I. Tổng quan về mạng tcp/IP



tải về 355.73 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu13.12.2022
Kích355.73 Kb.
#53971
1   2   3
mạng-và-chuẩn-các-giao-thức (2)

Tầng ứng dụng cung cấp các ứng dụng với trao đổi dữ liệu được chuẩn hóa. Các giao thức của nó bao gồm Giao thức truyền tải siêu văn bản (HTTP), Giao thức truyền tập tin (File Transfer Protocol - FTP), Giao thức POP3, Giao thức truyền tải thư tín đơn giản (Simple Mail Transfer Protocol - SMTP) và Giao thức quản lý mạng đơn giản (Simple Network Management Protocol - SNMP).

  • Tầng giao vận chịu trách nhiệm duy trì liên lạc đầu cuối trên toàn mạng. TCP xử lý thông tin liên lạc giữa các máy chủ và cung cấp điều khiển luồng, ghép kênh và độ tin cậy. Các giao thức giao vận gồm giao thức TCP và giao thức UDP (User Datagram Protocol), đôi khi được sử dụng thay thế cho TCP với mục đích đặc biệt.

  • Tầng mạng, còn được gọi là tầng Internet, có nhiệm vụ xử lý các gói và kết nối các mạng độc lập để vận chuyển các gói dữ liệu qua các ranh giới mạng. Các giao thức tầng mạng gồm IP và ICMP (Internet Control Message Protocol), được sử dụng để báo cáo lỗi.

  • Tầng vật lý bao gồm các giao thức chỉ hoạt động trên một liên kết - thành phần mạng kết nối các nút hoặc các máy chủ trong mạng. Các giao thức trong lớp này bao gồm Ethernet cho mạng cục bộ (LAN) và Giao thức phân giải địa chỉ (Address Resolution Protocol - ARP).

    II. Tìm hiểu về truyền thông đa phương tiện
    1. Truyền thông đa phương tiện ( Multi media)
    - Định nghĩa đa phương tiện: à gồm các phương tiện: văn bản, hình vẽ tĩnh (vẽ, chụp), hoạt hình (hình ảnh động), âm thanh. Hay nói theo một cách khác, đa phương tiện là kỹ thuật mô phỏng và sử dụng đồng thời nhiều dạng phương tiện chuyển hóa thông tin và các tác phẩm tử các kỹ thuật đó.
    2. Đặc điểm hệ truyền thông đa phương tiện trên mạng IP
    - Mạng hệ thống truyền thông đa phương tiện cần đáp ứng yêu cầu có số lượng thuê bao lớn (ví dụ mạng điện thoại, Internet,…), diện rộng và khả năng tương tác thời gian thực
    - Yêu cầu truyền thông phải kết hợp truyền nhiều loại thông tin có đặc tính vật lý khác nhau trên cùng một đường truyền
    + Ảnh, video, âm thanh tiếng nói, văn bản, có dải phổ rất khác nhau và có yêu cầu khác nhau về tốc độ, độ trễ
    + Kỹ thuật truyền video có khác nhau theo yêu cầu ứng dụng…
    * Các vấn đề của hệ thống truyền số liệu đa phương tiện :
    - Xử lý dữ liệu đa phương tiện: mã hóa nén, đồng bộ
    - Chồng đa thức, đóng gói DL, KT truyền dòng dữ liệu
    - Yêu cầu về giá thành khả thi và đảm bảo chất lượng QoS tại máy người dùng cảm nhận thông tin
    3. Một số giao thức truyền thông đa phương tiện trên nền mạng IP
    3.1 Giao thức H323

    - H323 là giao thức được phát triển bởi ITU-T, là một tiêu chuẩn khuyến nghị quốc tế.
    -H323 phiên bản 1 ra đời năm 1996 và 1998 phiên bản thế hệ 2 ra đời. H323 ban đầu được sử dụng cho mục đích truyền các cuộc hội thoại đa phương tiện trên các mạng LAN, nhưng sau đó đã tiến tới thành 1 giao thức truyền tải VoIP trên thế giới. Giao thức này chuyển đổi các cuộc hội thoại voice, video, hay các tập tin và các ứng dụng đa phương tiện cần tương tác với PSTN. H323 là giao thức chuẩn, bao trùm các giao thức H225, H245, H235…
    - H323 là bộ giao thức báo hiệu, có chức năng thiết lập, ngắt và thay đổi cuộc gọi. H323 cung cấp nền tảng kĩ thuật cho việc truyền thoại, hình ảnh và số liệu đồng thời qua mạng IP. Tuân theo tiêu chuẩn H323, các sản phẩm và các ứng dụng đa phương tiện từ nhiều hang khác nhau có thể hoạt động cùng với nhau, cho phép người dùng có thể thông tin qua lại mà không phải quan tâm tới vấn đề tương thích.
    - Các thành phần trong hệ thống H323:
    Các dòng thông tin trong hệ thống H323 được chia ra làm các loại :
    + Audio ( thoại): Là tín hiệu thoại được số hóa và mã hóa. Để giảm tốc độ trung bình của tín hiệu thoại, cơ chế phát hiện tích cực thoại có thể sử dụng. Tín hiệu thoại được đi kèm với tín hiệu
    + Video: Là tín hiệu hình ảnh động cũng được số hóa và mã hóa
    +Số liệu: Bao gồm tín hiệu fax, tài liệu văn bản, ảnh tĩnh, file…
    +Tín hiệu điều khiển truyền thông: Là các thông tin điều khiển trao đổi giữa các thành phần năng, đóng mở các kênh logic, các thông điệp điều khiển luồng và các chức năng khác.
    + Tín hiệu điều khiển cuộc gọi: được sử dụng cho các chức năng điều khiển cuộc gọi, kêt thúc cuộc gọi…
    +Tín hiệu kênh RAS: được sử dụng để thực hiện các chức năng: đăng kí tham gia vào một vùng H323, kết nạp/ tháo gỡ một điểm cuối khỏi vùng, thay đổi băng thông và các chức năng khác liên quan đến chức năng quản lí hoạt động của các điểm cuối trong một vùng H323.
    Về mặt logic, hệ thống H323 gồm 4 thành phần:
    + Terminal: Trạm cuối trong mạng LAN, cung cấp truyền thông 2 chiều theo thời gian thực
    + H323 Gateway: Đóng vai trò chuyển đổi các giao thức trong việc thiết lập và chấm dứt các cuộc gọi, chuyển đổi các media format giữa các mạng khác nhau, đảm bảo tính tương thích.
    + H323 Gatekeeper: Thành phần không bắt buộc, đóng vai trò là điểm trung tâm trong mô hình mạng H323, quản lí hoạt động hệ thống, quyết định việc cung cấp địa chỉ, phân phát băng thông , cung cấp tài khoản,…
    + MCU: thực hiện chức năng tạo kết nối đa điể hô trợ các ứng dụng truyền thông nhiều bên.


    • Thành phần đầu cuối H323:

    Các thành phần giao tiếp với người sử dụng:
    + Các bộ codec (Audio và video)
    +Phần trao đổi dữ liệu từ xa
    +Lớp đóng gói dữ liệu multimedia chuẩn H225.0.
    +Giao diện giao tiếp mạng (LAN interface)

    • H323 gateway:

    Cấu trúc H323 gateway:
    + Khối chức năng của thiết bị H323, khối chức năng này có thể là chức năng đầu cuối để giao tiếp với một terminal trong hệ thống H323, hoặc chức năng MCU để giao tiếp với nhiều terminal.
    +Khối chức năng của thiết bị chuyển mạch kênh, mang chức năng giao tiếp với một hay nhiều thiết bị đầu cuối trong chueyern mạch kênh.
    + Khối chức năng chuyển đổi, gồm chuyển đổi khuôn dạng dữ liệu và chuyển đổi thủ tục.
    +Gateway liên kết với máy điện thoại thường phải tạo và nhận biết được tín hiệu DTMF tương ứng với các phím nhập từ bàn phím điện thoại.

    • Gatekeeper:

    Phải cung cấp các chức năng:
    + Dịch địa chỉ
    + Điều khiển kêt nạp
    + Điều khiển băng thông
    +Quản lí vùng

    • Đơn vị điều khiển liên kết đa điểm (MCU):

    +MC và MP là thành phần của MCU nhưng chúng có thể không tồn tại trong 1 thiết bị độc lập mà phân tán trong các thiết bị khác.
    +MC điều khiển việc liên kết giữa nhiều điểm cuối trong hệ thống
    +MC không xử lý trực tiếp dòng dữ liệu media nào.
    + Việc truyền thông tin trong mạng IP tồn tại dưới 3 hình thức: Unicast, multicast và broadcast.

    • Các giao thức trong bộ giao thức H323:

    + Với dịch vụ audio có giao thức lớp ứng dụng là các chuẩn G. Với dịch vụ video có các giao thức chuẩn H( H261, H263).
    + Với dịch vụ truyền dữ liệu / fax: có chuẩn riêng, không dựa trên nền UDP
    +RAS: quản lí việc đăng kí, chấp nhận và trạng thái dùng cho truyền thông giữa một điểm cuối H323 với một gatekeeper.
    + Q931: quản lí việc thiết lập và điều khiển/ kết thúc cuộc gọi.
    + H225: Điều khiển cuộc gọi.
    +H245: Các giao thức điều khiển truyền thông
    +H235: Giao thức bảo mật và chứng thực
    + H450.x: các dịch vụ bổ trợ như chuyển hướng cuộc gọi, giữ cuộc gọi, dừng cuộc gọi…
    3.2 Giao thức SIP
    - SIP (Session Initiation Protocol) là một giao thức được sử dụng trong việc truyền thông đa phương tiện thông qua mạng IP. Cung cấp một khuôn khổ để thiết lập voice, video truyền theo kiểu point-to-point, hội nghị và thông điệp kiểu văn bản.
    SIP cung cấp các dịch vụ như:
  • 1   2   3




    Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
    được sử dụng cho việc quản lý

        Quê hương