ĐẠi học huế trung tâM ĐÀo tạo từ xa ts. Hoàng thị oanh ths. Nguyễn thị xuâN



tải về 1.88 Mb.
Chế độ xem pdf
trang27/81
Chuyển đổi dữ liệu24.09.2022
Kích1.88 Mb.
#53294
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   81
Khám phá xung quanh r

 
Cho 
trẻ tìm hiểu mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau 
giữa thiên nhiên vô sinh với nhau, với tác động của con 
người và môi trường. 
 
Dạy trẻ nhận ra và gọi tên 
các hiện tượng thiên nhiên 
phổ biến ở địa phương: 
mưa, gió, nắng, mặt trời, 
mặt trăng, các vì sao, ngày 
và đêm. Gọi tên được 1 - 2 
dấu hiệu đặc trưng nhất 
của chúng. 
Cho trẻ biết ảnh hưởng của 
thời tiết đến sinh hoạt (ăn, 
mặc) của con người. 
Tiếp tục cho trẻ tìm hiểu đặc 
điểm đặc trưng rõ nét của 
các hiện tượng thiên nhiên 
phổ biến ở địa phương, mở 
rộng hiểu biết về một vài 
hiện tượng khác như bão, 
sấm, chớp, giông... Cho trẻ 
phát hiện các hiện tượng 
thiên nhiên đặc trưng theo 
mùa. So sánh đặc điểm khác 
và giống nhau rõ nét của 2 
mùa; của ngày và đêm. 
Tiếp tục cho trẻ biết ảnh 
hưởng của thời tiết, các hiện 
tượng thiên nhiên đến sinh 
hoạt của con người, đến đời 
sống của động, thực vật và 
môi trường. 
Tiếp tục tìm hiểu đặc 
điểm, dấu hiệu rõ nét của 
các hiện tượng thiên nhiên 
phổ biến ở Việt Nam và 
trên thế giới. Trẻ biết phân 
nhóm các hiện tượng thiên 
nhiên và thời tiết theo 
mùa. Biết các hiện tượng 
thời tiết phổ biến ở một số 
vùng miền ở Việt Nam và 
trên thế giới. 
Cho trẻ khám phá mối 
quan hệ của thời tiết, các 
hiện tượng thiên nhiên đến 
các hoạt động của con 
người. 
 
Giáo dục trẻ có sinh hoạt phù hợp với mùa, với thời tiết, khí hậu và các hiện tượng 
thiên nhiên. 
III. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH 
1. Chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ (cải cách) 
1.1. Lứa tuổi nhà trẻ 
Trong chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ từ 3 đến 36 tháng (đã chỉnh lý) nội dung cho trẻ làm 
quen với môi trường xung quanh chủ yếu được đưa vào phần phát triển ngôn ngữ. Ngoài ra trong 
các phần: rèn luyện giác quan và hoạt động với đồ vật cũng có một số nội dung cho trẻ làm quen với 
môi trường xung quanh. Mục đích chính của các phần nêu trên là phát triển ngôn ngữ, rèn luyện các 
giác quan cho trẻ. Mục đích cho trẻ nhận biết các sự vật, hiện tượng xung quanh được thực hiện phối 
34


hợp với mục đích phát triển ngôn ngữ. Trẻ lứa tuổi nhà trẻ được làm quen với môi trường xung 
quanh trong các chủ đề sau: 

Những người thân trong gia đình. 

Đồ dùng trong gia đình. 
+ Các loại hoa. 
+ Các loại quả. 
+ Các loại rau. 
+ Các con vật. 
+ Các phương tiện giao thông. 
Mỗi chủ đề trẻ được làm quen với 4 đến 5 đối tượng, tuỳ theo độ tuổi mà giáo viên cho trẻ biết 
tên, công dụng và một vài đặc điểm rõ nét của đối tượng. Nội dung của nhận biết tập nói trong từng 
giai đoạn không liên quan đến nội dung của các lĩnh vực khác. Chương trình cũng đưa ra phần hướng 
dẫn thực hiện các nội dung trên. Cụ thể là: 
+ Sinh hoạt hằng ngày, gồm có các thời điểm: đón trẻ, vệ sinh, ăn, ngủ, trả trẻ. 
+ Hoạt động chơi: các trò chơi vận động đơn giản, chơi với đồ chơi, chơi xếp hình, xâu hạt; chơi 
nhận biết phân biệt. 
+ Hoạt động dạo chơi ngoài trời. 
+ Giờ chơi - tập nhận biết và tập nói. Các giờ chơi tập ở nhà trẻ được tiến hành theo chủ đề. 
Mỗi chủ đề thường dạy cho trẻ hai loại bài: 
* Loại thứ nhất: Làm quen với từng đối tượng riêng lẻ. 
* Loại thứ hai: Làm quen với 2 đến 3 đối tượng và cho trẻ tập phân biệt đặc điểm khác nhau rõ 
nét. 
Đối với giờ chơi tập nhận biết tập nói ở nhà trẻ, chương trình (1989) chỉ đưa ra các định hướng, 
không có hướng dẫn cụ thể từng loại bài. 

tải về 1.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   81




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương