Journal of science


Một số lưu ý về việc sử dụng câu hỏi



tải về 416.68 Kb.
Chế độ xem pdf
trang4/13
Chuyển đổi dữ liệu05.06.2022
Kích416.68 Kb.
#52251
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13
Câu hỏi đọc hiểu trong VB tự sự

2.3. Một số lưu ý về việc sử dụng câu hỏi 
trong dạy học đọc hiểu văn bản 
 
Để câu hỏi trong dạy học đọc hiểu 
phát huy được hiệu quả, GV bên cạnh việc 
phải tuân thủ những yêu cầu chung của 
việc sử dụng câu hỏi trong dạy học còn cần 
phải đảm bảo một số yêu cầu của câu hỏi 
trong dạy học đọc hiểu nói riêng như: 
- Câu hỏi đọc hiểu VB phải được thiết 
kế phù hợp với đặc trưng thể loại của VB. 
- Câu hỏi đọc hiểu VB, đặc biệt là VB 
văn học, phải hướng dẫn người đọc khám 
phá, tìm hiểu cả về phương diện nội dung 
lẫn hình thức nghệ thuật của VB. 
- Câu hỏi đọc hiểu VB phải phản ánh 
đúng các hoạt động tư duy và xảm xúc xảy 
ra trong tiến trình đọc VB, chẳng hạn như 
liên hệ; hình dung, tưởng tượng; dự đoán; 
suy luận; khái quát hóa; đánh giá; kiểm 
soát quá trình đọc, v.v.. 
- Câu hỏi đọc hiểu VB phải được thiết 
kế đảm bảo các giai đoạn của tiến trình đọc 
hiểu. 
3. 
Một số vấn đề về đọc hiểu văn bản  
3.1. Một số quan niệm về đọc hiểu văn 
bản 
Trước tiên, theo các nhà nghiên cứu, 
đọc là một quá trình tương tác. Sự tương 
tác đầu tiên là sự tương tác giữa VB với 
người đọc. Roman Ingarden (1893 – 1970) 
và Wolfgang Iser (1926 – 2007) đã cho 
rằng “VB văn học là một cấu trúc bao gồm 
những yếu tố đã bị lược hóa, ý nghĩa của 
nó nằm trong ý thức người tiếp nhận” (dẫn 
theo Hoàng Phong Tuấn, 2016). Do đó, 
việc cụ thể hóa cấu trúc nghĩa của VB phụ 
thuộc rất lớn vào khả năng của người đọc. 
Còn từ góc độ sư phạm, Louise Michelle 
Rosenblatt lại rất thận trọng khi đồng thời 
đề cao sự tương tác của cả VB và người 
đọc. Theo Rosenblatt (1994), “mỗi hành vi 
đọc là một sự kiện, một sự tương tác, 
thương lượng giữa các yếu tố: một người 
đọc cụ thể và một mô hình cụ thể của 
những kí hiệu, một VB, và xuất hiện tại một 
thời điểm cụ thể trong một ngữ cảnh cụ 
thể.” (p.163). Vì vậy ý nghĩa do tôi mang 
lại cho tác phẩm có thể không giống với ý 
nghĩa do anh kiến tạo dù đó là VB của 
cùng một tác giả. Rand Reading Study 
Group (2002) lại xác định đọc hiểu là “quá 
trình xảy ra đồng thời việc trích lọc và xây 
dựng ý nghĩa cho VB thông qua sự tương 
tác với VB viết. Nó bao gồm ba yếu tố: 
người đọc, VB và hành động đọc hoặc mục 
đích đọc”. Quá trình tương tác này là nền 
tảng đưa đến việc giải mã và kiến tạo nghĩa 
cho VB. Mặc dù khái niệm “tương tác” 
được hiểu theo nhiều cách khác nhau 
nhưng có thể nhận thấy đọc là quá trình 
tương tác giữa người đọc với VB. Điều đó 
chứng tỏ việc tiếp nhận VB không phải là 
một quá trình thụ động mà là sự chủ động 


T
ẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM 

tải về 416.68 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương