạo nên sức mạnh tổng hợp, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh và hội nhập quốc tế của đất nước. Nhằm tiếp tục thực hiện tư tưởng của Bác về thi đua yêu nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 258/QĐ-TTg về việc lấy ngày 11/6 hàng năm là ngày truyền thống Thi đua yêu nước. Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ (10/01/2013): Về việc tổ chức kỷ niệm 65 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc – Ngày truyền thống thi đua yêu nước (11/6/1948 – 11/6/2013).

Tiếp tục quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc, ngày 19/9/2012, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ra Chỉ thị số 14-CT/TƯ “Về việc đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng lập thành tích xuất sắc Kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948- 11/6/2013) và 50 năm ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh (30/10/1963 – 30/10/2013). Năm 2013 là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước, của tỉnh và cũng là năm thứ 3 Đảng bộ, Chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh ra sức phấn đấu thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIII, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm (2011-2015). Các cấp, các ngành, các địa phương trong toàn tỉnh đang đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả các phong trào thi đua: phát huy nội lực, lao động sáng tạo, xây dựng Quảng Ninh giàu đẹp, văn minh; Quảng Ninh chung sức xây dựng nông thôn mới…và nhiều phong trào thi đua khác trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm lập thành tích xuất sắc chào mừng các sự kiện lớn trong năm; góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh theo kế hoạch đã đề ra. Phong trào thi đua yêu nước đã và đang phát triển rộng khắp, tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của các tổ chức trong hệ thống chính trị, trong tầng lớp nhân dân, gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, quyết tâm xây dựng Quảng Ninh thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015.



……………

*Trưởng Khoa Dân vận, trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ
Каталог: vi-VN -> bannganh -> truongdtcbNVC -> Lists
bannganh -> TỈnh uỷ quảng ninh ban tuyên giáO
bannganh -> Tên đơn vị kinh doanh: CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bannganh -> Ban tuyên giáo số 06 hd/tg đẢng cộng sản việt nam
bannganh -> HỘi nông dân việt nam ban chấp hành trung ưƠNG
bannganh -> Nghệ thuật quân sự việt nam qua chiến thắng trên sông bạch đẰng năM 1288
bannganh -> CỤc tuyên huấn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bannganh -> Di tích am mộc cảo thôn Trại Lốc, xã An Sinh, huyện Đông Triều
bannganh -> HỌc tập và LÀm theo tấm gưƠng đẠO ĐỨc hồ chí minh về trung thựC, trách nhiệM; GẮn bó VỚi nhân dâN; ĐOÀn kếT, XÂy dựNG
bannganh -> ĐỀ CƯƠng tuyên truyền kỷ niệM 50 NĂm ngày truyền thống đÁnh thắng trậN ĐẦu của hải quân nhân dân việt nam
Lists -> Dùng cho các lớp đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền

tải về 21.9 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương