Ubnd tỉnh sơn la sở NỘi vụ


III. THỦ TỤC CHO PHÉP THÀNH LẬP, SÁP NHẬP, GIẢI THỂ HỘI



tải về 0.57 Mb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.57 Mb.
#19332
1   2   3   4   5   6   7

III. THỦ TỤC CHO PHÉP THÀNH LẬP, SÁP NHẬP, GIẢI THỂ HỘI

1. Việc thành lập, sáp nhập, giải thể hội phải lập hồ sơ theo quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 của Bộ Nội vụ Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP;

2. Trình tự thực hiện thành lập hội

a) Ban vận động thành lập hội

- Muốn thành lập hội, những người sáng lập phải thành lập ban vận động thành lập hội. Ban vận động thành lập hội được cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động công nhận.

- Sở quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động, quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh.

- Ủy ban nhân dân huyện, thành phố quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã (có mẫu quyết định kèm theo)

- Trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động có thể lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan trước khi xem xét, quyết định công nhận Ban Vận động thành lập hội.

- Người đứng đầu Ban vận động thành lập hội: Đối với nhân sự dự kiến là người đứng đầu (Trưởng ban) Ban Vận động thành lập hội thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.

VD: Ông Nguyễn Văn A - đã nghỉ hưu, tham gia Trưởng ban vận động thành lập hội, theo phân cấp quản lý cán bộ thuộc diện Thường trực tỉnh ủy quản lý thì phải có văn bản đồng ý của Thường trực tỉnh ủy. Trong trường hợp này ban vận động thành lập hội có văn bản gửi sở quản lý nhà nước về ngành và lĩnh vực hội dự kiến hoạt động, UBND cấp huyện xin ý kiến về nhân sự trưởng ban vận động. Sở quản lý nhà nước về ngành và lĩnh vực hội dự kiến hoạt động, UBND cấp huyện có văn bản xin ý kiến Thường trực tỉnh ủy (qua Sở Nội vụ tổng hợp trình xin chủ trương của cấp có thẩm quyền).

b) Hồ sơ xin phép thành lập hội

- Đơn xin phép thành lập hội.

- Dự thảo điều lệ.

- Danh sách những người trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

- Lý lịch tư pháp người đứng đầu ban vận động thành lập hội.

- Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội.

- Bản kê khai tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp (nếu có).

- Văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền đối với nhân sự dự kiến là người đứng đầu ban vận động thành lập hội thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ (nếu có).

- Đối với nhân sự dự kiến là người đứng đầu hội (chủ tịch hội) phải có sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp.

c) Sở Nội vụ:

- Trên cơ sở đề nghị của ban vận động thành lập hội thẩm định tính phù hợp với các quy định của pháp luật và điều kiện thành lập hội (có văn bản trả lời đơn vị nếu hồ sơ không đáp ứng được yêu cầu, hoặc bổ sung hồ sơ theo quy định);

- Gửi hồ sơ xin ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có);

- Xây dựng tờ trình xin chủ trương của Ban cán sự đảng UBND tỉnh (đối với nhân sự dự kiến là người đứng đầu hội (chủ tịch hội) nếu thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền thì xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ).

- Trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định hoặc có văn bản trả lời cho đơn vị nếu hồ sơ không được chấp nhận.

3. Tổ chức đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường của hội

a) Trách nhiệm báo cáo về việc tổ chức đại hội: Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, huyện, xã báo cáo Sở Nội vụ và Sở quản lý ngành, lĩnh vực chính mà hội hoạt động, UBND cấp huyện

b) Hồ sơ báo cáo tổ chức đại hội nhiệm kỳ:

- Nghị quyết của ban lãnh đạo hội về việc tổ chức đại hội nhiệm kỳ;

- Dự thảo báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ tới của hội. Báo cáo kiểm điểm của ban lãnh đạo, ban kiểm tra và báo cáo tài chính của hội;

- Dự thảo điều lệ sửa đổi, bổ sung (nếu có);

- Danh sách dự kiến nhân sự ban lãnh đạo, ban kiểm tra, trong đó nêu rõ tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng thành viên ban lãnh đạo, ban kiểm tra của hội. Đối với nhân sự dự kiến là người đứng đầu hội phải có sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp.

- Dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức đại hội, số lượng đại biểu mời, đại biểu chính thức tham dự đại hội, dự kiến chương trình đại hội;

- Báo cáo số lượng hội viên, trong đó nêu rõ số hội viên chính thức của hội;

- Các nội dung khác thuộc thẩm quyền của đại hội theo quy định của điều lệ hội và quy định của pháp luật (nếu có).

c. Hồ sơ báo cáo đại hội bất thường:

- Nghị quyết của ban lãnh đạo hội về việc tổ chức đại hội bất thường trong đó nêu rõ nội dung thảo luận và quyết định tại đại hội;

- Dự thảo những nội dung thảo luận và quyết định tại đại hội;

- Dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức đại hội, số lượng đại biểu mời, đại biểu chính thức tham dự đại hội, dự kiến chương trình đại hội.

d) Sở Nội vụ

- Kể từ ngày nhận hồ sơ báo cáo đầy đủ, hợp pháp về việc tổ chức đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường của hội. Sở Nội vụ có ý kiến bằng văn bản về việc tổ chức đại hội. Trường hợp cần lấy ý kiến cơ quan có liên quan đến ngành, lĩnh vực chính mà hội hoạt động thì Sở Nội vụ có văn bản xin ý kiến về việc tổ chức đại hội.

- Đối với nhân sự dự kiến là người đứng đầu hội nếu thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền thì Sở Nội vụ trình Ban cán sự đảng UBND tỉnh xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.

đ) Hội tổ chức đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường sau khi có ý kiến bằng văn bản của Sở Nội vụ.

e) Trường hợp hội tổ chức đại hội mà không báo cáo theo quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP không phê duyệt điều lệ hội đã được đại hội thông qua.

IV. XẾP HẠNG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

1. Việc xếp hạng các đơn vị sự nghiệp phải lập hồ sơ theo quy định tại Quyết định số 181/2005/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng chính phủ quy định về phân loại, xếp hạng các tổ chức sự nghiệp dịch vụ công lập và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

2. Trình tự thực hiện

Căn cứ hướng dẫn của Trung ương, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức việc chấm điểm, đánh giá, lập hồ sơ gửi đến cơ quan quản lý trực tiếp xem xét, trình cấp có thẩm quyền quyết định xếp hạng theo quy định, Cụ thể:

- Đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh gửi Sở Nội vụ thẩm định trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

- Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở gửi Giám đốc sở thẩm định, trình UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) xem xét, quyết định.

- Đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện gửi Phòng Nội vụ thẩm định, đối với đơn vị sự nghiệp thuộc thẩm quyền thành lập của Chủ tịch UBND huyện trình Chủ tịch UBND huyện xem xét, quyết định, đối với đơn vị sự nghiệp thuộc thẩm quyền thành lập của Chủ tịch UBND tỉnh, trình UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) xem xét, quyết định.

3. Thời hạn xếp lại hạng tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập

- Thời hạn xem xét việc xếp lại hạng tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập thuộc từng cấp quản lý là năm năm, kể từ ngày có quyết định xếp hạng lần trước.

- Trong trường hợp đặc biệt, tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập được đầu tư phát triển liên tục bảo đảm đạt tiêu chí cao hơn thì có thể rút ngắn thời gian nhưng tối thiểu phải được 03 năm và được xếp lại vào hạng liền kề.

- Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập đến thời điểm hiện tai chưa được xếp hạng mà theo quy định của pháp luật phải xếp hạng thì tổ chức việc đánh giá xếp hạng lần đầu cho đơn vị theo quy định.



4. Hồ sơ xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập

- Tờ trình đề nghị xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập.

- Bảng phân tích, đánh giá theo các nhóm tiêu chuẩn và các văn bản, tài liệu chứng minh kèm theo (lấy số liệu của 02 năm liền kề năm đề nghị xếp hạng và các tài liệu kế hoạch thực hiện của năm đề nghị xếp hạng. Đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo nếu 02 năm liền kề đủ điều kiện xếp hạng III, năm kế hoạch đủ điều kiện xếp hạng II thì xếp hạng III; 02 năm liền kề đủ điều kiện xếp hạng II, năm kế hoạch đủ điều kiện xếp hạng III thì xếp hạng III; 02 năm liền kề trong đó 01 năm đủ điều kiện xếp hạng II, năm liền kề của năm kế hoạch đủ điều kiện xếp hạng III, năm kế hoạch đủ điều kiện xếp hạng III thì xếp hạng III; 02 năm liền kề trong đó 01 năm đủ điều kiện xếp hạng III, năm kế năm kế hoạch đủ điều kiện xếp hạng II, năm kế hoạch đủ điều kiện xếp hạng II thì xếp hạng II).

5. Sở Nội vụ:

- Trên cơ sở đề nghị của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố thẩm định tính phù hợp với các quy định của pháp luật và điều kiện xếp hạng (có văn bản trả lời đơn vị nếu hồ sơ không đáp ứng được yêu cầu, hoặc bổ sung hồ sơ theo quy định).

- Gửi hồ sơ xin ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có).

- Trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định hoặc có văn bản trả lời cho đơn vị nếu hồ sơ không được chấp nhận.



6. Phòng Nội vụ:

- Trên cơ sở đề nghị của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện, trực thuộc cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện thẩm định tính phù hợp với các quy định của pháp luật và điều kiện xếp hạng. Có văn bản trả lời đơn vị nếu hồ sơ không đáp ứng được yêu cầu, hoặc bổ sung hồ sơ theo quy định.

- Gửi hồ sơ xin ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có);

- Trình Chủ tịch UBND huyện ban hành quyết định xếp hạng (nếu việc xếp hạng thuộc thẩm quyền của UBND huyện) hoặc trình Chủ tịch UBND huyện xem xét trình UBND tỉnh quyết định xếp hạng (nếu việc xếp hạng thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh).



Đ. BỔ NHIỆM, BỔ NHIỆM LẠI, CHO TỪ CHỨC, MIỄN NHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BỔ NHIỆM, BỔ NHIỆM LẠI, CHO TỪ CHỨC, MIỄN NHIỆM.

1. Thời hạn giữ chức vụ

- Thời hạn giữ chức vụ là thời gian quy định để công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý giữ một chức vụ, thời hạn giữ chức vụ được tính từ ngày ký quyết định bổ nhiệm, cụ thể:

+ Ví dụ 1: đồng chí A đã giữ chức vụ Phó Chi cục trưởng Chi cục A được 3 năm, nay bổ nhiệm giữ chức Chi cục trưởng Chi cục A, thì thời hạn giữ chức vụ mới được tính từ ngày ký quyết định bổ nhiệm giữ chức vụ Chi cục trưởng.

+ Ví dụ 2: đồng chí A đã giữ chức vụ Hiệu trưởng trường Tiểu học M được 3 năm, nay do yêu cầu nhiệm vụ được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Hiệu trưởng trường Tiểu học N, thì thời hạn giữ chức vụ mới được tính từ ngày ký quyết định bổ nhiệm giữ chức vụ Hiệu trưởng trường Tiểu học N.

- Công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý khi hết thời hạn bổ nhiệm, tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 05 năm công tác mà được bổ nhiệm lại hoặc do yêu cầu nhiệm vụ được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ tương đương thì thời hạn bổ nhiệm được tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. Trường hợp tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 02 năm công tác, cơ quan quản lý công chức xem xét, nếu đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu.

- Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm chức vụ đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo cấp trưởng, cấp phó ở cơ quan, đơn vị trong bộ máy Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước, được quy định chung là 05 năm; đối với một số cơ quan, đơn vị đặc thù, theo quy định của pháp luật thời hạn mỗi lần bổ nhiệm có thể được quy định ngắn hơn. Thời hạn bổ nhiệm giữ chức vụ được ghi thành một điều trong quyết định bổ nhiệm.

- Đối với các cơ quan, đơn vị được tổ chức lại (sáp nhập, đổi tên) theo quy định của pháp luật thì thời hạn giữ chức vụ được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cơ quan, đơn vị được tổ chức lại.

- Thời hạn được giao là “quyền” của một chức vụ nào đó thì không được tính vào thời hạn bổ nhiệm.



2. Điều kiện bổ nhiệm

2.1. Công chức, viên chức được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải đủ điều kiện, tiêu chuẩn chức danh của chức vụ được bổ nhiệm theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Viên chức khi được tiếp nhận, bổ nhiệm vào các vị trí việc làm được pháp luật quy định là công chức trong các cơ quan, tổ chức của Nhà nước thì phải thực hiện quy trình xét chuyển thành công chức không qua thi tuyển theo quy định của pháp luật về công chức; đồng thời quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm là quyết định tuyển dụng công chức.

2.2. Tuổi bổ nhiệm

- Tuổi bổ nhiệm là tuổi đời của công chức, viên chức tính đến thời điểm mà công chức, viên chức được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, tổ chức. Tuổi bổ nhiệm lần đầu đối với nam không quá 55 tuổi, đối với nữ không quá 50 tuổi. Riêng các chức vụ trưởng phòng, phó trưởng phòng các huyện và thành phố, tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 45 tuổi (đối với cả nam và nữ).

- Trường hợp công chức, viên chức đã giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý nay do nhu cầu công tác mà được giao giữ chức vụ mới tương đương thì không tính tuổi bổ nhiệm lần đầu như quy định nêu trên.

- Trường hợp công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý đã thôi giữ chức vụ lãnh đạo, sau một thời gian công tác nếu được xem xét để bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, thì điều kiện về tuổi thực hiện như quy định khi bổ nhiệm lần đầu.

2.3. Công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý bị kỷ luật bằng một trong các hình thức từ khiển trách đến cách chức thì không được bổ nhiệm vào các chức vụ cao hơn trong thời hạn ít nhất một năm, kể từ khi có quyết định kỷ luật.



II. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC BỔ NHIỆM, BỔ NHIỆM LẠI ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Đối tượng thuộc Ban Thường vụ tỉnh ủy, Thường trực tỉnh ủy quản lý thực hiện theo hướng dẫn của Ban Tổ chức tỉnh ủy.



1. Trình tự bổ nhiệm

1.1. Xin chủ trương

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm chức danh lãnh đạo trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương, số lượng và dự kiến phân công công tác đối với nhân sự dự kiến bổ nhiệm, như sau:

- Ở cấp tỉnh:

+ Đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Thường vụ tỉnh ủy, Thường trực tỉnh ủy thực hiện theo hướng dẫn của Ban Tổ chức tỉnh ủy.

+ Đối tượng thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh, trình xin chủ trương của Ban cán sự đảng UBND tỉnh (Tờ trình gửi Sở Nội vụ thẩm định trình Ban cán sự đảng UBND tỉnh).

+ Đối tượng thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của giám đốc sở được quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 10 Quyết định số 17/2013/QĐ-UBND, trình xin chủ trương của cấp uỷ sở (đối với đơn vị có Đảng bộ) hoặc chi uỷ (đối với đơn vị có Chi bộ đảng).

+ Đối tượng thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của giám đốc sở, trình xin chủ trương của cấp uỷ sở (đối với đơn vị có Đảng bộ) hoặc chi uỷ (đối với đơn vị có Chi bộ đảng).

+ Đối tượng thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Chi cục trưởng Chi cục trực thuộc sở; người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập, trình xin chủ trương của cấp uỷ đơn vị (đối với đơn vị có Đảng bộ) hoặc chi uỷ (đối với đơn vị có Chi bộ đảng).

- Ở cấp huyện:

+ Đối tượng thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Chủ tịch UBND huyện, trình xin chủ trương của Thường trực UBND huyện (nếu thuộc Ban Thường vụ huyện uỷ, Thường trực huyện uỷ quản lý thì Phòng Nội vụ tham mưu giúp Chủ tịch UBND cấp huyện trình xin chủ trương của Ban Thường vụ huyện uỷ, Thường trực huyện uỷ), tờ trình xin chủ trương của đơn vị gửi Phòng Nội vụ huyện tham mưu trình Thường trực UBND huyện xem xét.

+ Đối tượng thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập xin chủ trương của chi uỷ đơn vị (nơi có Chi bộ đảng), tập thể lãnh đạo đơn vị (nơi không có Chi bộ đảng).

- Tờ trình xin chủ chương nêu rõ: số lượng và dự kiến phân công công tác đối với nhân sự dự kiến bổ nhiệm (không nêu tên), đối tượng trong quy hoạch bổ nhiệm, độ tuổi, dân tộc, giới tính, bằng cấp, trình độ lý luận, năm công tác, phù hợp với điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm theo quy định của pháp luật (có mẫu tờ trình kèm theo).

1.2. Trình tự thực hiện

Sau khi được cấp ủy đồng ý về chủ trương, người đứng đầu cơ quan, đơn vị đề xuất nhân sự cụ thể qua các bước như sau:

1.2.1. Đối với nguồn nhân sự tại chỗ



Bước 1. Giới thiệu nhân sự đề nghị bổ nhiệm

a) Người đứng đầu và lãnh đạo cơ quan, đơn vị đề xuất phương án nhân sự trong quy hoạch. Trường hợp quy hoạch chưa được đánh giá bổ sung hàng năm, hoặc nguồn quy hoạch chưa đáp ứng yêu cầu bổ nhiệm thì có thể lấy ý kiến giới thiệu của cán bộ chủ chốt trong cơ quan, đơn vị (người giới thiệu phải báo cáo rõ và chịu trách nhiệm về lý lịch, nhận xét, đánh giá về người mà mình giới thiệu);

b) Người đứng đầu và lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận, lựa chọn giới thiệu nhân sự trên cơ sở nhận xét, đánh giá và tín nhiệm của tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị. Khi bổ nhiệm một chức vụ có thể giới thiệu từ 01 đến 03 người để lựa chọn;

c) Trong quá trình thảo luận, nếu các ý kiến còn khác nhau thì phải phân tích kỹ rồi mới biểu quyết bằng phiếu kín đối với từng nhân sự và quyết định theo đa số. Nếu kết quả biểu quyết đối với nhân sự đề nghị bổ nhiệm chưa quá ½ tổng số phiếu thì để lại.

d) Khi bàn về nhân sự, các thành viên trong tập thể lãnh đạo cần có mặt đầy đủ.

đ) Khi cần thiết, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị quyết nghị tham khảo ý kiến của một số cơ quan, tổ chức có liên quan (cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan thanh tra, cơ quan có liên quan đến lĩnh vực công tác của nhân sự, chính quyền địa phương nơi người đó cư trú). Trong trường hợp này tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận về lựa chọn giới thiệu nhân sự sau khi có ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan.

e) Kết quả các cuộc họp của tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị về lựa chọn giới thiệu nhân sự bổ nhiệm phải được lập thành biên bản, nêu rõ số phiếu tán thành, không tán thành lựa chọn nhân sự, kết luận của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

Bước 2. Tổ chức hội nghị lấy ý kiến của công chức, viên chức cơ quan, đơn vị.

a) Căn cứ kết quả cuộc họp của tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị về lựa chọn giới thiệu nhân sự bổ nhiệm, tổ chức lấy ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức cơ quan, đơn vị về nhân sự (có biểu mẫu kèm theo).

b) Thành phần tham gia lấy ý kiến: Tập thể cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo nghị định 68/2000/NĐ-CP (trừ các đối tượng hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế). Cụ thể như sau:

- Đối với các sở, ban, ngành không có đơn vị trực thuộc (chi cục, đơn vị sự nghiệp); các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện lấy phiếu tín nhiệm của toàn thể công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo nghị định 68 của cơ quan, đơn vị.

- Đối với các sở, ban, ngành có đơn vị trực thuộc (chi cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc) việc lấy phiếu tín nhiệm thực hiện như sau:

+ Bổ nhiệm công chức lãnh đạo quản lý lãnh đạo sở; văn phòng, thanh tra, các phòng chuyên môn thuộc sở, lấy phiếu tín nhiệm của của toàn thể công chức, lao động hợp đồng theo nghị định 68 của sở (không bao gồm các chi cục và đơn vị sự nghiệp trực thuộc)

+ Bổ nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo quản lý chi cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở, các phòng chuyên môn thuộc chi cục, đơn vị sự nghiệp lấy phiếu tín nhiệm của của toàn thể công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo nghị định 68 của chi cục, đơn vị sự nghiệp (không bao gồm các đơn vị trực thuộc chi cục và đơn vị sự nghiệp như hạt kiểm lâm; trạm thú y …). Trường hợp đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở được giao từ 100 biên chế trở lên thì lấy phiếu tín nhiệm của công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo nghị định 68 của bộ phận cấu thành đơn vị sự nghiệp nơi người đó công tác, sinh hoạt (khoa, phòng thuộc Bệnh viện tuyến tỉnh, huyện …); Bổ nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo quản lý các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp trực thuộc chi cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở (Đội quản lý thị trường, Trung tâm dân số - kế hoạch hoá gia đình huyện, Trạm khuyến nông huyện …) lấy phiếu tín nhiệm của toàn thể công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo nghị định 68 của đơn vị đó.

- Đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh có các tổ chức cấu thành đơn vị sự nghiệp (khoa, phòng …) lấy phiếu tín nhiệm của công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo nghị định 68 của bộ phận cấu thành đơn vị sự nghiệp nơi người đó công tác, sinh hoạt.

- Đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện, cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện lấy phiếu tín nhiệm của toàn thể công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo nghị định 68 của đơn vị đó.

c) Việc tổ chức lấy ý kiến phải có ít nhất 2/3 tổng số cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị tổ chức lấy phiếu tín nhiệm có mặt, trường hợp đơn vị có dưới 06 công chức, viên chức thì phải có mặt đầy đủ công chức, viên chức đơn vị để lấy phiếu tín nhiệm.



Bước 3. Tổ chức hội nghị lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt cơ quan, đơn vị (có biểu mẫu kèm theo):

a) Thành phần cán bộ chủ chốt trong cơ quan đơn vị được lấy phiếu bao gồm:

- Đối với việc lấy phiếu để bổ nhiệm các chức danh lãnh, quản lý đối tượng thuộc Ban Thường vụ tỉnh uỷ, Thường trực tỉnh uỷ quản lý, thực hiện theo hướng dẫn của Tỉnh uỷ.

- Đối với việc lấy phiếu để bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý đối tượng thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định tại điểm d, Khoản 1, Điều 10 Quyết định số 17/2013/QĐ-UBND; Khoản 1, Điều 5 Quyết định số 18/2013/QĐ-UBND: Tập thể lãnh đạo đơn vị; đại diện cấp uỷ; đại diện Ban Chấp hành công đoàn; đại diện Ban Chấp hành đoàn thanh niên; trưởng (hoặc phó) các phòng chuyên môn thuộc đơn vị.

- Đối với việc lấy phiếu để bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý đối tượng thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc sở theo quy định tại Khoản 3, Điều 10 Quyết định số 17/2013/QĐ-UBND; Khoản 3, Điều 5 Quyết định số 18/2013/QĐ-UBND: Tập thể lãnh đạo sở; đại diện cấp uỷ; đại diện Ban Chấp hành công đoàn; đại diện Ban Chấp hành đoàn thanh niên; trưởng (hoặc phó) các phòng chuyên môn thuộc Sở.

- Đối với việc lấy phiếu để bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý đối tượng thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Chi cục trưởng Chi cục trực thuộc sở theo quy định tại Khoản 4, Điều 5 Quyết định số 18/2013/QĐ-UBND: Tập thể lãnh đạo chi cục; đại diện cấp uỷ; đại diện Ban Chấp hành công đoàn; đại diện Ban Chấp hành đoàn thanh niên; trưởng (hoặc phó) các phòng chuyên môn thuộc chi cục.

- Đối với việc lấy phiếu để bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý đối tượng thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Khoản 6, Điều 5 Quyết định số 18/2013/QĐ-UBND: Tập thể lãnh đạo đơn vị sự nghiệp; đại diện cấp uỷ; đại diện Ban Chấp hành công đoàn; đại diện Ban Chấp hành đoàn thanh niên; trưởng (hoặc phó) các phòng chuyên môn thuộc đơn vị sự nghiệp.

- Đối với việc lấy phiếu để bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý Trưởng, phó các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện: Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị, đại diện cấp uỷ; đại diện Ban Chấp hành công đoàn; đại diện Ban Chấp hành đoàn thanh niên (nếu có). Trong trường hợp đơn vị được giao ít biên chế hoặc tập thể lãnh đạo chỉ có 01 người, không có đủ thành phần, số lượng tham gia hội nghị cán bộ chủ chốt, thì thành phần tham gia hội nghị cán bộ chủ chốt do Chủ tịch UBND huyện xem xét, quyết định.

- Đối với việc lấy phiếu để bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện, cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện gồm: Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị; đại diện cấp uỷ; đại diện Ban Chấp hành công đoàn; đại diện Ban Chấp hành đoàn thanh niên; trưởng (hoặc phó) các phòng (tổ) chuyên môn thuộc đơn vị sự nghiệp.

b) Nội dung hội nghị cán bộ chủ chốt:

- Trao đổi, thảo luận về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm đối với chức danh cần bổ nhiệm.

- Giới thiệu danh sách, tóm tắt lý lịch, nhận xét, đánh giá kết quả và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, triển vọng phát triển, dự kiến phân công công tác của nhân sự được giới thiệu.

- Hình thức bỏ phiếu tín nhiệm đối với hội nghị cán bộ chủ chốt bằng phiếu kín, không phải ký tên; chú ý dành thời gian và điều kiện cần thiết để mỗi công chức, viên chức suy nghĩ, xem xét về nhân sự để đóng góp ý kiến một cách khách quan và có trách nhiệm với cấp có thẩm quyền quyết định về công tác cán bộ. Phiếu lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt về nhân sự do tập thể lãnh đạo dự kiến được in thành danh sách xếp theo thứ tự ABC theo tên, ghi rõ tuổi, chức vụ hiện tại, chức vụ dự kiến đề nghị bổ nhiệm, đơn vị công tác.

- Phiếu lấy ý kiến không phải là phiếu bầu cử, nên có thể ghi thêm ý kiến và đề xuất nhân sự ngoài danh sách dự kiến (chú ý ghi rõ họ và tên, tuổi, chức vụ, đơn vị công tác)

- Khi thu phiếu, kiểm phiếu phải lập biên bản và lưu giữ theo chế độ tài liệu mật.

c) Kết quả phiếu tín nhiệm có giá trị tham khảo quan trọng, là một trong những căn cứ để xem xét, nhưng không phải là căn cứ duy nhất và chủ yếu để quyết định bổ nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý.

d) Người đứng đầu cùng tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét kết luận những vấn đề mới phát sinh (nếu có).

Bước 4: Xin ý kiến bằng văn bản của các cấp uỷ Đảng như sau:

a) Căn cứ kết quả bỏ phiếu tín nhiệm của hội nghị cán bộ, công chức, viên chức cơ quan đơn vị; hội nghị cán bộ chủ chốt, người đứng đầu đơn vị có văn bản xin ý kiến cấp uỷ đơn vị về nhân sự đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

b) Xin ý kiến của các tổ chức đảng có liên quan

- Xin ý kiến Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với công chức lãnh đạo quản lý là đảng viên giữ chức vụ Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng; Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra sở; trưởng, phó phòng chuyên môn thuộc sở; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng chi cục trực thuộc sở.

- Xin ý kiến các huyện ủy, thành ủy khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với công chức, viên chức lãnh đạo quản lý là đảng viên từ cấp Phó đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở trở lên đóng trên địa bàn huyện (trường THPT, trạm khuyến nông …).

- Phòng Nội vụ tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện xin ý kiến Ban Thường vụ huyện uỷ, Thường trực huyện uỷ khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với công chức, viên chức lãnh đạo quản lý là đảng viên thuộc diện Ban Thường vụ, Thường trực huyện uỷ quản lý theo phân cấp.

- Sở Nội vụ có văn bản xin ý kiến Đảng uỷ khối doanh nghiệp, các huyện uỷ, thành uỷ khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với Giám đốc, Phó Giám đốc DNNN.

Bước 5: Hội nghị tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị:

- “Tập thể lãnh đạo” gồm người đứng đầu đơn vị và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị (Tập thể lãnh đạo sở gồm: Giám đốc, các Phó Giám đốc; Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo …)

- Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thông báo ý kiến của đảng uỷ, tổ chức đảng có liên quan, thảo luận và biểu quyết bằng phiếu kín. Nhân sự được bổ nhiệm phải được đa số các thành viên trong tập thể lãnh đạo tán thành. Trường hợp tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị đưa ra thảo luận hai người để xem xét bổ nhiệm cho một vị trí mà kết quả biểu quyết của hai người ngang nhau thì chọn theo ý kiến của người đứng đầu. Trường hợp ý kiến người đứng đầu và ý kiến tập thể lãnh đạo khác nhau thì báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên trực tiếp.

- Trường hợp tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị chỉ có một người thì báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên trực tiếp.

- Đối với việc lấy phiếu để bổ nhiệm các chức danh lãnh, quản lý đối tượng thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện theo quy định tại Khoản 4, Điều 10 Quyết định số 17/2013/QĐ-UBND; Khoản 5, Điều 5 Quyết định số 18/2013/QĐ-UBND: Tập thể thường trực UBND huyện (Trưởng phòng Nội vụ huyện có trách nhiệm tham mưu giúp Thường trực UBND huyện, trường hợp bổ nhiệm lãnh đạo quản lý các đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo mời Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tham gia ý kiến nhưng không được quyền biểu quyết).

- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị ban hành quyết định bổ nhiệm công chức, viên chức nếu thuộc thẩm quyền quyết định hoặc làm tờ trình đề nghị cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định bổ nhiệm (có mẫu tờ trình kèm theo).

1.2.2. Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác.

Nguồn nhân sự từ nơi khác được xác định như sau: Nguồn nhân sự dự kiến bổ nhiệm từ bên ngoài của sở, ban, ngành (bổ nhiệm giám đốc, phó giám đốc, Trưởng, Phó các phòng chuyên môn thuộc sở); đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh; chi cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện; đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND cấp huyện (VD: Bổ nhiệm Chi cục trưởng Chi cục trực thuộc sở, nguồn nhân sự dự kiến điều động, bổ nhiệm một đồng chí Trưởng phòng thuộc sở giữ chức vụ Chi cục trưởng; Bổ nhiệm Chánh văn phòng sở, dự kiến điều động, bổ nhiệm một đồng chí là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở; Bổ nhiệm trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, nguồn nhân sự dự kiến điều động, bổ nhiệm một đồng chí Phó Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch của huyện …).

- Người đứng đầu và tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị đề xuất nhân sự đề nghị bổ nhiệm, thảo luận, thống nhất về chủ trương và tiến hành một số công việc sau:

+ Cử đại diện lãnh đạo cơ quan, đơn vị làm việc với cấp uỷ và người đứng đầu cơ quan, đơn vị để trao đổi ý kiến về nhu cầu bổ nhiệm, tìm hiểu lý lịch, nhận xét đánh giá, kết quả và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, phẩm chất đạo đức và đánh giá triển vọng phát triển của nhân sự được giới thiệu;

+ Gặp nhân sự được đề nghị bổ nhiệm trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác.

- Xin ý kiến bằng văn bản của cấp uỷ Đảng về nhân sự đề nghị bổ nhiệm (thực hiện như bước 4 nguồn nhân sự tại chỗ).

- Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thông báo ý kiến của cấp uỷ đơn vị và các tổ chức đảng có liên quan (nếu có), thảo luận và biểu quyết bằng phiếu kín (thực hiện như bước 5 nguồn nhân sự tại chỗ).

- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị tiếp nhận và quyết định bổ nhiệm hoặc làm tờ trình đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định điều động, bổ nhiệm.

- Đối với trường hợp cơ quan cấp trên có thẩm quyền dự kiến điều động, bổ nhiệm nhân sự từ nguồn ngoài cơ quan, đơn vị thì cấp có thẩm quyền trao đổi thống nhất ý kiến với tập thể lãnh đạo của cơ quan, đơn vị đang quản lý, sử dụng nhân sự đó và trao đổi thống nhất ý kiến với tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi tiếp nhận nhân sự về công tác. Cơ quan tham mưu về công tác cán bộ giúp người có thẩm quyền bổ nhiệm ban hành quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm theo quy định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo phân cấp quản lý.

1.3. Quyết định bổ nhiệm.

- Trường hợp cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh, nếu việc bổ nhiệm đồng thời với việc chuyển xếp lại ngạch công chức thì Sở Nội vụ tham mưu giúp Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định bổ nhiệm và chuyển xếp lại ngạch cho cán bộ, công chức (chuyển từ viên chức sang công chức).

- Trường hợp công chức thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND cấp huyện nếu việc bổ nhiệm đồng thời với việc chuyển xếp lại ngạch công chức thì trình Sở Nội vụ xem xét chuyển xếp lại ngạch cho công chức.

- Trường hợp việc bổ nhiệm viên chức cùng với với chuyển xếp lại chức danh nghề nghiệp thì người đứng đầu đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm viên chức đồng thời quyết định bổ nhiệm viên chức vào chức danh nghề nghiệp tương ứng.

1.4. Trình tự bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý trong trường hợp thành lập cơ quan, đơn vị mới hoặc do sáp nhập, chuyển đổi mô hình tổ chức.

- Trường hợp cơ quan, đơn vị được thành lập mới hoặc do sáp nhập, chuyển đổi mô hình tổ chức mà tổ chức mới là tổ chức có cùng hạng tổ chức với tổ chức cũ, công chức, viên chức được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ tương đương thì cấp trên có thẩm quyền ra quyết định điều động, bổ nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền quản lý, đồng thời có văn bản đề nghị người đứng đầu đơn vị được thành lập mới hoặc do sáp nhập, chuyển đổi mô hình tổ chức quyết định điều động, bổ nhiệm viên chức thuộc thẩm quyền quản lý.

- Trường hợp nhân sự thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Ban cán sự đảng UBND tỉnh cho chủ trương trước khi bổ nhiệm thì tập thể lãnh đạo sở thống nhất trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định điều động, bổ nhiệm, đồng thời gửi Sở Nội vụ để thẩm định và tổng hợp trình Ban cán sự đảng UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh.

- Trường hợp nhân sự thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Chủ tịch UBND huyện hoặc Ban Thường vụ, Thường trực huyện uỷ cho chủ trương trước khi bổ nhiệm thì tập thể Thường trực UBND huyện thống nhất, Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định điều động, bổ nhiệm hoặc trình Ban Thường vụ, Thường trực huyện uỷ cho chủ trương trước khi quyết định (đối với trường hợp thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Thường vụ, Thường trực huyện uỷ theo phân cấp).

- Trường hợp do sáp nhập, chuyển đổi mô hình tổ chức và tổ chức mới là tổ chức được nâng hạng, nâng cấp thì việc bổ nhiệm chức danh lãnh đạo được thực hiện theo quy trình bổ nhiệm lần đầu.



2. Trình tự bổ nhiệm lại.

2.1. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại:

- Hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo.

- Đạt tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của chức danh công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý tại thời điểm xem xét bổ nhiệm lại; đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao và đáp ứng được yêu cầu công tác trong thời gian tới.

- Cơ quan, đơn vị có nhu cầu.

2.2. Thời điểm bổ nhiệm lại.

- Công chức, viên chức lãnh đạo quản lý khi hết thời gian giữ chức vụ bổ nhiệm đều phải tiến hành xem xét bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.

- Trước 03 tháng khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm, cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm lại phải tiến hành quy trình xem xét bổ nhiệm lại.

- Công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý khi hết thời hạn bổ nhiệm, tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 05 năm công tác mà được bổ nhiệm lại thì thời hạn bổ nhiệm được tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

- Cấp có thẩm quyền bổ nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo quản lý ban hành quyết định bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trước khi hết thời hạn bổ nhiệm.

2.3. Trường hợp không phải bổ nhiệm lại

- Trường hợp tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý còn dưới 02 năm công tác, cơ quan quản lý công chức, viên chức xem xét, nếu đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu hoặc quyết định không bổ nhiệm lại.

- Quyết định về việc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc không bổ nhiệm lại phải được ban hành trước ít nhất 01 ngày làm việc, tính đến ngày hết thời hạn bổ nhiệm.

2.4. Trường hợp không đủ tiêu chuẩn, điều kiện để được bổ nhiệm lại

Công chức, viên chức khi hết thời hạn bổ nhiệm mà không đủ tiêu chuẩn, điều kiện để được bổ nhiệm lại thì cơ quan có thẩm quyền bố trí, phân công công tác khác.

2.5. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm lại

- Công chức, viên chức lãnh đạo quản lý làm báo cáo tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ, gửi người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc cấp có thẩm quyền.

- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc cấp có thẩm quyền xem xét để đưa ra chủ trương theo một trong các hướng sau:

+ Thực hiện quy định xem xét để bổ nhiệm lại;

+ Kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu

+ Điều động, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác.

- Việc thực hiện quy trình bổ nhiệm lại công chức, viên chức quản lý như quy định về bổ nhiệm lần đầu, nguồn nhân sự tại chỗ nêu trên.



3. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại:

- Tờ trình về việc đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại do người đứng đầu cơ quan, đơn vị ký;

- Sơ yếu lý lịch (theo mẫu 2C/TCTW-98 của Ban Tổ chức Trung ương) do cá nhân tự khai, được cơ quan, tổ chức xác nhận không quá 06 tháng tính đến ngày trình;

- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ về trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ (có công chứng);

- Bản tự nhận xét đánh giá;

- Nhận xét của lãnh đạo cơ quan, đơn vị;

- Nhận xét của cấp uỷ đảng cơ quan, đơn vị;

- Bản kê khai tài sản;

- Biên bản họp của cấp ủy (xin chủ chương);

- Biên bản họp của tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị lựa chọn đề xuất nhân sự sau khi có ý kiến của cấp ủy (bước 1);

- Biên bản tổng hợp phiếu lấy ý kiến của tập thể cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức (bước 2);

- Biên bản tổng hợp phiếu lấy ý kiến của Hội nghị cán bộ chủ chốt cơ quan, đơn vị (bước 3);

- Biên bản họp của cấp uỷ đảng cơ quan, đơn vị (bước 4);

- Biên bản họp của tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị (bước5);

- Nhận xét của Chi uỷ nơi cán bộ cư trú thường xuyên về trách nhiệm công dân của cán bộ và gia đình công chức (theo quy định số 76-QĐ/TW ngày 15/6/2000 của Bộ Chính trị) hoặc của tổ dân phố, chính quyền địa phương đối với công chức chưa phải là đảng viên;

- Bản sao giấy khai sinh;

- Giấy chứng nhận sức khoẻ của cơ quan y tế có thẩm quyền cấp (còn hiệu lực).

III. TỪ CHỨC, THÔI GIỮ CHỨC VỤ, MIỄN NHIỆM CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ

1. Từ chức

- Việc từ chức chỉ thực hiện đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

- Theo quy định của pháp luật, trong thời gian giữ chức giữ vụ công chức lãnh đạo, quản lý có nguyện vọng xin từ chức thì làm đơn báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị xem xét.

2. Thôi giữ chức vụ

- Việc thôi giữ chức vụ chỉ thực hiện đối với viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

- Theo quy định của pháp luật, trong thời gian giữ chức giữ vụ viên chức lãnh đạo, quản lý có nguyện vọng xin thôi giữ chức vụ thì làm đơn báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị xem xét.

3. Miễn nhiệm

Trong thời gian giữ chức vụ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý do nhu cầu công tác hoặc trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật thì cấp có thẩm quyền có thể xem xét miễn nhiệm và bố trí công tác khác không chờ hết thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo được bổ nhiệm.



4. Trình tự thủ tục từ chức, thôi giữ chức vụ

- Công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý có nguyện vọng từ chức, thôi giữ chức vụ làm đơn xin từ chức, nói rõ lý do xin từ chức, gửi lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi công tác;

- Lãnh đạo cơ quan, đơn vị xin ý kiến cấp ủy đơn vị;

- Sau khi có ý kiến của cấp ủy, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị họp xem xét, quyết định (có biên bản họp);

- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị xin ý kiến của các tổ chức đảng có liên quan theo phân cấp quản lý;

- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định cho công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý từ chức, thôi giữ chức vụ.

- Cấp có thẩm quyền bổ nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo quản lý đồng thời quyết định cho từ chức, thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý.

5. Trình tự thủ tục miễn nhiệm

- Lãnh đạo cơ quan, đơn vị xin ý kiến cấp ủy;

- Sau khi có ý kiến của cấp ủy, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị họp xem xét, quyết định miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý (có biên bản họp);

- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị xin ý kiến của các tổ chức đảng có liên quan theo phân cấp quản lý;

- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý.

- Cấp có thẩm quyền bổ nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo quản lý đồng thời quyết định cho miễn nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý.



6. Hồ sơ từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm.

- Tờ trình, trình cấp trên xem xét, quyết định, nêu rõ lý do, trích ngang lý lịch (trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định của cấp trên).

- Đơn xin từ chức, thôi giữ chức vụ của công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý.

- Biên bản họp của cấp ủy.

- Biên bản họp của tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị.

- Các tài liệu khác có liên quan (nhận xét đánh giá phân loại công chức, viên chức hàng năm, quyết định kỷ luật “nếu có” …).



IV. BỔ NHIỆM CHỨC DANH QUYỀN TRƯỞNG, GIAO PHỤ TRÁCH CƠ QUAN, ĐƠN VỊ.

- Cơ quan, đơn vị chưa có cấp trưởng hoặc có cấp trưởng nhưng cấp trưởng không trực tiếp điều hành (do đi học, ốm đau và các nguyên nhân khác), thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thống nhất trong tập thể lãnh đạo, báo cáo cấp uỷ đơn vị, trình cấp có thẩm quyền quyết định hoặc quyết định giao phụ trách, hoặc giao quyền cấp trưởng theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức.

- Thời hạn giao quyền cấp trưởng, giao phụ trách đơn vị không quá 06 tháng (trường hợp đặc biệt giao quyền cấp trưởng không quá 9 tháng), hết thời hạn trên đơn vị phải bố trí người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn để bổ nhiệm chức vụ cấp trưởng theo quy định, trường hợp đơn vị không có nguồn bổ nhiệm thì đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, bổ nhiệm nguồn từ bên ngoài đơn vị.

- Thời hạn giao phụ trách hoặc giao quyền cấp trưởng phải được ghi thành một điều trong quyết định. Quyết định giao phụ trách hoặc giao quyền cấp trưởng đồng thời gửi Sở Nội vụ để theo dõi tổng hợp.



V. CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH

1. Công bố quyết định

Người đứng đầu hoặc cấp phó người đứng đầu cấp trên trực tiếp công bố quyết định bổ nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý cơ quan, đơn vị cấp dưới như sau:

- Sở Nội vụ được Uỷ ban nhân dân tỉnh uỷ quyền công bố quyết định bổ nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo quản lý gồm: Giám đốc sở, Phó Giám đốc sở và tương đương; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh.

- Giám đốc sở công bố quyết định bổ nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo quản lý các cơ quan, đơn vị trực thuộc sở (không bao gồm các trường hợp thuộc thẩm quyền của Chi cục trưởng, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp).

- Chi cục trưởng Chi cục trực thuộc sở công bố quyết định bổ nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Chi cục trưởng.

- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công bố quyết định bổ nhiệm viên chức lãnh đạo quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp.

- Phòng Nội vụ được Uỷ ban nhân dân huyện uỷ quyền công bố quyết định bổ nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo quản lý gồm: Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng chuyên môn thuộc UBND huyện; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện.

2. Tổ chức công bố quyết định

Cơ quan, đơn vị trực tiếp nhận quyết định bổ nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, cụ thể như: Chuẩn bị cơ sở vật chất; mời đại biểu cơ quan, đơn vị dự; mời đại biểu cấp trên trực tiếp công bố quyết định và các cơ quan có liên quan.



VI. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC BỔ NHIỆM, BỔ NHIỆM LẠI, TỪ CHỨC, MIỄN NHIỆM ĐỐI VỚI NGƯỜI QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP, CỬ NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC.

1. Quy định chung

Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cho từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển; cử người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại các văn bản sau:

- Nghị định số 66/2011/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật cán bộ, công chức đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và người được cử làm đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước;

- Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp;

- Nghị định số 51/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với thành viên hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty, kiểm soát viên, tổng giám đốc hoặc giám đốc, phó tổng giám đốc hoặc phó giám đốc, kế toán trưởng trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu;

- Thông tư số 03/2012/TT-BNV ngày 26/6/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 66/2011/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật cán bộ, công chức đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và người được cử làm đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước;



2. Trình tự bổ nhiệm

2.1. Xin chủ trương

- Các doanh nghiệp nhà nước giữ cổ phần chi phối có nhu cầu bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý dự thảo tờ trình xin chủ trương Ban cán sự đảng UBND tỉnh (có ý kiến của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp). Trong tờ trình xin chủ chương nêu rõ: số lượng và dự kiến phân công công tác đối với nhân sự dự kiến bổ nhiệm (không nêu tên), đối tượng trong quy hoạch bổ nhiệm, độ tuổi, dân tộc, giới tính, bằng cấp, trình độ lý luận, năm công tác, phù hợp với điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.

2.2. Trình tự thực hiện

- Sau khi được cấp ủy đồng ý, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty tổ chức họp đề xuất, lựa chọn nhân sự, các bước thực hiện quy trình đối với nguồn nhân lực tại chỗ, cũng như nguồn nhân lực từ nơi khác tương tự như đối với công chức lãnh đạo, quản lý theo hướng dẫn như trên.

- Trong trường hợp bầu tại đại hội cổ đông thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp

- Chủ tịch công ty ra quyết định bổ nhiệm nếu thuộc thẩm quyền quyết định hoặc làm tờ trình đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, bổ nhiệm.

3. Trình tự bổ nhiệm lại

- Trước 03 tháng tính đến ngày hết thời hạn bổ nhiệm, Giám đốc Sở Nội vụ được Chủ tịch UBND tỉnh uỷ quyền thông báo cho người quản lý doanh nghiệp để viết bản tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ.

- Thực hiện quy trình bổ nhiệm lại lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp như bổ nhiệm lần đầu.

- Người quản lý doanh nghiệp còn từ 03 năm (36 tháng) công tác trở lên, chức danh kiểm soát viên còn từ đủ 02 năm (24 tháng) công tác trở lên trước khi đến tuổi nghỉ hưu, nếu được bổ nhiệm lại thì thời hạn bổ nhiệm được tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

- Quyết định bổ nhiệm lại lãnh đạo, quản lý được thực hiện trước khi hết thời hạn bổ nhiệm.

4. Trường hợp không phải bổ nhiệm lại

- Trường hợp tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu người quản lý doanh nghiệp còn dưới 02 năm (24 tháng) công tác, chức danh kiểm soát viên còn dưới 01 năm (12 tháng) công tác trước khi đến tuổi nghỉ hưu, thì cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo hoặc không giữ chức vụ lãnh đạo để làm chuyên môn đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

- Quyết định về việc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc không bổ nhiệm lại giữ chức vụ lãnh đạo quản lý phải được ban hành trước ít nhất 01 ngày làm việc, tính đến ngày hết thời hạn bổ nhiệm.

5. Trường hợp không được bổ nhiệm lại

Người quản lý doanh nghiệp khi hết thời hạn bổ nhiệm mà không được bổ nhiệm lại hoặc không được bổ nhiệm chức vụ mới thì cấp có thẩm quyền bổ nhiệm phải có trách nhiệm bố trí công việc mới hoặc giải quyết chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.



6. Hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại lãnh đạo quản lý doanh nghiệp

Thực hiện như hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý.



7. Cử người đại điện.

- Thực hiện quy trình, thủ tục như trình tự bổ nhiệm lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp.

- Trường hợp đang trong thời gian cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, cấp có thẩm quyền cử người đại diện trao đổi với trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra trước khi xem xét, quyết định cử người làm đại diện.

8. Từ chức, miễn nhiệm

8.1. Từ chức

- Trong thời gian giữ chức vụ, người quản lý doanh nghiệp tự xét thấy không đủ điều kiện sức khỏe năng lực để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.

- Có nguyện vọng xin từ chức vì các lý do khác.

- Người quản lý doanh nghiệp khi từ chức được doanh nghiệp bố trí công tác khác hoặc giải quyết chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. Khi chưa có quyết định từ chức thì vẫn phải chấp hành mọi quy định và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

8.2. Miễn nhiệm

- Người quản lý doanh nghiệp xin thôi giữ chức vụ do để doanh nghiệp thua lỗ hai năm liên tiếp (không đạt chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước đầu tư tư hai năm liên tiếp hoặc trong tình trạng lỗ, lãi đan xen nhau nhưng không khắc phục được).

- Có sai phạm chưa đến mức bị kỷ luật bằng hình thức cách chức, không đủ uy tín để giữ chức vụ.

8.3. Trình tự, hồ sơ từ chức, miễn nhiệm.

Thực hiện như trình tự, thủ tục hồ sơ từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý.



9. Tổ chức, công bố quyết định

9.1. Công bố quyết định

Người đứng đầu hoặc cấp phó người đứng đầu cấp trên trực tiếp công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp như sau:

- Sở Nội vụ được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh uỷ quyền công bố quyết định bổ nhiệm người lãnh đạo quản lý doanh nghiệp gồm: Chủ tịch công ty; Giám đốc công ty.

- Chủ tịch, Giám đốc Công ty tổ chức công bố quyết định bổ nhiệm người lãnh đạo quản lý doanh nghiệp gồm: Phó Giám đốc công ty trở xuống.

9.2. Tổ chức công bố quyết định

Công ty trực tiếp nhận quyết định bổ nhiệm lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, cụ thể như: Chuẩn bị cơ sở vật chất; mời đại biểu cơ quan, đơn vị dự; mời đại biểu cấp trên trực tiếp công bố quyết định và các cơ quan có liên quan.

VII. KẾ TOÁN TRƯỞNG, PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN

1. Tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bố trí, miễn nhiệm, thay thế và xếp phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng, phụ trách kế toán

- Về tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bố trí, miễn nhiệm, thay thế và xếp phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng, phụ trách kế toán trong các đơn vị kế toán thuộc lĩnh vực kế toán nhà nước thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 163/2013/TTLT-BTC-BNV ngày 15 tháng 11 năm 2013 của liên bộ Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ.

- Về tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, bãi miễn và xếp lương kế toán trưởng, phụ trách kế toán trong các công ty nhà nước hoạt động theo luật doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2005/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 07 tháng 02 năm 2005 của liên bộ Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và xã hội.

- Tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ quy định tại Khoản 2, Điều 4 Thông tư liên tịch số 163/2013/TTLT-BTC-BNV: Đối với đơn vị kế toán cấp tỉnh (bao gồm: các trường hợp thuộc thẩm quyền bổ nhiệm kế toán trưởng của Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành), người được bổ nhiệm làm kế toán trưởng phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên; đơn vị kế toán ở cấp huyện (bao gồm: các trường hợp thuộc thẩm quyền bổ nhiệm kế toán trưởng của Chủ tịch UBND huyện) phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên.

- Người được bố trí phụ trách kế toán phải có đủ các tiêu chuẩn quy định về đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn nghiệp vụ quy định đối với kế toán trưởng nhưng chưa có đủ tiêu chuẩn về thời gian công tác thực tế về kế toán quy định tại Khoản 3 Điều 4 hoặc chưa có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Thông tư liên tịch số 163/2013/TTLT-BTC-BNV.

2. Thẩm quyền bổ nhiệm

Căn cứ quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định cụ thể các đơn vị bổ nhiệm kế toán trưởng, bố trí phụ trách kế toán, người có thẩm quyền bổ nhiệm kế toán trưởng, giao phụ trách kế toán quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng, giao phụ trách kế toán theo quy định của Thông tư liên tịch số 163/2013/TTLT-BTC-BNV.

2.1. Đối với các đơn vị kế toán thuộc lĩnh vực kế toán nhà nước

- Chủ tịch HĐND tỉnh quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng Văn phòng Đoàn đại biểu quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh.

- Chủ tịch UBND tỉnh quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, các Chi cục trực thuộc sở, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh, các Ban quản lý dự án trực thuộc UBND tỉnh.

- Giám đốc các sở, ngành quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc (không bao gồm trường hợp thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh)

- Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện (nếu có); các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện, cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyệ; các Ban quản lý dự án trực thuộc UBND huyện; kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn.

2.2. Đối với doanh nghiệp nhà nước (công ty TNHH nhà nước một thành viên) do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm Kế toán trưởng.

Trên đây là hướng dẫn thực hiện Quyết định số 17, 18/2013/QĐ-UBND ngày 03/10/2013 của UBND tỉnh. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị có văn bản gửi về Sở Nội vụ để thống nhất giải quyết./.

Nơi nhận:

- Thường trực UBND tỉnh (để báo cáo);

- Các Sở, ban, ngành;

- UBND huyện, thành phố;

- Các đơn vị sự nghiệp;

- Các Tổ chức xã hội-nghề nghiệp;

- Các Ban Quản lý dự án;

- Phòng Nội vụ huyện, thành phố;

- Lưu VT, QLCCVC.


GIÁM ĐỐC
Đinh Văn trưởng



tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương