Ủy ban giáo dâN trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam giáo dân tập ngắn 2012 lhnb



tải về 452.65 Kb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích452.65 Kb.
#20932
1   2   3   4   5

Thời đại hiện nay có cần một công đồng chung mới để thực hiện việc canh tân triệt để những điều mà Công đồng Vaticanô II đã khởi xướng không?

Nếu trong thời đại hiện nay, có người đang nói đến một công đồng chung mới để thực hiện việc canh tân triệt để những điều mà Công đồng Vaticanô II đã khởi xướng: (1) tìm kiếm sự hiệp nhất trọn vẹn hơn; và (2) giải quyết một số vấn đề mới phát sinh liên quan đến Giáo hội trong thế giới hôm nay… thì rõ ràng điều đó mới chỉ là suy nghĩ của một số người.

  1. Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã từng ngỏ lời như thế nào về vấn đề này?

Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã từng ngỏ lời như sau:

Công đồng Vaticanô II đã cho chúng ta nhiều phần thưởng quý hoá từ 35 năm qua và còn tiếp tục dẫn đưa chúng ta trong nhiều năm kế tiếp. Công việc của Giáo hội bây giờ là học hỏi những điều đã đề ra trong các văn bản của công đồng và đem ra thực hành cho có hiệu quả....30



  1. Đức Giáo hoàng Gioan XXIII đã quyết định triệu tập Công đồng Vaticanô II bằng văn kiện nào?

Đức Giáo hoàng Gioan XXIII đã quyết định triệu tập Công đồng Vaticanô II bằng Tông huấn Ơn cứu độ loài người (Humanae salutis).

  1. Công đồng Vaticanô II có bao nhiêu văn kiện, được chia thành mấy loại?

Công đồng Vaticanô II đã công bố 16 văn kiện, được chia thành ba loại khác nhau: (1) bốn hiến chế; (2) chín sắc lệnh; và (3) ba tuyên ngôn.

  1. Hiến chế Công đồng Vaticanô II là gì?

Hiến chế Công đồng Vaticanô II là bản văn của Công đồng Vaticanô II về tín lý hay mục vụ. Hiến chế có hiệu lực như một sắc luật cho cả Giáo hội.

  1. Tuyên ngôn Công đồng Vaticanô II là gì?

Tuyên ngôn Công đồng Vaticanô II là văn kiện của Tòa Thánh giải thích một đạo luật ban hành hay quảng diễn một vấn đề.

  1. Bốn hiến chế Công đồng Vaticanô II là những hiến chế nào?

Bốn hiến chế đó là: (1) Hiến chế tín lý về Giáo hội (Lumen gentium), (2) Hiến chế tín lý về mạc khải của Thiên Chúa (Dei Verbum), (3) Hiến chế tín lý về phụng vụ thánh (Sacrosantum concilium), và (4) Hiến chế mục vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay (Gaudium et spes).

  1. Chín sắc lệnh Công đồng Vaticanô II là những sắc lệnh nào?

Chín sắc lệnh đó là: (1) Sắc lệnh về nhiệm vụ mục vụ của các giám mục trong Giáo hội (Christus Dominus), (2) Sắc lệnh về chức vụ và đời sống các linh mục (Presbytorerum ordinis), (3) Sắc lệnh về đào tạo linh mục (Optatam totius), (4) Sắc lệnh về canh tân thích nghi đời sống dòng tu (Perfectae caritatis), (5) Sắc lệnh về tông đồ giáo dân (Apostolicam actuositatem), (6) Sắc lệnh về hoạt động truyền giáo của Giáo hội (Ad gentes), (7) Sắc lệnh về hiệp nhất (Unitatis redintegratio), (8) Sắc lệnh về các giáo hội Công giáo Đông phương (Orientalium ecclesiarum), và (9) Sắc lệnh về các phương tiện truyền thông xã hội (Inter mirifica).

  1. Ba tuyên ngôn Công đồng Vaticanô II là những tuyên ngôn nào?

Ba tuyên ngôn đó là: (1) Tuyên ngôn về tự do tôn giáo (Dignitatis humanae), (2) Tuyên ngôn về liên lạc của Giáo hội với các tôn giáo ngoài Kitô giáo (Nostra aetate), và (3) Tuyên ngôn về giáo dục Kitô giáo (Gravissimum educationis).

  1. Theo tài liệu Hướng dẫn mục vụ Năm Đức Tin thì các giảng viên giáo lý cần phải làm gì?

Các giảng viên giáo lý cần khai thác hơn nữa giáo thuyết phong phú của sách Giáo lý Giáo hội Công giáo, đồng thời dưới sự hướng dẫn của cha sở, giúp các nhóm tín hữu đọc và cùng tìm hiểu ý nghĩa sâu xa của văn kiện quý báu này, để hình thành và củng cố những cộng đoàn đức tin, làm chứng về Chúa Giêsu.

  1. Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo được đức giáo hoàng nào công bố?

Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II công bố.

  1. Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo được công bố năm nào?

Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo được công bố năm 1992.

  1. Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo được công bố với văn kiện nào?

Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo được công bố với Tông hiến Kho tàng Đức Tin (Fidei depositum).

  1. Theo số 44 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì tự bản tính và ơn gọi, con người là gì?

Tự bản tính và ơn gọi, con người là một hữu thể tôn giáo. Phát sinh từ Thiên Chúa và quy hướng về Thiên Chúa, con người chỉ đạt được cuộc sống nhân bản đầy đủ khi tự do liên kết với Thiên Chúa.31

  1. Theo số 45 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì con người được tạo dựng để làm gì?

Con người được tạo dựng nên để sống hiệp thông với Thiên Chúa. Nơi Người, họ tìm được hạnh phúc: “Trong Chúa, con không hề còn đau khổ buồn phiền nữa; được tràn đầy Chúa, đời con sẽ đầy đủ trọn vẹn”.32

  1. Theo số 46 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì con người có thể biết chắc điều gì khi biết nghe sứ điệp của các thụ tạo và tiếng nói của lương tâm?

Khi biết nghe sứ điệp của các thụ tạo và tiếng nói của lương tâm, con người có thể biết chắc có Thiên Chúa là nguyên nhân và cùng đích của mọi sự.33

  1. Theo số 47 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì Hội thánh dạy rằng con người nhờ ánh sáng tự nhiên của lý trí có thể nhận biết thế nào về Thiên Chúa?

Hội thánh dạy rằng con người nhờ ánh sáng tự nhiên của lý trí có thể nhận biết chắc chắn về Thiên Chúa duy nhất và chân thật, là Ðấng Tạo Hóa và Ðức Chúa của chúng ta, qua những công trình của Người.34

  1. Theo số 48 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì chúng ta dựa vào đâu để có thể thật sự nói về Thiên Chúa?

Chúng ta có thể thật sự nói về Thiên Chúa, dựa vào những nét hoàn hảo thiên hình vạn trạng của các thụ tạo, phần nào giống Thiên Chúa toàn hảo vô biên, cho dù ngôn ngữ có hạn của chúng ta không tài nào diễn tả hết mầu nhiệm được.35

  1. Theo số 49 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì người tín hữu cảm thấy tình yêu Chúa Kitô thúc bách làm gì?

“Không có Ðấng Sáng Tạo, loài thụ tạo biến tan” (GS 36). Vì thế, người tín hữu cảm thấy tình yêu Chúa Kitô thúc bách mang ánh sáng của Thiên Chúa hằng sống đến cho những ai không biết hoặc chối từ Người.36

  1. Theo số 96 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì điều Ðức Kitô đã ủy thác cho các tông đồ, các ngài đã truyền lại bằng cách nào?

Ðiều Ðức Kitô đã ủy thác cho các tông đồ, các ngài đã truyền lại bằng lời rao giảng và bằng văn bản, dưới sự linh hứng của Thánh Thần, cho tất cả mọi thế hệ, cho đến ngày Ðức Kitô trở lại trong vinh quang.37

  1. Theo số 97 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì Thánh truyền và Thánh kinh hợp thành một kho tàng thế nào?

Thánh truyền và Thánh kinh hợp thành một kho tàng thánh thiêng duy nhất của Lời Thiên Chúa (DV 10), trong đó, Hội thánh lữ hành chiêm ngắm Thiên Chúa (DV 10) là nguồn mạch mọi sự phong phú của mình như trong một tấm gương.38

  1. Theo số 98 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì Hội thánh bảo tồn và truyền lại những gì qua giáo lý, đời sống và phụng tự của mình?

Qua giáo lý, đời sống và phụng tự của mình, Hội thánh bảo tồn và truyền lại cho mọi thế hệ tất cả thực chất của mình và tất cả những gì mình tin (DV 8).39

  1. Theo số 99 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì nhờ đâu mà toàn thể dân Chúa không ngừng đón nhận, đào sâu và sống hồng ân mạc khải ngày càng trọn vẹn hơn?

Nhờ cảm thức siêu nhiên về đức tin, toàn thể dân Chúa không ngừng đón nhận, đào sâu và sống hồng ân mạc khải ngày càng trọn vẹn hơn.40

  1. Theo số 100 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì nhiệm vụ giải nghĩa cách chân chính Lời Thiên Chúa được ủy thác riêng cho ai?

Nhiệm vụ giải nghĩa cách chân chính Lời Thiên Chúa được ủy thác riêng cho huấn quyền, tức là cho đức giáo hoàng và cho các giám mục hiệp thông với Người.41

  1. Theo số 176 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì tin là gắn bó bản thân con người cả trí khôn và ý chí với ai?

Tin là gắn bó bản thân con người cả trí khôn và ý chí với Thiên Chúa, Ðấng tự mạc khải qua các việc làm và lời nói của Người.42

  1. Theo số 177 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì “tin” qui chiếu vào hai điểm nào?

“Tin” qui chiếu vào hai điểm: Ðấng mạc khải và chân lý mạc khải. Chúng ta tin chân lý mạc khải vì tin tưởng ở Ðấng mạc khải.43

  1. Theo số 178 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì chúng ta có được tin ai khác ngoài Thiên Chúa không?

Chúng ta không được tin ai khác ngoài Thiên Chúa, là Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần.44

  1. Theo số 179 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì đức tin là hồng ân thế nào?

Ðức tin là một hồng ân siêu nhiên của Thiên Chúa. Ðể tin, con người cần đến những trợ lực bên trong của Thánh Thần.45

  1. Theo số 180 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì “tin” là hành vi có ý thức và tự do không?

“Tin” là hành vi của con người, có ý thức và tự do, xứng hợp với phẩm giá con người.46

  1. Theo số 181 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì “tin” có là hành vi có chiều kích Hội thánh không?

“Tin” là hành vi có chiều kích Hội thánh. Ðức tin của Hội thánh đi trước, sinh ra, nâng đỡ và dưỡng nuôi đức tin của chúng ta. Hội thánh là Mẹ của mọi tín hữu. “Không thể có Thiên Chúa là Cha nếu không nhận Hội thánh là mẹ” (Síprianô, Giáo hội hợp nhất, 6: PL 4, 519).47

  1. Theo số 182 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì chúng ta tin những gì?

Chúng ta tin tất cả những gì chứa đựng trong Lời Thiên Chúa, được viết hoặc lưu truyền, và do Hội thánh dạy chúng ta tin như chân lý được Thiên Chúa mạc khải (Paul VI, CPG, § 20; SPF 20).48

  1. Theo số 183 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì đức tin cần thiết để được cứu độ không?

Ðức tin cần thiết để được cứu độ. Chính Chúa khẳng định: “Ai tin và chịu phép rửa sẽ được cứu độ: còn ai không tin thì sẽ bị kết án” (Mc 16, 16).49

  1. Theo số 184 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì có phải đức tin cho chúng ta nếm trước điều chúng ta sẽ được hưởng trong cuộc sống hạnh phúc mai sau?

Ðức tin là nếm trước điều chúng ta sẽ được hưởng trong cuộc sống hạnh phúc mai sau (Tôma Aquinô, Comp. theol. 1, 2).50

  1. Theo số 228 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì nếu Thiên Chúa không duy nhất, Người có phải là Thiên Chúa không?

Nghe đây hỡi Ítraen, Ðức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Ðức Chúa duy nhất (Ðnl 6,4; Mc 12,29). Ðấng tối cao nhất thiết phải là duy nhất, nghĩa là không ai sánh bằng.... Nếu Thiên Chúa không duy nhất, thì Người không phải là Thiên Chúa.51

  1. Theo số 229 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì đức tin vào Thiên Chúa dẫn đưa chúng ta hướng về ai?

Ðức tin vào Thiên Chúa dẫn đưa chúng ta hướng về một mình Người, như về nguồn gốc đầu tiên và về cùng đích tối hậu của chúng ta; nên không có gì quý trọng hơn Người hoặc thay thế được Người.52

  1. Theo số 230 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì Thiên Chúa có là một mầu nhiệm khôn tả không?

Khi tự mạc khải, Thiên Chúa vẫn là một mầu nhiệm khôn tả: “Nếu bạn hiểu được Người, Người không phải là Thiên Chúa nữa” (Âutinh, Bài giảng 52, 6, 16).53

  1. Theo số 231 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì Thiên Chúa đã tự mạc khải như là Ðấng nào?

Thiên Chúa mà chúng ta tin đã tự mạc khải như là Ðấng Hiện Hữu; Người cho chúng ta biết Người là Ðấng “giàu ân sủng và thành tín” (Xh 34,6). Bản thể của Người là Sự Thật và Yêu Thương.54

  1. Theo số 266 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì hệ tại điều gì?

Ðức tin Công giáo hệ tại điều này: thờ kính Một Chúa Ba Ngôi và Ba Ngôi Một Chúa mà không lẫn lộn giữa các Ngôi Vị, không chia cắt bản thể: vì Ngôi Cha, Ngôi Con và Ngôi Thánh Thần khác biệt nhau; nhưng Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần có cùng một thiên tính, một vinh quang, một uy quyền vĩnh cửu (SymbolumQuicumque”).55

  1. Theo tài liệu Hướng dẫn mục vụ Năm Đức Tin thì mọi tín hữu được mời gọi làm gì?

Mọi tín hữu được mời gọi chuẩn bị Năm Đức Tin bằng cách chuyên chú đọc và suy ngẫm Tông thư tự sắc Porta fidei của Đức Thánh cha Bênêđictô XVI.

  1. Theo tài liệu Hướng dẫn mục vụ Năm Đức Tin thì trong Năm Đức Tin, tu sĩ các hội dòng và hội viên các tu đoàn tông đồ được mời gọi làm gì?

Tu sĩ các hội dòng và hội viên các tu đoàn tông đồ được mời gọi dấn thân vào công cuộc Tân Phúc âm hóa: gắn bó mật thiết hơn nữa với Chúa Giêsu theo đặc sủng riêng của mình và trung thành với đức thánh cha cũng như với giáo lý đúng đắn.

  1. Trong cuộc hội thảo từ ngày 10 đến 13 tháng 7 năm 2012, Ủy ban Mục vụ Giới trẻ trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã chọn chủ đề nào?

Để người trẻ sống Năm Đức Tin, Ủy ban Mục vụ Giới trẻ trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã chọn chủ đề: “Cho niềm tin tươi sáng” với câu Thánh kinh làm ý lực sống: “Tôi biết tôi tin vào ai” (2Tm 1,12) và chọn ngày 13 tháng 3 năm 2013 để cử hành ngày giới trẻ trong Năm Đức Tin tại các giáo phận, giáo xứ.

  1. Theo Porta fidei, số 13 thì một điều quan trọng trong Năm Đức Tin là gì?

Một điều quan trọng trong Năm Đức Tin là duyệt lại lịch sử đức tin của chúng ta, trong đó có một mầu nhiệm khôn lường giữa sự thánh thiện và tội lỗi. Lịch sử thánh thiện cho thấy sự đóng góp lớn lao của những người nam nữ để làm tăng trưởng và phát triển cộng đoàn bằng chứng tá cuộc sống của họ, còn lịch sử tội lỗi phải thúc giục mỗi người hoán cải chân thành và trường kỳ để cảm nghiệm lòng từ bi của Chúa Cha Đấng đến gặp tất cả mọi người.56

  1. Muốn duyệt lại đức tin ta cần làm gì?

Muốn duyệt lại đức tin ta cần: (1) học hỏi giáo lý, (2) nhận ra vị trí của Chúa trong đời mình, và (3) thể hiện đức tin trong cuộc sống thường ngày.

  1. Ai đã viết: “Đức tin không có hành động là đức tin chết”?

Thánh Giacôbê đã viết: “Đức tin không có hành động là đức tin chết”.57

  1. Khi tin con người sử dụng trí khôn và sự tự do “ước muốn” ra sao?

Không đi ngược với tự do của con người, đức tin là một hành vi nhân linh của con người. Khi tin, con người sử dụng trí khôn (wisdom) để “hiểu biết” điều mình đang làm (mặc dù không thể hiểu hết được) và thực sự tự do “ước muốn” (free will) làm điều ấy (có sự ưng thuận của ý chí).58

Tự do là khả năng, bắt nguồn từ lý trí và ý chí, có thể hành động hay không hành động, có thể làm việc này hoặc việc khác; và như vậy, tự mình làm những hành động có ý thức. Nhờ có ý chí tự do, mỗi người tự quyết định về chính bản thân mình. Trong con người, sự tự do là một sức mạnh để tăng trưởng và trưởng thành trong chân lý và điều thiện. Sự tự do đạt tới mức hoàn hảo, khi nó được quy hướng về Thiên Chúa, là vinh phúc của chúng ta.59



  1. Porta fidei, số 1, cho biết cụm từ “Cửa Đức Tin” được trích từ sách nào?

Porta fidei, số 1, cho biết cụm từ “Cửa Đức Tin” được trích từ sách Công vụ tông đồ (x. Cv 14,27).

  1. Porta fidei, số 1, cho biết việc bước qua cánh cửa ấy kèm theo sự gì?

Porta fidei, số 1, cho biết việc bước qua cánh cửa ấy kèm theo sự dấn thân trong một hành trình kéo dài suốt đời vì “Cửa Đức Tin” vẫn luôn mở rộng để dẫn vào đời sống hiệp thông với Thiên Chúa và Giáo hội .

  1. Porta fidei, số 2, nhắc nhở về sự cần thiết phải tái khám phá hành trình đức tin để làm gì?

Porta fidei, số 2, nhắc nhở về sự cần thiết phải tái khám phá hành trình đức tin để ngày càng làm nổi bật niềm vui và lòng hăng say phấn khởi được đổi mới nhờ được gặp gỡ Chúa Giêsu.

  1. Porta fidei, số 2, cho rằng Giáo hội và các vị mục tử trong Giáo hội phải lên đường để làm gì?

Giáo hội và các vị mục tử trong Giáo hội, giống như Chúa Kitô, phải lên đường, để dẫn đưa con người ra khỏi sa mạc, tiến đến sự sống, hướng về tình bạn với Con Thiên Chúa, về Ðấng ban cho chúng ta sự sống, sự sống sung mãn.60

  1. Porta fidei, số 3, cho rằng con người ngày nay vẫn luôn cần tìm lại sở thích nuôi dưỡng mình bằng những gì?

Porta fidei, số 3, cho rằng con người ngày nay vẫn luôn cần tìm lại sở thích nuôi dưỡng mình bằng Lời Chúa và Bánh Sự Sống: (1) lắng nghe Chúa Giêsu, Ðấng mời gọi; (2) tin nơi Chúa Giêsu; (3) kín múc sự sống nơi nguồn mạch sự sống là chính Chúa Giêsu.

  1. Giáo huấn của Chúa Giêsu trong Gioan 6,27 nói gì?

Các con hãy cố gắng làm việc không phải để được lương thực mau qua, nhưng là lương thực tồn tại mãi mãi.61

  1. Theo Porta fidei, số 3, tin nơi Chúa Giêsu Kitô là gì?

Theo Porta fidei, số 3, tin nơi Chúa Giêsu Kitô là tin vào Chúa Giêsu Kitô là đường đưa tới ơn cứu độ vĩnh viễn. Bởi lẽ, “Anh em hãy tin nơi Ðấng mà Ngài đã sai đến” (Ga 6,29).

  1. Theo Porta fidei, số 4, Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI sẽ triệu tập một Thượng Hội đồng Giám mục vào tháng 10 năm 2012 với đề tài gì?

Theo Porta fidei, số 4, Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI sẽ triệu tập một Thượng Hội đồng Giám mục vào tháng 10 năm 2012 với đề tài: “Tái truyền giảng Tin mừng để thông truyền đức tin Kitô”.

  1. Theo Porta fidei, số 5, việc khởi sự Năm Ðức Tin dịp kỷ niệm 50 năm ngày khai mạc Công đồng Vaticanô II có thể là cơ hội thích hợp để làm gì?

Theo Porta fidei, số 5, việc khởi sự Năm Ðức Tin dịp kỷ niệm 50 năm ngày khai mạc Công đồng Vaticanô II có thể là cơ hội thích hợp để chúng ta hiểu rằng các văn kiện Công đồng “không bị mất giá trị, cũng như vẻ tươi sáng”.

  1. Theo Porta fidei, số 5, để hiểu các văn kiện Công đồng, chúng ta cần đọc các văn kiện ấy thế nào?

Theo Porta fidei, số 5, để hiểu các văn kiện của Công đồng, chúng ta cần đọc các văn kiện ấy cách thích hợp: cần biết rõ và hấp thụ các văn kiện ấy như những văn bản giá trị và có tính chất qui phạm của Huấn quyền Giáo hội trong truyền thống của Giáo hội.

  1. Theo Porta fidei, số 5, Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI cảm thấy nghĩa vụ phải nêu cao giá trị Công đồng như thế nào?

Theo Porta fidei, số 5, Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI cảm thấy nghĩa vụ phải nêu cao giá trị Công đồng như là hồng ân lớn lao mà Giáo hội được hưởng trong thế kỷ 20. Theo đó, Kitô hữu được giúp định hướng chắc chắn cho những thế kỷ phía trước.

  1. Theo Porta fidei, số 6, trong cuộc sống giữa trần thế, các tín hữu được mời gọi làm cho lời chân lý mà Chúa Giêsu để lại được chiếu sáng thế nào?

Theo Porta fidei, số 6, các tín hữu được mời gọi làm cho lời chân lý mà Chúa Giêsu để lại được chiếu sáng rạng ngời.

  1. Theo Porta fidei, số 6, từ sức mạnh của Chúa Phục Sinh, Giáo hội kín múc năng lực để làm gì?

Theo Porta fidei, số 6, từ sức mạnh của Chúa Phục Sinh, Giáo hội kín múc năng lực để kiên trì và yêu thương, khắc phục những sầu muộn và khó khăn, và để tỏ lộ mầu nhiệm về Chúa giữa lòng thế giới cách trung thực cho đến khi mầu nhiệm ấy được tỏ lộ trong ánh sáng sung mãn vào cuối thời gian.

  1. Theo Porta fidei, số 6, Năm Ðức Tin là lời mời gọi thực hiện cuộc trở về với ai?

Theo Porta fidei, số 6, Năm Ðức Tin là lời mời gọi thực hiện cuộc trở về cùng Chúa là Ðấng duy nhất cứu độ thế giới.

  1. Theo Porta fidei, số 7, tình yêu của ai thúc bách chúng ta loan báo Tin mừng?

Porta fidei, số 7, nhấn mạnh câu lời Chúa trong Thư thứ hai Thánh Phaolô Tông Đồ gửi tín hữu Côrintô: “Tình yêu của Chúa Kitô thúc bách chúng ta” (2Cr 5,14), làm đầy tâm hồn chúng ta với nhiệt huyết tông đồ và thúc đẩy chúng ta loan báo Tin mừng.

  1. Theo Porta fidei, số 7, chúng ta được mời gọi đọc những tác phẩm của ai để tiến tới “Cửa Đức Tin”?

Theo Porta fidei, số 7, chúng ta được mời gọi đọc những tác phẩm của Thánh Âutinh để tiến tới “Cửa Đức Tin”.

  1. Theo Porta fidei, số 8, trong dịp kỷ niệm tốt đẹp này, các giám mục trên toàn thế giới được mời gọi làm gì?

Theo Porta fidei, số 8, trong dịp kỷ niệm tốt đẹp này, các giám mục trên toàn thế giới được mời gọi hiệp với Người Kế Vị Thánh Phêrô để tưởng niệm hồng ân đức tin quý giá.


  1. tải về 452.65 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương