Trường thpt thái Phiên Tổ Địa lí ĐỀ CƯƠng ôn tậP ĐỊa lý 12


II. PHÂN TÍCH BẢNG SỐ LIỆU



tải về 0.49 Mb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích0.49 Mb.
#1561
1   2   3

II. PHÂN TÍCH BẢNG SỐ LIỆU

  1. Nguyên tắc để phân tích bảng số liệu:

-Không được bỏ sót các dữ kiện: Vì các dữ kiện đưa ra đều có chọn lọc, có ý đồ trước, đều gắn liền với nội dung của các b bài học.

- Phân tích các số liệu có tầm khái quát cao đến các số liệu chi tiết:

Trước hết, phân tích từ các số liệu phản ánh đặc tính chung của một tập hợp số liệu trước, rồi rồi phân tích các số liệu chi tiết về một thuộc tính nào đó, một bộ phận nào đó của tập hợp các đối tượng, hiện tượng địa lí được trình bày trong bảng.



- Phân tích mối quan hệ giữa các số liệu: Phân tích số liệu theo cột dọc và theo hàng ngang. Các số liệu theo cột thường là thể hiện cơ cấu thành phần; các số theo hàng ngang thường thể hiện qua chuỗi thời gian( năm, thời kỳ…) khi phân tích, ta tìm ra các quan hệ so sánh giữa các số liệu theo cột và theo hàng.

- Xác định các mốc thời gian điển hình và không gian điển hình: ví dụ năm đổi mới, năm Việt Nam gia nhập Asean, năm Mỹ bỏ lệnh cấm vận…Vì việc xác định các mốc thời gian đó giúp ta nhận xét và giải thích được bảng số liệu.

- Xử lí số liệu nếu cần thiết: ( xử lí số liệu tuyệt đối sang tương đối và ngược lại) mục đích là khi phân tích chúng ta có một cách nhìn đầy đủ về sự thay đổi cả giá trị và tỉ trọng, tránh nhận xét một chiều, chủ quan.

- Xác định số liệu nhỏ nhất và số liệu lớn nhất, số liệu trung bình: Việc tìm ra các số liệu này giúp ta so sánh độ lớn, sự chênh lệch của các đối tượng

- Trong khi phân tích, tổng hợp các dữ kiện địa lí, cần đựt ra các câu hỏi để giải đáp? Các câu hỏi đặt ra đòi hỏi học sinh phải biết huy động cả các kiến thức đã học trong sách giáo khoa để làm sáng tỏ số liệu. Các câu hỏi có thể là: Do đâu mà có sự phát triển như vậy? điều này diễn ra ở đâu? Hiện tượng có nguyên nhân và ảnh hưởng như thế nào? Trong tương lai nó phát triển như thế nào? .v v

2. Bài tập

Bài tập 1: 1. Dựa vào bảng số liệu sau, nhận xét và giải thích về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam.



Địa điểm

Lạng Sơn

Hà Nội

Huế

Đà Nẵng

TP Hồ Chí Minh

Nhiệt độ tb năm (0C)

21,2

23,5

25,1

25,7

27,1

  1. CM sự phân hoá thiên nhiên theo chiều Đông -Tây thể hiện rõ nét ở vùng đồi núi Bắc Bộ nước ta.

3. Sự phân hoá thiên nhiên theo Đông - Tây có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp nước ta? Đáp án

Câu 4

(5,0đ)


1. Nhận xét và giải thích sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam :

- Nhận xét: Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (dẫn chứng)

- Giải thích: Do địa hình và lãnh thổ nước ta kéo dài theo nhiều vĩ độ, càng vào nam góc chiếu sáng càng lớn, lượng bức xạ nhận được nhiều và ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc yếu dần nên nền nhiệt độ tăng…


1,5

0,75


0,75

2. Sự phân hoá thiên nhiên theo chiều Đông – Tây thể hiện ở vùng núi Bắc Bộ nước ta…

- Do bức chắn Hoàng Liên Sơn kết hợp với gió mùa Đông Bắc vì thế đã tạo nên sự phân hoá thiên nhiên thể hiện rõ nét ở Đông Bắc và Tây Bắc

- Đông Bắc: thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh nhất nước ta (Có 5 tháng nhiệt độ dưới 200C)

- Tây Bắc: vùng núi thấp có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, vùng núi cao có cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới. Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh vừa, nhưng có đai khí hậu ôn đới gió mùa trên núi.



1,5
0,5
0,5
0,5

3. Ý nghĩa của sự phân hoá Đông – Tây đối với sản xuất nông nhiệp nước ta.

- Từ Đông sang Tây, từ biển vào đất liền thiên nhiên nước ta phân hoá thành 3 dải rõ rệt mang lại nhiều ý nghĩa cho phát triển nông nghiệp.

- Vùng biển và thềm lục địa thuận lợi cho hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản…

- Vùng đồng bằng ven biển thuận lợi trồng lúa và các cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản…

- Vùng đồi núi có nhiều thế mạnh phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm,cây ăn quả của vùng cận nhiệt và ôn đới; chăn nuôi gia súc lớn; trồng rừng…

- Sự phân hoá thiên nhiên theo Đông – Tây của vùng đồi núi đã cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp với cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ cấu mùa vụ đa dạng.



2,0

0,25
0,5


0,5
0,5
0,25

Bài tập 2 Cho bảng số liệu sau đây: DÂN SỐ VÀ DIỆN TÍCH CÁC VÙNG NƯỚC TA NĂM 2006

Địa phương

Dân số( nghìn người)

Diện tích(km2)

Cả nước

84155,8

331211,6

- Đồng bằng sông Hồng

18207,9

14862,5

- Trung du miền núi Bắc Bộ

12065,4

101559,0

+ Đông Bắc

9458,5

64025,2

+ Tây Bắc

2606,9

37533,8

- Duyên Hải Miền Trung

19530,6

95918,1

+ Bắc Trung Bộ

10688,3

51552,0

+ Nam Trung Bộ

8862,3

44366,1

- Tây Nguyên

4868,9

54659,6

- Đông Nam Bộ

12067,5

34807,7

Đồng bằng sông Cửu Long

17415,5

40604,7

Nêu nhận xét sự phân bố dân cư nước ta, nguyên nhân, hậu quả và phương hướng giải quyết.

Đáp án

a. Xử lí số liệu:



Địa phương

Dân số( %)

Diện tích (%)

Mật độ (người/ km2 )

Cả nước

100

100

254

- Đồng bằng sông Hồng

21,6

4,5

1225

- Trung du miền núi Bắc Bộ

14,3

30,6

119

+ Đông Bắc

11,2

19,3

148

+ Tây Bắc

3,1

11,3

69

- Duyên Hải Miền Trung

23,2

29,9

204

+ Bắc Trung Bộ

12,7

15,6

207

+ Nam Trung Bộ

10,5

13,4

200

- Tây Nguyên

5,8

16,5

89

- Đông Nam Bộ

14,3

7,1

511

- đồng bằng sông Cửu Long

20,7

12,3

429

b. Nhận xét:



* Đặc điểm phân bố dân cư ( 1,0 đ)

- Dân cư phân bố không đều:

+ Giữa đồng bằng với trung du miền núi:


  • ĐBSH và ĐBSCL chiếm 42,3% dân số, nhưng chỉ chiếm 17,8% diện tích cả nước.

  • TDMNBB và Tây Nguyên chiếm 47,1% diện tích, nhưng chỉ có 20,1% dân số cả nước.

  • Mật độ dân số ĐBSH cao nhất 1125 người/km2, gấp 4,8 lần cả nước, 13,8 lần so Tây Nguyên, 17 lần so với Tây Bắc.

+ Phân bố không đều giữa ĐBSH với ĐBSCL( gấp 2,8 lần)

+ Không đều giữa Đông Bắc và Tây Bắc.

* Nguyên nhân:

- Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên

- Lịch sử khai thác lãnh thổ

- Mức độ khai thác tài nguyên và trình độ phát triển kinh tế của mỗi vùng

* Hậu quả: Khó khăn trong việc sử dụng hợp lý nguồn lao động và khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên mỗi vùng

* Phương hướng- Phân bố lại dân cư lao động- Hạn chế nạn di dân tự do

- Phát triển kinh tế xã hội ở miền núi để thu hút lao động

III. SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ

Để sử dụng Atlas trả lời các câu hỏi trong quá trình làm bài, HS lưu ý các vấn đề sau:



1. Nắm chắc các ký hiệu:

HS cần nắm các ký hiệu chung, tự nhiên, nông nghiệp, công nghiệp, lâm ngư nghiệp...ở trang bìa đầu của quyển Atlas.



2. HS nắm vững các ước hiệu của bản đồ chuyên ngành:

Ví dụ:


-Nắm vững các ước hiệu tên từng loại mỏ, trữ lượng các loại mỏ khi sử dụng bản đồ khoáng sản.

-Biết sử dụng màu sắc (ước hiệu) vùng khí hậu để nêu ra các đặc điểm khí hậu của từng vùng khi xem xét bản đồ khí hậu.

-Nắm vững ước hiệu mật độ dân số khi tìm hiểu phân bố dân cư ở nước ta trên bản đồ “Dân cư và dân tộc”.

-Ước hiệu các bãi tôm, bãi cá khi sử dụng bản đồ lâm ngư nghiệp...



3. Biết khai thác biểu đồ từng ngành:

3.1. Biểu đồ giá trị tổng sản lượng các ngành hoặc biểu đồ diện tích của các ngành trồng trọt:

Thông thường mỗi bản đồ ngành kinh tế đều có từ 1 đến 2 biểu đồ thể hiện sự tăng, giảm về giá trị tổng sản lượng, về diện tích (đối với các ngành nông lâm nghiệp) của các ngành kinh tế, HS biết cách khai thác các biểu đồ trong các bài có liên quan.



3.2.Biết cách sử dụng các biểu đồ hình tròn để tìm giá trị sản lượng từng ngành ở những địa phương tiêu biểu

4. Biết rõ câu hỏi như thế nào, có thể dùng Atlas:

-Tất cả các câu hỏi đều có yêu cầu trình bày về phân bố sản xuất, hoặc có yêu cầu nói rõ ngành đó ở đâu, vì sao ở đó? Trình bày về các trung tâm kinh tế ... đều có thể dùng bản đồ của Atlas để trả lời.

-Tất cả các câu hỏi có yêu cầu trình bày tình hình phát triển sản xuất, hoặc quá trình phát triển của ngành này hay ngành khác, đều có thể tìm thấy các số liệu ở các biểu đồ của Atlas, thay cho việc phải nhớ các số liệu trong SGK.

5. Biết sử dụng đủ Atlas cho 1 câu hỏi:

Trên cơ sở nội dung của câu hỏi, cần xem phải trả lời 1 vấn đề hay nhiều vấn đề, từ đó xác định những trang bản đồ Atlas cần thiết.



5.1. Những câu hỏi chỉ cần sử dụng 1 bản đồ của Atlas như:

-Trình bày nguồn tài nguyên khoáng sản ở nước ta:Với câu hỏi trên chỉ sử dụng bản đồ: ”Địa chất-khoáng sản” là đủ.

- Hãy nhận xét tình hình phân bố dân cư nước ta? Tình hình phân bố như vậy có ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển kinh tế như thế nào? Trong trường hợp này, chỉ cần dùng 1 bản đồ “Dân cư” là đủ.

5.2. Những câu hỏi dùng nhiều trang bản đồ trong Atlas, để trả lời như:

-Những câu hỏi đánh giá tiềm năng (thế mạnh) của 1 ngành như:

+ Đánh giá tiềm năng của ngành công nghiệp nói chung, không những chỉ sử dụng bản đồ địa hình đề phân tích ảnh hưởng của địa hình, dùng bản đồ khoáng sản để thấy khả năng phát triển các ngành công nghiệp nặng, sử dụng bản đồ dân cư để thấy rõ lực lượng lao động, sử dụng bản đồ nông nghiệp để thấy tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nói chung...

+ Đánh giá tiềm năng (thế mạnh) để phát triển cây công nghiệp lâu năm nước ta: HS biết sử dụng bản đồ địa hình (lát cắt) phối hợp với ước hiệu các vùng khí hậu để thấy được những thuận lợi phát triển từng lọai cây theo khí hậu (nhiệt đới, cận nhiệt đới) sử dụng bản đồ “Đất-thực vật và động vật” trang 11-12 thấy được 3 loại đất chủ yếu của 3 vùng; dùng bản đồ Dân cư và dân tộc trang 15-16 sẽ thấy được mật độ dân số chủ yếu của từng vùng, dùng bản đồ công nghiệp chung trang 21 sẽ thấy được cơ sở hạ tầng của từng vùng.

- Những câu hỏi tiềm năng (thế mạnh) của 1 vùng như:

HS tìm bản đồ “Nông nghiệp chung” trang 18 để xác định giới hạn của vùng, phân tích những khó khăn và thuận lợi của vị trí vùng. Đồng thời HS biết đối chiếu vùng ở bản đồ nông nghiệp chung với các bản đồ khác nhằm xác định tương đối giới hạn của vùng ở những bản đồ này (vì các bản đồ đó không có giới hạn của từng vùng). Trên cơ sở đó hướng dẫn HS sử dụng các bản đồ: Địa hình, Đất-thực vật và động vật, phân tích tiềm năng nông nghiệp; bản đồ Địa chất-khoáng sản trong quá trình phân tích thế mạnh công nghiệp, phân tích nguồn lao động trong quá trình xem xét bản đồ Dân cư và dân tộc.



5.3. Lọai bỏ những bản đồ không phù hợp với câu hỏi:

Ví dụ:


-Đánh giá tiềm năng phát triển cây công nghiệp có thể sử dụng bản đồ: đất, địa hình, khí hậu, dân cư,... nhưng không cần sử dụng bản đồ khoáng sản.

-Đánh giá tiềm năng công nghiệp có thể sử dụng bản đồ khoáng sản nhưng không cần sử dụng bản đồ đất, nhiều khi không sử dụng bản đồ khí hậu...


*TÌM HIỂU VỀ TỰ NHIÊN TRONG ATLAS ĐỊA LÝ VIỆT NAM

A-YÊU CẦU CHUNG KHI KHAI THÁC BẢN ĐỒ TRÊN ATLAT

1- Đọc chú giải ở trang KÝ HIỆU CHUNG (trang bìa trong)

Trang ký hiệu chung gồm có các ký hiệu chia thành 4 nhóm: Nhóm các yếu tố tự nhiên (sông, kênh, đầm lầy, địa hình, mỏ khoáng sản…); Nhóm các yếu tố công nghiệp ( công nghiệp khai thác, qui mô công nghiệp, phân bố các ngành công nghiệp); Nhóm các yếu tố nông lâm thủy sản; Nhóm các yếu tố khác (ranh giới, đường giao thông, sân bay…)



2- Đọc chú giải và tỷ lệ dành cho từng trang theo mục đích sử dụng.

Ví dụ :


Đọc trang về đất, thực vật và động vật sẽ có phần chú giải riêng về các nhóm đất, thực vật, động vật và có tỷ lệ sử dụng bản đồ là 1/6.000.000

3- Biết cách xác định vị trí của các đối tượng:

Các đối tượng này có thể được xác định rất dễ bởi tên tỉnh hoặc tên sông được ghi kề bên, có thể phải liên kết đối chiếu với bản đồ hành chính trang 2, 3.

Ví dụ để xác định mỏ than Cẩm Phả thuộc tỉnh nào ở trang 6 HS không thể xác định ngay, phải nhờ đối chiếu với trang Hành Chính.

4- Biết rõ mục đích sử dụng để phối hợp trang chung với trang riêng dành cho từng vùng.

-Ví dụ: muốn tìm hiểu đặc điểm tự nhiên TDMNBB ta phải xem phối hợp trang 13 với trang 26; muốn xác định vị trí mỏ khoáng sản ở TDMNBB ta phải đọc phối hợp trang 8 với trang 26.

-Ví dụ: Kiến thức đã học giúp HS biết cây chè được trồng trên đất Feralit và nơi có KH cận nhiệt. Dựa vào kiến thức này ta giúp HS thấy được sự phân bố cây chè nước ta thích hợp ở TDMNBB, hoặc trên đồi núi cao ở Tây Nguyên. Vì nước ta có nền KH chung là nhiệt đới nhưng có sự phân hoá theo đai cao, theo đó những nơi có địa hình cao của Tây Nguyên có khí hậu cận nhiệt. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác ảnh hưởng đến phân bố và sản lượng chè, đó là các nguyên nhân thuộc về kỹ thuật, chính sách, thị trường…

B- ĐỌC CÁC TRANG ATLAT TỰ NHIÊN

1- Đọc trang Hình Thể

Đọc trang này, HS thấy được hình dạng chữ S của lãnh thổ, có bề dài dài, bề ngang hẹp, trải qua các vĩ độ và kinh độ nào? Giáp với các quốc gia nào ? Tỷ lệ của núi, đồng bằng tương quan ra sao ? Ngoài ra còn có các đảo và vùng biển rộng gấp 3 lần diện tích đất liền.



2- Đọc trang Địa chất khoáng sản: Ở trang này ta chỉ tập trung ở phần khoáng sản. Theo đó HS thấy được sự đa dạng khoáng sản nước ta và tập trung nhiều ở vùng Trung du-miền núi Bắc Bộ; Xác định được sự phân bố cụ thể từng loại khoáng sản .

3- Đọc trang Khí Hậu

Trang này gồm có 3 hình: Khí hậu chung, nhiệt độ, lượng mưa



a- Trang hình khí hậu chung cần lưu ý các điểm sau:

+ Các miền khí hậu gồm: Khí hậu phía Bắc, miền khí hậu Đông Trường Sơn, miền khí hậu phía Nam. Dùng kiến thức đã học, HS có thể hiểu được đặc điểm 3 miền khí hậu trên lần lượt là: có mùa đông lạnh,mưa nhiều vào mùa nóng; mưa tập trung vào thu đông; mang tính cận xích đạo nóng quanh năm, có một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc.

+ Chú ý sử dụng biểu đồ nhiệt và lượng mưa ở các nơi tiêu biểu như: Hà Nội, Đà Nẵng, Đà Lạt, TPHCM, để minh họa đặc điểm của 3 miền khí hậu trên.

+HS thấy được hướng gió mùa Hạ (chủ yếu là hướng Tây Nam), gió mùa mùa Đông (chủ yếu là hướng Đông Bắc, nhưng lưu ý có trường hợp gió Đông chỉ qua lục địa và trường hợp qua biển), hướng dẫn học sinh nhận xét gió Tây khô nóng.

+ HS biết được hướng di chuyển và tần suất các cơn bão ở các tháng 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12. Trong đó tháng 9 có tần suất cao nhất từ 1-3 đến 1-7 cơn bão trên tháng và hướng đi chủ yếu vào khu vực giữa của Bắc Trung bộ.

b- Ở hình nhiệt độ phán ánh nhiệt độ trung bình nước ta với 3 mốc thời gian:

+ Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở phía Nam và các tỉnh duyên hải từ Hoành Sơn vào Nam ( trừ một số tỉnh ở Tây Nguyên).

+ Nhiệt độ trung bình tháng giêng: Nhiệt độ trung bình cao nhất ở vùng Nam Trung Bộ và Nam bộ.

+ Nhiệt độ trung bình tháng 7: Cao nhất là Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh duyên hải miền Trung, đặc biệt nền nhiệt độ lên cao nhất trong năm.



c. Ở hình lượng mưa gồm có 3 hình: Lượng mưa trung bình năm, tổng lượng mưa từ tháng 11 – 4( mùa mưa ít ), tổng lượng mưa từ tháng 5 -10 ( mùa mưa nhiều).

+ Lượng mưa trung bình năm: Nơi mưa nhiều là Thừa thiên Huế, Qủang Nam, Hà Giang. Giải thích dựa vào hướng gió qua biển kết hợp địa hình núi và ảnh hưởng của các cơn bão.

+ Tổng lượng mưa từ tháng 11- 4: Tổng lượng mưa nhiều ở Thừa Thiên Huế, Quảng Nam. Giải thích dựa vào gió Đông Bắc qua biển kết hợp địa hình Trường Sơn. (lưu ý phân biệt ký hiệu gió mùa mùa Hạ, gió mùa mùa Đông với dòng biển nóng và lạnh có màu giống nhau nhưng đuôi mũi tên dầy, mỏng khác nhau)

+ Hình tổng lượng mưa tháng 5 -10: Những nơi mưa nhiều là Hà Giang, Lai Châu, Quảng Nam, Kiên Giang, Cà Mau.Giải thích do nhận được gió mùa mùa hè nhiều hoặc vị trí đón gió mùa hè.



4 – Đọc trang đất, thực vật và động vật

Trang này gồm 2 hình: Hình đất - thực vật và hình phân khu địa lý động vật .



  1. Ở hình đất và thực vật: GV cần chú ý hướng dẫn HS đọc một số loại đất chính ở mỗi vùng kinh tế.

Ví dụ: Ở ĐBSCL chủ yếu là nhóm đất phù sa, gồm phù sa ngọt (màu xanh lá), đất phèn (chiếm tỉ lệ lớn nhất), và đất mặn chủ yếu ở ven biển.

Ở Tây Nguyên gồm chủ yếu đất feralit-trên đá badan và trên các loại đá khác …riêng thực vật ta có thể kết hợp nhận xét khi mô tả lát cắt địa hình.



  1. Ở hình phân khu địa lý động vật :

_ Gồm 6 khu vực , mỗi khu vực có một số động vật chủ yếu. HS xem ghi chú bên dưới để mô tả các loại động vật chủ yếu ở từng khu vực .

Ví dụ: khu Nam Bộ gồm các động vật như: cò, sếu đầu đỏ, đồi mồi; khu Nam Trung Bộ gồm chủ yếu các loài khỉ, voi, bò tót, hươu, nai, lợn rừng…



5. Đọc trang các miền tự nhiên: miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc và BTBộ.

Ở trang này ta cần chú ý những vấn đề sau :



a. Đặc điểm của hướng núi và độ cao của núi.

Ví dụ:


Hướng núi miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chạy theo hướng TB-ĐN có độ cao nhìn chung là cao (có đỉnh núi Phăng-xi-păng cao 3143m và nhiều đỉnh khác cao trên 2000m) và thấp dần về phía Đông Nam.

Hướng núi Đông Bắc ? độ cao nói chung như thế nào?



b.Lát cắt địa hình:

HS đọc lát cắt A-B, C-D bằng cách phối hợp bản đồ có đường gạch kẻ A-B, C-D với hình lát cắt địa hình (góc trái bên dưới) với thước tỉ lệ 1: 3.000.000.

Theo đó ta cần làm rõ các ý chính sau:

+ Hướng lát cắt

+ Độ dài của lát cắt (dựa vào thước tỉ lệ )

+ Lát cắt đi qua những địa hình núi, cao nguyên, thung lũng sông, đồng bằng nào?...

+ Ở mỗi loại địa hình có độ cao là bao nhiêu? Chạy dài bao nhiêu?

+ Ở mỗi loại địa hình có đất đai và thực vật gì ? Thuộc loại khí hậu gì ?



Ví dụ: mô tả lát cắt A-B.

- Hướng lát cắt: Tây Bắc-Đông Nam, từ sơn nguyên Đồng Vân đến cửa sông Thái Bình.

- Hướng nghiêng địa hình: cao ở Tây bắc và thấp dần về phía Đông Nam.

- Đường cắt đi từ biên giới Việt-Trung qua vùng núi phía Đông của sơn nguyên Hà Giang, cắt ngang sông Gâm, qua sườn phía Tây vùng núi Phi -Ya, rồi cắt ngang sông năng và qua đỉnh núi Phia-Boóc (1578m), qua phía Đông thị xã Bắc Cạn và thượng nguồn sông Cầu của khu Việt Bắc.

Đường cắt tiếp tục đi qua cánh cung Ngân Sơn, Bắc Sơn và các vùng đồi núi xen kẽ giữa 2 cánh cung, vùng đồi núi thoai thoải của khu Đông Bắc rồi thấp dần về phía đồng bằng. Trước khi đến cửa sông Thái Bình lát cắt đi qua các sông Thương, Lục Nam, Kinh Thầy, Văn Úc của khu Đồng bằng Bắc Bộ.


  1. Các dòng biển nóng và lạnh ngoài khơi của lãnh thổ nước ta: được tham khảo xem như là một trong những nhân tố tạo thành các ngư trường.

6. Đọc trang các miền tự nhiên của Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Nhận xét đặc điểm địa hình giống như trang 13, đọc lát cắt A-B-C, nhận xét về tác động của các dòng biển.



C.


MỘT SỐ BÀI TẬP YÊU CẦU HỌC SINH LÀM

1. Dựa vào Atalat tr BĐ Nông nghiệp chung, hoàn thành các câu hỏi và bảng sau đây:

a.Các cây chè, cafe, cao su, hồ tiêu trồng ở những vùng nào? Vùng nào có diện tích nhiều nhất?

b. Bảng 1.


Tên vùng

Hiện trạng sử dụng đất

Cây trồng

Vật nuôi













Каталог: assets
assets -> Tên: lớp: 12 / phòng thi:… sbd: …
assets -> SỞ giáo dục và ĐÀo tạo tp. ĐÀ NẴng đỀ kiểm tra học kỳ 1 trưỜng thpt quang trung môN: tiếng anh lớP 11
assets -> 1. Kiến thức : hs phải làm được 1 tiêu bản tbtv ( tb vảy hành hoặc tb thịt quả cà chua chín). Kĩ năng
assets -> CHÙm tên sách về thăng long hà NỘI 1000 CÂu hỏi- đÁp về thăng long hà NỘI
assets -> PHÇn a: C¢u hái sö Dông atlat bài 1: VỊ trí ĐỊa lí VÀ phạm VI lãnh thổ
assets -> ĐỀ thi thử ĐẠi học cao đẲng năm họC 2008 2009 LẦn I
assets -> ĐỀ thi thử ĐẠi học cao đẲng năm họC 2012-2013 -lần II
assets -> I. grammar: unit 1: A. Ly Thuyet: Infinitive with to and Infinitive without to

tải về 0.49 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương