ÐẠI ÐẠo tam kỳ phổ ÐỘ TÒa thánh tây ninh đẠI ĐẠo căn nguyêN



tải về 217.44 Kb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích217.44 Kb.
#12755
1   2



(*) Phụ ghi: Phần nầy có ghi trong Ðạo Sử của Bà Nữ Ðầu Sư Hương Hiếu, và trong quyển Tiểu Sử của Ðức Qu. Giáo Tông do Phối Sư Thượng Cảnh Thanh biên soạn.


PHỔ ĐỘ LỤC TỈNH
Khai Ðạo xong rồi, việc phổ độ lục tỉnh kể từ tháng chín năm Bính Dần chia ra như vầy: 1.- Mấy ông: Lê Văn Trung, Nguyễn Ngọc Thơ, Trần Ðạo Quang lo phổ độ trong mấy tỉnh: Vĩnh Long, TràVinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Long Xuyên, Châu Ðốc, Hà Tiên, Rạch Giá. Ông Cao Quỳnh Cư và ông Phạm Công Tắc phò loan.

2.- Mấy ông Lê Văn Lịch, Nguyễn Ngọc Tương, Yết Ma Luật, lo phổ độ trong mấy hạt: Chợ Lớn, Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Bến Tre. Ông Nguyễn Trung Hậu và ông Trương Hữu Ðức phò loan.

3.- Mấy ông: Lê Bá Trang, Vương Quan Kỳ, Yết Ma Nhung lo phổ độ trong mấy hạt: Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Gia Ðịnh, Biên Hòa, Bà Rịa, Sa Ðéc. Ông Cao Quỳnh Diêu và ông Cao Hoài Sang phò loan.

Ông Nguyễn Văn Tương và ông Nguyễn Văn Kinh là người rõ thông đạo lý, lại đi khắp nơi mà giảng đạo để độ rỗi người quen. Kết quả cuộc phổ độ nầy rất nên long trọng, chỉ có một tháng mấy mà kể có mấy vạn người nhập môn cầu Ðạo.

Mồng mười tháng mười (mồng 10 tháng 10) là ngày tạm ngưng việc phổ độ để lo sắp đặt lễ khánh thành Thánh Thất ở "Từ Lâm Tự" (Gò Kén, Tây ninh).


SỰ TÍCH CẢNH CHÙA “TỪ LÂM”
Cảnh chùa nầy vốn của Hòa Thượng Như Nhãn ở chùa Giác Hải (Chợ Gạo) quyên tiền trong bổn đạo của ông mà lập ra. Tháng bảy năm Bính Dần (Aout 1926) ông tình nguyện dâng chùa ấy cho Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ để làm Thánh Thất. Khi ấy chùa cất mới vừa xong, nhưng chưa sơn phết, chưa trải xi măng (ciment) và chung quanh chùa vẫn còn bụi cây sầm uất.

Ông Nguyễn Ngọc Thơ phải ra tiền lo việc ấy cho hoàn tất, lại còn dựng cốt Phật Thích Ca và khai thác các việc khác như là: Ðốn cây, trồng kiểng, đắp đường cho xe hơi vô tận chùa, và cất tịnh thất vân vân ...




NGÀY KHAI THÁNH THẤT
Ðêm 14 rạng mặt rằm tháng 10 năm Bính Dần (18 Novembre 1926) là đêm khánh thành Thánh Thất ở "Từ Lâm Tự". Ông Lê Văn Trung thay mặt cho bổn đạo mời đủ các chức sắc viên quan Langsa và Annam đến dự lễ ấy. Chư bổn đạo và chư thiện nam, tín nữ hiện diện kể đến hằng muôn. Hội Thánh tiếp đãi khách một cách rất ân cần trọng hậu; ngoài cúng phẩm ra, thì không thâu tiền bạc của ai cả.



CUỘC BIẾN
Ðêm ấy, vì đông người mà cuộc hành lễ hóa ra thất nghiêm, nên Thượng Ðế giáng cơ, chỉ để ít lời quở trách rồi thăng. Tà quái thừa dịp Thượng Ðế và chư Thần, Thánh, Tiên, Phật thăng rồi, bèn nhập vào cho một vị nam và một vị nữ bổn đạo mà gây rối ra, mạo xưng là Tề Thiên Ðại Thánh và Quan Âm Bồ Tát. Ban đầu trong bổn đạo còn tin thiệt, hết dạ kỉnh thành, sau lần lần xem cách hành động của chúng nó lấy làm lộng, chừng ấy mới phân biệt chánh tà, thì là rất muộn. Rã cuộc, người biết đạo thì chẳng nói chi, duy kẻ nhẹ tánh thì gãi đầu, chắc lưỡi, ngẩn ngẩn, ngơ ngơ.

Thấy tình hình như vậy, ông quan ba Monet khuyên giải trong bổn đạo như vầy: "Công việc các ông làm đây là rất phải; các ông chẳng nên vì một cuộc biến thường tình như vậy mà ngã lòng thối chí. Tôi cho là thường tình, vì bên Tây, trong mấy đàn thỉnh Tiên, cũng thường xãy ra những điều rối rắm  như vậy. Tôi có lời khuyên các ông là từ rày sắp lên, hễ có cầu cơ, thì chớ nên hiệp nhau đông đảo, vì cần phải cho thanh tịnh, mà hễ đông người, thì một là mất bề thanh tịnh, hai là tư tưởng bất đồng không tương ứng nhau được, thì không linh nghiệm".

Lời châu ngọc của ông Monet đến ngày nay chúng tôi càng nhớ đến chừng nào thì chúng tôi lại càng thâm cảm thạnh tình ông chừng nấy.


TRƯỜNG CÔNG KÍCH
Cuộc biến ấy thành ra một trường công kích rất nên kịch liệt. Kẻ nghịch đạo nhơn đó mà hô lớn lên rằng Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ là Tà giáo, là Quái giáo lăng xăng. Tuy nhiên cũng có một ít người bổn đạo vì đó mà phải "ngã" chớ còn kẻ có chút quan tâm về Tôn giáo, càng nghe lời công kích chừng nào, càng để ý quan sát về Ðại Ðạo chừng nấy, thành thử trường công kích ấy lại trở làm giới thiệu cho nền Ðạo mà tự người đứng ra công kích cũng phải nhìn nhận như vậy. Vì là chỉ trong ba tháng mở Ðạo ở "Từ Lâm Tự" mà số người nhập môn (Langsa có, Cao Mên có, Khách trú có) kể đến hằng ức.


DỜI TÒA THÁNH VỀ LÀNG LONG THÀNH (Tây Ninh)
Vì cuộc biến nọ, vì trường công kích kia mà Hòa Thượng Như Nhãn ngã lòng, và bổn đạo của ông đã cúng tiền cất "Từ Lâm Tự" cũng vì đó mà buộc ông đòi chùa lại. Hội Thánh buộc phải giao chùa lại cho ông Như Nhãn. Ðoạn mới mua một sở rừng 100 mẫu giá 25.000$00 tọa lạc ở làng Long Thành. Khai phá được chừng 10 mẫu, rồi mới cất Tòa Thánh tạm mà an bài nơi đó, kể từ tháng hai, năm Ðinh Mão. Lúc bấy giờ, Ðạo phải trải qua nhiều lối chông gai, nhiều đường khổ hạnh. Nhưng người chủ trương việc Ðạo, nhứt là ông Cao Quỳnh Cư, đem hết dạ nhiệt thành, hết bầu tâm huyết mà sắp đặt trật tự bên trong, và chống trả với phản động lực bên ngoài.

Ðến đây, tôi xin ngừng bút, tưởng bấy nhiêu đó cũng đủ cho quí vị độc giả rõ biết sơ lược về gốc tích Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ.



_______________________________________________________
ÐẠI ÐẠO CĂN NGUYÊN
Tác giả NGUYỄN TRUNG HẬU
Tự THUẦN ÐỨC
In tại nhà in HÒA CHÁNH 16-18 Cống Quỳnh (Arras cũ) Saigon _______________________________________________________

Việc xây bàn (1)
Muốn hiểu rõ cách thức về việc xây bàn ra sao; Hội Thánh xin trích lục một đoạn trong quyển ĐẠO MẠCH TRI NGUYÊN của Ông Huệ Chương ra đây cho chư quí hữu xem khỏi mất công tìm kiếm.

Lược trích Đạo- Mạch Tri-nguyên – Lời tác-giả.
Một ngày kia, lối hạ tuần tháng Juillet 1925, nhằm đêm thứ sáu, tôi thấy nào là chú tư tôi, chú tám tôi, là M. Phạm-Công-Tắc, anh con nhà bác họ của tôi là M. Cao-Hoài-Sang, và vài người bạn nữa, đến mời ông thân tôi đi chơi. Tôi hỏi M. Sang cho biết mấy ổng đi đâu, thì ảnh lại nói với tôi rằng: -Đi sai bàn.

-Sai bàn là chi? - Là cầu các Linh-hồn, về nói chuyện chơi.

Nghe ảnh nói vậy, tôi lấy làm lạ, liền nom theo mấy ổng, đặng coi làm thế nào cho biết. Đoạn mấy ổng, đều kêu xe kéo, vô nhà anh Cao-Hoài-Sang; rồi vầy nhau ngồi xung quanh một cái bàn tròn ba chưn, để nơi trước hàng ba, lại có chưng bình bông tươi tốt, và đốt nhang, sắp đặt trên một cái bàn nhỏ, để vựa vách kế đó. Tôi cũng ngồi kề bên ông thân tôi, chừng mấy ổng biểu:" Lẵng-lặng định thần " thì mỗi người đều để hai tay úp lên mặt bàn, tôi cứ việc làm theo. Giây lâu, tôi thấy bàn nghiêng qua bên chú tư tôi, chú lại rầy chú tám Tắc, mà biểu đừng xô, cứ ngồi cho tịnh. Bàn lại ngã qua phía ông thân tôi, ông lại rầy nữa! Cách một chập, coi bộ mấy ổng mỏi tay, nên thảy đều tan ra nghỉ hết. Tôi có ý coi, trong mấy ổng, chưa ai thạo việc ấy cả, vì thấy cải lẫy nhau hoài; kẻ nói vầy người luận khác, phân phân bất nhứt. Khi ấy, anh Cao-Hoài-Sang nói với mấy ổng rằng:" Mình cứ tịnh tâm, ngồi im điềm, chừng nào có vong nhập, thì chắc là họ gỏ chơn bàn, nghe cắc cắc chớ gì ". Nghe đến đó, tôi có hơi dùng mình, vì tánh tôi nhát. Đến khi vầy nhau lại nữa, chú tư tôi ngồi xếp bằng trên ghế, tỏ ý rằng sợ hồn ma vào gỏ bàn, mà đụng cẳng, nên cả thảy đều rút chơn lên, kẻ chồm hổm, người xếp bằng, té ra mấy ổng cũng không dạn gì cho mấy! Lúc ấy đã khuya, coi ông nào cũng mệt, phần thì muỗi chích chơn, hễ thò tay xuống gải, thì lại động, làm cho cái bàn không yên tịnh, lớp lại buồn ngủ. Chú tư tôi lại suy nghĩ, rồi luận rằng: " Thế khi chúng ta để trong nhà, nên các hồn ma không dám vào. Vậy khiêng bàn ra ngoài Trời trống trải, họa may họ mới nhập đặng ". Đoạn mấy ổng hè-huội áp nhau khiêng bàn ra sân. Ngồi một hồi lâu, bàn cũng cứ dở lên để xuống, làm cho mấy ổng rầy nhau, rồi cười hoài. Gặp lúc khuya, trời tối, muỗi lại cắn hơn nữa! Mấy ổng chịu đà hết nỗi, mới đành dẹp nghỉ, nhưng hẹn tối mai, sẽ hiệp nhau, làm cho hết ý. Ai nấy đều vui chịu, liền từ giã nhau ra về. Qua đến mai, gặp nhằm thứ bảy, lối chín giờ, thảy đều tựu đến đủ mặt, cũng sửa soạn như bữa trước, rồi vầy nhau lại ngồi chung quanh, để tay úp trên mặt bàn. Nhưng nay, chú tư tôi lại dặn, phải sè bàn tay ra, hai ngón tay cái của mỗi người đều đâu đầu lại, rồi ngón tay út, của người khác, làm cho có thế, các bàn tay liền nhau trọn cái vòng bàn. Mấy ổng nghe theo. Tịnh một chập, bàn dở lên cao, ngả vào góc tường. Rủi cho chú tám tôi, ngồi phía trong kẹt, làm cho chú tưởng rằng, anh Cao-Hoài-Sang, đương ngồi ngang mặt, cố ý muốn cợt chơi, nên chú la um- sùm rằng: - " Sang! Sang! Đừng phá mầy, chơi giống gì kỳ quá, mắc kẹt tao sao mậy! Ráng ngồi tử-tế coi mà!

Ai nấy thấy vậy, đều cười rộ lên, mặt bàn nghiêng lại như cũ. Chú tư tôi liền năn-nỉ với mấy ổng, xin đừng giỡn, để ý ráng làm cho tận-tâm coi thế nào cho biết. Khi nghe chú tư tôi nói dứt lời, thì thảy đều ngồi lẳng-lặng. Chú tư tôi thường hay có tánh giả ngộ, hễ nghe bàn cục-kịch, lại trợn mắt, ngó mấy ông kia. Tôi dòm thấy, ai ai cũng sợ cả, lại áp nhau cười rộ lên nữa! Làm như vậy, đã trót vài giờ, mà bàn cũng cứ dở lên để xuống mãi; mà hễ thấy vậy, thì mấy ổng lại rầy nhau, tưởng rằng tại người xô mà thôi.

Chừng tịnh lần nầy, cả thảy ngồi im điềm; thoạt nhiên, bàn dở lên gỏ lia gỏ lịa. Mấy ổng cũng cho là nội bọn phá, bèn hỏi thăm nhau. Ai nấy đều tỏ rằng, cả thảy đều để thật lòng mà thử cho hết sức, nên không xô đẩy chi; ấy là bàn diêu-động tự nhiên. Khi đó, người thì nói tê tay, kẻ lại nghe rần điển. Trong cơn mấy ổng hỏi nhau, bàn dứt gỏ, nhưng cũng còn linh-chinh, dường như có sự sống vậy. Chừng nghi rằng có vong nhập, thảy đều kinh tâm; mấy ổng lụi-đụi, không biết phương chi mà thông-đồng với vong đặng. Chú tư tôi liền dặn mấy ổng để như cũ, đừng ai lấy tay ra khỏi bàn, mà làm xao động, e vì vong xuất ngoại. Dứt lời, chú tư tôi lại nói với vong rằng: - Xin khoan đi, để cho hỏi ít lời... Bây giờ chưa kiếm đặng thế nào cho hiểu nhau, thì duy cứ gỏ hai, nghĩa là: Ừ chịu, có hoặc phải ( Oui ). Còn gỏ một là: Không, hay là chẳng phải ( Non ).

Vong tiếp gỏ hai: Tỏ rằng chịu theo lời dặn Đoạn chú tư tôi liền ngụ ý, rồi nói với vong như vầy: Ta hiểu theo đây, thì có thể nói chuyện với nhau tiện hơn. Nếu tôi hỏi chi, muốn trả lời lại, cứ tùy theo vần Alphabet quốc-ngữ mà gỏ, mỗi chữ mỗi gỏ, đến chữ nào dùng thì ngưng lại, nghĩa là lấy chữ chót; rồi bắt đầu trở lại mà nối chữ khác, xong rồi sẽ ráp lại mà đọc, giống như điệu dây thép vậy. Vong liền gỏ hai ( Ừ chịu ). Hiểu nhau rồi, bàn gỏ, chú tư tôi khởi đọc. Nhưng sự chi cũng vậy, lúc đầu sao cũng lộn-xộn năm bảy phen, đọc cho đến hết hai mươi mấy chữ vần, mà cũng còn gỏ mãi. Tức mình, chú tư tôi cắt nghĩa lại một lần nữa. Thật lấy làm tội nghiệp cho vong quá, lại cũng thương cho mấy ổng, vì muốn thấu đáo, nên ráng chịu khó đến cùng. May sao, lối mỏn hơi rồi, chú tư tôi đọc từ a, ă, â, b, c, d, đ ........... tới chữ L thì dứt gỏ. Chú tư tôi dặn M. Cao-Hoài-Sang nhớ chữ ấy, đủ rồi sẽ chép lại. Đoạn bàn tiếp gỏ quận thứ nhì. Chú tư tôi đọc a, ă, â, b, c, d, đ, ........... cho đến chữ Ư, bàn ngừng lại rồi cũng cứ nối điệu theo như trước, cho đến khi ráp đặng ba chữ: " Lượng- Cao-Quỳnh ". Khi tiếp đặng mấy chữ ấy rồi, thì mấy ổng hớn-hở vui cười. Dứt tiếng, chú tư tôi suy nghĩ rồi nói rằng:" Như phải là Cao-Quỳnh-Lượng, thì chắc biết mấy người ngồi đây; vậy cứ nói tên mỗi người coi có trúng chăng?" Vừa dứt lời bàn gỏ, chừng ráp nguyên chữ thì thành ra tên: Diêu, Cư, Tắc, Sang, Đức, Thân, Nguyên, thảy đều rộ cười lên, còn cái bàn thì hỏng lên một chưng, lắc qua, lắc lại, dường như cũng cười theo vậy. Khi ấy, ông thân tôi tiếp hỏi Lượng rằng:

- Con có ở hầu ông Nội chăng?
- Có.
- Mời ông Nội đến đây, tiện không?
- Đặng.

Dứt lời, thì bàn dở lên rồi để xuống, không còn diêu-động như khi nảy nữa. Chú tám tôi nói rằng: " Bộ khi nó đi rồi ". Nghe vậy, mấy ổng đều dan ra nghỉ hết. Chừng ấy, tôi có ý coi thì thấy ông nào ông nấy, cũng lấy làm lạ, mà nhứt là ông thân tôi, với chú tư tôi. Vì tự ấu chí trưởng, hai người không tin chi hết, cho kiếp chết là mất rồi, chẳng tin là có hồn. Nay lại thấy điều lạ kỳ như vậy, thì hai ổng ngồi nhìn nhau, tình hình như trời đã hé cửa cho mấy ổng dòm, thấy đặng sự bí-mật vậy.

Cách nửa giờ, vầy nhau ngồi, để tay lên, cũng tịnh như trước; kỳ nầy mấy ổng có màu kiêng dè, không dám cười giỡn nữa! Đoạn bàn gỏ. Chú tư tôi tiếp đặng chữ, ráp lại như vầy:" Cao-Quỳnh-Tuân " Tuân, là tên của ông Nội tôi, cả thảy đều đứng dậy xá, rồi ngồi xuống. Ông thân tôi hỏi sơ ít điều đã qua rồi, kế chú tư tôi tiếp nói rằng:" Vì buổi thầy quá vãng, anh em con vẫn còn nhỏ dại, cho đến đỗi, anh của con đã trộng, còn không nhớ đặng hình ảnh của thầy, huống chi là con còn nhỏ quá. Duy buổi lớn khôn, nghe người truyền ngôn lại cái hạnh đức của thầy mà thôi. Nếu có thể tiện, xin thầy dùng dịp nầy, cho anh em con một bài thi tự thuật, hầu để rọi truyền ngày sau, cho con cháu làm kỷ niệm ". Ông nội tôi chịu cho, liền tiếp đánh ra bài thơ như vầy:
Ly trần tuổi đã quá năm mươi,
Mi mới vừa nên ước đặng mười.
Tổng mến lời khuyên bền mộ chép,
Tình thương câu dặn gắn tâm đời.
Bên màng đòi lúc trêu hồn phách,
Cõi thọ nhiều phen đặng thảnh thơi.
Xót nỗi vợ hiền còn lụm cụm,
Gặp nhau nhắn nhủ một đôi lời.

Khi làm đến câu chuyện, thì cả thảy đều nao lòng, rưng rưng nước mắt; chừng qua câu kết, thì ông thân tôi, chú tư tôi, và chú tám Tắc, vùng khóc lớn lên một lượt; còn mấy ông kia với anh Cao-Hoài-Sang thấy vậy cũng mủi lòng khóc theo. Lúc đó, đâu cũng hai giờ khuya, lối xóm nghe khóc rùm lên, vài nhà lân cận đến dòm, thấy việc kỳ quái quá, thì họ đứng coi một hồi, nhưng không hiểu chi, họ đều lui về nhà ngủ hết. Dứt bài thi rồi, thì ông nội tôi tiếp mấy chữ:" Thầy xin kiếu ", đoạn bàn dở lên cao, rồi để xuống nhẹ hễu, không còn hơi động địa như khi trước nữa. Mấy ổng nói:" Đi rồi, đi rồi ". Khi ấy mấy ổng xúm nhau đem vô đèn, chép mỗi người một bài, coi đi đọc lại rồi trầm-trồ khen mãi. Thấy vậy, tôi cũng để chút lòng tin, song chưa hiểu rõ cái huyền-bí ấy là thế nào. Còn ông thân tôi, chú tư tôi cùng mấy ổng vầy nhau, bàn luận truy kiếm cho biết vì đâu mà hóa ra chuyện lạ ấy. Tôi có ý coi, ông nào cũng ngơ-ngơ, ngáo-ngáo, chớ tìm không ra mối ----------------------------------------------



(1) Lược ghi theo Quyển ĐẠI ĐAO CĂN NGUYEN, Hội Thánh tái bản năm 1957 -HẾT-





tải về 217.44 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương