VỀ việc ban hành tài liệu chuyên môN “HƯỚng dẫn chẩN ĐOÁn và ĐIỀu trị CÁc bệnh sản phụ khoa”


Nguyên tắc D: thuốc cấp cứu (Epinephrin 1/1000)



tải về 2.92 Mb.
trang15/21
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích2.92 Mb.
#37181
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   21

4.4. Nguyên tắc D: thuốc cấp cứu (Epinephrin 1/1000)

+ Chỉ định: Nhịp tim <60 l/p mặc dù thông khí áp lực dương phối hợp ấn ngực đúng và hiệu quả.

+ Liều: pha loãng nồng độ 1/10.000

 Bơm NKQ: 0,3ml - 1ml.

 Đường TM: 0,1ml - 0,3ml

+ Nếu không kịp cân: 1,5ml/lần qua NKQ, 0,5ml/lần tiêm TM.

Trong và sau khi bơm Adrenalin vẫn tiếp tục phối hợp bóp bóng và ấn ngực.

Chăm sóc hiệu quả khác

- Chú ý không làm các động tác:

+ Gập đùi vào bụng trẻ.

+ Dốc ngược đầu trẻ và vỗ vào mông, lắc đứa trẻ.

+ Ngoáy vào hậu môn trẻ.
NHIỄM KHUẨN SƠ SINH

1. ĐẠI CƯƠNG

Nhiễm khuẩn sơ sinh (NKSS) là tình trạng tổn thương viêm của một hay nhiều cơ quan trong cơ thể do nhiễm trùng gây ra ở thời kỳ sơ sinh.

Mặc dù có những phương pháp điều trị hiện đại với những kháng sinh mới ra đời nhưng tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn vẫn cao. Tỷ lệ tử vong của NKSS sớm dao động từ 25-50% số trẻ bị nhiễm khuẩn.

2. NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ

2.1. Nguyên nhân:

Thủy đậu, viêm gan, HIV, Coxsackie, Echo virus, Liên cầu tan huyết nhóm B, Listeria, Haemophilus Influenzae, phế cầu, sốt rét.

Nhiễm khuẩn ngược dòng do rỉ ối hoặc vỡ ối kéo dài: E.coli, Klebsiella, Pseudomonas, Proteus, Bacteria, tụ cầu, liên cầu nhóm B…

+ Tụ cầu vàng, Phế cầu, Clostrodium, trực khuẩn mủ xanh, Coliform, nấm candida.

Nguyên nhân gây NKSS rất đa dạng và phức tạp. Tùy vị trí khác nhau mà tính chất nhiễm khuẩn khác nhau.

2.2. Yếu tố nguy cơ

2.2.1. Đường máu:

Vi khuẩn đi qua đường máu trong trường hợp mẹ bị nhiễm khuẩn huyết:

- Mẹ bị sốt, bạch cầu tăng cao, CPR (+)

- Viêm nội mạc tử cung

- Nhiễm khuẩn bánh rau

2.2.2. Qua màng ối:

- Nhiễm trùng ối, màng ối, ối có mủ, mùi bất thường

- Thời gian vỡ ối > 18 giờ

- Thời gian chuyển dạ kéo dài > 12 giờ.



2.2.3. Tiếp xúc trực tiếp:

- Âm đạo bị nhiễm khuẩn gây viêm da, niêm mạc.

- Chăm sóc vệ sinh kém: vệ sinh tay, giường bệnh, lồng ấp, phòng bệnh

- Quá trình thực hiện thủ thuật: đặt NKQ, Catheter, thở Oxy, truyền TM.

- Nhiễm khuẩn chéo do nằm chung

- Trẻ bị ngạt, suy hô hấp, non tháng, thấp cân.



3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG, XÉT NGHIỆM VÀ CHẨN ĐOÁN

3.1. Biểu hiện lâm sàng

Thường rất nghèo nàn, không điển hình nhất là trẻ non tháng - thấp cân, thường nhầm lẫn vào bệnh cảnh không nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh, do đó cần hỏi tiền sử sản khoa và gia đình để phát hiện thêm.

- Biểu hiện toàn thân:

+ Rối loạn thân nhiệt sốt, hạ nhiệt độ hoặc nhiệt độ dao động.

+ Da tái, tưới máu da kém, màu sắc da xấu, nổi vân tím, có khi rải rác các nốt xuất huyết dưới da, đôi khi phù cứng bì.

+ Vẻ mặt nhiễm trùng, nhiễm độc, hốc hác, môi khô, sụt cân.

- Thần kinh: li bì, trương lực cơ giảm, giảm vận động, có khi lại kích thích.

+ Có thể co giật, co cứng, đôi khi thóp phồng nếu viêm màng não.

- Hô hấp: thở rên, đùn bọt cua, co rút lồng ngực, rối loạn nhịp thở, phổi ran ẩm 2 bên nếu có viêm phổi.

- Tình trạng tím tái do thiếu oxy.

- Tiêu hóa: kém ăn, sau có thể bỏ bú, nôn chớ, bụng chướng, dịch dạ dày ứ đọng, ỉa chảy, gan, lách to

- Tiết niệu: trẻ có thể thiểu niệu, vô niệu, đôi khi đái máu.

- Những biểu hiện ổ nhiễm trùng: rốn sưng tấy đỏ, có mủ hoặc mùi hôi, mụn mủ da, viêm hoại tử da lan tỏa

3.2. Xét nghiệm:

- Cấy tìm vi khuẩn trong máu, dịch não tủy, dịch mủ, thể tích tối thiểu 1 ml

Cấy hốc tự nhiên như: Tai, mũi, dịch dạ dày, họng, bề mặt cơ thể nếu (+) trên 2 mẫu cũng có giá trị định hướng VK

CTM, bạch cầu > 25.000/mm3, hoặc < 5000/mm3; tiểu cầu < 100.000/mm3.

CRP (+) > 10mg/l

- Xquang phổi hình ảnh viêm phổi

- Các xét nghiệm do hậu quả nhiễm trùng gây ra: ĐGĐ, khí máu, đường, Protein, Ure, Creatinin, men gan có thể biến loạn.


3.3. Chẩn đoán xác định

Chẩn đoán khẳng định nhiễm trùng liên quan chặt chẽ tới tình trạng đứa trẻ: ngày tuổi, kết quả cấy bệnh phẩm, triệu chứng lâm sàng, mức độ nặng của bệnh. Tác giả Chiesa và cộng sự 2004 đề nghị những tình huống lâm sàng sau cần điều trị nhiễm trùng sơ sinh:

- Khẳng định biểu hiện nhiễm trùng trên lâm sàng kèm theo:

+ Xét nghiệm (+)= > điều trị nhiễm trùng.

+ Không xét nghiệm hoặc xét nghiệm (-) => điều trị nhiễm trùng.

- Lâm sàng nghi ngờ và

+ Xét nghiệm (+) => điều trị

+ Xét nghiệm (-) => theo dõi

- Lâm sàng không khẳng định, xét nghiệm (+) hoặc (-) có thể xem xét chưa cần điều trị.

Chẩn đoán mức độ nặng của nhiễm trùng

Hội Nghị Quốc Tế Nhi khoa 2010 phân loại mức độ nhiễm trùng nặng như sau:

Nhiễm trùng sơ sinh kèm theo 1 trong các dấu hiệu sau:

- Suy giảm chức năng tim mạch (có suy tuần hoàn)

- Suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS)

- Suy giảm chức năng ≥ 2 cơ quan khác nhau trong cơ thể.

4. ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG SƠ SINH

4.1. Kháng sinh chống nhiễm khuẩn

4.1.1. Lựa chọn kháng sinh

- Đối với nhiễm trùng sơ sinh sớm:

Dùng 2 loại kháng sinh kết hợp: β lactamine và Aminoside. Khi chưa có kết quả kháng sinh đồ có thể cho Peniciline hoặc Ampiciline phối hợp với Getamycine hoặc Amikacine. Nếu người mẹ được sử dụng kháng sinh trước đó mà trẻ nghi ngờ nhiễm vi khuẩn kháng Ampiciline (E.coli, Enterobacter) chọn: Claforn, Ceftriaxone, Imepenem phối hợp Aminoside.

- Trường hợp nhiễm trùng mắc phải (nhiễm trùng muộn):

+ Nếu nghi ngờ do tụ cầu: kết hợp 3 loại kháng sinh: Cephalosporine thế hệ 3 + Vancomycine + Aminoside.

+ Nếu nghi ngờ trực khuẩn Gram(-):Cephalosporine thế hệ 3 + Imepenem. Đôi khi Quinolon phối hợp Aminoside hoặc Colymixin.

+ Nếu nghi ngờ vi khuẩn kỵ khí chọn Metronidazol phối hợp.

Sử dụng kháng sinh Cephalosporine thế hệ 3 rộng rãi, kéo dài là một yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn nấm Candida. Nếu trẻ đang dùng kháng sinh kéo dài mà tình trạng lâm sàng xấu đi thì phối hợp kháng sinh chống nấm nhóm Conazol.

Khi có kháng sinh đồ thì phải điều chỉnh lại kháng sinh cho phù hợp.

4.1.2. Liều kháng sinh thường dùng:

◙ Ampiciline: 75mg -100mg/kg/ngày

◙ Cefotaxime: 100mg - 200mg/kg/ngày

◙ Ceftriaxone: 50-100mg/kg/ngày

◙ Amikacine: 15mg/kg/ngày

◙ Gentamycine, Kanamycine: 4-5mg/kg/ngày

◙ Vancomycine: 10mg/kg/ngày.

4.1.3. Thời gian sử dụng kháng sinh

◙ Nhiễm trùng máu: 10 ngày

◙ Viêm màng não mủ: 14-21 ngày

◙ Viêm phổi: 7-10 ngày

- Nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn máu nhưng cấy máu (-) thì đề nghị sử dụng kháng sinh kết hợp kéo dài > 5 ngày.

- Nếu do tụ cầu vàng: thời gian điều trị từ 3-6 tuần.

Khi sử dụng nhóm Aminoside có thể gây điếc nên không dùng quá 7 ngày đối với trẻ sơ sinh, ngừng > 48 giờ có thể sử dụng đợt mới.

4.2. Vệ sinh

- Rửa tay sạch, sát khuẩn tay nhanh khi chuyển sang tiếp xúc trẻ khác.

- Thay quần áo Blue hàng ngày, có mũ, khẩu trang, găng tay khi làm thủ thuật

- Thay chăn, ga, gối vô khuẩn, tiệt khuẩn giường, lồng ấp hàng ngày. Lau sàn nhà bằng thuốc sát khuẩn, không được quét sàn.

- Hàng tháng có lịch tổng vệ sinh tiệt khuẩn phòng, phương tiện, trang thiết bị.

- Nằm phòng riêng tránh tiếp xúc người nhà, chỉ nên thăm theo giờ.

- Loại bỏ vi khuẩn: với nhiễm trùng da, rốn, mụn mủ, áp xe phải cắt lọc hết tổ chức hoại tử, dẫn lưu mủ, rửa sạch bằng nước muối sinh lý. Nếu có khe, hốc nhiều thì rửa sạch bằng oxy già, lau khô và dùng thuốc Betadine 2,5% sát trùng tại chỗ. Chấm xanh Methylen vào nốt mụn phỏng trên da hoặc bôi kem kháng sinh.
4.3. Liệu pháp hỗ trợ

4.3.1. Cân bằng thân nhiệt:

+ Nếu trẻ sốt ≥ 38,5o thì dùng Paracetamol: 10-15mg/kg/1 lần, không quá 4 lần/ngày.

+ Nếu trẻ bị hạ nhiệt độ < 36,5o: ủ ấm bằng lồng ấp hoặc Kanguru.

4.3.2. Cân bằng nước, điện giải, toan kiềm:

Nuôi dưỡng đường miệng đầy đủ, truyền dịch phối hợp 50-100ml/kg/24 giờ.

Nếu có giảm tưới máu: dùng Dopamin 5-15µg/kg/1 phút để nâng huyết áp.

4.3.3. Chống suy hô hấp cấp: Oxy liệu pháp,thở CPAP, hô hấp hỗ trợ.

4.3.4. Chống rối loạn đông máu:

Plasma tươi, truyền yếu tố đông máu, Vitamin K1. Truyền khối tiểu cầu khi tiểu cầu < 50.000/mm3 mà có xuất huyết hoặc tiểu cầu < 30.000/mm3 mặc dù không có xuất huyết.



4.3.5. Thay máu.

Thay máu một phần trong trường hợp nhiễm trùng nặng, có tác dụng giảm độc tố và nồng độ vi khuẩn.



4.3.6. Thuốc tăng cường miễn dịch

- Truyền Human Immunoglobulin liều 300-500mg/kg/ngày x 3 ngày: có tác dụng giảm tỷ lệ tử vong trẻ nhiễm trùng.



5. PHÒNG NHIỄM KHUẨN

- Giáo dục ý thức vệ sinh, nuôi dưỡng trẻ bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.

- Bỏ tập tục lạc hậu: kiêng tắm gội, nằm buồng tối, kín gió….

- Khám thai định kỳ, dinh dưỡng đầy đủ

- Dự phòng kháng sinh cho bà mẹ bị nhiễm liên cầu nhóm B. Tuy vậy lại làm tăng tỷ lệ sử dụng kháng sinh sớm ở trẻ và thời gian nằm viện lâu hơn khi bị bệnh.

Edward và cộng sự (2008) thấy sử dụng vaccine tiêm phòng thấy 85-90% bà mẹ có kháng thể chống GBS, kháng thể từ mẹ truyền sang con có hiệu quả kéo dài đến 2 tháng và còn hiệu lực ở người mẹ sau 2 năm.

♦ Khi trẻ đã ra đời:

- Rửa tay sạch khi tiếp xúc trẻ

- Đảm bảo vệ sinh phòng bệnh, vô trùng lồng ấp, có lịch tiệt khuẩn định kỳ

- Tắm gội vệ sinh sạch hàng ngày, sát trùng để hở rốn.

- Những trường hợp nguy cơ cao như: mẹ ối vỡ > 18 giờ, mẹ sốt, nước ối bẩn, nhiễm khuẩn ối cho kháng sinh dự phòng.

HẠ THÂN NHIỆT TRẺ SƠ SINH



1. ĐẠI CƯƠNG

- Hạ thân nhiệt là tình trạng bệnh lý hay gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là ở trẻ đẻ non, do quá trình điều hòa than nhiệt bị mất cân bằng (quá trình sinh nhiệt và quá trình tản nhiệt)

- Quá trình sinh nhiệt: chuyển hóa và cơ cơ

- Quá trình mất nhiệt: thông qua 4 cơ chế

+ Cơ chế bay hơi

+ Cơ chế truyền nhiệt

+ Cơ chế đối lưu

+ Cơ chế bức xạ

- Định nghĩa hạ than nhiệt: khi nhiệt độ của trẻ < 35oC (95oF) gọi là hạ thân nhiệt

- Mức độ hạ thân nhiệt

+ Nhẹ: nhiệt độ 32 - 35oC

+ Nặng: nhiệt độ < 32oC

2. NGUYÊN NHÂN

Hạ thân nhiệt trẻ sơ sinh thường do các nguyên nhân sau

- Trẻ đẻ non vì:

+ Tỉ lệ diện tích da/cân nặng lớn hơn trẻ đủ tháng → trẻ đẻ non dễ bị hạ thân nhiệt

+ Lượng mỡ dưới da đặc biệt là lớp mỡ nâu ít → khả năng sinh nhiệt kém

+ Thiếu năng lương để chuyển hóa và sinh nhiệt

+ Dễ mắc suy hô hấp do các vấn đề ở phổi

- Trẻ đẻ ngạt gây thiếu oxy cho chuyển hóa tế bào

- Trẻ đẻ hoặc nuôi trong môi trường lạnh: nhiệt độ trong phòng lạnh, gió lùa, trẻ không được ủ ấm, áo tã bị ướt do đái, ỉa, tắm trẻ quá lâu, nước tắm lạnh

- Cấp cứu hồi sức hoặc tiêm truyền cho trẻ trong thời gian kéo dài mà trẻ không được ủ ấm

- Trẻ bị nhiễm trùng và bệnh lý khác làm trẻ bị cạn kiệt năng lượng và hạ thân nhiệt

3. TRIỆU CHỨNG

- Tim mạch:

+ Giai đoạn đầu: tăng nhịp tim, co mạch ngoại biên để duy trì tưới máu cơ quan

+ Giai đoạn sau: nhịp tim chậm, rung nhĩ, rung thất …

- Hô hấp: lúc đầu trẻ thở nhanh, hạ thân nhiệt nặng trẻ thở chậm dần và bị toan chuyển hóa

- Thần kinh trung ương: tưới máu não giảm nên giai đoạn đầu trẻ kích thích, bứt rứt sau trẻ li bì,hôn mê, co giật…

- Thận: giai đoạn đầu trẻ tăng bài niệu, giai đoạn sau trẻ thiểu niệu, tăng ure máu, hoại tử ống thận

- Huyết học: giảm BC, TC, rối loạn đông máu, xuất huyết phổi



4. XỬ TRÍ

4.1. Điều trị cấp cứu các chức năng sống cơ bản

- Hô hấp:

+ Làm thông thoáng đường thở: đặt trẻ ở tư thế trung gian

+ Hỗ trợ hô hấp nếu trẻ tím tái, ngừng thở

-Tuần hoàn: truyền dịch và thuốc nếu trẻ có suy tuần hoàn

4.2. Phục hồi thân nhiệt cho trẻ

4.2.1. Hạ thân nhiệt nhẹ

- Đặt trẻ trong phòng ấm(26-28oC), có lò sưởi hoặc đèn sưởi

- Cởi bỏ áo tã ướt

- Lau khô người trẻ, lau khô đờm rãi, các chất tiết

- Áo, tã, mũ, tất tay chân,chăn được làm ấm ở nhiệt độ 38-40oC trước khi mặc vào cho trẻ

- Ủ ấm trẻ theo phương pháp da kề da

- Đo than nhiệt của trẻ 1 giờ/lần và theo dõi các dấu hiệu nguy hiểm

4.2.2. Hạ than nhiệt nặng

- Làm tương tự như 3 bước đầu ở phần hạ thân nhiệt nhẹ

- Đặt trẻ vào lồng ấp:đặt nhiệt độ lồng ấp cao hơn thân nhiệt trẻ 1-1.5oC

- Kiểm tra nhiệt độ lồng ấp mỗi giờ một lần trong vòng 8 giờ đầu sau đó 3 giờ một lần

- Đo thân nhiệt của trẻ 1 giờ một lần.

+ Nếu thân nhiệt của trẻ tăng thêm 0.5oC/1 giờ và liên tục trong 3 giờ là tiên lượng tốt. Khi thân nhiệt của trẻ ổn định trong giới hạn bình thường phải theo dõi tiếp 3 giờ/lần trong 12 giờ

+ Nếu thân nhiệt của trẻ không tăng hoặc tăng dưới 0.5oC/giờ → kiểm tra hệ thống sưởi, tăng nhiệt độ lồng ấp 0.5oC/giờ.
4.3. Điều trị nguyên nhân và các hỗ trợ khác

- Điều trị suy hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng

- Đảm bảo năng lượng, dinh dưỡng

+ Cho trẻ bú mẹ nếu trẻ còn bú được

+ Nếu trẻ không bú được → cho trẻ ăn qua ống thông dạ dày

- Truyền dịch nuôi dưỡng đường tĩnh mạch, theo dõi chặt đường máu, không để hạ đường máu

Chú ý: dịch nuôi dưỡng, sữa, chế phẩm máu đều phải là mấm 40-42oC trong suốt quá trình truyền cho trẻ

5. PHÒNG NGỪA

- Chăm sóc, quản lý tốt thai nghén để dự phòng trẻ đẻ non, đẻ ngạt

- Đảm bảo môi trường chăm sóc trẻ phải có nhiệt độ 25o-28oC, không có gió lùa, thời gian tắm trẻ < 10 phút, tã lót quần áo trẻ phải được làm ấm trước khi mặc.

- Nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh bệnh lý.
VÀNG DA SƠ SINH

1. GIỚI THIỆU

- Vàng da là một triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh do nhiều nguyên nhân gây nên.

- Vàng da là do lượng bilirubin tăng > 120 µmol/l (>7 mg/dl) trong máu trẻ sơ sinh.

- Hầu hết các trường hợp trẻ vàng da có hàm lượng bilirubin/máu không nguy hại và không cần điều trị

- Bilirubin được tạo ra do sự dị hóa của hemoglobin trong cơ thể

+ Chuyển hóa bilirubin trong bào thai: sự thanh lọc bilirubin trong huyết tương thai nhi do mẹ đảm nhiệm. Bilirubin gián tiếp của thai qua rau thai gắn với albumin của mẹ đến gan mẹ và → bilirubin trực tiếp và được đào thải ra ngoài. Chỉ có một phần rất nhỏ bilirubin được biến đổi tại gan thai nhi và được chuyển xuống ruột, có trong phân su.

+ Chuyển hóa bilirubin sau khi sinh: ngay sau khi sinh, trẻ phải tự đảm nhận chuyển hóa bilirubin trong khi chức năng chuyển hóa bilirubin của nhiều cơ quan còn chưa hoàn thiện.

- Có 2 thể vàng da ở trẻ sơ sinh:

+ Vàng da do tăng bilirubin gián tiếp (tư do)

+ Vàng da do tăng bilirubin trực tiếp (kết hợp)



2. VÀNG DA TĂNG BILIRUBIN GIÁN TIẾP

2.1. Tóm tắt chuyển hóa bilirubin trong cơ thể và tại sao trẻ sơ sinh lại dễ bị vàng da

- Hồng cầu vỡ phóng thích bilirubin vào máu do

+ Số lượng hồng cầu/kg/trẻ sơ sinh lớn hơn người lớn

+ Đời sống hồng cầu thai nhi ngắn hơn người lớn

+ Thiếu enzyme G6PD

- Vận chuyển bilirubin vào gan và quá trình kết hợp bilirubin tại gan: quá trình này ở trẻ sơ sinh còn hạn chế do

+ Men gan (glucuronyl transferase) chưa hoàn chỉnh

+ Lượng Albumin trong máu thấp

+ Trẻ sơ sinh thiếu oxy nặng (ngạt), nhiễm khuẩn, nhiễm toan, dùng một số thuốc cạnh tranh với bilirubin (cafein, heparin, rocephin…)

- Bài tiết bilirubin: Bilirubin được bài tiết qua đường tiêu hóa và đường tiết niệu, quá trình này bị ảnh hưởng do

+ Nhu động ruột của trẻ kém → Bilirubin bị tái hấp thu qua chu trình ruột gan

+ Chức năng thận chưa hoàn chỉnh



2.2. Vàng da sinh lý

- Xuất hiện sau ngày thứ 3

- Tự khỏi sau 1 tuần

- Vàng da nhẹ đến mặt, ngực

- Toàn trạng trẻ ổn định

- XN Bilirubin: trẻ đủ tháng < 12 mg/dl, trẻ non tháng < 15 mg/dl



2.3. Vàng da bệnh lý:

2.3.1. Định nghĩa: khi nồng độ bilirubin tăng cao hơn mức độ sinh lý

Bilirubin gián tiếp > 12 mg/dl (trẻ đủ tháng),> 15 mg/dl (trẻ non tháng)

2.3.2. Cách xác định vàng da đúng

- Quan sát trẻ dưới ánh sáng tự nhiên vì nếu nhìn dưới ánh sáng đèn thì tình trạng vàng da có thể nặng hơn hoặc nếu thiếu ánh sáng thì không thể phát hiện được vàng da

- Dùng ngón tay ấn nhẹ lên da trong 2 giây rồi bỏ ra, làm như vậy có thể nhìn rõ màu da và tổ chức dưới da

2.3.3. Mức độ vàng da: dựa vào

- Thời gian xuất hiện vàng da

+ Vàng da xuất hiện sớm < 24 giờ tuổi

+ Vàng da xuất hiện sau 3 ngày: phổ biến

+ Vàng da xuất hiện muộn(ngày 14 trở đi)

- Theo tốc độ tăng bilirubin: tăng bilirubin nhanh > 0.5 mg/dl/giờ

- Tình trạng trẻ: các dấu hiệu đi kèm như có cơn ngừng thở, li bì, nôn, bú kém, thân nhiệt không ổn định,co giật, tăng trương lực cơ, xoắn vặn.

- Các yếu tố thuận lợi:

+ Trẻ đẻ ngạt gây thiếu oxy máu

+ Trẻ đẻ non, nhẹ cân

+ Trẻ hạ thân nhiệt, hạ đường máu

+ Trẻ toan máu

+ Trẻ giảm albumin máu

+ Trẻ chậm đi ngoài phân su, nôn dịch vàng

+ Tiền sử mẹ

o Có trẻ sơ sinh bị vàng da ở lần đẻ trước

o Mẹ dùng thuốc oxytocin kích thích đẻ

o Tiền sử thai nghén có nguy cơ: tiền sản giật, tiểu đường, nhiễm khuẩn…

- Vị trí vàng da



+ Theo nguyên tắc Krammer

NGUYÊN TẮC KRAMMER



Vùng

1

2

3

4

5

Bilirubin/máu_(mg/dl)'>Bilirubin/máu
(mg/dl)

5-7

8-10

11-13

13-15

>15

Bilirubin/máu
(µmol/l)

85-119

136-170

187-221

221-255

>255

+ Theo ngày tuổi sau đẻ:

Tuổi

Vị trí vàng da

Phân loại

Ngày 1

Bất cứ vị trí nào

Vàng da nặng

Ngày 2

Cánh tay và cẳng chân

Vàng da nặng

Ngày 3 trở đi

Bàn tay và bàn chân

Vàng da nặng

2.3.4. Xét nghiệm

- Bilirubin máu

- Công thức máu

- Nhóm máu (ABO; Rh mẹ -con)

- Test Coombs trực tiếp

2.3.5. Điều trị: dựa vào mức bilirubin máu, cân nặng, tuổi sau đẻ: (xem hình)

- Chiếu đèn: là kỹ thuật dễ thực hiện, không xâm lấn và ít tác dụng phụ, biến chứng

Hướng dẫn chiếu đèn

+ Bộc lộ da trẻ đến mức tối đa

+ Che mắt cho trẻ

+ Đặt trẻ ở vùng trung tâm của ánh sáng đèn và điều chỉnh khoảng cách thích hợp từ bóng đèn chiếu đến trẻ là 30-40 cm

+ Theo dõi mức Bilirubin trong máu: nếu trẻ vàng da sớm ≤ 48 giờ thì làm xét nghiệm mỗi 6- 8 giờ, nếu thấy mức Bilirubin máu không tăng hoặc tăng trong giới hạn ở bảng trên thì tiếp tục chiếu đèn và xét nghiệm lại sau 24 giờ. Nếu trẻ vàng da sau 48 giờ thì làm xét nghiệm bilirubin sau 24 giờ.

+ Theo dõi thân nhiệt của trẻ:

+ Theo dõi phát hiện các tác dụng phụ do chiếu đèn (Đỏ da, phỏng da, mất nước, phân lỏng).

-Thay máu: là kỹ thuật cao, xâm lấn, có nhiều nguy cơ, biến chứng. Được chỉ định khi lượng bilirubin trong máu quá cao, chiếu đèn không hiệu quả, đề phòng vàng da nhân não

- Điều trị hỗ trợ khác

+ Truyền dung dịch Glucose 10% liều 80-100 ml/kg/ngày để tăng cường chức năng kết hợp bilirubin của gan

+Truyền albumin:

o Khi albumin máu < 30 g/l, tỉ lệ bilirubin toàn phần/albumin >8

o Liều 1-2g/kg pha với dung dịch glucose 5% pha loãng 2-3 lần. (1g albumin gắn 8.5 mg/dl bilirubin)

+ Thay máu một phần nếu có đa hồng cầu

+ Cho trẻ dùng sữa mẹ sớm để tăng thải bilirubin qua ruột



+ Giải quyết dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa nêu có




tải về 2.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương