ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiêN



tải về 72.31 Kb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu14.05.2022
Kích72.31 Kb.
#51892
  1   2
Bảng 2.2. Mối tƣơng quan giữa chỉ số sinh học tảo và mức độ ô nhiễm


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA SINH HỌC

Phạm Thị Như Quỳnh

TÌM HIỂU MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CHỈ SỐ SINH HỌC TẢO VỚI MỘT SỐ THÔNG SỐ THỦY LÝ HÓA
HỒ HOÀN KIẾM, HÀ NỘI

Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy


Ngành Sinh học
( Chương trình đào tạo chuẩn)



Cán bộ hướng dẫn:

PGS.TS.Lê Thu Hà




TS.Nguyễn Thùy Liên

Hà Nội-2022

LỜI CẢM ƠN


Lời đầu tiên, em xin trân trọng cảm ơn sâu sắc đến hai giáo viên hướng dẫn là PGS. TS. Lê Thu Hà và TS.Nguyễn Thùy Liên, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên- ĐHQGHN những người đã tận tâm hướng dẫn về chuyên môn, chia sẻ về kinh nghiệm làm việc và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo bộ môn Sinh thái học, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên đã tạo môi trường thuận lợi nhất cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã động viên và ủng hộ em hoàn thành Khóa luận. Khóa luận được thực hiện tại phòng thí nghiệm nghiên cứu Sinh thái học và đa dạng Sinh học ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam, Thuộc trung tâm nghiên cứu khoa học sự sống, khoa Sinh học, Đại học Khoa học Tự Nhiên. Với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên Khóa luận khó tránh khỏi sai sót, em mong nhận được những ý kiến đóng góp và phê bình từ thầy cô để em có thể hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn.




Sinh viên




Phạm Thị Như Quỳnh.

Mở đầu
Hồ Hoàn Kiếm ( hay còn gọi là Hồ Gươm) từ lâu đã được xem như là trái tim, là biểu tượng của thành phố Hà Nội. Đây không chỉ là nơi gắn liền với người dân Thủ đô về nhiều phương diện lịch sử văn hóa, ý nghĩa tâm linh mà còn sở hữu hệ thực vật nổi đa dạng, mang hình thái và cấu tạo đặc trưng, riêng biệt. Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy chất lượng môi trường nước của hồ Hoàn Kiếm đã trải qua nhiều biến động quan trọng các giai khác nhau, kéo theo sự thay đổi cấu trúc hệ thực vật nổi của hồ.


Vì vậy, chất lượng môi trường nước và đa dạng sinh học của hồ Hoàn Kiếm luôn nhận sự quan tâm từ chính quyền thành phố và các nhà nghiên cứu học. Tuy nhiên, những công bố nghiên cứu về chất lượng môi trường nước và đa dạng thực vật nổi tại hồ Hoàn Kiếm vẫn còn hạn chế. Do đó, nhằm góp phần vào xây dựng cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường nước của các hồ nước ngọt nói chung và của hồ Hoàn Kiếm nói riêng, đồng thời, để tìm hiểu mối tương quan giữa các chỉ số môi trường với chỉ số sinh học tảo, đề tài” Tìm hiểu mối tương quan giữa một số thông số thủy lý hóa và chỉ số sinh học tảo hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội” được thực hiện với mục tiêu:

  1. Phân tích một số thông số thủy lý hóa nước hồ năm 2021-2022.

  2. Xác định thành phần loài tảo của hồ năm 2021-2022

  3. Phân tích tương quan giữa một số thông số thủy lý hóa và chỉ số sinh học tảo của hồ Hoàn Kiếm.

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU



    1. Vai trò của nước và hiện trạng môi trường nước của một số hồ ở Hà Nội.

      1. Tầm quan trọng của nước đối với sinh vật và con người

Nước là yếu tố chủ yếu của Hệ Sinh Thái, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống trên Trái Đất và cần thiết cho các hoạt động kinh tế - xã hội của loài người. Cùng với các dạng tài nguyên thiên nhiên khác, tài nguyên nước là một trong những nguồn lực cơ bản để phát triển, là đối tượng lao động và là một yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất. Ngoài ra, nước còn có vai trò quan trọng đối với mọi lĩnh vực như: nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp, y tế…
Nước là tài nguyên tái tạo được, sau một thời gian nhất định được dùng lại. Nước là thành phần cấu tạo nên sinh quyển. Trong cơ thể sống nước chiếm tỷ lệ lớn, 70% khối lượng cơ thể con người là nước, đồng thời nước tác động trực tiếp đến thạch quyển, khí quyển dẫn tới sự biến đổi của khí hậu, thời tiết.
Nước là một trong những nhân tố quyết định chất lượng môi trường sống của con người. Ở đâu có nước ở đó có sự sống. Nước có những đặc trưng vật lý độc đáo mà các chất lỏng khác không có. Các tính chất đặc trưng như tỷ trọng, nhiệt độ sôi, nhiệt bốc hơi, dung môi,.. giúp sự sống có thể tồn tại như ngày nay.

      1. Khái quát về hồ ở Hà Nội.

Hồ là khu vực đầy nước tương đối sâu và rộng trong đất liền, thường không có diện tích nhất định. Phần lớn các hồ được tìm thấy trong các khu vực nội sinh hoặc dọc theo các dòng sông trưởng thành, nơi kênh sông đã được mở rộng thành một lưu vực. Căn cứ vào tính chất của nước, có hai loại hồ: Hồ nước mặn và hồ nước ngọt. Căn cứ vào nguồn gốc hình thành, hồ được phân loại thành: hồ vết tích của khúc sông cũ, hồ băng hà, hồ miệng núi lửa, hồ nhân tạo.
Các hồ tại Hà Nội rất phong phú, được hình thành nên qua những biến động địa chất hàng vạn năm của sông Hồng vùng hạ lưu hay dòng chảy của những con sông khác (sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu,..) qua địa phận Hà Nội bắt nguồn từ con sông này. Thành phố Hà Nội nằm ở vùng có địa hình thấp của đồng bằng sông Hồng, do đó phần lớn các hồ ở Hà Nội xuất phát từ các cùng trũng hoặc nhánh sông trên nền đất trẻ.
Theo nguồn tư liệu năm 2010, trên địa bàn 9 quận thành phố Hà Nội hiện nay có 116 hồ, tổng diện tích 2180 ha. Có 24 hồ lớn trong nội thành, với tổng diện tích mặt nước khoảng 765 ha, trong đó hồ Tây có diện tích lớn nhất. Vai trò chủ yếu của các hồ là có chức năng điều hòa khí hậu, tạo cảnh quan, ngoài ra, một số hồ có vai trò trữ nước, thoát nước cho thành phố vào mùa mưa hoặc có nhiệm vụ điều tiết lưu lượng nước thải ( hồ Yên Sở). Rất nhiều hồ ở Hà Nội gắn liền với các huyền tích ( hồ Hoàn Kiếm, hồ Tây,..), một số trở thành thắng cảnh của thủ đô, trở thành một phần của các công viên ( Vườn Bách thảo Hà Nội, hồ Bảy Mẫu trong công viên Thống Nhất,..)

      1. Hiện trạng chất lượng môi trường nước một số hồ ở Hà Nội.

Tại Hà Nội, hệ thống hồ là một phần quan trọng giúp điều hòa không khí, mang lại giá trị cảnh quan, lịch sử và nghệ thuật. Tuy nhiên dưới sức ép của đô thị hóa, các hoạt động du lịch, vui chơi, hoạt động quản lý nguồn xả thải và quy hoạch đô thị chưa hợp lý dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng môi trường nước và hệ sinh thái một số hồ trong khu vực Hà Nội.
Theo báo cáo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu môi trường và cộng động năm 2015, phân tích chất lượng nước của 30 hồ tiêu biểu với các chỉ tiêu liên quan tới sự phát triển của quần xã sinh vật trong hệ sinh thái được lựa chọn phân tích, bao gồm nhiệt độ, nồng độ oxy hòa tan (DO), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5 ) và nồng độ Chlorophyll-a. Tất cả các chỉ số đều được đo trong tháng 7/2015, thời gian từ 11 –16h, riêng chỉ số DO được đo từ sau 18h (thời điểm nhiệt độ không cao, bức xạ yếu) để hạn chế sai số. So sánh đánh giá chất lượng nước hồ dựa vào Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Chất lượng nước mặt, QCVN 08:2008.BTNMT cột B1- Phục vụ tốt cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi. Trong số 30 hồ được phân tích, có 5 hồ được đánh giá không ô nhiễm, 11 hồ có dấu hiệu ô nhiễm, 8 hồ ô nhiễm nặng và 6 hồ ô nhiễm rất nặng. Qua khảo sát cho thấy, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới ô nhiễm chất lượng nước hồ là do các hoạt động của con người như xả thải trực tiếp nước thải sinh hoạt, rác thải, lấn chiếm lòng ao, hồ, đặc biệt ở những ao hồ nhỏ giữa các khu vực dân cư đông đúc.
Năm 2021, Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, trước hiện tượng nước hồ Tây bất ngờ chuyển màu xanh rêu đậm đặc khiến dư luận lo lắng, Bộ đã kiểm tra và ghi nhận, chất lượng môi trường nước tại hồ Tây đang có dấu hiệu bị ô nhiễm với nhiều thông số trong nước hồ vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08-MT:2015/BTNMT, tập trung chủ yếu là các chi dạng tập đoàn vi khuẩn lam Microcystis, Alphanocapsa, Merismopedia và các tập đoàn tảo lục Scenedesmus, Crucigena...

    1. Các thông số thủy lý hóa và chỉ số sinh học tảo đánh giá chất lượng nước.

1.2.1. Thông số thủy lý hóa:
Nhiệt độ: Nhiệt độ của nước là đại lượng phụ thuộc vào điều kiện môitrường và khí hậu. Nhiệt độ ảnh hưởng tới nồng độ oxy hòa tan (DO), tốc độchuyển hóa các chất, quá trình sinh trưởng phát triển của sinh vật thủy sinh
Độ đục: là mức độ ngăn cản ánh sáng truyền qua nước, phụ thuộc vào
lượng keo khoáng, vật chất hữu cơ lơ lửng, sự phát triển của sinh vật phù du và lượng mưa đổ vào thủy vực. Độ đục cản trở khả năng xâm nhập của ánh sáng vào các tầng nước dẫn đến giảm hiệu suất quang hợp, giảm mức đồng hóa, từ đó làm giảm khả năng tự làm sạch của nước.
Mùi nước: do mùi của một số chất khí tan trong nước được tạo thành từ quá trình phân hủy chất hữu cơ, như: H2S, NH3, CH3NH2, CH3(CH2)SH….
Màu nước: Màu sắc đặc trưng của nước ở từng thủy vực là do sự có mặt của một số hợp chất vô cơ như: Fe3+, Cu2+… hay các hợp chất hữu cơ dạng bùn, chất lơ lửng hoặc các loài vi tảo. Nước ở thủy vực bị phì dưỡng thường có màu xanh đậm hoặc nổi váng trắng, chứng tỏ sự phát triển nở rộ của thực vật nổi.
Độ dẫn: Độ dẫn của nước liên quan đến sự có mặt của các ion trong nước như Na+, K+, SO42-, NO3- , PO43- v.v... Độ dẫn của nước tăng theo hàm lượng các ion, các chất khoáng hòa tan trong nước và và tỉ lệ thuận với nhiệt độ. Nhiệt độ tăng 10ºC thì độ dẫn điện của nước sẽ tăng 2%-3%. Thông số này thường được dùng để đánh giá tổng hàm lượng chất khoáng hòa tan trong nước.
Độ muối: chỉ tổng nồng độ của các ion hòa tan trong nước, trong đó có 7 ion quan trọng là Na+ , K+, Ca2+, Mn2+, Cl-, SO42- và HCO3- . Độ muối ảnh hưởng tới cấu trúc quần xã sinh vật sống trong nước.
Chỉ số pH: phụ thuộc vào hàm lượng chất hữu cơ, độ thủy phân muối và sự phát triển của hệ vi tảo ở trong nước. pH được duy trì ở mức trung tính sẽ phù hợp với đời sống của các thủy sinh vật, nếu pH quá kiềm hoặc quá axit sẽ gây ảnh hưởng tới hệ sinh vật phát triển trong nước, đồng thời làm thay đổi thành phần hóa học trong nước.
Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO): có nguồn gốc từ sự khuếch tán không khí từ khí quyển vào nước hoặc do quá trình quang hợp của tảo.DO phụ thuộc vào các yếu tố: nhiệt độ, áp suất, đặc tính lý hóa của nước, sựphân hủy vật chất, quang hợp của tảo. Hàm lượng DO là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng nước và khả năng tự làm sạch của thủy vực. DO càng thấp chứng tỏ mức độ ô nhiễm của nước càng cao, ảnh hưởng tới đời sống của các sinh vật thủy sinh, làm giảm khả năng tự làm sạch của nước.
Nhu cầu oxy hóa (BOD): là lượng oxy cần thiết để oxy hóa chất hữu cơ có trong nước thải. Được thể hiện qua mg O₂ theo đơn vị thể tích. BOD là đại lượng phản ánh chất lượng các chất hữu cơ dễ phân hủy trong nước. Trên thực tế, ta thường quan tâm chỉ số BOD5 là lượng oxy cần thiết để sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ trong 5 ngày đầu trong điều kiện buồng tối, ở 20ºC để tránh ảnh hưởng của quá trình quang hợp. Chỉ số BOD5 càng cao thì mức độ ô nhiễm của nước càng nặng. Ngoài ra, chỉ số này thể hiện khả năng tự làm sạch của nước.
Nhu cầu oxy hóa học (COD): lượng oxy cần thiết để oxy hóa tất cả các chất hữu cơ có mặt trong nước. Toàn bộ lượng oxy sử dụng cho quá trình này đều được lấy từ oxy hòa tan trong nước. Do đó, hàm lượng COD cao sẽ có hại cho đời sống của các sinh vật thủy sinh
Photpho: Photpho là một trong những nguồn dinh dưỡng thiết yếu của
thực vật nổi, có nguồn gốc từ phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật dùng
trong nông nghiệp hoặc từ nguồn nước thải từ các hoạt động sản xuất công
nghiệp, làng nghề, do sự phân hủy xác sinh vật…
Nitơ: Nitơ trong các thủy vực có nguồn gốc ngoại lai như từ nước thải,
rác thải hay nước chảy tràn mùa mưa lũ hoặc nội tại do xác sinh vật phân hủy.
Nitơ trong nước tồn tại chủ yếu ở 2 dạng chính là N-ammonium (NH4+), Nnitrat(NO3-). Khi nồng độ nitơ tăng, sinh vật phù du tăng lên, dẫn đến hiện tượng tảo nở hoa có thể xảy ra bất kì ở vùng nước mặt nào. Hiện tượng này
gọi là phú dưỡng hóa nguồn nước. Ngoài ra, quá trình oxy hóa các dạng khử
của nitơ trong nước cũng gây ảnh hưởng đến hàm lượng oxy hòa tan.
1.2.2. Chỉ số sinh học tảo.
Chỉ số ô nhiễm Palmer (P):Theo Palmer, ô nhiễm có xu hướng ảnh hưởng lên hệ tảo mạnh hơn so với các nhân tố khác trong môi trường nước như tình trạng phú dưỡng, cường độ ánh sáng, pH, oxy hòa tan, các chất ô nhiễm...Các chỉ số ô nhiễm Palmer được xây dựng dựa trên sự có mặt của các chi tảo trong môi trường nước bị ô nhiễm hữu cơ cao. Chỉ số ô nhiễm tại mỗi điểm được tính toán dựa trên phép tính tổng các điểm số của các chi hoặc loài tảo xuất hiện trong điểm nghiên cứu đó.
Chỉ số Euglenophyta (E):Chỉ số Euglenophyta được sử dụng để xác định độ phì bằng tỉ lệ các nhóm tảo dựa theo Folder Lajos thuộc viện hàn lâm khoa học Hungary công bố trong Biological Vizminosites, 198. Độ phì và độ bẩn tỉ lệ thuận với nhau.Độ phì tăng thì độ bẩn cũng tăng nhưng độ bẩn bao giờ cũng tăng nhanh hơn.

    1. Thực vật nổi và vai trò của chúng trong hệ sinh thái thủy vực.

      1. Thực vật nổi

Thực vật nổi (hay thực vật phù du) là những sinh vật phù du sống tự dưỡng, dị dưỡng và hỗn hợp, chúng sống thành một tập hợp. Hầu hết thực vật phù du quá nhỏ để có thể nhìn thấy từng cá thể bằng mắt thường. Tuy nhiên, khi số cá thể đủ nhiều, chúng thể hiện rất rõ khi tạo màu xanh cho nước do chất diệp lục có trong chúng. Thực vật phù du có các vi cơ quan thực hiện chức năng quang hợp, chúng sống trong các đới chịu ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời trong hầu hết tất cả các đại dương và các vực nước ngọt. Chúng là những tác nhân sản xuất sơ cấp, trong việc tạo thành các hợp chất hữu cơ từ CO2 hòa tan trong nước, đây là một quá trình duy trì chuỗi thức ăn trong nước.Thực vật phù du lấy năng lượng từ quá trình quang hợp và phải sống trong tầng nước mặt đủ ánh sáng của đại dương, biển, hồ hoặc các vực nước khác. Thực vật phù du đóng góp vào phân nửa trong tổng số các hoạt động quang hợp trên Trái Đất.

      1. Vai trò của thực vật nổi

Thực vật phù du có khả năng biến đổi quang năng thành năng lượng cung cấp cho cả sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân hủy.Thực vật phù du bị tiêu thụ bởi động vật phù du và lần lượt là động vật ăn thịt và động vật ăn tạp. Chúng thường được nuôi để hỗ trợ nuôi trồng thủy sản, và rất quan trọng trong việc kiểm soát lượng carbon dioxide và oxy trong bầu khí quyển của Trái Đất kể từ Kỷ nguyên tiền kỷ nguyên. Thật vậy, người ta ước tính rằng thực vật nổi cung cấp tới 85% lượng oxy trong khí quyển.
Thực vật nổi còn được sử dụng làm sinh vật chỉ thị cho môi trường nước bị ô nhiễm hữu cơ. Tỉ lệ tương quan giữa số lượng các loài tảo chỉ thị cho thủy vực cũng là thước đo đánh giá mức độ phì dưỡng và ô nhiễm của thủy vực. Từ đó đưa ra đánh giá sơ lược về chất lượng môi trường thủy vực. Ngoài ra chúng được áp dụng nhiều trong công nghệ làm nguyên liệu sản xuất mĩ phẩm, thực phẩm chức năng, phân bón, xử lý nước thải...


Chương 2
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu về đối tượng môi trường nước và cấu trúc hệ thực vật nổi tại Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
2.1.1. Thời gian nghiên cứu
Quá trình thu mẫu chia thành 3 đợt:
Đợt 1: Ngày 6/12/2021
Đợt 2: Ngày 10/1/2022
Đợt 3: Ngày 28/2/2022
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu: mẫu được bố trí thu tại 4 điểm quanh hồ:
HK1: Bưu điện Hà Nội.
HK2: Đền Ngọc Sơn.
HK3: Thủy Tạ.
HK4: Báo Hà Nội mới.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa
Mẫu nước: lấy cách mặt nước khoảng 20- 30cm, lấy 4 điểm, mỗi điểm lấy 1 lít nước đựng trong chai nhựa 0,5 lít.
Mẫu thực vật nổi: thu trực tiếp 50ml nước mặt vào lọ nhựa. Các mẫu được cố định bằng formol 40% với thể tích tướng đến khi mẫu có nồng độ formol 4%.
2.2.2 Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
Mẫu nước: Chỉ số COD, BOD5 được phântích tại phòng thí nghiệm, phân tích COD bằng phương pháp sử dụng Kali pemanganat (KmnO4) để oxi hóa toàn bộ chất hữu cơ có trong mẫu, phân tích BOD5 bằng phương pháp Winkler. Các thông số NO3-, NH4+,PO43- được xác định bằng bộ test màu SERA của Đức.
a, Phương pháp xác định chỉ số COD:
Thông số COD được phân tích bằng phương pháp chuẩn độ ngược Kali pemanganat.
- Hóa chất: KMnO4 0,1N, H2C2O4.2H2O 0,1N, H2SO4 đặc.
- Cách tiến hành: Cho 50ml mẫu vào bình tam giác dung tích 250ml, thêm 1ml H2SO4 đặc và 5ml KMnO4. Đem đun sôi trên bếp điện trong 10 phút. Lấy bình ra khỏi bếp điện, thêm nhanh 5ml H2C2O4.2H2O 0,1N. Lắc đều đến khi dung dịch mất màu. Chuẩn độ ngược lượng axit dư bằng KMnO4 đến khi xuất hiện màu hồng nhạt (bền 10 giây) thì dừng. Ghi lại lượng KMnO4 đã dùng (V1). Làm tương tự, thay mẫu môi trường bằng nước cất cho mẫu trắng. Ghi lại thể tích KMnO4 đã dùng (V2).
Công thức tính:
COD = [(V1 – V2) x CM KMnO4 x 1000 x 8]/V
Trong đó:
V1: thể tích KMnO4 0,01M dùng để chuẩn độ mẫu nước. V2: thể tích
KMnO4 0,01M dùng để chuẩn độ nước cất.
CM KMnO4: nồng độ mol/l của dung dịch KMnO4 dùng để chuẩn độ.
1000: hệ số chuyển đổi sang lít.
8: đương lượng gam của Oxi.
V: thể tích nước dùng để chuẩn độ.
b, Phương pháp xác định chỉ số DO
Hóa chất:
- Dung dịch A: bao gồm 33g NaOH và 10g KI hòa với nước cất cho đủ
100ml.
- Dung dịch B: pha 40g MnCl2 trong 100ml nước cất
- Dung dịch HCl nguyên chất
- Dung dịch Na2S2O3 0,01N
Phương pháp xác định:
- Xác định dung tích chai Winkler.
- Lấy nước mẫu cho vào chai bằng ống cao su đưa xuống tận đáy chai,
đậy nút lại.
- Cho 2ml dung dịch A và 2ml dung dịch B, đậy nút lắc đều.
- Để yên cho kết tủa lắng xuống ½ bình rồi cho vào chai 2-3ml HCl, lắc
đều cho tan kết tủa (nếu chưa tan hết thì cho thêm HCl).
- Chuyển sang bình nón rồi chuẩn độ bằng dung dịch Na2S2O3 0,01N
cho đến khi mất màu, ghi n ml.
- Công thức tính DO:
DO (mg/l) = (0,01 x n x 8 x 1000) / (V – T) = 80n / (V – T)
Trong đó:
V: dung tích chai Winkler
T: thể tích dung dịch thuốc thử dùng trong thí nghiệm n: lượng dung
dịch Na2S2O3 0,01N dùng để chuẩn độ
DO (mg/l) =
Trong đó:
V: dung tích chai Winkler
T: thể tích dung dịch thuốc thử dùng trong thí nghiệm
n: lượng dung dịch Na2S2O3 0,01N dùng để chuẩn độ.
c. Phương pháp xác định chỉ số BOD5
BOD5 được xác định theo phương pháp Winkler.
1. Hóa chất:
- Dung dịch đệm Photphat: Hòa tan 8,5g KH2PO4, 21,75g K2HPO4,
33,4g Na2HPO4.7H2O và 1,7g NH4Cl vào nước cất rồi định mức tới 1 lít.
- Dung dịch MgSO4: Hòa tan 22,5g MgSO4.H2O vào nước cất rồi định
mức tới 1 lít.
- Dung dịch CaCl2: hòa tan 27,5g CaCl2 vào 1 lít nước cất.
- Dung dịch FeCl3: hòa tan 0,25g FeCl3.6H2O vào 1 lít nước cất.
- MnSO4: Hòa tan 480g MnSO4.4H2O vào nước cất, lọc rồi định mức
tới 1 lít.
- Alkaloid, H2SO4 đặc, Na2S2O3 0,025M.
- H2SO4 1M và NaOH 1M.
- Hồ tinh bột 1%.
Phương pháp xác định:
- Chuẩn bị dung dịch pha loãng: nước cất được sục khí qua đêm để bão
hòa oxy. Sau đó thêm vào 2ml dung dịch đệm Phosphat, 2ml dung dịch
MgSO4, 2ml dung dịch CaCl2 và 2ml dung dịch FeCl3 rồi định mức tới 1 lít,
trung hòa đến pH = 7 bằng H2SO4 1N và NaOH 1N.
- Pha loãng mẫu theo các mức sau:
+ 0,1 – 1% đối với những mẫu nước có dòng chảy mạnh.
+ 1 – 5% đối với những mẫu nước cống chưa hoặc đã để lắng. + 5 –
25% đối với nước đã bị oxi hóa.
+ 25 – 100% đối với nước song đã bị ô nhiễm.
Nước có DO (đã đo tại hiện trường thu mẫu bằng máy TOA) càng thấp
thì càng phải pha loãng.
Mỗi mẫu nước pha thành 600ml, 300ml được cho vào bình nâu, bảo
quản trong tủ tối ở nhiệt độ 200C trong vòng 5 ngày để phân tích DO5, 300ml còn lại dùng để xác định DO1.
- Phương pháp xác định DO:
Cho 300ml mẫu đã pha loãng thích hợp vào bình có nắp kín, thêm vào
2ml KMnO4 và 2ml Alkaloid. Đậy nắp và dốc ngược nhiều lần để trộn đều
dung dịch. Tiếp tục thêm vào 2ml H2SO4 đậm đặc vào chai, đậy nắp và tiếp
tục dốc ngược chai vài lần. Thêm 204ml dung dịch vào bình tam giác, thêm 2
– 3 giọt hồ tinh bột (đã được đun ấm) và chuẩn độ bằng Na2SO3 0,025M cho
đến khi dung dịch mất màu xanh, chuyển sang màu trắng đục.
- Cách tính BOD5:
BOD5 = ( DO1- DO5)/P
Trong đó:
DO1: DO của mẫu ngày đầu thu mẫu.
DO5: DO của mẫu sau 5 ngày thu mẫu.
P: % thể tích đã sử dụng khi pha loãng
- Mẫu thực vật nổi: định loại mẫu thực vật nổi bằng phương pháp so
sánh hình thái dựa trên các khóa định loại đã được công bố. Các
loài được chỉnh tên theo www.algaebase.org. Mẫu thực vật nổi được quan sát
bằng kính hiển vi quang học loại kính hiển vi Primo Star, hãng Carl Zeiss của
Đức với độ phóng đại 50-400 lần tại phòng thí nghiệm Tảo và Nấm Bộ môn
Khoa học Thực vật, trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà
Nội. Mật độ tảo được đếm bằng buồng đếm hồng cầu.
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu:
Thông số thủy lý hóa: thống kê các số liệu đo (nhiệt độ, pH, chỉ số DO, BOD5, COD). Lập đồ thị, so sánh, đối chiếu các số liệu trên với giá trị
giới hạn cho phép theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT.
Số liệu định tính, định lượng thực vật nổi: thống kê kết quả phân tích định tính và định lượng về hệ thực vật nổi của hồ, lập danh lục thành phần loài và xác định mật độ các mẫu thực vật nổi, thể hiện các số liệu và mật độ dưới dạng đồ thị.
Từ các số liệu thực vật nổi thu được, xác định tỉ lệ tương quan giữa các loài tảo chỉ thị để đánh giá mức độ phú dưỡng của thủy vực theo các công thức trong bảng 2.1.

tải về 72.31 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương